Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
SKKN ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN SINH HỌC được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 42 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động.
Trong thực tế hiện nay, nhiều học sinh chưa biết cách học, mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
Với đặc trưng riêng của môn Sinh học: môn học nghiên cứu đối tượng sống bao gồm: nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo, các quá trình sinh lí, hóa sinh, các mối quan hệ giữa các tổ chức sống với nhau và với môi trường, sự vận động của thế giới sống qua không gian và thời gian, thì phương pháp chuyển tải bằng sơ đồ thường mang lại hiệu quả cao.
Trong giảng dạy GV cũng đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ,… và cả lớp có chung cách trình bày giống như cách của GV, chứ không phải do HS tự xây dựng theo cách hiểu của mình, hơn nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy việc sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD) trong dạy- học sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học, tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng, giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não, …
Việc ứng dụng BĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, họat động nhóm… có tính khả thi cao góp phần đổi mới PPDH.
Mặt khác đổi mới phương pháp dạy và học xưa nay thường gắn nhiều với khoa học công nghệ, đòi hỏi hạ tầng cơ sở vật chất tốt. Những điều kiện này lại thường khó thực hiện ở vùng sâu vùng xa, nơi kinh tế còn nhiều khó khăn. Với BĐTD, nhiều trường học ở các tỉnh vùng sâu, vùng cao vẫn có thể áp dụng.
Với những lý do trên dã đưa tôi đến chọn đề tài “ Ứng dụng Bản Đổ Tư Duy trong dạy và học Sinh học ”.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động.
Trong thực tế hiện nay, nhiều học sinh chưa biết cách học, mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
Với đặc trưng riêng của môn Sinh học: môn học nghiên cứu đối tượng sống bao gồm: nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo, các quá trình sinh lí, hóa sinh, các mối quan hệ giữa các tổ chức sống với nhau và với môi trường, sự vận động của thế giới sống qua không gian và thời gian, thì phương pháp chuyển tải bằng sơ đồ thường mang lại hiệu quả cao.
Trong giảng dạy GV cũng đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ,… và cả lớp có chung cách trình bày giống như cách của GV, chứ không phải do HS tự xây dựng theo cách hiểu của mình, hơn nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy việc sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD) trong dạy- học sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học, tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng, giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não, …
Việc ứng dụng BĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, họat động nhóm… có tính khả thi cao góp phần đổi mới PPDH.
Mặt khác đổi mới phương pháp dạy và học xưa nay thường gắn nhiều với khoa học công nghệ, đòi hỏi hạ tầng cơ sở vật chất tốt. Những điều kiện này lại thường khó thực hiện ở vùng sâu vùng xa, nơi kinh tế còn nhiều khó khăn. Với BĐTD, nhiều trường học ở các tỉnh vùng sâu, vùng cao vẫn có thể áp dụng.
Với những lý do trên dã đưa tôi đến chọn đề tài “ Ứng dụng Bản Đổ Tư Duy trong dạy và học Sinh học ”.