SKKN Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học được soạn dưới dạng file word gồm 10 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1.Lý do chọn biện pháp.
Khi nhắc đến vui chơi của tuổi thơ chắc hẳn các bạn trong chúng ta ai cũng nhớ đến con trâu, cánh đồng với những cánh diều no gió gắn với những trò chơi dân gian lý thú. Thế nhưng ngày nay trò chơi dân gian đang dần bị lãng quên bởi một xã hội công nghệ phát triển như vũ bão của công nghệ điện tử, của mạng internet. Những trò chơi game ngày càng hiện đại, trong đó có những trò chơi bạo lực rất mạnh và nguy hiểm nên ảnh hưởng đến tính cách trẻ em. Tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng ở tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học. Vậy làm thế nào để trẻ em được vui chơi, được học hành và phát triển tốt. Đó là điều tôi trăn trở bao nhiêu năm và tôi thấy để thỏa mãn nhu cầu vui chơi và phù hợp với sự hình thành nhân cách trẻ thì chúng ta nên đưa những trò chơi dân gian vào học đường đó chính là việc làm thiết thực và có ý nghĩa. Bởi trò chơi dân gian đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng đơn giản dễ chơi dễ hòa nhập. Dù ở bất cứ nơi đâu trong gia đình, tại trường học trên các hẻm đường thì đều tổ chức được trò chơi dân gian. Qua những bài đồng giao theo cách nói vần. Mà đồng giao làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em vì thế qua trò chơi dân gian trẻ biết đoàn kết, biết yêu thương, nhường nhịn lẫn nhau. Đồng thời hình thức thi đua của trò chơi sẽ rèn luyện sự cố gắng và ý chí cho trẻ. Từ đó trẻ sẽ yêu thích lao động, chăm lo học tập.
Mặt khác trò chơi dân gian có nhiều loại hình khác nhau là di sản văn hoá truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam , Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt của những người lao động, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui của cuộc sống của bao thế hệ người Việt xưa. Nó mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng, nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở hơn. Tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, tổ chức cho học sinh chơi trong nhà trường . Năm học 2008 – 2009, Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào: “ Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, để trẻ chơi qua nền giáo dục là một bài toán khó với các giáo viên. Nếu giáo viên không sáng tạo trong việc lựa chọn thời gian, lựa chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi và hình thức tổ chức các trò chơi không phù hợp với chủ đề, với ngày lễ hội trong năm thì hiệu quả đạt không cao.
Còn tôi hơn 15 năm công tác mỗi năm tôi lại rút ra cho mình một kinh nghiệm. Muốn trẻ phát triển toàn diện theo tôi chúng ta cần xây dựng biện pháp vui chơi giáo dục hay, cuốn hút trẻ để hình thành thói quen ham mê “Chơi mà học, học mà chơi” tôi đã chọn đề tài Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học”.
2. Nội dung và cách thực hiện các biện pháp giải pháp
BIỆN PHÁP 1: Kinh nghiệm khi lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với các độ tuổi khác nhau.
Cũng như những gì tôi nêu trên lý do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu là trong suốt 15 năm trong ngành tôi phát hiện tâm sinh lý của học sinh ở độ tuổi khác nhau thì nhận thức cũng khác nhau. Trò chơi dân gian vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với học sinh tiểu học. Vì thế giáo viên cần lự chọn các trò chơi dễ nhớ ,dễ hiểu. Đồ dùng phục vụ trò chơi dễ kiếm dễ tìm , gây hứng thú cho học sinh. Vì vậy tôi chia học sinh nhóm cùng với loại trò chơi sau:
1.Lý do chọn biện pháp.
Khi nhắc đến vui chơi của tuổi thơ chắc hẳn các bạn trong chúng ta ai cũng nhớ đến con trâu, cánh đồng với những cánh diều no gió gắn với những trò chơi dân gian lý thú. Thế nhưng ngày nay trò chơi dân gian đang dần bị lãng quên bởi một xã hội công nghệ phát triển như vũ bão của công nghệ điện tử, của mạng internet. Những trò chơi game ngày càng hiện đại, trong đó có những trò chơi bạo lực rất mạnh và nguy hiểm nên ảnh hưởng đến tính cách trẻ em. Tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng ở tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học. Vậy làm thế nào để trẻ em được vui chơi, được học hành và phát triển tốt. Đó là điều tôi trăn trở bao nhiêu năm và tôi thấy để thỏa mãn nhu cầu vui chơi và phù hợp với sự hình thành nhân cách trẻ thì chúng ta nên đưa những trò chơi dân gian vào học đường đó chính là việc làm thiết thực và có ý nghĩa. Bởi trò chơi dân gian đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng đơn giản dễ chơi dễ hòa nhập. Dù ở bất cứ nơi đâu trong gia đình, tại trường học trên các hẻm đường thì đều tổ chức được trò chơi dân gian. Qua những bài đồng giao theo cách nói vần. Mà đồng giao làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em vì thế qua trò chơi dân gian trẻ biết đoàn kết, biết yêu thương, nhường nhịn lẫn nhau. Đồng thời hình thức thi đua của trò chơi sẽ rèn luyện sự cố gắng và ý chí cho trẻ. Từ đó trẻ sẽ yêu thích lao động, chăm lo học tập.
Mặt khác trò chơi dân gian có nhiều loại hình khác nhau là di sản văn hoá truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam , Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt của những người lao động, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui của cuộc sống của bao thế hệ người Việt xưa. Nó mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng, nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở hơn. Tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, tổ chức cho học sinh chơi trong nhà trường . Năm học 2008 – 2009, Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào: “ Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, để trẻ chơi qua nền giáo dục là một bài toán khó với các giáo viên. Nếu giáo viên không sáng tạo trong việc lựa chọn thời gian, lựa chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi và hình thức tổ chức các trò chơi không phù hợp với chủ đề, với ngày lễ hội trong năm thì hiệu quả đạt không cao.
Còn tôi hơn 15 năm công tác mỗi năm tôi lại rút ra cho mình một kinh nghiệm. Muốn trẻ phát triển toàn diện theo tôi chúng ta cần xây dựng biện pháp vui chơi giáo dục hay, cuốn hút trẻ để hình thành thói quen ham mê “Chơi mà học, học mà chơi” tôi đã chọn đề tài Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học”.
2. Nội dung và cách thực hiện các biện pháp giải pháp
BIỆN PHÁP 1: Kinh nghiệm khi lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với các độ tuổi khác nhau.
Cũng như những gì tôi nêu trên lý do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu là trong suốt 15 năm trong ngành tôi phát hiện tâm sinh lý của học sinh ở độ tuổi khác nhau thì nhận thức cũng khác nhau. Trò chơi dân gian vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với học sinh tiểu học. Vì thế giáo viên cần lự chọn các trò chơi dễ nhớ ,dễ hiểu. Đồ dùng phục vụ trò chơi dễ kiếm dễ tìm , gây hứng thú cho học sinh. Vì vậy tôi chia học sinh nhóm cùng với loại trò chơi sau: