Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,627
Điểm
113
tác giả
TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ - Tóm tắt các đặc điểm của thể loại tản văn tùy bút NGỮ VĂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO được soạn dưới dạng file word gồm 21 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ NHIỆM VỤ NHÓM 10

KÍ, TÙY BÚT, TẢN VĂN



ĐẶC TRƯNG CỦA KÍ – TUỲ BÚT, TẢN VĂN

I. LÍ THUYẾT

1. Khái niệm


- Kí là tên gọi một nhóm các thể/ tiểu loại tác phẩm văn xuôi phi hư cấu có khả năng dung hợp các phưng thức tự sự , miêu tả, biển cảm, nghị luận thông tin …nhằm tái hiện những trạng thái đời sống đang được xã hội quan tâm và bộc lộ trực tiếp những cảm nghĩa của tác giả. Tuỳ vào mục đích viết, sự bộc lộ cái tôi tác giả và cách thức tổ chức các phương tiện biểu đạt mà tác phẩm ký được gọi là tùy bút, tản văn, phóng sự hay là ký sự, truyện ký, hồi ký nhật ký, du ký

- Tùy bút được xếp vào một thể thuộc loại hình kí, là văn xuôi trữ tình, một loại tác phẩm tự sự phi hư cấu. Tùy bút ghi chép một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc mang màu sắc cá nhân của người viết về con người và sự việc. Vì thế, bài tùy bút thường thể hiện rất rõ cái tôi độc đáo, cũng như tâm hồn, tình cảm của tác giả. Ngôn ngữ của tùy bút thường rất giầu chất thơ.

- Tản văn cũng được xếp là một thể trong kí, một loại tác phẩm gần với tùy bút, cũng là loại tác phẩm tự sự phi hư cấu, sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt. Nội dung bài tản văn thường nêu lên các hiện tượng chân thực, gần gũi với cuộc sống nhưng giàu ý nghĩa xã hội. Thông qua nội dung ấy, người viết bộc lộ trực tiếp tình cảm, suy nghĩ mang đậm cá tính của mình.

2. Đặc trưng

a) Tính tự sự

Một bài tản văn luôn được xây dựng trên một câu chuyện hay một vài hiện tượng có thực trong đời sống. Đây là “nguyên liệu” không thể thiếu cho bài tản văn. Câu chuyện hay hiện tượng thường đơn giản, phổ biến, phần nhiều ai cũng từng thấy nhưng lại không mấy ai để ý và càng ít khi “cắt nghĩa” nó. Nhà văn, ngoài biết cách kể làm cho câu chuyện, hiện tượng trở nên sinh động, hấp dẫn thì cái chính là phát hiện ra vấn đề đằng sau câu chuyện hoặc hiện tượng đó. Câu chuyện hoặc hiện tượng của đời sống kể trong bài tản văn không “đánh đố” người đọc như tiểu thuyết, truyện ngắn mà thể hiện quan điểm, thái độ của tác giả.

b) Tính luận đề (chính luận)

Một bài tản văn bao giờ cũng xoay quanh một chủ đề thuộc về tư tưởng, chính trị hoặc về lẽ sống, triết lý nhân sinh, triết lý văn chương và nghệ thuật,... Tính luận đề của bài tản văn được “công khai hóa” qua giọng kể, qua những lời bình luận ngắn gọn nhưng sắc sảo hoặc có khi bằng một vài câu nhận xét ý nhị.

Tính luận đề của bài tản văn thú vị ở chỗ nó luôn gắn với câu chuyện. Như trong bài Nhái, Tô Hoài sau khi kể thời nay các nhà làm bánh cốm nhái chữ “Ninh”, chữ “Nguyên” của bánh cốm Hà Nội, các nhà làm bánh đậu xanh nhái chữ “Hương” của bánh đậu xanh Hải Dương, sau khi kể chuyện các hãng nước uống đóng chai nhái nhãn hiệu nước khoáng Lavie, v.v..., ông liên hệ tới chuyện một lần ông đi tàu mua phải cái bánh chưng bằng đất sét - “cục đất nặn bằng đất sét cũng nong nóng như vừa mới vớt ở trong nồi ra” - nhà văn đưa ra nhận xét: “Từ cái bánh chưng, bánh dầy, lọ tương, lọ nước khoáng cỏn con đến chuyện to như dự án B, dự án C và những công trình lớn thì thế nào, có ăn cắp, có làm giả không, có chứ; bởi vì nó cũng là dây dợ họ hàng của những kẻ mua người bán ngoài chợ quen ăn không nói có và cái thói quen thề bồi xoen xoét đương xảy ra” (Giấc mộng ông thợ rìu, Nxb. Hội Nhà văn, 2006).

c) Tính đối thoại

Tính luận đề thường đi kèm tính đối thoại. Thông qua lời kể, lời tả, ta thấy hiện lên nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu, nhiều thái độ đối lập nhau. Nhân vật “anh” trong tập Thả hy vọng (Trần Đức Tiến), hầu như bất cứ chuyện gì, “anh” đưa ra một quan điểm này thì vợ anh, con anh, bạn anh,… lại bác bỏ, khiến “anh” nhiều khi phân vân, bối rối.

Nhiều khi các quan điểm đối lập đều là của tác giả, được đưa ra như là để hoài nghi, để đặt một dấu hỏi về một thời đại đầy “hỗn mang”, các giá trị bị đảo lộn. Bài Hướng nào Hà Nội cũng sông (ở tập sách cùng tên của Hồ Anh Thái, Nxb. Trẻ, 2013), kể một làn sóng người Hà Nội về các làng quê, núi rừng lùng mua đất làm trang trại, song song với nó, lại có làn sóng người các tỉnh kéo về Hà Nội hoặc xây biệt thự khoe phú quý, hoặc tất tả mưu sinh. Tác giả dẫn một bài hát của nhạc sỹ Trần Tiến để khuyên các cô gái nhà quê hãy quay về nông thôn, bởi kiếm được đồng tiền nơi thành thị không chỉ có mồ hôi mà còn cả nước mắt. Nhưng nhà văn lại không tin lời khuyên ấy. Chính nhà văn lại cãi lại mình: “Em quay về thì đói, ai cho em công ăn việc làm ở nơi đồng quê tươi đẹp kia?”. Có thể nói trong tản văn, nhất là tản văn chính trị - xã hội, luôn có hai luồng ngược nhau: một mặt, người viết rất tin vào chủ quan của mình, nhưng mặt khác lại hoài nghi hoặc sánh với ý kiến ngược lại.

Người viết tản văn đôi khi dùng giọng của người viết tiểu thuyết đa thanh, tức là lối trần thuật hai giọng. Về điểm này, nhà văn Tô Hoài đã làm mới lời văn của mình khi viết tản văn với một giọng “tưng tửng”, khác với giọng “cổ điển” ông thể hiện trong tiểu thuyết.

d) Tính hàm súc

Tính hàm súc của tản văn thể hiện sự cô đúc trong ngôn từ, nói ít gợi nhiều, vì vậy tác giả dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, trùng điệp,… Những bài tản văn hay do đó, giàu chất thơ, ví dụ Nguyễn Ngọc Tư trong bài Chợ của má viết: “Tôi gọi những cái chợ dân dã này là chợ của má. Bởi nó hiền lành, lam lũ như má, bởi chợ nhỏ nhoi khiêm tốn như má, nhưng nó mang một cái hồn sâu, mênh mông lắm nên người ta nhắc nhớ hoài
1722666557670.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--CHUYÊN ĐỀ KÍ, TUỲ BÚT, TẢN VĂN.docx
    83.4 KB · Lượt xem: 3
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    10 chuyên đề bồi dưỡng ngữ văn 7 7 chuyên đề lí luận văn học báo cáo chuyên đề ngữ văn 7 bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 7 bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn thcs lớp 7 bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 chân trời sáng tạo bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 7 bồi dưỡng hsg văn 7 bồi dưỡng ngữ văn 7 bồi dưỡng ngữ văn lớp 7 bồi dưỡng toán 7 bồi dưỡng văn bồi dưỡng văn 6 bồi dưỡng văn 7 bồi dưỡng văn 7 - kết nối tri thức bồi dưỡng văn lớp 7 các chuyên đề bồi dưỡng toán 7 các chuyên đề chọn lọc ngữ văn 7 các chuyên đề ngữ văn 7 các chuyên đề văn lớp 7 chuyên de bồi dưỡng hsg văn 7 chuyên de bồi dưỡng văn 7 chuyên de văn 7 cánh diều chuyên de văn 7 kết nối tri thức chuyên de văn 7 kntt chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi anh 7 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 7 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi lý 7 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 7 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 chuyên đề bồi dưỡng hsg anh 7 chuyên đề bồi dưỡng hsg toán 7 chuyên đề bồi dưỡng toán 7 chuyên đề cảm thụ văn học lớp 7 chuyên đề dạy học tích hợp văn 7 chuyên đề dạy văn nghị luận lớp 7 chuyên đề lớp 7 chuyên đề môn ngữ văn lớp 7 chuyên đề ngữ văn 7 chuyên đề ngữ văn 7 kì 1 chuyên đề ngữ văn lớp 7 chuyên đề tiếng việt 7 chuyên đề văn 7 chuyên đề văn 7 chân trời sáng tạo chuyên đề văn 7 kì 1 chuyên đề văn 7 kì 2 chuyên đề văn bản nhật dụng lớp 7 chuyên đề văn lớp 7 chuyên đề văn nghị luận chuyên đề văn nghị luận 7 chuyên đề văn nghị luận lớp 7 chuyên đề văn nghị luận xã hội de thi hsg văn 7 theo cấu trúc mới giáo án bồi dưỡng hsg văn 7 giáo án bồi dưỡng ngữ văn 7 giáo án bồi dưỡng ngữ văn 7 học kì 2 giáo án bồi dưỡng ngữ văn 7 violet giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 7 giáo án bồi dưỡng văn 7 giáo an bồi dưỡng văn 7 hay violet giáo án bồi dưỡng văn 7 kì 2 giáo án bồi dưỡng văn 7 theo chuyên de giáo an bồi dưỡng văn 7 violet giáo án chuyên đề ngữ văn 7 giáo án dạy bồi dưỡng ngữ văn 7 kế hoạch bồi dưỡng văn 7 sách bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 sách bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 7 sách bồi dưỡng ngữ văn 7 sách bồi dưỡng văn 7 tài liệu bồi dưỡng hsg văn 7 tài liệu bồi dưỡng văn 7
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,703
    Bài viết
    40,166
    Thành viên
    152,351
    Thành viên mới nhất
    PHAMDUNG92
    Top