Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,567
Điểm
113
tác giả
TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ LỚP 11; Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại lớp 11 được soạn dưới dạng file word gồm 5 FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

CHỦ ĐỀ 1: NHẬT BẢN VÀ TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX

Mục tiêu

Kiến thức


Phân tích được bối cảnh nước Nhật trước năm 1868 để dẫn đến cuộc Duy tân Minh Trị.

Trình bày được những cải cách quan trọng của Thiên hoàng Minh Trị.

Đánh giá được tính chất và ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Trị đối với lịch sử nước Nhật.

Hiểu được vì sao gọi Nhật Bản là đế quốc phong kiến quân phiệt.

Hiểu được khái niệm “cải cách”, “cách mạng”, “duy tân”, “nửa thuộc địa nửa phong kiến”.

Nêu được nét chính về các phong trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Đánh giá được trách nhiệm của triều đình phong kiến Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc rơi vào tay các nước đế quốc.

Kĩ năng

Quan sát tranh ảnh, lược đồ lịch sử để trình bày sự kiện và rút ra được nhận xét, đánh giá.

So sánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Liên hệ tình hình Nhật Bản, Trung Quốc với Việt Nam cùng thời kì.





I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

NHẬT BẢN CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX

1. NHẬT BẢN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

a. Chính trị

- Quyền lực nằm trong tay Sô-gun (tướng quân).

- Chế độ Mạc phủ lâm vào khủng hoảng.

- Các nước tư bản phương Tây dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

b. Kinh tế

- Nông nghiệp: quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu; mất mùa, đói kém liên tiếp,...

- Công - thương nghiệp: mầm mống của kinh tế TBCN phát triển nhanh chóng,...

c. Xã hội

- Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì.

- Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.

ð Nhật Bản đứng trước 2 lựa chọn:

- Canh tân đất nước, phát triển theo con đường các nước tư bản phương Tây.

- Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến → đối mặt nguy cơ bị các nước đế quốc xâu xé.

2. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ

a. Nguyên nhân

- Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.

- Sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước thực dân phương Tây.

ð Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách, canh tân đất nước.

- Mục đích

+ Đưa Nhật Bản nhanh chóng thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.

+ Bảo vệ nền độc lập dân tộc.

b. Nội dung chính

- Chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc phủ; thành lập chính phủ mới; thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân; ban hành Hiến pháp 1889.

- Kinh tế: thống nhất tiền tệ, thị trường; cho phép mua bán ruộng đất; phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn; xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ giao thông liên lạc.

- Quân sự: tổ chức, huấn luyện theo kiểu phương Tây; thực hiện nghĩa vụ quân sự; mời chuyên gia quân sự nước ngoài,...

- Giáo dục: chính sách giáo dục bắt buộc; chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật; cử học sinh giỏi đi du học phương Tây.

c. Kết quả

- Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

- Đưa Nhật trở thành nước tư bản đầu tiên ở châu Á.

d. Tính chất

- Mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản nhưng chưa triệt để.

3. NHẬT TIẾN LÊN GIAI ĐOẠN ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA

a. Thời gian:

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

b. Biểu hiện

- Xuất hiện các công ti độc quyền chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị.

- Tiến hành chiến tranh xâm lược và bành trướng lãnh thổ.

c. Đặc điểm

- Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.



TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX

1. TRUNG QUỐC BỊ CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC XÂM LƯỢC

a. NGUYÊN NHÂN

- Thế kỉ XVIII - XIX, kinh tế TBCN ở các nước phương Tây phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường và nhân công đặt ra cấp thiết → tăng cường việc xâm chiếm thuộc địa.

- Trung Quốc là “miếng mồi ngon” cho các nước đế quốc, vì:

+ Có vị trí chiến lược quan trọng.

+ Giàu tài nguyên, nhân công dồi dào.

+ Thị trường tiêu thụ rộng.

Đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế TBCN của các nước đế quốc.

- Chế độ phong kiến Mãn Thanh lâm vào khủng hoảng, suy yếu.

b. QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC

- Các đế quốc, đứng đầu là Anh, dùng mọi thủ đoạn ép chính quyền Mãn Thanh phải “mở cửa”.

- Anh thực hiện “Chiến tranh thuốc phiện” (tháng 6/1840 - tháng 8/1842), mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc.

→ Thất bại trong chiến tranh thuốc phiện, nhà Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh.

- Sau thực dân Anh, các nước đế quốc khác đua nhau xâu xé Trung Quốc

+ Đức chiếm Sơn Đông.

+ Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử.

+ Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông.

+ Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc.

c. HẬU QUẢ

- Biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.

- Mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với các nước đế quốc sâu sắc → bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh.

2. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN TRUNG QUỐC (GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX)

Thái Bình Thiên Quốc
(1851 - 1804)
Duy tân Mậu Tuất (1898)
Nghĩa Hòa đoàn
(1900 - 1901)
Lãnh đạoHồng Tú ToànKhang Hữu Vi, Lương Khải Siêu.
Địa bànTừ Kim Điền (Quảng Tây) lan rộng khắp cả nước.Từ Sơn Đông lan ra Trực Lệ, Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
Lực lượng tham giaNông dân.Quan lại, sĩ phu tiến bộ, được vua Quang Tự ủng hộ.Nông dân.
Kết quảTriều đình Mãn Thanh cấu kết với các nước đế quốc đàn áp → thất bại.Bị phái thủ cựu (do Từ Hi Thái hậu cầm đầu) đàn áp → thất bại sau 100 ngày.Bị liên quân 8 nước tấn công. → thất bại.
Tính chấtKhởi nghĩa nông dân chống đế quốc và phong kiến.Cải cách theo khuynh hướng dân chủ tư sản.Khởi nghĩa nông dân chống đế quốc.
3. TÔN TRUNG SƠN VÀ CÁCH MẠNG TÂN HỢI (1911)

a. TÔN TRUNG SƠN VÀ TỔ CHỨC TRUNG QUỐC ĐỒNG MINH HỘI

- Đôi nét về Tôn Trung Sơn

+ Sinh năm 1866 trong một gia đình nông dân ở tỉnh Quảng Đông.

+ Đi nhiều nước trên thế giới, có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng dân chủ Âu - Mĩ một cách có hệ thống.

+ Sớm nảy nở tư tưởng cách mạng, lật đổ triều Thanh, xây dựng xã hội mới → trở thành đại diện ưu tú và lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.

- Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội

+ Do Tôn Trung Sơn thành lập vào tháng 8/1905.

+ Cương lĩnh chính trị: theo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.

+ Mục tiêu: lật đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa; thành lập Dân quốc, thực hiện bình đẳng về ruộng đất.

+ Lực lượng tham gia: trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh.

b. CÁCH MẠNG TÂN HỢI (1911)

- Nguyên nhân

+ Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc, phong kiến.

+ Nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc → bán rẻ quyền lợi dân tộc.

- Lãnh đạo

+ Đồng minh hội do Tôn Trung Sơn đứng đầu.

- Diễn biến chính

+ Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương (10/10/1911), → lan rộng khắp miền Nam, miền Trung.

+ 29/12/1911, Trung Hoa Dân quốc được thành lập, do Tôn Trung Sơn làm Tổng thống lâm thời.

+ Một số lãnh đạo Đồng minh hội thỏa hiệp với nhà Thanh → Viên Thế Khải làm Tổng thống (6/2/1911). Cách mạng chấm dứt.

- Ý nghĩa

+ Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế.

+ Mở đường cho CNTB phát triển.

+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

- Tính chất

+ Cách mạng tư sản không triệt để.

- Hạn chế

+ Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.

+ Không đụng chạm đến các đế quốc xâm lược.

+ Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN

Ø CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1:
Từ thế kỉ XIX, nền nông nghiệp ở Nhật Bản dựa trên cơ sở

A. quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. B. kinh tế tự cấp, tự túc.

C.
ruộng đất và điền trang. D. địa chủ bóc lột nông dân.

Câu 2: Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?

A. Nông nghiệp lạc hậu. B. Công nghiệp phát triển.

C. Thương mại hàng hóa phát triển. D. Sản xuất quy mô lớn.

Câu 3: Từ thế kỉ XIX, ở Nhật Bản, hình thức kinh tế nào xuất hiện ngày càng nhiều?

A. Kinh tế hàng hóa. B. Công trường thủ công. C. Kinh tế công thương. D. Công nghiệp nặng.

Câu 4: Dưới chế độ Mạc phủ, mầm mống kinh tế nào phát triển nhanh chóng?

A. Phong kiến. B. Nông nghiệp. C. Tư bản chủ nghĩa. D. Công nghiệp.

Câu 5: Ý nào không phản ánh đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

B.
Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh.

C. Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản.

D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

Câu 6: Ý nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A. Nền nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.

B.
Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

C.
Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

D.
Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa.

Câu 7: Từ thế kỉ XIX, tầng lớp nào ở Nhật Bản không có quyền lực về chính trị?

A. Tư sản công nghiệp B. Tư sản mại bản. C. Tư sản công thương D. Thợ thủ công.

Câu 8: Trong xã hội phong kiến ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX, đối tượng bị bóc lột chủ yếu của chế độ phong kiến là

A. tư sản. B. công nhân. C. thợ thủ công. D. nông dân.

Câu 9: Nội dung nào là đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A. Nhiều đảng phái ra đời.

B.
Tư sản công thương nắm quyền lực kinh tế và chính trị.

C.
Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì.

D.
Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến.

Câu 10: Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần bị tư sản hóa?

A. Đai-my-ô (quý tộc phong kiến lớn). B. Sa-mu-rai (võ sĩ).

C.
Quý tộc. D. Địa chủ vừa và nhỏ.

Câu 11: Phong trào đấu tranh chống Sô-gun diễn ra sôi nổi vào

A. những năm 60 của thế kỉ XIX. B. những năm 70 của thế kỉ XX.

C.
giữa thế kỉ XIX. D. đầu thế kỉ XX.

Câu 12: Cuộc cải cách Minh Trị (1868) được gọi là gì?

A. Cuộc cách mạng Minh Trị. B. Cuộc Duy tân Minh Trị.

C.
Cuộc canh tân Minh Trị D. Cuộc đổi mới Minh Trị.

Câu 13: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Chế độ Mạc phủ do Sô-gun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng.

B.
Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.

C.
Các nước tư bản phương Tây được tự do trao đổi buôn bán hàng hóa ở Nhật.

D.
Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

Câu 14: Minh Trị là hiệu của vua

A. Mút-xu-hi-tô. B. Sat-su-ma. C. Ko-mây. D. Tô-ku-ga-oa.

Câu 15: Nguyên nhân trực tiếp để Thiên hoàng Minh Trị quyết định thực hiện một loạt cải cách là

A. do đề nghị của các đại thần. B. muốn thể hiện quyền lực sau khi lên ngôi.

C.
chế độ Mạc phủ đã sụp đổ. D. đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân.

Câu 16: Tháng 1/1868, một sự kiện quan trọng đã diễn ra ở Nhật Bản là

A. chế độ Mạc phủ sụp đổ.

B.
Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi.

C.
Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Mĩ vào buôn bán.

D.
Cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu.

Câu 17: Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến, quyền hành thực tế thuộc về:

A. Thiên hoàng. B. Tướng quân (thuộc dòng họ Tô-ku-ga-oa).

C.
lãnh chúa phong kiến. D. giai cấp tư sản.

Câu 18: Cho các sự kiện:

1. Chiến tranh Trung - Nhật bùng nổ và kết thúc.

2. Chiến tranh Nga - Nhật bùng nổ và kết thúc.

3. Chiến tranh Đài Loan và Nhật Bản.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

A. 2 - 3 - 1. B. 2 - 1 - 3. C. 3 - 2 - 1. D. 3 - 1 - 2.

Câu 19: Mục đích chính của Thiên hoàng Minh Trị khi tiến hành các cuộc cải cách là gì?

A. Đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây.

B.
Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.

C.
Biến Nhật Bản thành một cường quốc ở châu Á.

D.
Giúp Nhật Bản thoát khỏi tình trạng bị lệ thuộc vào phương Tây.

Câu 20: Trong cải cách về chính trị của Thiên hoàng Minh Trị, giai cấp nào được đề cao?

A. Tư sản. B. Quý tộc. C. Địa chủ. D. Quý tộc tư sản hóa.

Câu 21: Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã tạo nên sức mạnh trong lĩnh vực nào để giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bành trướng?

A. Quân sự, chính trị. B. Kinh tế và quốc phòng.

C.
Kinh tế, chính trị và quân sự. D. Quốc phòng và an ninh quốc gia.

Câu 22: Chế độ Mạc phủ ở Nhật lâm vào khủng hoảng, suy yếu vào thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XVIII. B. Cuối thế kỉ XIX. C. Đầu thế kỉ XIX. D. Giữa thế kỉ XIX.

Câu 23: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã

A. duy trì chế độ phong kiến.

B.
tiến hành những cải cách tiến bộ.

C. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

D.
thiết lập chế độ Mạc phủ mới.

Câu 24: Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng chính sách hay biện pháp gì để ép Nhật Bản phải “mở cửa”?

A. Đàm phán ngoại giao B. Áp lực quân sự.

C.
Tấn công xâm lược. D. Phá hoại kinh tế.

Câu 25: Ngoài Mĩ, còn những đế quốc nào bắt Nhật kí hiệp ước bất bình đẳng?

A. Anh, Pháp, Nga, Hà Lan. B. Anh, Pháp, Đức, Áo.

C.
Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc. D. Anh, Pháp, Nga, Đức.

Câu 26: Người đứng đầu chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản được gọi là

A. Thiên hoàng. B. Sô - gun (Tướng quân).

C. Nữ hoàng. D. Vua.

Câu 27: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất về tình hình xã hội Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?

A. Xã hội ổn định.

B.
Tồn tại nhiều mâu thuẫn.

C.
Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với lãnh chúa phong kiến.

D.
Mâu thuẫn gay gắt gữa nông dân với địa chủ phong kiến.

Câu 28: Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản vào giữa thế kỉ XIX là do

A. sự tồn tại và kìm hãm của chế độ phong kiến Mạc phủ.

B. áp lực quân sự ép “mở cửa” của các nước phương Tây.

C.
sự chống đối của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến.

D.
làn sóng phản đối và đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân.

Câu 29: Ai là người tiến hành cuộc Duy tân ở Nhật?

A. Tướng quân. B. Thiên hoàng. C. Tư sản công nghiệp. D. Quý tộc tư sản hóa.

Câu 30: Cuộc cải cách Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?

A. Chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao.

B.
Chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục.

C.
Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục.

D.
Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.

Câu 31: Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là

A. cộng hòa. B. quân chủ chuyên chế. C. quân chủ lập hiến. D. liên bang.

Câu 32: Ý nào sau đây không phải là chính sách cải cách về kinh tế trong cuộc Duy tân Minh Trị?

A. Thống nhất tiền tệ, thị trường.

B.
Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông liên lạc.

C.
Kêu gọi nước ngoài đầu tư vào Nhật Bản.

D.
Nhà nước nắm giữ một số công ti độc quyền trọng yếu.

Câu 33: Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản như thế nào?

A. Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng.

B.
Xuất hiện các công ty độc quyền.

C. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

D.
Phong trào đấu tranh chống chế độ Mạc phủ diễn ra mạnh mẽ.

Câu 34: Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XIX. B. Giữa thế kỉ XIX. C. Đầu thế kỉ XX. D. Đầu thế kỉ XIX.

Câu 35: Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia

A. phong kiến quân phiệt. B. công nghiệp phát triển.

C.
phong kiến trì trệ, bảo thủ. D. tư bản chủ nghĩa.

Câu 36: Vì sao cuối thế kỉ XIX, các nước ở châu Á đều bị phương Tây xâm lược, đô hộ nhưng Nhật Bản lại thoát khỏi số phận ấy?

A. Nhật Bản là vùng đất không giàu tài nguyên thiên nhiên.

B.
Nhật Bản đã tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị.

C.
Nhật Bản là nước thân phương Tây từ lâu.

D.
Nhật Bản từ lâu đã là đế quốc.

Câu 37: Lực lượng có đủ khả năng lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế ở Nhật Bản (giữa thế kỉ XIX) là

A. nông dân. B. tư sản. C. công nhân. D. quý tộc.

Câu 38: Vì sao các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”?

A. Vì chế độ Mạc phủ rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.

B.
Vì Mĩ và phương Tây đang cần thị trường ở Nhật Bản.

C.
Vì số phận của Nhật Bản cũng giống như các nước châu Á khác.

D.
Vì Nhật Bản không có điều kiện làm cách mạng tư sản.

Câu 39: Cuộc cải cách Minh Trị (1868) không chỉ đưa nước Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược mà còn

A. đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa ở châu Á.

B.
làm cho nước Nhật ngày càng giàu có.

C.
đưa nước Nhật sánh vai cùng các nước phương Tây.

D.
đưa nước Nhật trở thành cường quốc trên thế giới.

Câu 40: Để xóa bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hòa nhập với nền kinh tế tư bản phương Tây, cuộc cải cách Minh Trị đã tuyên bố

A. xóa bỏ chế độ phong kiến lạc hậu.

B.
thành lập một nhà nước phong kiến mới.

C.
thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới.

D.
thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chế độ cộng hòa.

Câu 41: Ý nào không phản ánh đúng chính sách cải cách về quân sự trong cuộc Duy tân Minh Trị?

A. Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây.

B.
Thực hiện chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ trưng binh,

C.
Mua vũ khí của phương Tây để hiện đại hóa quân đội.

D.
Nhà nước nắm giữ ngành đóng tàu, sản xuất vũ khí.

Câu 42: Phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XIX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ. Đó là

A. nội dung của cải cách Minh Trị. B. ý nghĩa của cải cách Minh Trị.

C.
nguyên nhân của cải cách Minh Trị. D. mục đích của cải cách Minh Trị.

Câu 43: Cải cách Minh Trị đã mang lại kết quả gì cho Nhật Bản?

A. Trở thành một nước đế quốc.

B.
Trở thành nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên ở châu Á.

C.
Xóa bỏ chế độ phong kiến.

D.
Làm cho nước Nhật giàu có nhanh chóng.

Câu 44: Ý nào thể hiện tính chất tiến bộ của những cải cách do Thiên hoàng Minh Trị khởi xướng?

A. Giải quyết những vấn đề cấp thiết đặt ra với nước Nhật cuối thế kỉ XIX.

B.
Tập trung vào vấn đề phát triển đất nước hoàn toàn theo mô hình phương Tây.

C.
Tiếp nối những giá trị lâu đời của nước Nhật.

D.
Thực hiện quyền dân chủ cho các tầng lớp nhân dân.

Câu 45: Điểm tiến bộ nhất trong cải cách về chính trị ở Nhật Bản năm 1868 là

A. thực hiện chính sách hòa hợp giữa các dân tộc. B. xác định vai trò làm chủ của nhân dân lao động

C.
thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. D. thủ tiêu hoàn toàn chế độ người bóc lột người.

Câu 46: Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược

A. Đài Loan, Trung Quốc, Pháp. B. Đài Loan, Nga, Mĩ.

C.
Nga, Đức, Trung Quốc. D. Đài Loan, Trung Quốc, Nga.

Câu 47: Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?

A. Để duy trì chế độ phong kiến. B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu.

C.
Để tiêu diệt Tướng quân. D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.

Câu 48: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản?

A. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.

B.
Đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

C.
Đưa Nhật Bản trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu Á.

D.
Xóa bỏ chế độ quân chủ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Câu 49: Yếu tố nào đã đưa đến sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng ở Nhật Bản trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX?

A. Quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy.

B.
Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa.

C.
Sự cạnh tranh gay gắt của các công ti tư bản độc quyền.

D.
Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 50: Sức mạnh của các công ti độc quyền ở Nhật Bản được thể hiện như thế nào?

A. Có nguồn vốn lớn để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.

B.
Có khả năng chi phối, lũng đoạn nền kinh tế, chính trị của đất nước.

C.
Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài để kiếm lời.

D.
Chiếm ưu thế cạnh tranh với các công ti độc quyền của nước ngoài.

Câu 51: Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là

A. hữu nghị và hợp tác. B. thân thiện và hòa bình.

C.
đối đầu và gây chiến tranh. D. xâm lược và bành trướng.

Câu 52: Yếu tố nào tạo điều kiện cho giới cầm quyền Nhật Bản có thể thực hiện được chính sách đối ngoại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Thực hiện chính sách ngoại giao thân thiện với phương Tây.

B.
Có tiềm lực về kinh tế, chính trị và quân sự.

C.
Các công ti độc quyền hậu thuẫn về tài chính.

D.
Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.

Câu 53: Việc tiến hành một loạt các cuộc chiến tranh xâm lược vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã chứng tỏ

A. Nhật Bản đủ sức cạnh tranh với các cường quốc lớn.

B.
Thiên hoàng Minh Trị là một vị tướng cầm quân giỏi.

C.
cải cách Minh Trị giành thắng lợi hoàn toàn.

D.
Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Câu 54: Yếu tố nào chi phối làm cho đế quốc Nhật Bản mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?

A. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế.

B.
Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế.

C.
Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự.

D.
Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự.

Câu 55: Các tổ chức nghiệp đoàn ở Nhật Bản được thành lập dựa trên cơ sở nào?

A. Sự phát triển của phong trào công nhân. B. Sự đấu tranh của nông dân.

C.
Sự ủng hộ của tầng lớp trí thức. D. Sự cho phép của Chính phủ Nhật Bản.

Câu 56: Việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là kết quả của phong trào

A. nông dân. B. tiểu tư sản. C. học sinh, sinh viên. D. công nhân.

Câu 57: Điểm khác biệt của xã hội phong kiến Nhật Bản so với xã hội phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIX là

A. mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong nông nghiệp.

B.
mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

C.
sự tồn tại nhiều thương điếm buôn bán của các nước phương Tây.

D.
kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện.

Câu 58: Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm nào từ cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản để vận dụng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

A. Xóa bỏ tư tưởng cũ, học hỏi các thành tựu tiến bộ của thế giới.

B.
Dựa vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân.

C.
Tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ của thế giới, thay đổi cái cũ cho phù hợp với điều kiện hiện nay của đất nước.

D.
Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài để khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.

Câu 59: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì?

A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến. B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

C.
Chủ nghĩa đế quốc thực dân. D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 60: Nội dung nào dưới đây không nằm trong cải cách của Minh Trị trên lĩnh vực quân sự?

A. Công nghiệp đóng tàu chiến lược được chú trọng phát triển.

B.
Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây.

C.
Chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ ngụ binh ư nông.

D.
Tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài.

Câu 61: Tháng 1/1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm

A. đưa Nhật Bản ngang tầm với Tây Âu.

B.
xóa bỏ toàn bộ chế độ phong kiến lâu đời ở Nhật Bản.

C.
tạo điều kiện cho kinh tế Nhật Bản phát triển.

D.
đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.

Câu 62: Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản không triệt để, vì

A. giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền. B. nông dân không được phép mua bán ruộng đất

C. quyền lực nằm trong tay quý tộc và tư sản. D. chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.

Câu 63: Cuộc cải cách Minh Trị (1868) ở Nhật Bản được đánh giá là

A. một cuộc cải cách lớn nhất ở Nhật Bản. B. một cuộc cách mạng tư sản.

C.
một cuộc cách mạng cung đình. D. một cuộc canh tân đất nước.

Câu 64: Thế kỉ XIX trong lịch sử Nhật Bản và các nước châu Á được gọi là

A. thế kỉ phi thực dân hóa. B. thế kỉ thực dân hóa.

C.
thế kỉ xâm lược. D. thế kỉ đấu tranh giải phóng dân tộc.

Câu 65: Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị?

A. Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới.

B.
Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.

C.
Cử những học sinh giỏi đi học ở phương Tây.

D.
Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.

Câu 66: Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt, vì

A. tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền.

B.
tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị và chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.

C. tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực vẫn do tầng lớp quý tộc tư sản hóa nắm.

D.
tầng lớp quý tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước.

Câu 67: Từ giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc dưới sự cai trị của triều đình

A. Minh. B. Mãn Thanh. C. Đường. D. Tống.

Câu 68: Ngày 1/1/1851 nổ ra cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu ở Trung Quốc?

A. Hồng Tú Toàn. B. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.

C.
Thái bình Thiên quốc. D. Nghĩa Hòa đoàn.

Câu 69: Cuộc chiến tranh thuốc phiện do thực dân Anh gây ra ở Trung Quốc vào thời gian nào?

A. Từ tháng 6/1840 đến tháng 7/1842. B. Từ tháng 8/1840 đến tháng 6/1842.

C.
Từ tháng 6/1840 đến tháng 8/1842. D. Từ tháng 6/1840 đến tháng 6/1842.

Câu 70: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc do ai lãnh đạo?

A. Khang Hữu Vi. B. Tôn Trung Sơn. C. Lương Khải Siêu. D. Hồng Tú Toàn.

Câu 71: Ngày 19/7/1864 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Trung Quốc?

A. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc bị thất bại.

B.
Cuộc vận động Duy Tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.

C.
Từ Hi Thái Hậu làm cuộc chính biến, ra lệnh bắt vua Quang Tự.

D.
Cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân chống đế quốc diễn ra ở miền Bắc Trung Quốc.

Câu 72: Đến cuối thế kỉ XIX, Đức xâm chiếm vùng nào ở Trung Quốc?

A. Vùng Sơn Đông. B. Vùng châu thổ sông Dương Tử.

C.
Vùng Đông Bắc. D. Thành phố Bắc Kinh.

Câu 73: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc kéo dài bao nhiêu năm?

A. 20 năm. B. 14 năm. C. 15 năm. D. 24 năm.

Câu 74: Hiệp ước Nam Kinh (1842) mà chính quyền Mãn Thanh kí với thực dân Anh đã đưa đến hậu quả gì ở Trung Quốc?

A. Biến Trung Quốc thành một nước thuộc địa của thực dân Anh.

B.
Mở đầu cho quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa.

C.
Biến Trung Quốc thành một nước thuộc địa của thực dân Anh và các nước phương Tây.

D.
Biến Trung Quốc thành một nước phụ thuộc Anh.

Câu 75: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc nổ ra vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Ngày 1/1/1851, ở Quảng Tây (Trung Quốc).

B.
Ngày 11/1/1851, ở Quảng Đông (Trung Quốc).

C.
Ngày 11/1/1851, ở Thiên Kinh (Trung Quốc).

D.
Ngày 1/1/1851, ở Thiên Kinh (Trung Quốc).

Câu 76: Ai là người ủng hộ cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc?

A. Hồng Tú Toàn. B. Tôn Trung Sơn. C. Vua Quang Tự. D. Từ Hi Thái Hậu.

Câu 77: Phong trào Nghĩa Hòa đoàn bùng nổ ở vùng nào của Trung Quốc?

A. Sơn Đông. B. Nam Kinh. C. Sơn Tây. D. Bắc Kinh.

Câu 78: Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa đoàn ở Trung Quốc là

A. chống triều đình phong kiến Mãn Thanh.

B.
chống sự xâm lược của các nước đế quốc.

C.
chống lại Từ Hi Thái Hậu vì ra lệnh bắt vua Quang Tự.

D.
chống lại các thế lực phong kiến cát cứ ở Trung Quốc.

Câu 79: Giai cấp tư sản Trung Quốc đã ra đời và lớn mạnh lên vào thời gian nào?

A. Ra đời vào cuối thế kỉ XVIII và lớn mạnh vào đầu thế kỉ XIX.

B.
Ra đời vào cuối thế kỉ XIX và lớn mạnh vào đầu thế kỉ XX.

C.
Ra đời vào đầu thế kỉ XX và lớn mạnh vào giữa thế kỉ XX.

D.
Ra đời vào giữa thế kỉ XX và lớn mạnh vào cuối thế kỉ XX.

Câu 80: Khi giai cấp tư sản ở Trung Quốc ra đời và lớn mạnh lên, họ bị chèn ép bởi thế lực nào?

A. Chế độ phong kiến Mãn Thanh.

B.
Quý tộc mới và triều đình phong kiến Mãn Thanh.

C.
Tư bản nước ngoài và triều đình phong kiến Mãn Thanh.

D.
Tư bản nước ngoài.

Câu 81: Ai là người lãnh đạo của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc?

A. Khang Hữu Vi. B. Mao Trạch Đông. C. Lương Khải Siêu. D. Tôn Trung Sơn.

Câu 82: Học thuyết Tam dân ở Trung Quốc nêu rõ điều gì?

A. “Đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền”.

B.
“Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

C.
“Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”.

D.
“Dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do”.

Câu 83: Trung Quốc Đồng minh hội ra đời vào thời gian nào?

A. Tháng 8/1905. B. Tháng 9/1905. C. Tháng 10/1905. D. Tháng 11/1905.

Câu 84: Chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời vào năm 1905 có tên gọi là

A. Đảng Dân chủ tư sản Trung Quốc.

B.
Đảng Dân chủ tư sản kiểu mới ở Trung Quốc.

C.
Trung Quốc Đồng minh hội.

D.
Trung Quốc Liên minh hội.

Câu 85: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã thực hiện những nhiệm vụ gì?

A. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

B.
Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược.

C.
Đánh đuổi đế quốc xâm lược.

D.
Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, giải quyết ruộng đất cho nông dân.

Câu 86: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 được đánh giá là một cuộc cách mạng

A. dân chủ tư sản. B. dân chủ tư sản kiểu mới.

C.
vô sản. D. dân chủ tư sản chưa triệt để.

Câu 87: Hạn chế của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là

A. chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược.

B.
chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

C.
chưa tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

D.
chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền.

Câu 88: Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là

A. cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.

B.
cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, lập chế độ cộng hòa.

C.
mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.

D.
ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.

Câu 89: Điểm nào dưới đây là ý cơ bản nhất để chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.

B.
Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.

C.
Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D.
Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 90: Từ thế kỉ XVIII, nhất là sang thế kỉ XIX, Trung Quốc đứng trước nguy cơ trở thành

A. “sân sau” của các đế quốc.

B.
“ván bài” trao đổi giữa các đế quốc.

C.
“quân cờ” cho các đế quốc điều khiển.

D.
“miếng mồi ngon” cho các đế quốc xâu xé, phân chia.

Câu 91: Yếu tố nào giúp các đế quốc xâu xé được Trung Quốc?

A. Phong trào bãi công của công nhân lan rộng khắp cả nước.

B.
Phong trào nông dân chống phong kiến bùng nổ.

C.
Thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh.

D.
Thái độ thỏa hiệp của giai cấp tư sản.

Câu 92: Phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến của nhân dân Trung Quốc bắt đầu từ

A. đầu thế kỉ XIX. B. giữa thế kỉ XIX. C. cuối thế kỉ XIX. D. đầu thế kỉ XX.

Câu 93: Chiến tranh thuốc phiện 1840 - 1842 là cuộc chiến tranh giữa

A. Anh và Pháp. B. Đức và Trung Quốc. C. Anh và Trung Quốc. D. Pháp và Trung Quốc.

Câu 94: Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên Quốc là

A. xây dựng được chính quyền Trung ương Thiên Kinh (Nam Kinh).

B.
Buộc các đế quốc phải thu hẹp vùng chiếm đóng.

C.
Mở rộng căn cứ khởi nghĩa ra khắp cả nước.

D.
Xóa bỏ sự tồn tại của chế độ phong kiến.

Câu 95: Chính sách tiến bộ nhất của chính quyền Trung ương Thiên Kinh (Nam Kinh) là

A. thực hiện các quyền tự do dân chủ.

B.
xóa bỏ mọi loại thuế khóa cho nhân dân.

C.
xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến.

D.
thực hiện chính sách bình quân ruộng đất, bình quyền nam nữ.

Câu 96: Mục đích chính của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là

A. đưa Trung Quốc phát triển, thoát khỏi tình trạng bị các đế quốc xâu xé.

B.
thực hiện những cải cách tiến bộ để cải thiện đời sống nhân dân.

C.
đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc ở châu Á.

D.
khẳng định vai trò của quan lại, sĩ phu tiến bộ.

Câu 97: Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc phát triển chủ yếu trong lực lượng nào?

A. Đông đảo nhân dân. B. Tầng lớp công nhân.

C.
Giai cấp địa chủ phong kiến. D. Tầng lớp quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên tiến.

Câu 98: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là

A. không dựa vào nhân dân.

B.
chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt.

C.
sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu do Từ Hi Thái Hậu đứng đầu.

D.
những người lãnh đạo chưa có kinh nghiệm.

Câu 99: Phong trào Nghĩa Hòa đoàn nhằm mục tiêu

A. tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.

B.
tấn công trụ sở của chính quyền phong kiến Mãn Thanh.

C.
tấn công tô giới của các đế quốc tại Trung Quốc.

D.
đánh đuổi đế quốc khỏi Trung Quốc.

Câu 100: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của phong trào Nghĩa Hòa đoàn là

A. bị liên quân 8 nước đàn áp.

B.
không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

C.
bị triều đình Mãn Thanh bắt tay với các đế quốc cùng đàn áp.

D.
thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí.

Câu 101: Nội dung chính của Điều ước Tân Sửu (1901) là

A. nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước chiếm đóng Bắc Kinh.

B. trả lại cho nhà Thanh một số vùng đất và các đế quốc được phép chiếm đóng Bắc Kinh.

C.
nhà Thanh phải trả tiền bòi thường chiến tranh và mở cửa tự do cho người nước ngoài vào Trung Quốc buôn bán.

D.
nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và cắt đất cho các đế quốc thiết lập vùng tô giới.

Câu 102: Điều ước Tân Sửu (1901) đánh dấu

A. Trung Quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

B.
các đế quốc đã chia sẻ xong “cái bánh ngọt” Trung Quốc.

C.
Trung Quốc trở thành thuộc địa của các nước phương Tây.

D.
triều đình Mãn Thanh đầu hàng hoàn toàn, nhà nước phong kiến Trung Quốc sụp đổ.

Câu 103: Đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng ở Trung Quốc phát triển theo khuynh hướng nào?

A. Vô sản. B. Phong kiến. C. Tự do dân chủ. D. Dân chủ tư sản.

Câu 104: Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của

A. giai cấp vô sản Trung Quốc.

B.
giai cấp nông dân Trung Quốc.

C.
giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc.

D.
liên minh giữa tư sản và vô sản Trung Quốc.

Câu 105: Lực lượng tham gia Trung Quốc Đồng minh hội là

A. trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, đại biểu công nông.

B.
nông dân, trí thức tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh.

C.
công nhân, trí thức tư sản, đại chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh.

D.
công nhân, nông dân, trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh.

Câu 106: Để trao quyền kinh doanh đường sắt cho các đế quốc, chính quyền Mãn Thanh đã làm gì?

A. Xây dựng mạng lưới đường sắt đến các thành phố lớn ở Trung Quốc.

B.
Trao quyền kinh doanh đường sắt cho các công ti nước ngoài.

C.
Ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”.

D.
Quyết định thực hiện công nghiệp hóa đất nước.

Câu 107: Ý nào không thể hiện đúng mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội?

A. Đánh đổ Mãn Thanh.

B.
Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

C.
Tấn công tô giới của các đế quốc tại Trung Quốc.

D.
Khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc.

Câu 108: Cuộc khởi nghĩa do Trung Quốc Đồng minh hội phát động diễn ra đầu tiên ở đâu?

A. Nam Kinh. B. Vũ Xương. C. Vũ Hán. D. Bắc Kinh.

Câu 109: Trung Quốc Đồng minh hội chủ trương đưa cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường nào?

A. Dân chủ tư sản. B. Đấu tranh ôn hòa. C. Cách mạng vô sản. D. Đấu tranh bạo động.

Câu 110: Thành quả lớn nhất của Cách mạng Tân Hợi là

A. thành lập Trung Hoa Dân quốc.

B.
buộc các đế quốc phải xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí.

C.
công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do cho mọi công dân.

D.
đem lại ruộng đất cho dân cày nghèo.



Ø CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1:
Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 có những điểm gì nổi bật?

Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của cuộc Cải cách Minh Trị năm 1868.

Câu 3: Lập bảng thống kê về những chính sách của Minh Trị theo các nội dung sau:

Chính sách
Nội dung
Ý nghĩa
về chính trị
về kinh tế
về quân sự
về giáo dục
Câu 4: Hãy trình bày hoàn cảnh và tác động của cuộc cải cách Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản.

Câu 5: Trong cải cách của Minh Trị, nội dung nào được đánh giá là nhân tố “chìa khóa” để đưa nước Nhật phát triển?

Câu 6: Vì sao cải cách Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản?

Câu 7: Hãy lập bảng thống kê về cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản theo các ý sau đây. Tại sao cuộc cải cách này thành công?

1. Nhiệm vụ
2. Mục tiêu
3. Lãnh đạo
4. Hình thức
5. Phương hướng
Câu 8: Ghi sự kiện nổi bật của lịch sử Nhật Bản vào thời gian cho sẵn ở bảng dưới đây.

Thời gian
Sự kiện
Những năm 60 của thế kỉ XIX
Tháng 1 - 1868
Sau những năm 1894 - 1895
Năm 1874
Năm 1904 - 1905
Năm 1901
Câu 9: Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?

Câu 10: Vì sao cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, các nước phương Tây tiến hành xâm lược Trung Quốc? Tiến trình của sự xâm lược đó như thế nào?

Câu 11: Tại sao gọi cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Anh vào Trung Quốc là chiến tranh thuốc phiện?

Câu 12: Lập bảng tóm tắt về cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.

Nội dung​
1. Lãnh đạo
2. Thời gian và địa điểm
3. Kết quả
Câu 13: Nêu những nét chính về phong trào Nghĩa Hòa đoàn ở Trung Quốc.

Câu 14: Hãy trình bày nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc (1851 - 1864).

Câu 15: Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc, phong trào Duy tân và phong trào Nghĩa Hòa đoàn có ý nghĩa lịch sử gì? Vì sao các phong trào đó thất bại?

Câu 16: Lập bảng thống kê về phong trào Duy tân ở Trung Quốc:

1. Nguyên nhân
2. Lãnh đạo
3. Tóm tắt diễn biến
4. Tính chất
Câu 17: Hãy trình bày hoàn cảnh, cương lĩnh, mục tiêu của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội. Sự ra đời của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội có tác động như thế nào?

Câu 18: Trình bày diễn biến, tính chất và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi.

Câu 19: Nêu kết quả của Cách mạng Tân Hợi. Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

Câu 20: Theo em, chủ trương, chính sách của Trung Quốc Đồng minh hội có những tiến bộ và hạn chế gì?

Câu 21: Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

ĐÁP ÁN

Ø CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1 - A​
2 - A​
3 - B​
4 - C​
5 - C​
6 - D​
7 - C​
8 - D​
9 - C​
10 - B​
11 - A​
12 - B​
13 - D​
14 - D​
15 - C​
16 - D​
17 - B​
18 - D​
19 - B​
20 - D​
21 - C​
22 - D​
23 - B​
24 - B​
25 - D​
26 - B​
27 - B​
28 - A​
29 - B​
30 - B​
31 - C​
32 - C​
33 - A​
34 - C​
35 - C​
36 - B​
37 - B​
38 - B​
39 - A​
40 - C​
41 - C​
42 - C​
43 - B​
44 - A​
45 - C​
46 - D​
47 - B​
48 - D​
49 - B​
50 - B​
51 - D​
52 - B​
53 - D​
54 - D​
55 - A​
56 - D​
57 - B​
58 - C​
59 - D​
60 - C​
61 - D​
62 - A​
63 - B​
64 - B​
65 - D​
66 - B​
67 - B​
68 - C​
69 - C​
70 - D​
71 - A​
72 - A​
73 - B​
74 - B​
75 - A​
76 - C​
77 - A​
78 - B​
79 - B​
80 - C​
81 - D​
82 - B​
83 - A​
84 - C​
85 - A​
86 - A​
87 - B​
88 - B​
89 - A​
90 - D​
91 - C​
92 - B​
93 - C​
94 - A​
95 - D​
96 - A​
97 - D​
98 - A​
99 - A​
100 - D​
101 - A​
102 - A​
103 - D​
104 - C​
105 - A​
106 - C​
107 - C​
108 - B​
109 - A​
110 - A​
Ø CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1.
Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 có những điểm gì nổi bật?

Đến nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản, đứng đầu là tướng quân (Sô-gun) đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng:

- Về kinh tế:

+ Trong nông nghiệp, nông dân không có ruộng đất, các lãnh chúa phong kiến phát canh thu tô. Địa chủ bóc lột nhân dân rất nặng nề.

+ Thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở nhiều lãnh địa phía Tây Nam. Song, tình trạng cát cứ làm xuất hiện hàng rào thuế quan đã ảnh hưởng đến sự phát triển công thương nghiệp.

- Về xã hội:

+ Chính phủ Sô-gun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp: Tầng lớp Đai-my-ô là những quý tộc phong kiến lớn quản lý các vùng lãnh địa trong nước. Họ có quyền lực tuyệt đối trong các lãnh địa của họ. Tầng lớp võ sĩ không có ruộng đất, chỉ phục vụ cho các Đai-my-ô.

+ Do bị áp bức bóc lột nặng nề nên nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, thị dân liên tiếp nổi dậy chống phong kiến.

- Về chính trị:

+ Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân (thuộc dòng họ Tô-ku-ga-oa) đóng ở phủ chúa - Mạc phủ.

+ Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

Như vậy, đến nửa đầu thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xóa bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hòa nhập với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Câu 2. Trình bày nội dung cơ bản của cuộc Cải cách Minh Trị năm 1868.

- Về chính trị: xóa bỏ tình trạng cát cứ, tổ chức chính phủ theo mô hình phương Tây; ban hành Hiến pháp (1889).

- Về kinh tế: chính phủ thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ và thị trường, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, xây dựng cơ sở hạ tầng,...

- Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển, ngoài ra chính phủ còn tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài...

- Về giáo dục: chính phủ thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây.

- Kết quả: Cải cách Minh Trị đưa nước Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược. Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa ở châu Á.

Câu 3. Lập bảng thống kê về những chính sách của Minh Trị theo các nội dung sau:

Chính sách
Nội dung
Ý nghĩa
Về chính trịXóa bỏ tình trạng cát cứ, tổ chức chính phủ theo mô hình phương Tây, ban hành Hiến pháp năm 1889.- Tạo nên sự thống nhất thị trường ở Nhật, giúp Nhật Bản có điều kiện phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- Nâng cao sức mạnh của đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
Về kinh tếChính phủ thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ và thị trường, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc...
Về quân sựQuân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển, ngoài ra, chính phủ còn tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài...
Về giáo dụcThi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây...
Câu 4. Hãy trình bày hoàn cảnh và tác động của cuộc cải cách Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản.

- Hoàn cảnh: những hiệp ước bất bình đẳng mà Mạc phủ kí với nước ngoài làm cho các tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ; phong trào đấu tranh chống Sô-gun diễn ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XIX làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.

- Tác động:

+ Xóa bỏ những rào cản của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Nhật Bản.

+ Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Cổ vũ phong trào đấu tranh chống lại đế quốc phương Tây của nhân dân châu Á.

Câu 5. Trong cải cách của Minh Trị, nội dung nào được đánh giá là nhân tố “chìa khóa” để đưa nước Nhật phát triển?

Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là một cuộc cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, quân sự và cải cách về giáo dục. Trong các lĩnh vực đó, cải cách về giáo dục được đánh giá là cải cách mang tính chất “chìa khóa”, bởi vì:

- Cải cách giáo dục làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực, giúp Nhật Bản phát huy nhân tố con người cho sự phát triển của đất nước: học hỏi, chiếm lính khoa học - kĩ thuật phương Tây,...

- Tri thức tiên tiến học hỏi được sẽ đưa Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước tư bản hùng mạnh, sau đó trở thành một nước đế quốc ở châu Á.

Câu 6. Vì sao cải cách Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản?

- Cuộc cải cách Minh Trị năm 1868 đã tạo ra cơ sở cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Sau cuộc cải cách, giai cấp tư sản công thương hình thành và lớn mạnh, kinh tế hàng hóa phát triển.

- Sau cải cách, Minh Trị đã đẩy mạnh công nghiệp hóa theo hướng tập trung công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng, nhiều công ti độc quyền được thành lập.

→ Cuộc cải cách Minh Trị đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật → có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.

Câu 7. Hãy lập bảng thống kê về cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản theo các ý sau đây. Tại sao cuộc cải cách này thành công?

Nhiệm vụXóa bỏ những rào cản của chế độ phong kiến, ngăn chặn sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây, đưa đất nước tiến lên con đường tư bản chủ nghĩa.
Mục tiêuMở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Lãnh đạoThiên hoàng Minh Trị với chỗ dựa là tầng lớp Samurai tư sản hóa.
Hình thứcCải cách đất nước “từ trên xuống”.
Phương hướngPhát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Nguyên nhân thành công của cải cách Minh Trị:

- Những chính sách cải cách tiến bộ, toàn diện đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước và phù hợp với xu thế của thế giới.

- Khi thực hiện cải cách có sự đồng thuận từ trên xuống dưới: nhà vua đã nắm được thực quyền, quyết tâm cải cách, được sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, đặc biệt là bộ phận Samurai tư sản hóa là chỗ dựa.

- Tiến hành trong bối cảnh nền độc lập, chủ quyền của đất nước chưa bị xâm phạm (mới chỉ kí một số hiệp ước “mở cửa”) nên có điều kiện tập trung mọi nguồn lực để cải cách.

Câu 8. Ghi sự kiện nổi bật của lịch sử Nhật Bản vào thời gian cho sẵn ở bảng dưới đây.

Thời gian
Sự kiện
Những năm 60 của thế kỉ XIXChế độ Mạc phủ ở Nhật Bản sụp đổ.
Tháng 1/1868Thiên Hoàng Minh Trị lên ngôi, thực hiện cuộc cải cách nhằm đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
Sau những năm 1894 - 1895Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản.
Năm 1874Nhật gây chiến tranh với Đài Loan.
Năm 1904 - 1905Cuộc chiến tranh Nga - Nhật. Nhật giành được thắng lợi.
Năm 1901Đảng Xã hội Dân chủ Nhật Bản được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Ca-tai-a-ma Xen.
Câu 9. Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?

- Sau chiến tranh Trung Nhật (1894 - 1895), kinh tế Nhật phát triển mạnh mẽ. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.

- Đầu thế kỉ XX, Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng. Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905), Nhật thắng Nga. Năm 1914, Nhật dùng vũ lực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Nhật trở thành đế quốc hùng mạnh nhất ở châu Á.

- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hóa của nhân dân lao động.

- Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 10. Vì sao cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, các nước phương Tây tiến hành xâm lược Trung Quốc? Tiến trình của sự xâm lược đó như thế nào?

- Nguyên nhân:

+ Trung Quốc là một nước rộng lớn và đông dân nhất châu Á, tài nguyên thiên nhiên phong phú.

+ Từ giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở Trung Quốc lâm vào khủng hoảng, suy thoái.

→ Từ thế kỉ XVIII và nhất là sang thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các đế quốc xâu xé.

- Tiến trình xâm lược:

+ Các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Anh, tìm mọi cách đòi chính quyền Mãn Thanh phải “mở cửa”, đòi tự do buôn bán thuốc phiện - món hàng mang lợi nhuận lớn cho bọn tư bản.

+ Viện cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn, thực dân Anh đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Cuộc chiến tranh thuốc phiện đã bắt đầu từ tháng 6 - 1840 và kết thúc vào tháng 8/1842. Chính quyền Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh, chấp nhận các điều khoản theo yêu cầu của thực dân Anh → mốc mở đầu biến Trung Quốc trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

+ Sau Chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức đã chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc...

+ Năm 1901, nhà Mãn Thanh kí với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu. Sự kiện này đánh dấu Trung Quốc thực sự trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

Câu 11. Tại sao gọi cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Anh vào Trung Quốc là chiến tranh thuốc phiện?

- Để tiến hành xâm lược Trung Quốc, thực dân Anh đã đòi chính quyền Mãn Thanh phải “mở cửa”, đòi tự do buôn bán thuốc phiện - món hàng mang nhiều lợi nhuận cho giới tư bản.

- Nạn thuốc phiện vào Trung Quốc đã phá hoại đời sống xã hội một cách trầm trọng. Nhân dân Trung Quốc hết sức bất bình và kiên quyết chống tệ nạn thuốc phiện đang hủy hoại đời sống của họ.

- Trước tình hình đó, Lâm Tắc Từ đã dựa vào nhân dân yêu cầu thương nhân Anh phải nộp hết thuốc phiện đã mang vào Trung Quốc và không bao giờ được chở thuốc phiện vào Trung Quốc. Với thái độ kiên quyết của Lâm Tắc Từ và quần chúng nhân dân, thương nhân Anh buộc phải đem nộp toàn bộ thuốc phiện để thiêu hủy.

- Không chịu mất nguồn lợi lớn đó, thực dân Anh và bọn quan lại Mãn Thanh cấu kết với nhau. Chính phủ Anh lấy vấn đề thuốc phiện làm cái cớ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.

- Cuộc chiến tranh xâm lược do thực dân Anh gây ra từ tháng 6/1840 và kết thúc vào tháng 8/1842, gọi là Chiến tranh thuốc phiện.

Câu 12. Lập bảng tóm tắt về cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.

Nội dung
Lãnh đạoHồng Tú Toàn.
Thời gian và địa điểmBùng nổ ngày 1/1/1851 ở Kim Điền - Quảng Tây, sau đó lan rộng ra khắp các địa phương trong cả nước.
Kết quả- Đã xây dựng được một chính quyền ở Thiên Kinh và thi hành nhiều chính sách tiến bộ.
- Ngày 19/7/1864, khởi nghĩa thất bại.
Câu 13. Nêu những nét chính về phong trào Nghĩa Hòa đoàn ở Trung Quốc.

- Thời gian: 1898 - 1901.

- Địa bàn: bùng nổ ở Sơn Đông, sau đó lan rộng ra Trực Lệ, Sơn Tây (miền Bắc Trung Quốc).

- Mục tiêu: chống các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc (tấn công các đại sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh).

- Lực lượng tham gia: nông dân.

- Kết quả: liên quân 8 nước đế quốc đàn áp phong trào → Nghĩa Hòa đoàn thất bại do thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí.

- Sau phong trào, nhà Mãn Thanh kí với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu (1901) → Trung Quốc đã thực sự trở thành nước thuộc địa, nửa phong kiến.

Câu 14. Hãy trình bày nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc (1851 - 1864)

- Nguyên nhân: Trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc và sự hèn yếu của triều đình Mãn Thanh, từ giữa thế kỉ XIX, nhân dân Trung Quốc tiếp tục nổi dậy đấu tranh chống thực dân, phong kiến, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.

- Diễn biến: Dưới sự lãnh đạo của Hồng Tú Toàn, phong trào nổ ra ngày 1-1-1851 ở Kim Điền - Quảng Tây, sau đó lan rộng ra khắp các địa phương trong cả nước. Đây là một phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài suốt 14 năm, từ năm 1851 đến năm 1864, đã xây dựng được một chính quyền ở Thiên Kinh và thi hành nhiều chính sách tiến bộ.

- Ý nghĩa:

+ Là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, thể hiện khả năng và sức mạnh to lớn của người nông dân trong sự nghiệp cải biến xã hội.

+ Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chính sách ruộng đất bình quân, chính sách xã hội, thực hiện nam nữ bình đẳng được đề ra.

+ Góp phần cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Câu 15. Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc, phong trào Duy tân và phong trào Nghĩa Hòa đoàn có ý nghĩa lịch sử gì? Vì sao các phong trào đó thất bại?

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện tinh thần và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân Trung Quốc trước sự xâm lược của đế quốc và thái độ thỏa hiệp của triều đình phong kiến Mãn Thanh.

+ Các phong trào Thái bình Thiên quốc, phong trào Duy tân và phong trào Nghĩa Hòa đoàn góp phần làm lung lay nền tảng của chế độ phong kiến, mở đường cho tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc.

+ Các phong trào đã tạo tiền đề để cách mạng Trung Quốc bước vào giai đoạn mới, đó là giai đoạn cách mạng dân chủ tư sản sau này.

- Nguyên nhân thất bại:

+ Các phong trào diễn ra trong thời điểm đất nước Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé.

+ Thế lực của giai cấp tư sản còn non yếu, trong khi thế lực của phong kiến còn mạnh lại cấu kết với đế quốc.

+ Còn nhiều hạn chế trong mục tiêu, đường lối đấu tranh; thiếu sự liên kết thống nhất,...

Câu 16. Lập bảng thống kê về phong trào Duy tân (1898) ở Trung Quốc:

Nguyên nhân- Cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc tăng cường xâu xé Trung Quốc.
- Ảnh hưởng từ cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX).
- Một số người tiến bộ thuộc giai cấp phong kiến Trung Quốc chủ trương tiến hành cải cách để hòng cứu vãn tình thế.
Lãnh đạoHai sĩ phu yêu nước tiến bộ: Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu; có sự đồng tình và ủng hộ của vua Quang Tự.
Tóm tắt diễn biến- Vận động cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục.
- Phong trào hoạt động chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng tiên tiến mà không đi sâu vào quần chúng nhân dân lao động, không dựa vào lực lượng nhân dân. Vì vậy, cuộc vận động Duy tân đã nhanh chóng thất bại khi vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến, do Từ Hi Thái Hậu cầm đầu.
- Ngày 21/9/1898, khi phong trào Duy tân mới diễn ra hơn 100 ngày, Từ Hi Thái Hậu làm cuộc chính biến, ra lệnh bắt vua Quang Tự, tịch thu ấn tín; bắt và xử tử những người lãnh đạo phái Duy tân.
Tính chất- Phong trào yêu nước có xu hướng tư sản.
Câu 17. Hãy trình bày hoàn cảnh, cương lĩnh, mục tiêu của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội. Sự ra đời của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội có tác động như thế nào?

- Hoàn cảnh:

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời và ngày càng lớn mạnh.

+ Đầu năm 1905, phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc lan rộng khắp các tỉnh. Hoa kiều ở nước ngoài cũng nhiệt liệt hưởng ứng phong trào. Trước tình hình đó, Tôn Trung Sơn từ châu Âu về Nhật Bản, thống nhất lực lượng thành một chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.

- Cương lĩnh chính trị: Dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

- Mục tiêu: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

- Tác dụng: Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường dân chủ tư sản. Tôn Trung Sơn và nhiều nhà hoạt động cách mạng khác đã tích cực chuẩn bị mọi mặt cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang.

Câu 18. Trình bày diễn biến, tính chất và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi.

- Diễn biến:

+ Ngày 9/5/1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này gây nên một làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng nhân dân và trong tầng lớp tư sản, trở thành ngòi pháo mở đầu cho cách mạng.

+ Ngày 10/10/1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương, cuộc khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng và lan rộng ra tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.

+ Ngày 29/12/1911, Quốc dân đại hội (gồm đại biểu các tỉnh nổ ra cách mạng) họp ở Nam Kinh, bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống, đứng đầu Chính phủ lâm thời. Tại đại hội này, Hiến pháp lâm thời được thông qua, công nhận sự bình đẳng và quyền tự do dân chủ của mọi công dân, nhưng không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân đã được ghi trong Cương lĩnh của Đồng minh hội.

+ Trước thắng lợi bước đầu của cách mạng, một số phần tử lãnh đạo Đồng minh hội đã lo sợ, tìm cách hạn chế sự phát triển của phong trào, thương lượng với triều đình Mãn Thanh. Kết quả là vua Thanh phải thoái vị, nhưng Viên Thế Khải - một đại thần của triều đình Mãn Thanh lên làm Tổng thống. Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức (tháng 2/1912). Trên thực tế, cách mạng đến đây chấm dứt. Các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền.

- Tính chất: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến lâu đời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

+ Song, Cách mạng Tân Hợi đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Câu 19. Nêu kết quả của Cách mạng Tân Hợi. Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

- Kết quả:

+ Lật đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.

+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.

+ Thành quả của cách mạng rơi vào tay lực lượng phong kiến quân phiệt.

- Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để vì:

+ Là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, nhằm mục tiêu xóa bỏ chế độ phong kiến Mãn Thanh, thành lập chế độ cộng hòa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển → Cách mạng Tân Hợi mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

+ Cách mạng Tân Hợi không triệt để, còn tồn tại nhiều hạn chế: không thực sự thủ tiêu giai cấp phong kiến, không động chạm đến quyền lợi của các nước đế quốc; không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân; những tàn dư của chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại nặng nề; thành quả của cách mạng rơi vào tay các thế lực phong kiến quân phiệt.

Câu 20. Theo em, chủ trương, chính sách của Trung Quốc Đồng minh hội có những tiến bộ và hạn chế gì?

- Chủ trương, chính sách của Trung Quốc Đồng minh hội dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn gồm bốn mục tiêu: đánh đuổi Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, chia mộng đất cho dân cày.

- Những điểm tiến bộ: đã nêu được mục tiêu: lật đổ chính quyền Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, giải quyết vấn đề ruộng đất → phản ánh khát vọng của người nông dân dưới chế độ phong kiến lạc hậu.

- Những điểm hạn chế: chưa thể hiện tính chất triệt để của cách mạng, chưa nêu được kẻ thù của cách mạng là chủ nghĩa đế quốc và toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến → chưa xác định đúng kẻ thù dân tộc.

Câu 21. Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

- Ngay từ nửa sau thế kỉ XIX, phong trào diễn ra sôi nổi, quyết liệt với nhiều hình thức đấu tranh phong phú. Ngoài những phong trào theo khuynh hướng phong kiến đã bắt đầu xuất hiện những cuộc đấu tranh theo xu hướng mới (tư sản). Trong khi triều đình phong kiến Mãn Thanh nhu nhược, bảo thủ, từng bước nhượng bộ các đế quốc thì nhân dân Trung Quốc liên tục đấu tranh chống xâm lược, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc, cuộc vận động Duy tân và phong trào Nghĩa Hòa đoàn.

- Đầu thế kỉ XX, phong trào tiếp tục phát triển, giai cấp tư sản đã bước lên vũ đài chính trị, nắm lấy vai trò lãnh đạo cách mạng. Tiêu biểu là cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911.

THẦY CÔ TẢI NHÉ!

1698984653658.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn----1. Lịch sử thế giới cận đại.zip
    1.1 MB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    chuyên đề 11 so sánh chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi sử 11 chuyên đề học tập lịch sử 11 chuyên đề học tập lịch sử 11 cánh diều chuyên đề lịch sử 11 chuyên đề lịch sử 11 cánh diều chuyên đề lịch sử 11 chân trời sáng tạo chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức chuyên đề lịch sử 11 sách cánh diều chuyên đề lịch sử lớp 11 cánh diều chuyên đề rừng xà nu chuyên đề sử chuyên đề sử 10 chuyên đề sử 11 chuyên đề sử 11 bài 1 chuyên đề sử 11 bài 1 kết nối tri thức chuyên đề sử 11 cánh diều chuyên đề sử 11 cánh diều bài 1 chuyên đề sử 11 cánh diều chuyên đề 1 chuyên đề sử 11 cánh diều lý thuyết chuyên đề sử 11 cánh diều pdf chuyên đề sử 11 chân trời sáng tạo chuyên đề sử 11 chân trời sáng tạo bài 1 chuyên đề sử 11 chân trời sáng tạo lý thuyết chuyên đề sử 11 chân trời sáng tạo pdf chuyên đề sử 11 chân trời sáng tạo trang 21 chuyên đề sử 11 chương trình sáng tạo chuyên đề sử 11 chuyên đề 1 chuyên đề sử 11 giải chuyên đề sử 11 kết nối chuyên đề sử 11 kết nối tri thức chuyên đề sử 11 kết nối tri thức chuyên đề 2 chuyên đề sử 11 kết nối tri thức lý thuyết chuyên đề sử 11 kết nối tri thức pdf chuyên đề sử 11 kết nối tri thức trang 10 chuyên đề sử 11 kết nối tri thức trang 19 chuyên đề sử 11 kntt chuyên đề sử 11 lịch sử nghệ thuật truyền thống việt nam chuyên đề sử 11 pdf chuyên đề sử 11 sách cánh diều chuyên đề sử 11 trang 19 chuyên đề sử 11 trang 21 chuyên đề sử 11 trang 8 chuyên đề sử 12 chuyên đề sử lớp 11 giải chuyên đề lịch sử 11 cánh diều giải chuyên đề sử 11 cánh diều giải chuyên đề sử 11 chân trời sáng tạo giải chuyên đề sử 11 kết nối tri thức giáo án chuyên đề lịch sử 11 giáo án chuyên đề lịch sử 11 cánh diều giáo án chuyên đề sử 11 giáo án chuyên đề sử 11 cánh diều giáo án chuyên đề sử 11 kết nối tri thức lý thuyết chuyên đề sử 11 lý thuyết chuyên đề sử 11 cánh diều ôn tập sử 11 học kì 1 sách chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức sách chuyên đề sử 11 chân trời sáng tạo sách chuyên đề sử 11 kết nối tri thức soạn chuyên đề sử 11 soạn chuyên đề sử 11 cánh diều soạn chuyên đề sử 11 chân trời sáng tạo soạn chuyên đề sử 11 kết nối soạn chuyên đề sử 11 kết nối tri thức
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,558
    Bài viết
    38,023
    Thành viên
    142,111
    Thành viên mới nhất
    toilaquinhan
    Top