- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SKKN Tổ chức tiết học thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế trong dạy học môn GD KT&PL theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 35 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Tên sáng kiến: Tổ chức tiết học thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế trong dạy học môn GD KT&PL theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 11/2023
3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không.
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Đối với cấp học THPT khối lớp 10 và 11 hiện nay đã và đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Qua gần 2 năm thực hiện (năm học 2022 - 2023 và năm học 2023 - 2024) toàn ngành giáo dục nói chung và bản thân tôi nói riêng đã luôn cố gắng hết mình để tìm hiểu và truyền tải kiến thức, phát triển phẩm chất và năng lực người học, áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để khơi gợi hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Trong chương trình GDPT 2018 học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức để phát triển năng lực, phẩm chất thông qua hoạt động học và vận dụng kiến thức. Nội dung SGK đóng vai trò là “học liệu” (không phải là nguồn kiến thức duy nhất) để tổ chức hoạt động dạy học; dạy học theo nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình; mỗi môn học có nhiều SGK để có thể thay đổi mục tiêu dạy học từ "truyền thụ kiến thức" sang dạy học "phát triển năng lực".
Tuy nhiên khi thực hiện nhiều giáo viên vẫn chú trọng truyền thụ kiến thức nặng về thông báo, giảng giải, chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Giáo viên triển khai tiết học vẫn dựa vào thông tin trong sách giáo khoa là chủ yếu, cách thức đọc thông tin sách giáo khoa, trả lời câu hỏi thường xuyên được áp dụng nên gây sự nhàm chán đối với cả giáo viên và học sinh. Bản thân giáo viên còn bỡ ngỡ trước nhiều kiến thức mới, ngại tổ chức các hoạt động cho học sinh tham gia do mất thời gian và đầu tư bài dạy nhiều. Các tiết dạy đầu tư nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực chủ yếu là các tiết dạy vào các dịp thao giảng, hội giảng chứ chưa thể hiện rõ ràng trong kế hoạch dạy học ngay từ đầu năm học. Học sinh do chủ yếu tham gia hoạt động học tập trên lớp một cách thụ động nên chưa tích cực, các kỹ năng như: KN giao tiếp, KN hợp tác, KN thể hiện sự tự tin, KN tìm kiếm sự hỗ trợ…còn hạn chế.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
Năm học 2023 – 2024 là năm đặc biệt quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông, là cột mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi căn bản, toàn diện về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Khi thực hiện chương trình mới, bản thân tôi cũng đã luôn trăn trở tìm ra nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để học sinh hứng thú học tập, tiếp cận kiến thức chủ động, tích cực, hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cho học sinh như: Dạy học dự án, thảo luận nhóm, tổ chức các chương trình talk show “Ống kính học đường”, tổ chức “phiên tòa giả định” tại lớp học…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Tổ chức tiết học thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế trong dạy học môn GD KT&PL theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 11/2023
3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không.
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Đối với cấp học THPT khối lớp 10 và 11 hiện nay đã và đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Qua gần 2 năm thực hiện (năm học 2022 - 2023 và năm học 2023 - 2024) toàn ngành giáo dục nói chung và bản thân tôi nói riêng đã luôn cố gắng hết mình để tìm hiểu và truyền tải kiến thức, phát triển phẩm chất và năng lực người học, áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để khơi gợi hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Trong chương trình GDPT 2018 học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức để phát triển năng lực, phẩm chất thông qua hoạt động học và vận dụng kiến thức. Nội dung SGK đóng vai trò là “học liệu” (không phải là nguồn kiến thức duy nhất) để tổ chức hoạt động dạy học; dạy học theo nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình; mỗi môn học có nhiều SGK để có thể thay đổi mục tiêu dạy học từ "truyền thụ kiến thức" sang dạy học "phát triển năng lực".
Tuy nhiên khi thực hiện nhiều giáo viên vẫn chú trọng truyền thụ kiến thức nặng về thông báo, giảng giải, chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Giáo viên triển khai tiết học vẫn dựa vào thông tin trong sách giáo khoa là chủ yếu, cách thức đọc thông tin sách giáo khoa, trả lời câu hỏi thường xuyên được áp dụng nên gây sự nhàm chán đối với cả giáo viên và học sinh. Bản thân giáo viên còn bỡ ngỡ trước nhiều kiến thức mới, ngại tổ chức các hoạt động cho học sinh tham gia do mất thời gian và đầu tư bài dạy nhiều. Các tiết dạy đầu tư nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực chủ yếu là các tiết dạy vào các dịp thao giảng, hội giảng chứ chưa thể hiện rõ ràng trong kế hoạch dạy học ngay từ đầu năm học. Học sinh do chủ yếu tham gia hoạt động học tập trên lớp một cách thụ động nên chưa tích cực, các kỹ năng như: KN giao tiếp, KN hợp tác, KN thể hiện sự tự tin, KN tìm kiếm sự hỗ trợ…còn hạn chế.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
Năm học 2023 – 2024 là năm đặc biệt quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông, là cột mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi căn bản, toàn diện về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Khi thực hiện chương trình mới, bản thân tôi cũng đã luôn trăn trở tìm ra nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để học sinh hứng thú học tập, tiếp cận kiến thức chủ động, tích cực, hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cho học sinh như: Dạy học dự án, thảo luận nhóm, tổ chức các chương trình talk show “Ống kính học đường”, tổ chức “phiên tòa giả định” tại lớp học…