Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
83,546
Điểm
113
tác giả
TÀI LIỆU BÁO CÁO TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 được soạn dưới dạng file word gồm 169 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG SƯ PHẠM






TỔ CHỨC DẠY HỌC
VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10




Nhóm biên soạn:
TS. Hoàng Phan Hải Yến
PGS.TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
TS. Lương Thị Thành Vinh







NGHỆ AN, 3/2023






NỘI DUNG 1.​

KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10​

TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018​



Sau khi học xong, học viên có thể:


- Trình bày được mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chương trình môn Địa lí lớp 10 trong chương trình GDPT 2018;

- Phân tích được những điểm mới và khác biệt của chương trình GDPT năm 2018 trong môn Địa lí lớp 10;

- Phân tích được cấu trúc của các bộ sách giáo khoa Địa lí 10



1.1. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt và định hướng nội dung của chương trình môn Địa lí lớp 10 trong chương trình GDPT 2018

1.1.1. Mục tiêu

1.1.1.1. Mục tiêu chung​

Chương trình giáo dục môn Địa lí lớp 10 cụ thể hoá mục tiêu chương trình giáo
dục phổ thông tổng thể, góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất
và năng lực cốt lõi cũng như năng lực đặc thù thông qua việc trang bị hệ thống kiến
thức phổ thông, cơ bản, thực tiễn, thiết thực về hệ thống tự nhiên, dân cư, kinh tế và sự
tương tác của chúng trên bình diện thế giới, khu vực, Việt Nam; hình thành và phát
triển những kĩ năng địa lí, vận dụng tri thức địa lí trong việc giải thích các hiện tượng
tự nhiên, xã hội phù hợp với trình độ học sinh; đồng thời bồi dưỡng tình yêu, niềm tin,
ý thức trách nhiệm đối với môi trường, con người và tương lai đất nước, thế giới.

1.1.1.2. Mục tiêu cụ thể

Trên nền tảng những kiến thức cơ bản và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của HS, Chương trình môn Địa lí lớp 10 cần đạt được các kết quả cụ thể sau trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau:

- Cụ thể hoá mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; đó là "chương
trình giáo dục trung học phổ thông giúp HS tiếp tục phát triển những phẩm chất,
năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự
học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực
và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc
tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những thay đổi trong bối
cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới".

- Tiếp tục phát triển ở HS những phẩm chất, năng lực đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản. Chương trình môn Địa lí "góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc."

- Phát triển các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác,
giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực địa lí như: nhận thức khoa học địa lí (nhận
thức thế giới theo quan điểm không gian; giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí);
tìm hiểu địa lí (sử dụng các công cụ của Địa lí học và tổ chức học tập thực địa); vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học (thu thập, xử lí và truyền đạt thông tin địa lí; vận dụng
kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn). Các năng lực này được hình thành và phát triển
thông qua việc trang bị những kiến thức về địa lí đại cương và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh.

Mục tiêu của CT môn Địa lí lớp 10 nhấn mạnh đến việc hình thành phẩm chất và năng lực, đặc biệt chỉ rõ những phẩm chất và năng lực cần được phát triển và hoàn thiện
thông qua các nội dung và phương pháp giáo dục. Đây là hướng tiếp cận hoàn toàn
mới so với CT môn Địa lí hiện hành, tiếp cận dạy học theo định hướng năng lực; trong
khi CT hiện hành xác định mục tiêu theo hướng tiếp cận dạy học định hướng nội dung.

1.1.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực

1.1.2.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của môn học trong việc bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh

Môn Địa lí lớp 10 góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Thông qua chương trình môn Địa lí lớp 10, HS cần hình thành, phát triển được thế giới quan khoa học và các phẩm chất: yêu nước, yêu thiên nhiên; có ý thức, niềm tin, trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường; yêu thương người lao động, tôn trọng những giá trị nhân văn khác
nhau; rèn luyện được sự tự tin, trung thực, khách quan; đồng thời hình thành và phát
triển được các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và
sáng tạo.

1.1.2.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của môn học trong việc hình thành, phát triển các năng lực chung cho học sinh

Môn Địa lí lớp 10 góp phần hình thành và phát triển được các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các nội dung học tập và hoạt động cụ thể:

- Tự chủ và tự học: Các năng lực này được phát triển thông qua các hoạt động
học tập như thu thập thông tin và trình bày báo cáo địa lí; khảo sát, điều tra thực tế địa
phương, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế...

- Giao tiếp và hợp tác: Các năng lực này được phát triển thông qua thông qua các
hoạt động nhóm và phương pháp dạy học thảo luận, dạy học dự án, seminar...

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực này được phát triển thông qua các hoạt
động phát hiện vấn đề, nêu giả thuyết/giả định, tìm lôgic trong giải quyết vấn đề, đề xuất
được giải pháp giải quyết vấn đề, đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề, tưởng tượng
khoa học, giải quyết vấn đề mới và thách thức, tự học về lí thuyết và công cụ địa lí.

1.1.2.3. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của môn học trong việc hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh

a. Học sinh cần hình thành và phát triển được năng lực khoa học, cụ thể là
năng lực địa lí, bao gồm các thành phần sau:


- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Nhận thức được thế giới theo quan điểm
không gian, gắn các sự vật, hiện tượng, quá trình địa lí với lãnh thổ; giải thích được
các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế - xã hội).

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng được các công cụ của Địa lí học, tổ chức
được học tập ở thực địa, khai thác được Internet phục vụ môn học.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật được thông tin và liên
hệ thực tế, thực hiện được chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn, vận dụng tri thức địa
lí vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn.

b. Các năng lực địa lí ở THPT được phát triển liên tục, có hệ thống và phù
hợp với đối tượng học sinh từ thấp lên cao theo các lớp học


Ví dụ, năng lực sử dụng biểu đồ được biểu hiện qua các hoạt động từ thấp lên
cao ở lớp 10 như sau: Phân tích được một số kiểu tháp dân số tiêu biểu; nhận xét được một số loại biểu đồ thể hiện động thái, cơ cấu, quy mô của đối tượng địa lí; có khả năng vẽ một số dạng biểu đồ đảm bảo tính khoa học, trực quan và thẩm mĩ.

c. Các yêu cầu cần đạt được ghi rõ trong CT thể hiện sự phát triển năng lực
từ thấp lên cao


Các yêu cầu cần đạt trong phần Địa lí đại cương (lớp 10) nặng về các hoạt động
khái quát hoá, phân tích, xác định, phân biệt; sử dụng bản đồ, sơ đồ, hình vẽ... liên hệ,
trình bày, so sánh, nhận xét và giải thích, vẽ sơ đồ, vẽ biểu đồ, truyền đạt thông tin;
phân tích được biểu đồ, số liệu thống kê; xử lí số liệu, tính toán đơn giản; nhận xét,
giải thích trên bản đồ, tài liệu, số liệu; đọc bản đồ, lược đồ, vận dụng kiến thức để
đánh giá, thu thập tài liệu, trình bày và báo cáo, liên hệ thực tế địa phương... Những
hoạt động này có tác động thiết thực đến phát triển năng lực địa lí cho HS.
Hoạt động thực hành trong CT Địa lí 10 được bố trí ở sau các nội dung lí thuyết
ở mỗi chủ đề, tương đối đa dạng, như:

- Phân tích được hình vẽ, lược đồ về các hệ quả chuyển động của Trái Đất, cấu trúc của vỏ Trái Đất, các mảng kiến tạo chính... (ở chủ đề Trái Đất); nhận xét và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên bản đồ (ở chủ đề Thạch quyển);

- Đọc được bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất;

- Phân tích được biểu đồ một số kiểu khí hậu (ở chủ đề Khí quyển);

- Trình bày được chế độ nước một con sông cụ thể (ở chủ đề Thuỷ quyển); phân tích được sơ đồ, hình vẽ, bản đồ phân bố các nhóm đất và sinh vật trên thế giới (ở chủ đề Sinh quyển);

- Nhận xét, giải thích được về dân số và phân bố dân cư thông qua bản đồ, tài liệu, số liệu... (ở chủ đề Dân cư);

- Vẽ được biểu đồ cơ cấu nền kinh tế và nhận xét, giải thích (ở chủ đề
Các nguồn lực, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế); vẽ được biểu đồ thể hiện
quy mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu, thay đổi cơ cấu nông nghiệp từ số liệu đã cho và
nhận xét; vẽ được biểu đồ thể hiện quy mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu, thay đổi cơ cấu
nông nghiệp từ số liệu đã cho và nhận xét;

- Viết được báo cáo tìm hiểu về một ngành dịch vụ (ở chủ đề Địa lí các ngành kinh tế).

Bên cạnh các yêu cầu cần đạt về thực hành, các yêu cầu cần đạt về luyện tập, vận
dụng, sử dụng các công cụ địa lí cũng được đặt ra nhiều trong CT, đòi hỏi và tạo điều
kiện để phát triển năng lực địa lí của HS.

1.1.3. Định hướng nội dung giáo dục của chương trình môn học

Mở đầu Địa lí 10, HS sẽ tìm hiểu về môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp. Các
em cần khái quát hoá được những đặc điểm cơ bản của Địa lí học và môn Địa lí ở phổ
thông cũng như những nét hấp dẫn của môn học; phân tích được những cơ hội và
thách thức của Địa lí học trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Từ đó, có
ý thức xác định hướng nghề nghiệp của mình sau khi học xong THPT.

Tiếp đến, HS được học về sử dụng bản đồ, chú trọng hơn vào các nội dung như:
Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, phương pháp sử dụng
bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số
trong đời sống. Bản đồ là một khoa học độc lập với Địa lí học, nhưng hết sức cần thiết
đối với nghiên cứu và học tập địa lí, vì khoa học Địa lí nghiên cứu về không gian lãnh
thổ. Đối với học sinh phổ thông, việc sử dụng được bản đồ trong học tập và đời sống
có ý nghĩa rất quan trọng, chương trình nhấn mạnh hoạt động này, không đi sâu vào
cách thức xây dựng, biên soạn bản đồ.

Các mạch kiến thức địa lí tự nhiên đại cương bắt đầu từ những hiểu biết chung về Trái Đất (học thuyết về sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng, hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất); sau đó, đi sâu vào nghiên cứu các quyển của Trái Đất (thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển, sinh
quyển); cuối cùng khái quát lại thành một số quy luật địa lí chung của Trái Đất (quy
luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, quy luật địa đới và phi địa đới). Như
vậy, chương trình chọn cách tiếp cận từ cụ thể đến khái quát, bắt đầu giới thiệu về Trái
Đất, đi sâu vào các thành phần, sự vật, hiện tượng, mối liên hệ ở các quyển, khái quát
thành các quy luật địa lí chung.

Các mạch kiến thức địa lí kinh tế - xã hội đại cương gồm địa lí dân cư (dân số và
sự phát triển dân số trên thế giới, gia tăng dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, đô thị
hoá); các nguồn lực, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế; địa lí các ngành
kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp, dịch vụ); phát triển bền vững
và tăng trưởng xanh.

Trong chương trình phổ thông, các nội dung về địa lí đại cương đã được học sinh
làm quen ở Địa lí 6. Đến lớp 10, học sinh được học sâu hơn về các sự vật, hiện tượng,
quá trình địa lí. Nội dung Địa lí 10 đòi hỏi các em không chỉ ở mức độ biết và hiểu mà
còn nhận thức ở mức độ vận dụng và vận dụng cao có tác dụng thiết thực cho việc
phát triển năng lực.

Các chuyên đề học tập ở Địa lí 10 chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực nâng cao
kiến thức và phương pháp nghiên cứu, học tập địa lí. Chuyên đề Biến đổi khí hậu và
Đô thị hoá đề cập đến các vấn đề nổi bật hiện nay và có tính lâu dài trong Địa lí học,
góp phần giúp học sinh có thêm hiểu biết địa lí và làm cơ sở cho việc xác định hướng
nghề nghiệp của bản thân. Chuyên đề Phương pháp viết báo cáo trang bị cho các em
những hiểu biết và kĩ thuật viết báo cáo, rèn luyện kĩ năng và phát triển năng lực viết
báo cáo cho HS, góp phần thiết thực vào việc định hướng nghề nghiệp cho HS.


1.2.1.1. Khái niệm về tiếp cận năng lực

Một trong những điểm mới và cũng là xu thế chung của chương trình GDPT nhiều nước trên thế giới từ đầu thế kỉ XXI đến nay là chuyển từ dạy học cung cấp nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Với Việt Nam đây là yêu cầu mang tính đột phá trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29-NQ/TW (2013) của Đảng và Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội. Để triển khai chương trình và SGK theo định hướng ấy, người GV không thể không có một số hiểu biết cơ bản xung quanh vấn đề dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực.

1700369406669.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10.docx
    4.2 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
37,542
Bài viết
39,004
Thành viên
147,173
Thành viên mới nhất
thiệnvux
Top