Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN HOÁ được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 28 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới chương trình hoá học phổ thông gắn liền với việc đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá. Từ năm học 2006-2007 Bộ Giáo Dục đã áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan cho bốn môn học là các môn Hoá học, Vật lí, Sinh học và Ngoại ngữ. Việc chuyển đổi hình thức này đã làm cho học sinh và một bộ phân không nhỏ giáo viên cảm thấy bỡ ngỡ khó khăn nhất định.
Đối với giáo viên, việc biên soạn đề đã là một việc không dễ chút nào, nhất là khi kiểm tra trắc nghiệm, yêu cầu đặt ra là giáo viên phải hình thành ma trận đề hợp lý và mỗi học sinh ngồi gần nhau phải có một đề khác nhau. Việc này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững các phương pháp giải và am hiểu về công nghệ thông tin nhằm tạo ra được một đề thi hợp lý.
Đối với học sinh, việc giải quyết từ khoảng 30 câu hỏi trong một đề kiểm tra một tiết, 40 câu hỏi trong một đề thi tốt nghiệp với thời lượng 60 phút hoặc 50 câu hỏi trong một đề thi đại học với thời lượng 90 phút. Do đó áp lực về thời gian là rất lớn cho học sinh trong quá trình làm bài. Vì thế, việc có được các kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm khách quan là hết sức cần thiết. Nếu học sinh không được chuẩn bị kĩ lưỡng về kiến thức, kĩ năng, về phương pháp giải bài toán hóa học thì sẽ rất khó để hoàn thành tốt bài thi.
Mỗi một môn học có những nét đặc thù riêng. Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm. Những yêu cầu chung về kiến thức: Ở các mức độ khác nhau, học sinh biết, hiểu và vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập định tính như tính chất vật lí, tính chất hoá học của các chất, điều chế các chất trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, ứng dụng của chúng trong các lĩnh vực của đời sống và sản xuất. Những yêu cầu về kĩ năng : Lập các phương trình hóa học của phản ứng, tính toán hóa học và các bài tập thực nghiệm…
Là một giáo viên công tác tại trường THPT chưa lâu nhưng lại may mắn được trường cử đi dự các lớp tập huấn thay sách giáo khoa lớp 10, 11,12 do Sở Giáo Dục tổ chức, các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm thế nào đổi mới cách dạy, cách học để nâng cao chất lượng môn Hóa học trong trường phổ thông.
Vì vậy, trong quá trình dạy học, tôi luôn hướng học sinh tới việc vận dụng và kết hợp các phương pháp để giải nhanh, chính xác bài tập trắc nghiệm khách quan và bước đầu học sinh đã biết cách vận dụng vào việc giải các bài tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời hi vọng những kinh nghiệm nhỏ này có thể góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy và học tại trường THPT Ngô Sĩ Liên.
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới chương trình hoá học phổ thông gắn liền với việc đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá. Từ năm học 2006-2007 Bộ Giáo Dục đã áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan cho bốn môn học là các môn Hoá học, Vật lí, Sinh học và Ngoại ngữ. Việc chuyển đổi hình thức này đã làm cho học sinh và một bộ phân không nhỏ giáo viên cảm thấy bỡ ngỡ khó khăn nhất định.
Đối với giáo viên, việc biên soạn đề đã là một việc không dễ chút nào, nhất là khi kiểm tra trắc nghiệm, yêu cầu đặt ra là giáo viên phải hình thành ma trận đề hợp lý và mỗi học sinh ngồi gần nhau phải có một đề khác nhau. Việc này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững các phương pháp giải và am hiểu về công nghệ thông tin nhằm tạo ra được một đề thi hợp lý.
Đối với học sinh, việc giải quyết từ khoảng 30 câu hỏi trong một đề kiểm tra một tiết, 40 câu hỏi trong một đề thi tốt nghiệp với thời lượng 60 phút hoặc 50 câu hỏi trong một đề thi đại học với thời lượng 90 phút. Do đó áp lực về thời gian là rất lớn cho học sinh trong quá trình làm bài. Vì thế, việc có được các kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm khách quan là hết sức cần thiết. Nếu học sinh không được chuẩn bị kĩ lưỡng về kiến thức, kĩ năng, về phương pháp giải bài toán hóa học thì sẽ rất khó để hoàn thành tốt bài thi.
Mỗi một môn học có những nét đặc thù riêng. Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm. Những yêu cầu chung về kiến thức: Ở các mức độ khác nhau, học sinh biết, hiểu và vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập định tính như tính chất vật lí, tính chất hoá học của các chất, điều chế các chất trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, ứng dụng của chúng trong các lĩnh vực của đời sống và sản xuất. Những yêu cầu về kĩ năng : Lập các phương trình hóa học của phản ứng, tính toán hóa học và các bài tập thực nghiệm…
Là một giáo viên công tác tại trường THPT chưa lâu nhưng lại may mắn được trường cử đi dự các lớp tập huấn thay sách giáo khoa lớp 10, 11,12 do Sở Giáo Dục tổ chức, các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm thế nào đổi mới cách dạy, cách học để nâng cao chất lượng môn Hóa học trong trường phổ thông.
Vì vậy, trong quá trình dạy học, tôi luôn hướng học sinh tới việc vận dụng và kết hợp các phương pháp để giải nhanh, chính xác bài tập trắc nghiệm khách quan và bước đầu học sinh đã biết cách vận dụng vào việc giải các bài tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời hi vọng những kinh nghiệm nhỏ này có thể góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy và học tại trường THPT Ngô Sĩ Liên.