Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,407
Điểm
113
tác giả
SỔ GHI KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY, GHI CHÉP SINH HOẠT CHUYÊN MÔN: Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD 9 được soạn dưới dạng file word gồm 80 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.



Soạn ngày:
Giảng ngày:


Tiết 2,3,4,5
CHỦ ĐỀ: TÔNTRỌNG NGƯỜI KHÁC





1 Khái niệm: Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác; thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người.

- Ý nghĩa: Có tôn trọng người khác thì mới được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

- Cần phải tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, cả trong cử chỉ, hành động và lời nói.

*Những biểu hiện của tôn trọng người khác:

- Luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác, biết cư xử lễ phép, lịch sự với người khác; biết thừa nhận và học hỏi những điẻm mạnh của người khác; không xâm phạm tài sản, thư từ, nhật kí, sự riêng tư của người khác; tôn trọng những sở thích, thói quen riêng của người khác; kính trọng người trên, nhường nhịn trẻ nhỏ, không công kích, chê bai người khác khi họ có sở thích không giống mình...là biểu hiện hành vi của những người biết cư xử có văn hoá, đàng hoàng, đúng mực khiến người khác cảm thấy hài lòng, dễ chịu và vì thế sẽ nhận được sự tôn trọng quý mến của mọi người.

- Trong cuộc sống, tôn trọng lẫn nhau là điều kiện, là cơ sở để xác lập và củng cố mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa mọi người với nhau. Vì vậy, tôn trọng người khác là cách ứng xử cần thiết đối với tất cả mọi người ở mọi nơi, mọi lúc.

- Tôn trọng người khác không có nghĩa là luôn đồng tình, ủng hộ, lắng nghe mà không có sự phê phán, đấu tranh khi họ có ý kiến và việc làm không đúng. Song, tôn trọng người khác phải được thể hiện bằng hành vi có văn hoá kể cả trong trường hợp đấu tranh, phê bình họ : không coi khinh, miệt thị, xúc phạm đến danh dự hay dùng những lời nói thô tục, thiếu tế nhị để chỉ trích họ, mà cần phải phân tích, chỉ cho họ thấy cái sai trong ý kiến hay việc làm của họ.

- Ở trường:

+ Đối với thầy cô giáo : lễ phép, nghe lời, kính trọng...

+ Đối với bạn bè: chan hoà, đoàn kết, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau...

- Ở nhà : kính trọng, nghe lời ông bà, cha mẹ, nhường nhịn, thương yêu, quý mến em...

- Ở nơi công cộng : tôn trọng nội quy nơi công cộng, không để người khác phải nhắc nhở hay bực mình...

- Phê phán, đấu tranh để loại bỏ những hành vi thiếu tôn trọng người khác như: có hành vi thô bạo, nói xấu, vu khống, nói tục, chửi bậy, nhục mạ người khác,...; chen lấn, xô đẩy, làm mất trật tự nơi công cộng, lớp học; tự tiện sử dụng sách vở, đồ dùng của người khác; xâm phạm nhật kí, thư từ, bí mật riêng tư của người khác;...

*Biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng người khác:

- Chỉ làm theo sở thích của mình, không cần biết đến mọi người xung quanh;

- Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa nghịch trong giờ học;

- Cười đùa ầm ĩ khi đi dự hoặc gặp các đám tang;

- Bật nhạc to khi đã quá khuya;

- Châm chọc, chế giễu người khuyết tật;

- Coi thường, miệt thị những người nghèo khó;

- Công kích, chê bai khi người khác có sở thích không giống mình;

- Bắt nạt người yếu hơn mình;

- Gây gổ, to tiếng với người xung quanh;

- Vứt rác ở nơi công cộng;

- Đổ lỗi cho người khác

2. Em tán thành hay không tán thành với mỗi ý kiến dưới đây ?Vì sao?

a) Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác ;

b) Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình.

Trả lời
: Em đồng tình với ý kiến (a),(b). Bởi vì, tôn trọng người khác là như sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá của người khác chứ không phải hạ thấp mình. Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Tôn trọng người khác là thể hiện của lối sông có văn hóa của mỗi người.

3. Hãy dự kiến những tình huống mà em thường gặp trong cuộc sống để có cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng mọi người, theo các gợi ý sau:

a) Ở trường (trong quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo...).

b) Ở nhà (trong quan hộ với ông bà, bố mẹ, anh chị emỀ..).

c) Ở ngoài đường, nơi công cộng...

Trả lời


- Ở trường:

+ Đối với thầy cô giáo: lễ phép, nghe lời, kính trọng.

+ Đối với bạn bè: chan hòa, đoàn kết, thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.

- Ở nhà:

+ Đối với ông bà, cha mẹ: kính trọng, vâng lời.

+ Đối với anh chị em: nhường nhịn, yêu thương, quý mến

- Ở nơi công cộng:

+ Tôn trọng nội quy nơi công cộng, không để người khác nhắc nhở hay bực minh.

4. Em hãy sưu tầm một vài câu ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng người khác.

Trả lời


*Ca dao:

- Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

- Khó mà biết lẽ, biết lời

Biết ăn, biết ở, hơn người giàu sang.

- Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười.

- Kim vàng ai nỡ uốn câu

Người không ai nỡ nói nhau nặng lời.

*Tục ngữ:

- Kính già yêu trẻ.

-Kính lão đắc thọ

- Kính trên nhường dưới

- Lời chào cao hơn mâm cỗ

- Áo rách cốt cách người thương

5. Shakespeare đã nói:“ yêu mọi người, tin vài người, đừng xúc phạm đến ai“
Câu nói trên thể hiện cho một phẩm chất đạo đức tiêu biểu của con người. Bằng kiến thức đã học ở lớp 8, em hãy làm nổi bật phẩm chất đó.


- Khẳng định trên thể hiện đức tính tôn trọng người khác. Đó là phẩm chất đạo đức cần thiết ở trong mọi thời đại.

- Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác.

- Người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng lại. Mọi người biết tôn trọng lẫn nhau sẽ góp phần làm cho quan hệ xã hội trong sáng, lành mạnh và tốt đẹp.

- Nêu được những hành vi thiếu tôn trọng người khác trong cuộc. sống hàng ngày cần phê phán . . .

- Tầm quan trọng của tôn trọng người khác ở mọi lúc, mọi nơi . .

- Liên hệ trách nhiệm của học sinh . . .

Tình huống1: Tan học, nhóm bạn Dũng, Huy, Hậu là những học sinh lớp 8 vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ. Ra khỏi cổng trường, các bạn nhìn thấy một ông lão ăn xin bị mù ngồi ngay phía ngoài cổng trường xin tiền với chiếc nón rách. Một số bạn học sinh cũng đã đặt vào nón ông lão những với câu nói lễ phép “Cháu biếu ông”. thấy vậy, Dũng nảy ra ý định lấy tờ giấy giả làm tiền thả vào nón của ông lão, nghĩ là làm, sau khi thả tờ giấy vào nón của ôn lão xong, cả bọn chạy đi rồi cười phá lên vẻ thích thú.

1.Em nhận xét gì về việc làm của Dũng và nhóm bạn Dũng?

2. Nếu được chứng kiến việc làm đó của Dũng, em sẽ hành động như thế nào?Nếu cần cho Dũng một lời khuyên, em sẽ nói gì với bạn?

3.Em suy nghĩ như thế nào về ý kiến: “Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình”?

Trả lời

1.Nhận xét về việc làm của Dũng và nhóm bạn Dũng:


- Việc làm của Dũng và nhóm bạn thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác, đây là một trò đùa ác ý thể hiện sự nhẫn tâm, vô cảm trước những mảnh đời bất hạnh, cần lên án và phê phán.

- Nhóm bạn của Dũng tuy không làm theo Dũng nhưng khi thấy Dũng hành động như vậy đã không can ngăn , lại còn hhùa theo việc làm của Dũng, đó cũng là việc làm đáng lên án.

2.Hành động của bản thân

- Nếu chứng kiến việc làm của Dũng, em sẽ đến nhặt tờ giấy đó ra và biếu ông lão một chút tiền của mình (nếu có).

- Em sẽ khuyên Dũng rằng :

+ Bạn không nên làm như thế, hãy biết tôn trọng người khác dù họ là ai, trong hoàn cảnh nào, đừng làm tổn thương người khác, đặc biệt là những người không may mắn, bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh như ông lão ăn xin mù kia.

+ Bạn nên học cách cư xử có văn hoá, ứng xử có nhân ái đối với tất cả mọi người xung quanh.

3. Suy nghĩ về ý kiến : “Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình”:

- Quan điểm đó là không đúng.

Vì:

-Tôn trọng người khác chính là tự tôn trọng mình.

- Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.

- Tôn trọng người khác là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp, lành mạnh hơn.

Tình huống 2: Hoa là học sinh lớp 8H, học lực loại khá, nhanh nhẹn trong mọi hoạt động, xinh gái nên được nhiều bạn ngưỡng mộ. Biết được ưu thế của mình nên Hoa tỏ ra kiêu kì, có phần xem thường các bạn giá khác. Có lần Lan mặc một chiếc sáo mới đến lớp, các bạn nữ xúm lại khen đẹp, Hoa bĩu môi: “ Đẹp gì, da đã đen lại đi mặc cái màu ấy!”, làm Lan xấu hổ đỏ mặt.

Em hãy nhận xét cách ứng xử của Hoa?

Nếu em là bạn cùng lớp với Hoa, em sẽ góp ý cho Hoa như thế nào?

Trả lời:

a.Cách ứng xử của Hoa là sai. Vì:

+ Hoa không tôn trọng người khác.

+ Xúc phạm danh dự của người khác.

+ Không có ý thức xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.

Nếu là bạn cùng lớp thì phải góp ý cho bạn Hoa để bạn Hoa sửa sai và giải thích cho bạn rằng tôn trọng người khác là thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người. Cách góp ý cho bạn cần phải tế nhị và khuyên Hoa nên đặt mình vào vị trí của Lan để suy nghĩ...Nếu Hoa tôn trọng lan và những người bạn khác thì người khác cũng sẽ tôn trọng Hoa. Mọi người tôn trọng lẫn nhau trong một tập thể lớp là cơ sở để xây dựng tình bạn trong sáng, đẹp đẽ đồng thời làm cho tập thể ngày càng tốt đẹp.

Tình huống 3: Có ý kiến cho rằng : “ trong quá trình phê bình cá nhân khác mắc khuyết điểm, không cần tôn trọng người khác”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với ý kiến : “ trong quá trình phê bình cá nhân khác mắc khuyết điểm, không cần tôn trọng người khác”. Vì:

Mặc dù họ có mắc khuyết điểm nhưng họ cũng có danh dự, nhân phẩm của họ, cũng như chính bản thân mình.

Cần lắng nghe và giúp đỡ họ chứ không phải là chỉ trích, phê bình, thiếu tôn trọng họ.

Khi phê bình người khác cũng phải có hành vi tôn trọng người khác, cần phải để ý đến danh dự, phẩm giá của người khác, không nên coi thường, miệt thị, chỉ trích họ.

Tình huống 4:Một tốp học sinh mải nói chuyện khi đang đi xe đạp nên đã va quệt vào chị lao công dọn vệ sinh bên đường. Mấy bạn vẫn tiếp tục đi và còn cười khúc khích. Thấy vậy, Bảo ái ngại nói: “Chúng mình quay lại xin lỗi chị ấy đi” nhưng Hoàng xua tay: “Bà quét rác thì cần gì phải xin lỗi”. Nói xong Hoàng bỏ đi để mặc Bảo đang quay lại đỡ chị lao công.

a. Em có nhận xét gì về thái độ của Bảo và Hoàng?

b. Em sẽ làm gì trong tình huống trên?


Trả lời:

a. - Đồng ý với thái độ của bạn Bảo, Bảo đã thể hiện việc tôn trong người khác…

- Hoàng chưa biết tôn trọng người khác, thể hiện cách cư xử chưa đúng mực

- Không đồng ý với thái độ của bạn Hoàng...

b. Em sẽ : + Xin lỗi chị lao công

+ Nêu được lao động là nghĩa vụ, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc...

+ Không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỉ lại mới đáng xấu hổ.

+ Nghề nào cũng vẻ vang như nhau nếu làm tròn trách nhiệm...



Tình huống 5: Hoa lớp 8 nói: “ chỉ người ít tuổi mới cần tôn trọng người lớn tuổi, còn người lớn tuổi thì không phải tôn trọng người ít tuổi hơn mình”


Em có đồng ý với ý kiến của bạn Hoa không? Giải thích vì sao?

Không đồng ý với hoa

Vì: dù là người lớn tuổi hay ít tưởi thì cần phải biết tôn trọng người khác,

Nêu ý nghĩa

Ví dụ dẫn chứng…

Tình huống 6:An và Niên học trong cùng một lớp, An học rất giỏi, tích cực trong hoạt động tập thể tuy nhà bạn không khá giả, nên bạn rất được mọi người yêu mến. Thấy vậy Niên không chơi với An, thỉnh thoảng niên còn nói xấu về An, chê gia đình bạn An chỉ làm nghề bán đậu phụ ở chợ.

? Em có nhận xét gì về việc làm của Niên?

- Việc làm của niên chưa tôn trọng bạn An, bởi vì:

+ chưa đánh gia đúng mức…….

+ dựa vào KN)

+ Ý nghĩa

+ Liên hệ cách ràn luyện, bạn Niên cần làm gì



Tình huống 7:
Chi là một nữ sinh lớp 8. Một lần, Chi nhận lời đi chơi xa với một nhóm bạn cùng lớp. Bố mẹ Chi biết chuyên đó can ngăn và không cho Chi đi với lí do nhà trường không tổ chức và cô giáo chủ nhiệm không đi cùng. Chi vùng vằng giận dỗi và cho rằng cha mẹ đã xâm phạm quyền tự do của Chi.

a. Theo em ai đúng ai, sai trong trường hợp này? Vì sao?

Nếu em là Chi em sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời:

a.
Bố mẹ Chi đúng và không xâm phạm quyền tự do của Chi vì Chi đang là học sinh lớp 8 nên bố mẹ chi có trách nhiệm quản lí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.

- Chi sai vì không tôn trọng ý kiến của cha mẹ.

b. Nếu là Chi, em sẽ nghe lời cha mẹ không đi chơi xa khi không có cô giáo, nhà trường quản lí.

- Chi cũng phải giải thích cho nhóm bạn hiểu không nên đi chơi xa vì rất nguy hiểm.



Tình huống 8:
Ccá bạn trng lớp đến nhà em để tập luyện văn nghệ chuẩn bị cho hoạt động ngoại khóa nưng bị bác hàng xóm sang nhắc nhở vì bật nhác quá to làm ảnh hưởng đến giờ nghỉ trưa của mọi người. Trong rường hợp này sẽ có những cách ứng xử ntn ? Hãy cho biết mặt lợi, mặt hại của từng cách và lựa chọn 1 cách ứng xử mà em thấy phù hợp.

Trả lời:

Cách 1: Mặc kệ lời nhắc nhở của bác hàng xóm, vẫn tiếp tục tập văn nghệ.

Lợi: Việc tập văn nghệ không bị gián đoạn.

Hại: Ảnh hưởng đến giờ nghỉ trư của mọi người, thiếu tôn tọng những người xung quanh.

Cách 2: Lắng nghe lời nhắc nhở nhưng vẫn luyện tập nhưng mở nhạc nhỏ đi.

Lợi: Việc tập vẫn đúng kế hoạch, không gián đoạn.

Hại: Trong lúc luyện tập không tránh khỏi ồn ào, sẽ ảnh hưởng phần nào đến giò nghỉ trưa.

Cách 3: Xin lỗi bác hàng xóm, chuyenr lịch tập sang hôm khác

Lợi: Thể hiện sự tôn trọng

Hại: Việc tập luyện bị gián đoạn tạm thời.

Em sẽ chon cách t3 “...” vì buổi trưa mọi người cần nghỉ ngơi, tôt chức các hoạt động tập thể hoặc bật nhạc lớn sẽ gây ồn ào, mất trật tự, ảnh hưởng tới mọi người là không nên.


1701487324871.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---ÔN HS GIỎI GDCD LỚP 8-9 (1).doc
    5.8 MB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bộ đề thi hsg gdcd 9 chủ đề gdcd 9 giáo án chủ đề gdcd 9 thư viện đề thi gdcd 9 thư viện đề thi hsg gdcd 9 đề cương gdcd 9 giữa học kì 1 đề cương gdcd 9 giữa học kì 2 đề cương gdcd 9 hk1 đề cương gdcd 9 hk2 đề cương gdcd 9 học kì 2 đề cương gdcd 9 kì 2 đề cương gdcd lớp 9 đề cương gdcd lớp 9 hk2 đề cương gdcd lớp 9 học kì 2 đề cương môn gdcd lớp 9 học kì 1 đề cương ôn tập gdcd 9 cả năm đề cương ôn tập gdcd 9 hk2 đề cương ôn tập gdcd 9 học kì 2 đề cương ôn tập gdcd 9 học kì 2 violet đề cương ôn tập gdcd lớp 9 học kì 2 đề cương ôn tập môn gdcd 9 học kì 2 đề gdcd 9 đề gdcd 9 giữa học kì 1 đề gdcd 9 giữa học kì 1 trắc nghiệm đề gdcd 9 giữa học kì 2 đề gdcd 9 hk1 đề gdcd 9 hk2 đề gdcd 9 học kì 1 đề gdcd 9 học kì 2 đề gdcd lớp 9 đề gdcd lớp 9 giữa học kì 1 đề học sinh giỏi gdcd 9 đề hsg gdcd 9 đề kiểm tra 1 tiết gdcd 9 hk2 đề kiểm tra 1 tiết gdcd 9 học kì 2 đề kiểm tra 45 phút gdcd 9 học kì 2 đề kiểm tra gdcd 9 đề kiểm tra gdcd 9 cuối học kì 2 đề kiểm tra gdcd 9 giữa học kì 1 đề kiểm tra gdcd 9 giữa học kì 2 đề kiểm tra gdcd 9 học kì 2 đề kiểm tra gdcd 9 học kì 2 violet đề kiểm tra giữa kì 1 gdcd 9 đề kiểm tra giữa kì môn gdcd 9 đề kiểm tra hk2 gdcd 9 có đáp án đề kiểm tra học kì 1 gdcd 9 đề kt 1 tiết gdcd 9 hk2 đề kt gdcd 9 hk2 đề thi gdcd 9 đề thi gdcd 9 cấp huyện đề thi gdcd 9 cấp tỉnh đề thi gdcd 9 cuối kì 1 đề thi gdcd 9 cuối kì 2 đề thi gdcd 9 giữa học kì 1 đề thi gdcd 9 giữa học kì 2 đề thi gdcd 9 giữa kì 1 đề thi gdcd 9 giữa kì 2 đề thi gdcd 9 hk1 đề thi gdcd 9 hk1 có đáp án đề thi gdcd 9 hk2 đề thi gdcd 9 hk2 có đáp an đề thi gdcd 9 học kì 1 đề thi gdcd 9 học kì 2 đề thi gdcd 9 học kì 2 violet đề thi gdcd 9 hsg đề thi gdcd 9 kì 1 đề thi gdcd 9 kì 2 đề thi gdcd giữa kì 1 lớp 9 đề thi gdcd lớp 9 giữa học kì 1 đề thi gdcd lớp 9 giữa học kì 2 đề thi gdcd lớp 9 giữa kì 1 đề thi gdcd lớp 9 hk2 đề thi gdcd lớp 9 học kì 1 đề thi gdcd lớp 9 học kì 2 đề thi gdcd lớp 9 học kì 2 2019 đề thi giữa học kì 1 môn gdcd 9 đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn gdcd đề thi giữa kì 1 gdcd 9 đề thi giữa kì 1 môn gdcd 9 đề thi giữa kì gdcd 9 đề thi hk2 môn gdcd 9 đề thi hki gdcd 9 đề thi học kì gdcd 9 đề thi học sinh giỏi gdcd 9 đề thi học sinh giỏi gdcd 9 cấp huyện đề thi học sinh giỏi gdcd 9 cấp tỉnh đề thi học sinh giỏi gdcd lớp 9 đề thi học sinh giỏi gdcd lớp 9 cấp tỉnh đề thi học sinh giỏi gdcd lớp 9 cấp trường đề thi học sinh giỏi gdcd lớp 9 hà nội đề thi học sinh giỏi gdcd lớp 9 năm 2020 đề thi học sinh giỏi môn gdcd 9 violet đề thi học sinh giỏi môn gdcd 9 violet đề thi học sinh giỏi môn gdcd 9 mới nhất đề thi học sinh giỏi môn gdcd lớp 9 violet đề thi hs giỏi gdcd 9 đề thi hs giỏi môn gdcd 9 đề thi hsg gdcd 9 cấp huyện 2020 đề thi hsg gdcd 9 cấp huyện 2021 đề thi hsg gdcd 9 cấp thành phố đề thi hsg gdcd 9 cấp thành phố hà nội đề thi hsg gdcd 9 cấp trường đề thi hsg gdcd 9 có đáp án đề thi hsg gdcd 9 thành phố hà nội đề thi hsg gdcd 9 tỉnh thái nguyên đề thi hsg gdcd lớp 9 đề thi hsg gdcd lớp 9 cấp huyện đề thi hsg gdcd lớp 9 cấp trường đề thi hsg môn gdcd 9 đề thi hsg môn gdcd 9 cấp tỉnh đề thi hsg môn gdcd 9 có kèm đáp an đề thi hsg môn gdcd 9 có đáp an đề thi hsg môn gdcd 9 năm 2020 đề thi hsg môn gdcd 9 năm 2021 đề thi hsg môn gdcd lớp 9 cấp thành phố đề thi hsg môn gdcd lớp 9 cấp tỉnh đề thi môn gdcd 9 hk1 đề thi môn gdcd lớp 9 học kì 2 đề thi trắc nghiệm gdcd 9 học kì 1 đề trắc nghiệm gdcd 11 bài 9 đề trắc nghiệm gdcd 9
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,396
    Bài viết
    37,865
    Thành viên
    141,000
    Thành viên mới nhất
    danghoai

    Thành viên Online

    Không có thành viên trực tuyến.
    Top