Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,496
Điểm
113
tác giả
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8 TUYỂN TẬP đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8 CẢ NĂM RẤT HAY

YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô, các em học sinh Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8 TUYỂN TẬP đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8 CẢ NĂM RẤT HAY. Đây là tài liệu sách bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8, bài soạn bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8, bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8 pdf, tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8, bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8, giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8, đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8, sách bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8 pdf... có sự chọn lọc được soạn bằng file word. Thầy cô và các em download Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8 TUYỂN TẬP đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8 CẢ NĂM RẤT HAY tại mục đính kèm.


TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

ĐỊA LÍ 8

ĐỊA LÍ CHÂU Á

BÀI 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CHÂU Á

I. Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước và giới hạn của châu lục

1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á


Vị trí địa lí:

Điểm cực Bắc nằm ở 77044'B.

Điểm cực Nam ở vĩ độ 1016'B.

Điểm cực Tây ở 26010'Đ.

Điểm cực Đông ở 169040'T.

Về hình dạng: châu á có bề mặt dạng hình khối vĩ đại nhất. Đường bờ biển tuy bị chia cắt mạnh, có nhiều vịnh, nhiều bán đảo lớn, nhưng do diện tích lục địa rất rộng nên sự chia cắt lãnh thổ theo chiều ngang vẫn không đáng kể. Phần lục địa có dạng hình khối như vậy làm cho các vùng trung tâm của lục địa như Trung Á và nội Á nằm cách bờ biển rất xa, có nơi tới 2.500 km.

Về kích thước:

Diện tích: Phần đất liền: 41,5 triệu km2 (cả các đảo: 44,4 triệu Km2.

Châu á nằm trải dài trên một không gian rất rộng, khoảng cách từ cực Bắc xuống cực Nam tới gần 8.500 km và từ bờ tây sang bờ đông lên tới gần 9200 km.

*Như vậy: châu á có vị trí nằm kéo dài từ vùng cực cho tới xích đạo, có kích thước khổng lồ và có bề mặt dạng khối vĩ đại. Đó là những điều kiện cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu và cảnh quan tự nhiên.

2. Giới hạn của châu Á.

Châu á, trừ phần phía tây giáp với châu Âu bằng đất liền, phía tây nam nối liền với châu Phi bằng một eo đất nhỏ là eo Xuyê, còn 3 mặt giáp với các biển và đại dương rộng lớn.

Phía bắc giáp Bắc Băng Dương - Đây là đại dương nằm trên các vĩ độ cận cực và cực, thời tiết quanh năm giá buốt, mặt biển bị bao phủ bởi một lớp băng rất dày.

Phía đông giáp Thái Bình Dương

Phía đông nam - nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và ấn Độ Dương có một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo, các biển và vịnh biển xen kẽ nhau rất phức tạp, đó là khu vực Đông Nam Á.

Phía nam, châu Á tiếp giáp với ấn Độ Dương. Bờ biển ở đây bị cắt xẻ mạnh, tạo thành 3 bán đảo lớn là Trung Ấn, Ấn Độ và Arabi.

Tóm lại, các biển và đại dương bao quanh châu Á không những làm giới hạn tự nhiên cho lục địa mà còn ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện tự nhiên cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia hải đảo và ven bờ. Đặc biệt, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương rộng lớn bên cạnh châu á khổng lồ tạo nên sự tương phản mạnh mẽ giữa biển và đất liền, là một trong những nguyên nhân làm cho hoàn lưu gió mùa phát triển và phân bố rộng ở châu Á hơn bất kì một châu lục nào khác trên thế giới.

II. Đặc điểm địa hình và khoáng sản

1. Đặc điểm địa hình

Địa hình châu Á rất phức tạp và đa dạng, 3/4 diện tích là các núi, sơn nguyên và cao nguyên cao, chỉ có 1/4 diện tích là các đồng bằng thấp và bằng phẳng. Nhìn chung, các đồng bằng, các sơn nguyên rộng và bằng phẳng hình thành trên các vùng nền và có chế độ kiến tạo tương đối yên tĩnh. Còn các vùng núi hình thành trong các đới uốn nếp, được nâng lên mạnh vào cuối Tân sinh.

Về cấu trúc địa hình châu Á có 3 đặc điểm chính sau:

- Châu Á có đầy đủ các kiểu địa hình khác nhau:
các núi cao, sơn nguyên, cao nguyên và đồng bằng lớn xen các thung lũng rộng và bồn địa kín...

Các địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh.

- Các hệ thống núi châu Á chạy theo 2 hướng chính:

+ Hướng đông tây hoặc gần với đông tây

+ Hướng bắc nam hoặc gần với bắc nam

- Sự phân bố các dạng địa hình không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở gần trung tâm lục địa, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.

à Cấu trúc địa hình như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần phía đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần phía nam và tây nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải.

3. Khoáng sản

Nguồn khoáng sản của châu Á rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các loại có trữ lượng lớn là dầu mỏ, than đá, sắt, các kim loại màu như đồng, chì, thiếc và bôxít.

BÀI 2 - KHÍ HẬU

I/- Đặc điểm khí hậu châu Á

1. Khí hậu Châu Á phân hóa rất đa dạng và phức tạp:


a. Khí hậu châu Á phân chia thành nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu khác nhau - hay nói cách khác, Châu Á có gần như đầy đủ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái đất:

Từ Bắc xuống Nam dọc theo kinh tuyến 800Đ có các đới:

1. Đới khí hậu cực và cận cực

2. Đới khí hậu ôn đới Kiểu ôn đới lục địa

Kiểu ôn đới gió mùa

Kiểu ôn đới hải dương

3. Đới khí hậu cận nhiệt

Kiểu cận nhiệt địa trung hải

Kiểu cận nhiệt gió mùa

Kiểu cận nhiệt lục địa

Kiểu cận nhiệt núi cao

4. Đới khí hậu nhiệt đới

Kiểu nhiệt đới khô

Kiểu nhiệt đới gió mùa

b. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa:

+ Các kiểu khí hậu gió mùa:

Gồm các loại: kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bố ở Nam Á và ĐNA, kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa và ôn đới gió mùa phân bố ở Đông Á.

Đặc điểm thời tiết: trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa dông có gió từ nội địa thổi ra , không khí lạnh và khô, lượng mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ biển thổi vào, thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều đặ biệt là Nam Á và ĐNA là 2 khu vực có mưa vào loại nhiều nhất Thế giới.

+ Các kiểu khí hậu lục địa:

Phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.

Đặc điểm thời tiết: mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa thấp 200-500mm, độ bốc hơi lớn nên độ ẩm không khí thấp. Hỗu hết đều phát triển cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.

c. Nguyên nhân của sự phân hóa đa dạng phức tạp trên của khí hậu châu á:

1. Do lãnh thổ nằm trải dài từ vùng cực Bắc cho đến vùng xích đạo nên châu á có nhiều đới khí hậu khác nhau.

2. Kích thước lãnh thổ rộng lớn, địa hình có các dãy núi và các sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của Biển không xâm nhập sâu vào trong đất liền, nên trong mỗi đới lại chia thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

3. Châu Á có nhiều núi cao, đồ sộ nhất thế giới nên khí hậu nơi đây lại có thêm sự phân hóa theo chiều cao.

II/. Phân tích hoàn lưu gió mùa ở Châu Á

1. Gió mùa mùa đông:


Về mùa đông, không khí vùng trung tâm (Xibia) bị hoá lạnh mạnh, nhiệt độ trung bình tháng 1 xuống tới - 400C đến - 500C. Do hoá lạnh, trên lục địa hình thành một cao áp, gọi là cao áp Xibia. Vào giữa mùa đông, áp cao Xibia bao phủ gần như toàn bộ châu Á.

Cũng trong thời gian này, ở tây bắc châu Âu có áp thấp Aixơlen phát triển và kéo dài tới các biển phía bắc châu Á. Vì vậy, ở phía tây bắc và bắc lục địa có gió tây nam thổi từ nội địa về phía bắc, gây ra thời tiết khô và lạnh.

ở phía đông, áp thấp Alêut cũng phát triển mạnh, bao phủ gần toàn bộ bắc Thái Bình Dương, làm cho Đông Á mùa này cũng có gió từ lục địa thổi ra biển theo hướng tây bắc - đông nam, thời tiết khô và rất lạnh.

Phần phía nam lục địa, khí áp giảm dần từ bắc xuống nam và sau đó chuyển sang đới áp thấp xích đạo. Sự tương phản khí áp như vậy đã làm cho các bán đảo Trung ấn, Ấn Độ và Arap về mùa này có gió mùa đông bắc, lạnh và khô xen kẽ với gió mậu dịch thời tiết khô và tương đối nóng.

Như vậy, về mùa đông, trên toàn bộ châu lục đều có gió từ lục địa thổi ra biển. Thời tiết khắp nơi khô và lạnh. Nhiệt độ giảm dần từ nam lên bắc và phần lớn lãnh thổ có nhiệt độ < 00C.

2. Gió mùa mùa hạ:

Về đầu mùa hạ, không khí trên lục địa nóng dần lên, áp cao Xibia suy yếu rồi biến mất.

Còn ở phía nam, trên sơn nguyên Iran hình thành một áp thấp (áp thấp Iran) Vào giữa mùa hạ, áp thấp Iran cùng áp thấp Bắc Phi và áp thấp xích đạo tạo thành một đai áp thấp bao phủ phần lớn châu Á và gần toàn bộ Bắc Phi.

Về mùa hạ ở Bắc và Trung Á có gió bắc và đông bắc thổi từ bắc xuống, nên thời tiết ở các vùng này khô khan, không có mưa.

ở Đông Á, lúc này áp thấp Alếut cũng biến mất và thay vào đó là áp cao Ha-oai bao phủ gần toàn bộ Bắc Thái Bình Dương, làm cho toàn bộ khu vực có gió đông nam từ biển thổi vào mang lại thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều.

Ở bán cầu nam, vào thời kì này tồn tại một đai áp cao liên tục từ lục địa úc đến lục địa Phi. Gió mậu dịch đông nam ở bán cầu Nam vượt qua xích đạo, đổi hướng và trở thành gió mùa tây nam thổi vào các vùng Nam Á và Đông Nam Á, mang theo khối khí xích đạo nóng ẩm và gây mưa lớn, nhất là trên các sườn đón gió.

Riêng vùng Tây Nam Á, do ảnh hưởng của áp cao Axo ở phía tây nên có gió tây bắc thời tiết khô và rất nóng.

Như vậy, về mùa hạ trên toàn lục địa có gió từ biển hoặc gió từ các lục địa khác thổi tới, các vùng Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có mưa nhiều. Lục địa được sưởi nóng nên khắp nơi có nhiệt độ > 00C . Các vùng Trung Á và Tây Nam Á là những nơi nóng nhất, có nhiệt độ trung bình từ 300C - 350C.

* Kết quả của hoàn lưu gió mùa không chỉ hình thành chế độ thời tiết mà còn quyết định sự phân bố mưa trên lục địa. ở châu Á, lượng mưa phân bố không đều. ở các vùng có gió từ biển thổi vào, lượng mưa hàng năm lớn. Trái lại, các vùng nằm sâu trong nội địa hay các vùng bị khuất gió thì có mưa rất ít. Ví dụ: các vùng Nam Á và Đông Nam Á là những nơi có mưa nhiều nhất, lượng mưa trung bình năm từ 1.500 - 2.000mm ở đồng bằng và từ 2.500 - 3.000mm trên các sườn đón gió. Trái lại, ở Tây Nam á, Trung Á và Nội Á là những nơi có mưa ít nhất, trung bình hàng năm nhỏ hơn 300mm.



BÀI 3 - SÔNG NGÒI CHÂU Á

1. Đặc điểm chung về sông ngòi

- Châu á có nhiều hệ thống sông lớn vào bậc nhất thế giới
như Ôbi, Iênitxây, Lêna, Amua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công...

- Do phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, sự phân bố mạng lưới sông và chế độ sông trên lục địa không đồng đều:

+ ở các vùng mưa nhiều như khu vực: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, có mạng lưới sông ngòi phát triển; các sông có nhiều nước và đầy nước quanh năm.

+ Trái lại, ở các vùng khô hạn như Trung Á, Nội Á và bán đảo Arap mạng lưới sông rất thưa thớt; thậm chí có nhiều khu vực hoàn toàn không có dòng chảy. ở châu Á, lưu vực nội lưu chiếm một diện tích rất rộng, tới 18 triệu km2, bằng khoảng 40% diện tích châu lục.

2. Các lưu vực sông

Các sông châu Á chảy vào 4 lưu vực chính:

a. Lưu vực Bắc Băng Dương: gồm các sông của miền Xibia chảy về phía bắc.

+ Các sông lớn là: Ôbi, Iênitxêi, Lêna, Inđigixca và Cô lư ma.

+ Tất cả các sông đều bắt nguồn từ vùng núi Nam Xibia rồi chảy về phía bắc qua các đới khí hậu ôn đới, cận cực và cực.

+ Nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết tan và mưa vào mùa hạ. Lượng mưa tuy không nhiều nhưng do bốc hơi kém nên mạng lưới sông rất dày.

+ Thủy chế: Các sông có nước lớn vào cuối xuân đầu hạ. Các sông lớn vào cuối mùa xuân thường có lũ băng ở phần trung và hạ lưu. Về mùa đông các sông bị đóng băng trong thời gian dài. Tuy nhiên, các sông vẫn có giá trị giao thông và có dự trữ thuỷ năng lớn.

b. Lưu vực Thái Bình Dương:

Gồm tất cả các sông của miền Đông Á và Đông Nam Á

+ Các sông lớn nhất là Amua (Hắc Long Giang), Hoàng Hà, Trường Giang, sông Hồng, Mê Công và Mê Nam.

+ Thủy chế: Phần lớn các sông thuộc lưu vực này đều chảy trong miền khí hậu gió mùa nên sông có nước lớn vào cuối hạ đầu thu và nước cạn vào cuối đông đầu xuân. Vào cuối mùa hạ, các sông thường có lũ lớn, dễ gây tai hoạ.

c. Lưu vực ấn Độ Dương:

Gồm các sông thuộc Tây Nam Á, Nam Á và phần tây bán đảo Trung ấn.

+ Các sông lớn nhất là Tigrơ, Ơphrat, ấn, Hằng, Bramaput, Iraoađi và Xaluen. Hai sông Tigrơ và Ơphrat chảy trong miền khô hạn.

+ Nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết, băng tan từ trên núi cao và mưa vào mùa đông.

+ Thủy chế: Các sông này có 2 thời kì nước lớn: cuối xuân và mùa đông; còn thời kì khô hạn vào mùa hạ.

d. Lưu vực nội lưu:

Gồm các sông chảy trong miền Trung Á, Nội Á và sơn nguyên Iran.

Các vùng này thuộc đới khí hậu khô, lượng mưa hàng năm không đáng kể, các sông tồn tại được là nhờ có nguồn nước tuyết và băng tan từ núi cao.

Các sông lớn nhất là Xưa Đaria và Amu Đaria.

Các sông lưu vực nội lưu có nước lớn vào cuối xuân đầu hạ, nhưng lưu lượng của chúng giảm dần từ thượng nguồn về hạ lưu. Các sông là nguồn nước vô cùng quý giá.











BÀI 4. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ – XÃ HỘI CHÂU Á

I. Dân cư

1. Số dân:


- Dân số châu Á (không tính phần lãnh thổ nước Nga thuộc châu Á) đến năm 2002 có trên 3.766 triệu người. Chiếm 60.6% dân số toàn thế giới. Gấp 118 lần so với Châu Đại Dương, 5.2 lần Châu Âu, 5 lần so với Châu Phi.

Đây là Châu lục đông dân cư nhất trên Thế giới.

2. Sự phân bố dân cư:

- Mật độ trung bình trên 121 người/km2. So với các các châu lục khác, châu Á là nơi có cư dân đông và mật độ dân số cao nhất thế giới.

- Sự phân bố dân trên lục địa không đồng đều:

+ Ở các khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á là những nơi có mật độ dân cư rất cao. Ví dụ: ở Nhật Bản mật độ trung bình 337 người/km2; Ấn Độ: 325 người/km2... Trong nhiều nước ở các khu vực nói trên, có nhiều khu vực mật độ lên tới 500 - 1.000 và đặc biệt Xingapo là quốc gia có mật độ cao nhất, đạt tới 6.785 người/km2.

+ Trong khi đó, nhiều vùng ở Trung Á, Nội Á, Tây Nam Á, Bắc Á cư dân lại rất thưa thớt, mật độ trung bình chỉ từ 1- 10 người/km2. Đặc biệt, ở nhiều vùng rộng lớn của Nội Á như sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Ta-rim...hầu như không có người ở.

3. Sự gia tăng dân số

đại bộ phận các nước châu Á có tỉ lệ còn khá cao. Năm 2002, tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á là 1,3%; trong đó có một số nước tỉ lệ đó rất cao như Pakixtan: 2,7%; Palextin: 3,5%...Việt Nam: 1,43% (1999)

II. Thành phần chủng tộc

Cư dân châu Á thuộc 3 chủng tộc lớn của thế giới, đó là Môngôlôit, Ơrôpêôit và Ôxtralôit.

1. Chủng tộc Môngôlôit:

Gồm cư dân sống ở Đông Á, Đông Nam Á, một phần ở Bắc Á và Nội Á. Người Môngôlôit có đặc điểm chung là lớp lông phủ trên người và mặt ít, tóc đen, thẳng và hơi cứng, da màu vàng hung, mũi thấp, mặt rộng, lưỡng quyền cao và xếp nếp mi mắt rõ. Người Môngôlôit chiếm một tỉ lệ rất lớn trong tổng số cư dân châu á và được chia thành 2 nhánh hay hai tiểu chủng khác nhau







2. Chủng tộc Ơrôpêôit

Gồm các cư dân sống ở vùng Tây Nam Á và một số ở Bắc Ấn Độ, Trung Á và Nội Á. Người Ơrôpêôit Châu Á có đặc điểm là da màu tối hơn, tóc và mắt đen hơn người Ơrôpêôit nói chung, đầu dài và tầm vóc trung bình.

3. Chủng tộc Ôxtralôit:

Gồm một số cư dân sống ở Nam Ấn Độ, Xri Lanca và một số sống rải rác ở Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a. Người Ôxtralôit chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tổng số cư dân của toàn châu lục.





BÀI 5


ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

CÁC NƯỚC CHÂU Á

1. Vài nét về lịch sử phát triển của các nước Châu Á

a. Thời kỳ cổ đại và trung đại:


Nhiều dân tộc của châu Á đạt trình độ phát triển kinh tế cao của Thế giới. Họ tạo ra những mặt hàng nổi tiếng được các nước phương Tây ưa chuộng như: đồ sứ, vải, tơ lụa, thủy tinh, đồ trang sức.. ở Trung Quốc, Ấn Độ, ĐNA và Tây Nam Á

b. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX:

Hầu hết các nước đều trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây, trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và nơi tiêu thụ hàng hóa cho mẫu quốc.. , nhân dân khổ cực.

Riêng Nhật Bản nhờ có cuộc cải cách Minh Trị nên đã phát triển được kinh tế đất nước.

2. Đặc điểm phát triển KT - XH các nước châu Á hiện nay:

Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, nhiều nước bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh (đặc biệt Nhật Bản), nền kinh tế châu Á lạc hậu, nông nghiệp là chủ yếu, nhưng năng suất và sản lượng thấp, chỉ có công nghiệp khai thác và công nghiệp nhẹ

Trước tình hình đó, chính phủ các nước tìm mọi cách để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân, song hiệu quả rất khác nhau.

Vào cuối thế kỉ XX, trình độ phát triển KT - XH của các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau:

- Nước phát triển cao nhất châu Á - Nhật bản: đướng hàng thứ 2 thế giới sau Hoa Kì, nền KT phát triển toàn diện.

- Nước có mức độ công nghiệp hóa cáo và nhanh: Xin-ga-po, Hàn Quốc ..

- Nước có tốc độ CNH nhanh song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng: Trung Quốc, Ấn Độ - Có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

- Các nước đang phát triển, nền KT dự chủ yếu vào SX nông nghiệp: Mi-an-ma, Lào

- Nước giàu có nhưng trình độ phát triển KT-XH chưa cao: Bru-nây, Cô-oét.. dựa chủ yếu vào nguồn tài nguyên dầu mỏ.

- Nước nông - công nghiệp nhưng có ngành công nghiệp hiện đại: điện tử, hàng không vũ trụ - Trung Quốc, Ấn Độ.







*Câu hỏi: Hãy trình bày về cây lúa gạo ở châu Á

Cây lúa gạo được xem là cây lương thực quan trọng nhất của châu Á. Chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo của Thế giới.

Lúa gạo được trồng ở nhiều nơi châu Á, nhưng nhiều nhất là ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.

Các nước trồng nhiều lúa gạo lớn nhất TG là: Trung Quốc: 28,7%, ấn Độ: 22,9%, In-đô-nê-xi-a, ..

Các nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới là: Thái Lan, Việt Nam..

* Nguyên nhân:

- Châu Á có rất nhiều đồng bằng châu thổ rộng, phù sa màu mỡ: Đb Sông Hồng, s.Mê Kông, S.Mê Nam, Sông Hằng..

- Có khí hậu nóng ẩm và mạng lưới sông phát triển thích hợp cho nghề thâm canh lúa nước.

- Châu Á có dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có nhiều kinh nghiệp trong thâm canh lúa nước, đồng thời nhu cầu sử dụng lúa gạo lớn đã thúc đẩy ngành sản xuất lúa gạo ở châu Á.





BÀI 6 : KHU VỰC NAM Á

Khu vực Nam á gồm 7 nước : Ấn Độ, Pa-Ki-Xtan, Nê-Pan, Bu-Tan, Băng - La - Đét , Xri - lan - ca và Man-Đi-Vơ.

1. Đặc điểm tự nhiên

Nam á là bộ phận nằm ở rìa phía nam của châu lục, bao gồm miền núi Himalaya, đồng bằng Ấn Hằng và bán đảo Ấn Độ.



Himalaya:

- Là hệ thống núi trẻ, cao và đồ sộ nhất thế giới. Hệ thống núi Himalaya được hình thành vào chu kì tạo núi Tân sinh, được nâng lên rất cao và tạo thành một hệ thống núi cao với nhiều đỉnh cao > 8.000m ( đỉnh cao nhất E-vơ-ret: 8.848m).

Dãy Himalaya là ranh giới khí hậu lớn của châu Á. Các sườn núi phía nam thuộc khí hậu nóng ẩm, với lượng mưa trung bình năm từ 1.000 - 3.000mm; trong khi đó trên các sườn bắc khí hậu khô và lạnh, lượng mưa hàng năm không vượt quá 100mm.

Các cảnh quan thiên nhiên của vùng núi Himalaya có sự thay đổi theo chiều cao và theo hướng sườn.



b. Đồng bằng Ấn - Hằng

Đây là một trong những đồng bằng bồi tụ rộng lớn bậc nhất lục địa Á - Âu, kéo dài từ bờ biển Arap đến bờ vịnh Bengan dài > 3.000km. Bề mặt đồng bằng khá bằng phẳng và cao không quá 100m.

- Đồng bằng sông Ấn:

Phần lớn thuộc lãnh thổ Pakixtan, nằm chủ yếu trong miền khí hậu nhiệt đới khô hạn, lượng mưa trung bình năm khoảng 400 - 500mm, phát triển cảnh quan xavan cây bụi. Ngày nay, nhờ có hệ thống tưới nước tốt, đã trở thành vùng có cư dân đông và nông nghiệp phát triển.

- Đồng bằng sông Hằng nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa. Về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và khô, còn mùa hạ có gió tây nam, đông nam nóng ẩm và mưa nhiều. Lượng mưa giảm dần từ tây sang đông.

Ngày nay, toàn bộ đồng bằng được khai thác để trồng trọt. Đây là vùng có cư dân đông đúc và nông nghiệp phát triển nhất của Ấn Độ.

c. Bán đảo Ấn Độ

Bán đảo Ấn Độ là một mảng nền cổ, có dạng một tam giác khổng lồ. ở trung tâm là sơn nguyên Đê-can, bờ phía tây và bờ phía đông được nâng lên cao hơn, tạo thành dãy Gát Tây và dãy Gát Đông.

Ngoài ra, thuộc xứ này còn có đảo Xri Lanca một bộ phận của nền Ấn Độ, nằm cách bờ lục địa bởi một eo biển hẹp.

Bán đảo Ấn Độ nằm hoàn toàn trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do ảnh hưởng của địa hình nên phân bố mưa không đồng đều. Ngày nay, phần lớn các cảnh quan tự nhiên của bán đảo Ấn Độ đã được khai thác để trồng trọt và chăn nuôi.

2. Khái quát về dân cư - xã hội:

Là khu vực đông dân thứ 2 của Châu Á (sau KV Đông Á) năm 2001: 1.356 triệu người. Phân bố dân cư không đều.

Dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi Giáo, ngoài ra còn theo Thiên chúa giáo và phật giáo Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến tình hình KT- XH ở Nam Á.

3. Đặc điểm kinh tế:

Trước đây, toàn bộ khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm chiếm làm thuộc địa. Biến Nam Á thành nơi cung cấp nguyên liệu và nông sản nhiệt đới, đồng thời tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ty tư bản Anh.

Năm 1947, các nước Nam Á giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ của mình.

Ấn Độ

- Là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á. Năm 2001, GDP đạt 477 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng GDP là 5,88%, bình quân đầu người đạt: 460 USD.

- Từ sau ngày giành được độc lập,Ấn Độ đã bắt tay xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại, bao gồm: nặng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là dệt ở Mum - bai và Côn- Ca - Ta đã nổi tiếng từ lâu .

- Ấn Độ cũng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, tinh vi, chính xác như: điện tử, máy tính ..

- Ngày nay về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đướng hàng thứ 10 Thế giới.

- Về nông nghiệp: Thực hiện cuộc cách mạng xanh và cách mạng trắng Ấn Độ đã giải quyết được vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân .

- Về dịch vụ: đang phát triển, chiếm 48% GDP.



BÀI 7. KHU VỰC ĐÔNG Á

1. Khái quát về vị trí địa lí:

Đông Á bao gồm các quốc gia : Trung Quốc, Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan.

Đông Á là bộ phận nằm dọc theo bờ đông của châu lục, kéo dài từ phía bắc bán đảo Camsátca cho đến ranh giới phía nam Trung Quốc.

2. Đặc điểm tự nhiên:

a. Địa hình:

* Phần đất liền
Đông Á: chiếm tới 83,7% diện tích lãnh thổ.

- Hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở xen các bồn địa rộng phân bố ở phía tây Trung Quốc.

- Vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều tiên

*Phần hải đảo: nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương đây là miền núi trẻ thừng xuyên có động đất và núi lửa, ở Nhật Bản các núi cao phần lớn là núi lửa.

b. Sông ngòi:

Phần đất liền của Đông Á, có 3 con sông lớn: A-mua, Hoàng Hà và Trường Giang:

- Sông A-mua chảy ở rìa phía Bắc khu vực.

- Sông Hoàng Hà và Trường Giang đều bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng chảy về phía đông rồi đổ vào Biển Hoàng Hải. ở hạ lưu các sông bồi đắp thành những đồng bằng rộng và màu mỡ. Nguồn cung cấp nước của hai con sông đều do băng tuyết tan và mưa gió mùa vào mùa hạ. Các sông có lũ vào cuối hạ đầu thu và cạn nước vào cuối đông đầu xuân.

c. Khí hậu và cảnh quan:

- Nửa phía đông phần đất liền và phần hải đảo Đông Á: nằm trong kiểu khí hậu gió mùa:

+ Mùa đông có gió mùa Tây Bắc thời tiết khô và lạnh, riêng Nhật Bản do gió đi qua biển nên vẫn có mưa.

+ Mùa hạ: có gió mùa đông nam từ biển thổi vào thời tiết mát ẩm và mưa nhiều

+ Cảnh quan: rừng bao phủ, nhưng ngày nay do con người khai thác nhiều nên diện tích rừng còn rất ít.

- Nửa phía tây phần đất liền Đông á: nằm sâu trong nội địa, khí hậu quanh năm khô hạn, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.

3. Khái quát dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế Đông á

- Đông Á là khu vực đông dân, chiếm 1/4 dân số toàn cầu, nổi tiếng thế giới về sự phát triển và tăng trưởng kinh tế; một trong những trung tâm tài chính lớn, một thị trường chứng khoán sôi động của thế giới (Nhật Bản, Hồng Kông). Khu vực này ngày càng đóng vai trò lớn trong vành đai kinh tế châu á - Thái Bình Dương.

Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đến nay, nhiều nước Đông Á đã đạt nhiều kỳ tích trong việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân, thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia trên thế giới. Nổi lên hàng đầu là Nhật Bản, là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng đã trở thành cường quốc lớn thứ 2 thế giới sau Hoa Kì.

Một số nước và lãnh thổ như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông vào những năm thập kỉ 60 của thế kỉ XX nền kinh tế lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người thấp... nhưng chỉ sau gần 2 thập kỉ đã trở thành những nước công nghiệp mới Châu Á (NIC).

4. Trung Quốc:

Trung Quốc là nước có dân số đông nhất thế giới (gần 1,3 tỷ người), nền kinh tế gặp nhiều xáo trộn do cuộc cách mạng văn hoá. Nhưng đến cuối thập kỉ 80 và 90 đã đạt nhiều thành tựu đáng kể

- Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện (Năm 2001: sản lượng lương thực đạt 385,5 triệu tấn) nhờ đó giửi quyết được vấn đề lương thực cho gần 1,3 tỷ dân.

- Công nghiệp phát triển tương đối hoàn chỉnh, có một số ngành công nghiệp hiện đại như: điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không vũ trụ.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định: Từ 19995 – 2001, tốc độ tăng hàng năm trên 7%).

- Sản lượng của nhiều ngành như: lương thực, than, điện năng đứng đầu thế giới.

5. Nhật Bản:

Từ sau năm 1945, Nhật Bản tập trung khôi phục và phát triển kinh tế, ngày nay Nhật Bản là cường quốc thứ 2 thế giới vê kinh tế.

Phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, hàng đầu thế giới: Ô tô, tàu biển, điện tử, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng…

Các sản phẩm công nghiệp được khách hàng ưa chuộng và được bán rộng rãi trên thị trường TG.

Thu nhập bình quân đầu người cao: 33.400 USD/ người năm 2001, chất lượng cuộc sống cao và ổn định.



BÀI 8


KHU VỰC TÂY NAM Á

1. Đặc điểm địa lí tự nhiên

Diện tích: trên 7 triệu Km2.

Tây Nam Á bao gồm: bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà, các sơn nguyên Tiểu Á, Ac-mê-ni và I-ran.

Tây Nam Á bao gồm các nước và khu vực nằm ở phía tây và tây nam lục địa châu Á, nằm trên ngã ba đường qua lại giữa châu á, châu Âu, châu Phi. Xung quanh có 5 biển: Địa Trung Hải, Biển Đen, Biển Ca-xpi, Biển Đỏ và Biển A-rap.



a. Địa hình:

Chủ yếu là núi và cao nguyên:

- Phía đông bắc có các dãy núi cao kéo từ bờ biển Địa Trung Hải nối hệ An-pi với hệ Hy-ma-lay-a bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.

- Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap.

- Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của 2 con sông Ti-grơ và ơ-Phrát

b. Khoáng sản:

Quan trọng nhất là dầu mỏ: trữ lượng lớn và tập trung chủ yếu ở đồng bằng Lưỡng Hà các đồng bằng của bán đảo A-ráp và vịnh Péc-Xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là: ả-rập Xê-út, I-ran, I-rắc và Cô-oét.

c. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan:

- Khí hậu: nằm trong miền khí hậu nhiệt đới khô hạn, lượng mưa thấp và lượng bốc hơi lớn.

- Sông ngòi: Thưa thớt, đáng kể nhất là 2 con sông Ti-grơ và ơ-Phrát, nguồn cung cấp nước chủ yếu là băng tuyết trên các núi cao. Tuy nhiên có giá trị lớn đối với đời sống và sản xuất của người dân khu vực.

- Cảnh quan: chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc

2. Dân cư - xã hội:

- Dân cư Tây Nam á không đông. Năm 2002, toàn khu vực có khoảng 286 triệu người

- Về tôn giáo, dân cư của hầu hết các nước trong khu vực đều theo đạo Hồi và trở thành quốc đạo, chỉ có người I-xra-en theo đạo Do Thái, người ác-mê-ni và một phần người Li-băng theo đạo Thiên chúa.

- Dân cư phân bố không đều, phần lớn tập trung ở đồng bằng Lưỡng Hà, ven vịnh Pécxích, các vùng duyên hải, trong các thung lũng sông và ốc đảo. Trên các núi cao và vùng hoang mạc khô cằn, dân cư thưa thớt, trong đó có những vùng rất rộng hầu như không có người ở.

3. Kinh tế:

- Trước kia dân sống chủ yếu về nông nghiệp. Song những thập kỉ gần đây, công nghiệp và thương mại phát triển, dân thành phố ngày càng đông. - Tây Nam á - một trong những cái nôi của các nền văn minh cổ đại của loài người: Lưỡng Hà, Arập, Ba-bi-lon.

- Vài thập kỉ gần đây, nhờ việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, đặc biệt là khai thác & chế biến dầu mỏ và các nền công nghiệp hiện đại khác, nhiều nước đã có thu nhập bình quân đầu người rất cao.

- Khai thác Dầu mỏ - Đây là nguồn lợi lớn của các nước Tây Nam á, chiếm vị trí quan trọng trên thị trường thế giới. Hàng năm, các nước khai thác > 1 tỉ tấn, chiếm 1/3 sản lượng dầu thế giới.

- Ngoài ra ở đây còn khai thác than, kim loại màu, luyện kim, chế tạo máy, phát triển các ngành công nghiệp hiện đại và công nghiệp nhẹ nổi tiếng...Tốc độ phát triển các ngành công nghiệp này ngày một tăng.

*Nông nghiệp tuy có nhiều khó khăn do thiếu nước, nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong một số quốc gia. ở nhiều nước, nông nghiệp đã đạt những thành công đáng kể nhờ trình độ thâm canh cao và công nghiệp hoá nông nghiệp.






BÀI 9: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á


TT
Quốc gia
Thủ đô
1​
Việt NamHà Nội
2​
LàoViêng Chăn
3​
Cam-pu-chiaPhnôm-pênh
4​
Thái LanBăng cốc
5​
Mi-an-maY-a-gun
6​
Xin-ga-poXin-ga-po
7​
Ma-lai-xi-aCua-la-lăm-pơ
8​
In-đô-nê-xi-aGia-các-taDiện tích lớn nhất và Dân số đông nhất
9​
Bru-nâyBan-đa-xê-ri Bê-ga-oanDiện tích nhỏ nhất và Dân số ít nhất
10​
Phi-lip-pinMa-ni-la
11​
Đông Ti-moĐi-li
1.Vị trí và giới hạn khu vực:

Đông Nam Á là khu vực nằm ở phía đông nam của châu Á. Như một chiếc : “cầu nối” giữa 2 châu lục và 2 đại dương. Đông Nam Á là một đơn vị thống nhất gồm 2 bộ phận chính: bán đảo Trung ấn và quần đảo Mã Lai. Diện tích đất đai chỉ rộng 4,5 triệu km2, song phạm vi lãnh thổ Đông Nam Á lại là khu vực bao gồm cả biển và đất liền trải ra trên một không gian rất rộng.

2. Đặc điểm tự nhiên

a. Địa hình:


- Bán đảo Trung Ấn: là các dải núi nối tiếp dãy Hy-ma-lay-a chạy dài theo hướng bắc - nam hoặc tây bắc - đông nam, bao quanh các khối cao nguyên thấp. Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh. Các đồng bằng phù sa tập trung ở vùng ven biển và hạ lưu các con sông: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đb sông Mê Nam..

- Phần hải đảo: thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa do nằm trên khu vực không ổn định của vỏ Trái đất.

- Vùng chứa nhiều tài nguyên khoáng sản quan trọng như: thiếc kẽm, đồng, than đá, dầu mỏ ..

1646036154420.png


XEM THÊM:
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM-tai-lieu-BD-HSG-Dia-Li-8.docx
    122.2 KB · Lượt xem: 14
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bồi dưỡng học sinh giỏi địa 8 bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8 bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8 pdf bồi dưỡng học sinh giỏi địa lý 8 bồi dưỡng hsg địa 8 bồi dưỡng hsg địa lí 8 bồi dưỡng địa 8 bồi dưỡng địa lí 8 câu hỏi ôn tập địa 8 kì 2 câu hỏi trắc nghiệm địa 8 học kì i câu hỏi trắc nghiệm địa 8 học kì ii câu hỏi trắc nghiệm địa lí 8 violet giáo án bồi dưỡng hsg địa 8 làm trắc nghiệm địa lý 8 online một số câu hỏi trắc nghiệm địa lý 8 những câu hỏi trắc nghiệm địa lí 8 bài 1 những câu hỏi trắc nghiệm địa lý 8 ôn tập kiểm tra 1 tiết địa 8 ôn tập môn địa lý lớp 8 ôn tập địa 8 ôn tập địa 8 cuối kì 1 ôn tập địa 8 giữa học kì 1 ôn tập địa 8 giữa kì 2 ôn tập địa 8 học kì 1 ôn tập địa 8 học kì 2 ôn tập địa 8 kì 1 ôn tập địa lí 8 ôn tập địa lí 8 giữa học kì 1 ôn tập địa lí 8 học kì 1 ôn tập địa lí 8 học kì 2 ôn tập địa lí 8 kì 1 ôn tập địa lý 8 ôn tập địa lý 8 giữa học kì 1 ôn tập địa lý 8 giữa học kì 2 ôn tập địa lý 8 học kì 2 ôn tập địa lý 8 kiểm tra 1 tiết ôn tập địa lý lớp 8 giữa học kì 1 sách bồi dưỡng học sinh giỏi địa 8 sách bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8 sách bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8 pdf tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa 8 tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lý 8 tài liệu bồi dưỡng hsg địa 8 tài liệu bồi dưỡng địa lí 8 tài liệu giáo dục địa phương lớp 8 tài liệu ôn học sinh giỏi địa 8 tài liệu ôn thi học sinh giỏi địa 8 tài liệu ôn thi học sinh giỏi địa lí 8 tài liệu on thi hsg môn địa lí 8 tài liệu ôn thi hsg địa 8 tài liệu ôn thi địa 8 tài liệu ôn thi địa lý lớp 8 tài liệu địa 8 tài liệu địa lý 8 tài liệu địa phương lớp 8 trắc nghiệm chương 8 địa lí công nghiệp trắc nghiệm môn địa 8 trắc nghiệm môn địa bài 8 lớp 11 trắc nghiệm môn địa lớp 12 bài 8 trắc nghiệm môn địa lớp 8 trắc nghiệm môn địa lý lớp 8 trắc nghiệm online địa 8 trắc nghiệm online địa lý 11 bài 8 trắc nghiệm địa 10 chương 8 trắc nghiệm địa 11 bài 8 liên bang nga trắc nghiệm địa 11 bài 8 tiết 1 phần 2 trắc nghiệm địa 11 bài 8 tiết 1 phần 3 trắc nghiệm địa 11 bài 8 tiết 2 phần 3 trắc nghiệm địa 11 bài 8 và 9 trắc nghiệm địa 11 bài 8 vungoi trắc nghiệm địa 12 bài 8 có đáp án trắc nghiệm địa 12 bài 8 phần 2 trắc nghiệm địa 12 bài 8 vietjack trắc nghiệm địa 12 bài 8 vungoi trắc nghiệm địa 8 trắc nghiệm địa 8 bài 1 trắc nghiệm địa 8 bài 10 trắc nghiệm địa 8 bài 11 trắc nghiệm địa 8 bài 12 trắc nghiệm địa 8 bài 3 trắc nghiệm địa 8 bài 5 trắc nghiệm địa 8 bài 6 trắc nghiệm địa 8 bài 7 trắc nghiệm địa 8 bài 9 trắc nghiệm địa 8 châu á trắc nghiệm địa 8 có đáp án trắc nghiệm địa 8 cuối học kì 1 trắc nghiệm địa 8 cuối học kì 2 trắc nghiệm địa 8 cuối kì 1 trắc nghiệm địa 8 cuối kì 2 trắc nghiệm địa 8 giữa học kì 1 trắc nghiệm địa 8 giữa học kì 2 trắc nghiệm địa 8 giữa kì 1 trắc nghiệm địa 8 giữa kì 2 trắc nghiệm địa 8 hki trắc nghiệm địa 8 học kì 1 trắc nghiệm địa 8 học kì 1 có đáp án trắc nghiệm địa 8 học kì 2 trắc nghiệm địa 8 học kì 2 có đáp án trắc nghiệm địa 8 kì 1 trắc nghiệm địa 8 kì 2 trắc nghiệm địa 8 nam á trắc nghiệm địa 8 nâng cao trắc nghiệm địa 8 tây nam á trắc nghiệm địa 8 tech 12 trắc nghiệm địa 8 thi giữa học kì 1 trắc nghiệm địa 8 thi giữa kì 1 trắc nghiệm địa 8 thi học kì 1 trắc nghiệm địa 8 thi học kì 2 trắc nghiệm địa 8 vietjack trắc nghiệm địa bài 8 tiết 1 lớp 11 trắc nghiệm địa bài 8 tiết 2 lớp 11 trắc nghiệm địa lí 11 bài 8 liên bang nga trắc nghiệm địa lí 8 trắc nghiệm địa lí 8 bài 1 trắc nghiệm địa lí 8 bài 10 trắc nghiệm địa lí 8 bài 3 trắc nghiệm địa lí 8 bài 5 trắc nghiệm địa lí 8 bài 9 trắc nghiệm địa lí 8 học kì 1 trắc nghiệm địa lý 10 chương 8 trắc nghiệm địa lý 11 bài 8 liên bang nga trắc nghiệm địa lý 12 bài 8 vndoc trắc nghiệm địa lý 8 bài 9 trắc nghiệm địa lý 8 có đáp án trắc nghiệm địa lý 8 giữa kì 1 trắc nghiệm địa lý 8 giữa kì 2 trắc nghiệm địa lý 8 kì 2 trắc nghiệm địa lý 9 bài 8 vietjack trắc nghiệm địa 11 bài 8 đề bồi dưỡng học sinh giỏi địa 8 đề cương ôn tập địa 8 đề cương ôn tập địa 8 giữa học kì 2 đề cương ôn tập địa 8 học kì 1 đề cương ôn tập địa 8 học kì 1 violet đề cương ôn tập địa 8 học kì 2 đề cương ôn tập địa 8 học kì 2 violet đề cương ôn tập địa 8 kì 1 đề cương ôn tập địa 8 violet đề cương ôn tập địa lý 8 cuối năm đề trắc nghiệm địa 8 giữa kì 1 địa lí 8 ôn tập kiểm tra 1 tiết
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,485
    Bài viết
    37,954
    Thành viên
    141,623
    Thành viên mới nhất
    luckily
    Top