SKKN Một số phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt lớp 1 và lớp 2 được soạn dưới dạng file word gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
"Tiên học lễ hậu học văn".
Ngoài việc dạy văn hóa giáo viên chủ nhiệm còn phải giáo dục về đạo đức, nhân cách sống cho mỗi học sinh. Đặc biệt đối tượng khó nhất đối với giáo viên chủ nhiệm là học sinh cá biệt. Mỗi học sinh cá biệt là một bài toán khó, đòi hỏi người giáo viên phải dày công tìm hiểu, quan tâm và đưa ra các giải pháp phù hợp, khoa học để giáo dục các em đạt hiệu quả cao. Nếu như giáo viên chúng ta cứ quan tâm đến học sinh bình thường mà lơ là với học sinh khác thường thì đây là một trong những nguyên nhân gây ra những hậu quả cho một số tệ nạn xã hội sau này.
Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều tệ nạn khác nhau, nhưng nhức nhối nhất vẫn là tệ nạn do thanh, thiếu niên gây ra. Đặc biệt có một số vụ án xảy ra lại là học sinh ở lứa tuổi trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đây chính là một trong những mầm mống của học sinh cá biệt từ các trường Tiểu học chưa được quan tâm giáo dục triệt để.
Thói hư tật xấu của mỗi học sinh, của mỗi con người nguyên nhân không phải do bẩm sinh mà do quá trình giáo dục, như Bác Hồ đã nói:
" Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên."
Con người ta khi đang trong trạng thái ngủ thì không thể biết được ai hiền, ai dữ nhưng khi đã tham gia vào các hoạt động xã hội rồi mới thể hiện được hết những tính cách tốt hay xấu, nếu tính cách xấu ấy được giáo dục ngay từ nhỏ thì mỗi con người sẽ có cách cư xử, làm việc theo chiều hướng tích cực hơn.
Hiện nay, tôi thấy một số không ít giáo viên thường quan tâm, chú trọng đến việc dạy Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh hoặc việc rèn chữ viết đúng, viết đẹp cho học sinh, chứ chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt. Tôi nghĩ công tác chủ nhiệm là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác giáo dục học sinh cá biệt. Chính họ là tấm gương, cũng là việc rèn lyện đạo đức, nhân cách thành công cho các em. Vì thế nên tôi đã nghiên cứu đề tài: “Một số phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt lớp 1 và lớp 2’’
I.1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết: mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay là không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà còn bồi dưỡng cho học sinh tính năng động, óc sáng tạo đồng thời còn chú trọng đến việc giáo dục đào tạo về đạo đức cho học sinh. Đào tạo ra những con người có đức, có tài nhằm xây dựng một đất nước giàu mạnh trong tương lai. Như Bác Hồ đã dạy:"Tiên học lễ hậu học văn".
Ngoài việc dạy văn hóa giáo viên chủ nhiệm còn phải giáo dục về đạo đức, nhân cách sống cho mỗi học sinh. Đặc biệt đối tượng khó nhất đối với giáo viên chủ nhiệm là học sinh cá biệt. Mỗi học sinh cá biệt là một bài toán khó, đòi hỏi người giáo viên phải dày công tìm hiểu, quan tâm và đưa ra các giải pháp phù hợp, khoa học để giáo dục các em đạt hiệu quả cao. Nếu như giáo viên chúng ta cứ quan tâm đến học sinh bình thường mà lơ là với học sinh khác thường thì đây là một trong những nguyên nhân gây ra những hậu quả cho một số tệ nạn xã hội sau này.
Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều tệ nạn khác nhau, nhưng nhức nhối nhất vẫn là tệ nạn do thanh, thiếu niên gây ra. Đặc biệt có một số vụ án xảy ra lại là học sinh ở lứa tuổi trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đây chính là một trong những mầm mống của học sinh cá biệt từ các trường Tiểu học chưa được quan tâm giáo dục triệt để.
Thói hư tật xấu của mỗi học sinh, của mỗi con người nguyên nhân không phải do bẩm sinh mà do quá trình giáo dục, như Bác Hồ đã nói:
" Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên."
Con người ta khi đang trong trạng thái ngủ thì không thể biết được ai hiền, ai dữ nhưng khi đã tham gia vào các hoạt động xã hội rồi mới thể hiện được hết những tính cách tốt hay xấu, nếu tính cách xấu ấy được giáo dục ngay từ nhỏ thì mỗi con người sẽ có cách cư xử, làm việc theo chiều hướng tích cực hơn.
Hiện nay, tôi thấy một số không ít giáo viên thường quan tâm, chú trọng đến việc dạy Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh hoặc việc rèn chữ viết đúng, viết đẹp cho học sinh, chứ chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt. Tôi nghĩ công tác chủ nhiệm là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác giáo dục học sinh cá biệt. Chính họ là tấm gương, cũng là việc rèn lyện đạo đức, nhân cách thành công cho các em. Vì thế nên tôi đã nghiên cứu đề tài: “Một số phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt lớp 1 và lớp 2’’