Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

yopoteam

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
29/1/21
Bài viết
191
Điểm
18
tác giả
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 8 PHẦN TỰ NHIÊN VIỆT NAM CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 94 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐỊA LÍ VIỆT NAM

Bài 1

VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

1. Đường lối Đổi mới từ Đại hội VI (1986) đưa nền kinh tế - xã hội nước ta phát triển theo những xu thế nào ?

Đường lối Đổi mới đưa nền kinh tế - xã hội nước ta phát triển theo ba xu thế :

- Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội ;

- Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ;

- Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

2. Tại sao nước ta phải đặt ra vấn đề đổi mới kinh tế - xã hội ?

- Sau khi thống nhất đất nước (năm 1975), nền kinh tế nước ta chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, nước ta lại đi lên từ một nền nông nghiệp với phương thức sản xuất lạc hậu, kém hiệu quả.

- Bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế vào những năm cuối thập kỉ 70 và đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX diễn biến hết sức phức tạp.

- Nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Lạm phát có thời kì luôn ở mức 3 con số. Đời sống nhân dân cơ cực.

- Những đường lối và chính sách cũ không còn phù hợp với tình hình mới (tình hình thực tế của đất nước và xu thế chung của thế giới). Vì vậy, để thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước thì cần phải đổi mới.

3. Công cuộc Đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn nào ?

- Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tốc độ tăng GDP từ 0,2% vào giai đoạn 1975 - 1980 đã tăng lên 6,0% vào năm 1988 và 9,5% năm 1995. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt mức 4,8% (năm 1999) và đã tăng lên 8,4% vào năm 2005. Trong 10 nước ASEAN, tính trung bình giai đoạn 1987 - 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 6,9%, chỉ đứng sau Xingapo (7,0%).

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển.

- Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong xoá đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện rõ rệt.

4. Hãy nêu những sự kiện để chứng tỏ nước ta đang từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.

-
Từ đầu năm 1995, Việt Nam và Hoa Kì đã bình thường hoá quan hệ.

- Tháng 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN.

- Nước ta cũng trong lộ trình thực hiện các cam kết của AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ song phương và đa phương.

- Năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

5. Công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước đã đạt được những thành tựu nào ?

-
Nước ta đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài : vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Đầu tư gián tiếp của nước ngoài (FPI) cũng bắt đầu tăng lên. Các nguồn vốn này đã và đang có tác động tích cực đến việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, hiện đại hoá đất nước.

- Hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực,… được đẩy mạnh.

- Ngoại thương được phát triển ở tầm cao mới. Tổng giá trị xuất nhập khẩu đã tăng từ 3,0 tỉ USD (năm 1986) lên 69,4 tỉ USD (năm 2005), mức tăng trung bình cho cả giai đoạn 1986 - 2005 là 17,9%/ năm. Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu khá lớn về một số mặt hàng.

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN​



VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ



Bài 2

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ

1. Vị trí địa lí của Việt Nam có những đặc điểm gì ?

- Việt Nam nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

- Việt Nam nằm trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế quan trọng.

- Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, trong luồng di cư của các loài động thực vật, trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.

- Việt Nam có vị trí là chiếc cầu nối liền Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

- Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông và phía nam giáp Biển Đông.

2. Vị trí địa lí mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta ?

- Những thuận lợi :

+ Thuận lợi trong việc thông thương, giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

+ Giao lưu văn hoá với nhiều nước trên thế giới.

+ Nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng, là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp.

+ Mang lại khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và vật nuôi.

+ Thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển.

+ Sinh vật phong phú, đa dạng cả về số lượng và chủng loài.

- Những khó khăn : Thiên tai thường xuyên xảy ra như bão, lũ ; vấn đề an ninh quốc phòng hết sức nhạy cảm.

3. Hãy cho biết toạ độ địa lí Việt Nam. Qua toạ độ địa lí đó, em biết được điều gì ?

- Toạ độ địa lí Việt Nam :

+ Điểm cực Bắc : 23023'B (tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).

+ Điểm cực Nam : 8034'B (tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau).

+ Điểm cực Đông : 109024'Đ (tại xã Vạn Thạch, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà).

+ Điểm cực Tây : 102009'Đ (tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên).

- Qua toạ độ đó cho ta biết lãnh thổ Việt Nam trải dài theo chiều Bắc - Nam, hẹp theo chiều Đông - Tây. Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng khí hậu nhiệt đới. Khí hậu Việt Nam có sự phân hoá theo chiều Bắc - Nam.

4. Phạm vi lãnh thổ của một nước thường bao gồm những bộ phận nào ? Trình bày khái quát phạm vi lãnh thổ nước ta.

-
Phạm vi lãnh thổ của một nước thường bao gồm vùng đất, vùng biển (nếu giáp biển) và vùng trời.

- Phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Cụ thể :

+ Vùng đất của nước ta là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo với tổng diện tích là 331 212 km2. Phần đất liền được giới hạn bởi đường biên giới với các nước xung quanh (hơn 4 500 km) và đường bờ biển (dài 3 260 km). Nước ta có khoảng 3 000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo nhỏ ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà).

+ Vùng biển của nước ta bao gồm : nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1 852 m).

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lí. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư,…

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như công ước quốc tế quy định. Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

Thềm lục địa nước ta là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu 200 m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.

+ Vùng trời nước ta là khoảng không gian không giới hạn độ cao bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta ; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

5. Vị trí địa lí đã ảnh hưởng đến các đặc điểm của tự nhiên nước ta như thế nào ?

-
Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc nên khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới, có nền nhiệt độ cao ; lại nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa châu Á nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt : mùa đông bớt nóng và khô còn mùa hạ nóng và mưa nhiều ; đặc biệt nước ta tiếp giáp với Biển Đông nên khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, biển là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt ẩm, vì thế mà khí hậu nước ta ôn hoà và mát mẽ hơn so với nhiều nước cùng vĩ độ.

+ Do nằm trong vùng nhiệt đới với nhiệt ẩm dồi dào nên tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng.

- Nước ta nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá.

- Vị trí địa lí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên giữa các vùng miền (giữa miền Bắc và miền Nam, giữa vùng phía đông và vùng phía tây,…).

- Ngoài ra vị trí địa lí của nước ta cũng mang lại những điều kiện tự nhiên không thuận lợi như bão, lũ lụt, hạn hán,…

6. Tại sao nói vị trí địa lí đã mang đến cho nước ta những thuận lợi lớn cho quá trình phát triển kinh tế ?

Vị trí địa lí đã mang đến cho nước ta những thuận lợi lớn cho quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt trong xu thế hội nhập toàn cầu thì vị trí đó càng trở nên quan trọng hơn.

- Với vị trí vừa gắn liền với lục địa Á - Âu vừa tiếp giáp với Thái Bình

1701099642657.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--Tài liệu HSG Dia ly 8 Phan tu nhien VN.doc
    251 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi địa lý 8 giáo án dạy địa lí 8 giáo án môn địa lí 8 giáo án môn địa lý lớp 8 bài 12 giáo án môn địa lý lớp 8 bài 22 giáo án môn địa lý lớp 8 bài 35 giáo án môn địa lý lớp 8 bài 38 giáo án môn địa lý lớp 8 bài 42 giáo án môn địa lý lớp 8 bài 6 giáo án powerpoint địa lí 8 giáo án địa 8 giáo án địa 8 mới nhất giáo án địa lí 8 giáo án địa lí 8 bài 26 violet giáo án địa lí 8 bài 29 tiết 2 giáo án địa lí 8 cả năm giáo án địa lí 8 download giáo án địa lí 8 học kì 2 giáo án địa lí 8 học kì ii giáo án địa lí 8 mới nhất giáo án địa lí 8 theo công văn 5512 giáo án địa lí 8 theo định hướng năng lực giáo án địa lí lớp 8 giáo án địa lớp 8 giáo án địa lý 11 bài 8 tiết 1 giáo án địa lý 11 bài 8 tiết 2 giáo án địa lý 11 bài 8 tiết 3 giáo án địa lý 8 giáo án địa lý 8 bài 1 giáo án địa lý 8 bài 10 giáo án địa lý 8 bài 12 giáo án địa lý 8 bài 2 giáo án địa lý 8 bài 3 giáo án địa lý 8 bài 4 giáo án địa lý 8 bài 5 giáo án địa lý 8 bài 6 giáo án địa lý 8 bài 7 giáo án địa lý 8 bài 8 giáo án địa lý 8 bài 9 giáo án địa lý 8 mới giáo án địa lý 8 theo công văn 5512 giáo án địa lý 8 violet giáo án địa lý lớp 8 giáo án địa lý lớp 8 bài 1 giáo án địa lý lớp 8 bài 17 giáo án địa lý lớp 8 bài 2 giáo án địa lý lớp 8 bài 23 giáo án địa lý lớp 8 bài 29 giáo án địa lý lớp 8 bài 3 giáo án địa lý lớp 8 bài 4 thực hành giáo án địa lý lớp 8 bài 5 giáo án điện tử địa lí 8 cả năm chuẩn giáo án điện tử địa lý 8 soạn giáo án địa lý 8 đáp án sách giáo khoa địa lí 8
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,376
    Bài viết
    37,845
    Thành viên
    140,886
    Thành viên mới nhất
    nguyenphilong

    Thành viên Online

    Không có thành viên trực tuyến.
    Top