Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
SỬ DỤNG GRAPH TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC SỬ Ở THPT được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 34 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện nay dẫn đến kết quả là sự xuất hiện nhanh, nhiều những tri thức, những kỹ năng và những lĩnh vực nghiên cứu mới. Đồng thời những tri thức cũ nhanh chóng trở nên lỗi thời, lạc hậu, diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Trước những thay đổi ấy, nếu con người không tiếp cận được với những tri thức mới, những hiểu biết mới họ sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu với thời cuộc và bị đào thải. Xã hội hiện đại luôn đòi hỏi con người phải nhạy bén với cái mới, nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt các thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại. Những thành quả của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện đến tất cả các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Sự ra đời của lý thuyết đồ thị Graph cũng là một trong những thành tựu của khoa học kỹ thuật mới.
2. Sự xuất hiện của các ngành khoa học mới, các vật liệu mới và sự giao thoa của các ngành khoa học cũng là xu hướng chung của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại. Khoa học ngày càng phát triển, càng có xu hướng phân nhỏ thành nhiều bộ phận, nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, nhiều lĩnh vực nghiên cứu mới ra đời. Đồng thời với xu thế này là sự xích lại gần nhau, sự xâm nhập lẫn nhau của nhiều ngành khoa học, sự bắt tay giữa các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Trong lĩnh vực giáo dục xu thế này cũng được diễn ra mạnh mẽ, và còn được coi là “Xuyên môn – vấn đề thời sự khoa học xuyên thế kỉ” [Tạp chí Giáo dục, số chuyên đề 342, quí II, năm 2000]. Việc chuyển hóa các phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học, thông qua xử lý sư phạm là một trong những hướng của chiến lược đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạy học. Trong dạy học, lý thuyết Graph cũng cung cấp một phương pháp khoa học thuộc loại khái quát như phương pháp Algorit, nó thuộc nhóm “phương pháp riêng rộng” và đã được một số nhà lý luận dạy học cải biến theo những quy luật tâm lý và lý luận dạy học để sử dụng vào dạy học với tư cách là một phương pháp dạy học. Như vậy, việc chuyển hóa lý thuyết Graph trong toán học thành Graph trong dạy học nói chung được coi là hiện tượng xuyên môn trong giáo dục.
3. Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là một trong những yêu cầu lớn mà ngành giáo dục và đào tạo đặt ra đối với người làm công tác giảng dạy. Trước hết, đây là yêu cầu của Đảng. Nghị quyết BCH Trung Ương Đảng lần thứ II (khóa VIII) đã chỉ rõ “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”, khắc phục những hạn chế của lối truyền thụ kiến thức theo phương pháp thuyết trình một chiều trước đây, phát huy hơn nữa năng lực tự học và tinh thần độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học còn là xu hướng mang tính toàn cầu theo ý kiến các chuyên gia, hiện nay có một sự thống nhất tương đối đang được chấp nhận trong thực tiễn giáo dục ở phổ thông (PT) và cũng ở nhiều nơi trên thế giới “ Chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu”. Vấn đề đặt ra, người dạy- nhất là dạy Văn phải như thế nào để vừa đạt được chất lượng vừa đạt được mục tiêu. Để nâng cao hiệu quả giáo dục, chất lượng được hình thành trong quá trình đào tạo phải hướng mạnh vào việc sử dụng sau này, phải hướng vào mục tiêu sử dụng trong thực tế. Chất lượng giáo dục chính là kết quả của việc tự học, tự rèn. Học không chỉ để biết mà còn để thực hành, ứng dụng để tự học và học tập suốt đời. Nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh không chỉ là định hướng mà còn đòi hỏi bằng những hoạt động cụ thể để tiến hành đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy cần nghiên cứu xác định các nguyên tắc, quy trình vận dụng của những phương pháp dạy học tích cực, giúp cho giáo viên sử dụng một cách thuận lợi và có hiệu quả. Việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp Graph trong dạy học Văn học sử (VHS) ở Trung học phổ thông (THPT) là một hướng nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng và trong dạy học nói chung.
4. Trong lý luận dạy học, vận dụng lý thuyết Graph đã trở thành một hướng tiếp cận mới thuộc lĩnh vực phương pháp dạy học. Sử dụng Graph trong dạy học cho phép giáo viên quy hoạch được quá trình dạy học tổng quát cũng như từng mặt của nó, thiết kế tối ưu hoạt động dạy - học và điều khiển hợp lý quá trình này tiến tới công nghệ hóa một cách có hiệu quả quá trình dạy học trong nhà trường theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Phần văn học sử (VHS) trong chương trình Ngữ văn ở Trung học phổ thông (THPT)chiếm một tỉ lệ khá lớn, mà lại có vị trí rất quan trọng trong chương trình Ngữ văn. Mặt khác phần văn học sử này được trình bày theo một cấu trúc khái quát, lôgíc, khoa học, đi từ khái quát đến cụ thể. Điều này rất thuận lợi cho việc mô hình hóa, hệ thống hóa các kiến thức bằng các sơ đồ Graph.
Từ những lí do trên, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Sử dụng Graph trong dạy học văn học sử ở THPT” làm đề tài nghiên cứu chính thức. Đây là một đề tài khá mới mẻ, vì vậy, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi rất mong được sự giúp đỡ của các thầy, các cô trong toàn thể hội đồng sư phạm của nhà trường, các bạn bè đồng nghiệp và các em học sinh để tôi hoàn thành đề tài này.
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện nay dẫn đến kết quả là sự xuất hiện nhanh, nhiều những tri thức, những kỹ năng và những lĩnh vực nghiên cứu mới. Đồng thời những tri thức cũ nhanh chóng trở nên lỗi thời, lạc hậu, diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Trước những thay đổi ấy, nếu con người không tiếp cận được với những tri thức mới, những hiểu biết mới họ sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu với thời cuộc và bị đào thải. Xã hội hiện đại luôn đòi hỏi con người phải nhạy bén với cái mới, nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt các thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại. Những thành quả của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện đến tất cả các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Sự ra đời của lý thuyết đồ thị Graph cũng là một trong những thành tựu của khoa học kỹ thuật mới.
2. Sự xuất hiện của các ngành khoa học mới, các vật liệu mới và sự giao thoa của các ngành khoa học cũng là xu hướng chung của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại. Khoa học ngày càng phát triển, càng có xu hướng phân nhỏ thành nhiều bộ phận, nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, nhiều lĩnh vực nghiên cứu mới ra đời. Đồng thời với xu thế này là sự xích lại gần nhau, sự xâm nhập lẫn nhau của nhiều ngành khoa học, sự bắt tay giữa các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Trong lĩnh vực giáo dục xu thế này cũng được diễn ra mạnh mẽ, và còn được coi là “Xuyên môn – vấn đề thời sự khoa học xuyên thế kỉ” [Tạp chí Giáo dục, số chuyên đề 342, quí II, năm 2000]. Việc chuyển hóa các phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học, thông qua xử lý sư phạm là một trong những hướng của chiến lược đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạy học. Trong dạy học, lý thuyết Graph cũng cung cấp một phương pháp khoa học thuộc loại khái quát như phương pháp Algorit, nó thuộc nhóm “phương pháp riêng rộng” và đã được một số nhà lý luận dạy học cải biến theo những quy luật tâm lý và lý luận dạy học để sử dụng vào dạy học với tư cách là một phương pháp dạy học. Như vậy, việc chuyển hóa lý thuyết Graph trong toán học thành Graph trong dạy học nói chung được coi là hiện tượng xuyên môn trong giáo dục.
3. Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là một trong những yêu cầu lớn mà ngành giáo dục và đào tạo đặt ra đối với người làm công tác giảng dạy. Trước hết, đây là yêu cầu của Đảng. Nghị quyết BCH Trung Ương Đảng lần thứ II (khóa VIII) đã chỉ rõ “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”, khắc phục những hạn chế của lối truyền thụ kiến thức theo phương pháp thuyết trình một chiều trước đây, phát huy hơn nữa năng lực tự học và tinh thần độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học còn là xu hướng mang tính toàn cầu theo ý kiến các chuyên gia, hiện nay có một sự thống nhất tương đối đang được chấp nhận trong thực tiễn giáo dục ở phổ thông (PT) và cũng ở nhiều nơi trên thế giới “ Chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu”. Vấn đề đặt ra, người dạy- nhất là dạy Văn phải như thế nào để vừa đạt được chất lượng vừa đạt được mục tiêu. Để nâng cao hiệu quả giáo dục, chất lượng được hình thành trong quá trình đào tạo phải hướng mạnh vào việc sử dụng sau này, phải hướng vào mục tiêu sử dụng trong thực tế. Chất lượng giáo dục chính là kết quả của việc tự học, tự rèn. Học không chỉ để biết mà còn để thực hành, ứng dụng để tự học và học tập suốt đời. Nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh không chỉ là định hướng mà còn đòi hỏi bằng những hoạt động cụ thể để tiến hành đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy cần nghiên cứu xác định các nguyên tắc, quy trình vận dụng của những phương pháp dạy học tích cực, giúp cho giáo viên sử dụng một cách thuận lợi và có hiệu quả. Việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp Graph trong dạy học Văn học sử (VHS) ở Trung học phổ thông (THPT) là một hướng nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng và trong dạy học nói chung.
4. Trong lý luận dạy học, vận dụng lý thuyết Graph đã trở thành một hướng tiếp cận mới thuộc lĩnh vực phương pháp dạy học. Sử dụng Graph trong dạy học cho phép giáo viên quy hoạch được quá trình dạy học tổng quát cũng như từng mặt của nó, thiết kế tối ưu hoạt động dạy - học và điều khiển hợp lý quá trình này tiến tới công nghệ hóa một cách có hiệu quả quá trình dạy học trong nhà trường theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Phần văn học sử (VHS) trong chương trình Ngữ văn ở Trung học phổ thông (THPT)chiếm một tỉ lệ khá lớn, mà lại có vị trí rất quan trọng trong chương trình Ngữ văn. Mặt khác phần văn học sử này được trình bày theo một cấu trúc khái quát, lôgíc, khoa học, đi từ khái quát đến cụ thể. Điều này rất thuận lợi cho việc mô hình hóa, hệ thống hóa các kiến thức bằng các sơ đồ Graph.
Từ những lí do trên, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Sử dụng Graph trong dạy học văn học sử ở THPT” làm đề tài nghiên cứu chính thức. Đây là một đề tài khá mới mẻ, vì vậy, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi rất mong được sự giúp đỡ của các thầy, các cô trong toàn thể hội đồng sư phạm của nhà trường, các bạn bè đồng nghiệp và các em học sinh để tôi hoàn thành đề tài này.