Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,627
Điểm
113
tác giả
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC LINK DRIVE được soạn dưới dạng file word gồm 2 FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VỤ GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TÍCH HỢP

NỘI DUNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CẤP TIỂU HỌC

(Lưu hành nội bộ)

Tháng 12 năm 2023



1

MỤC LỤC

PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
I. Khái niệm, nội dung, giá trị và các nguyên tắc cốt lõi về quyền con người​
1. Khái niệm quyền con người
2. Một số quyền con người cơ bản
3. Các giá trị quyền con người
4. Các nguyên tắc cốt lõi của quyền con người
II. Giáo dục quyền con người
1. Khái niệm giáo dục quyền con người
2. Nội dung giáo dục quyền con người
3. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người
PHẦN II. GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CẤP TIỂU HỌC
I. Định hướng về giáo dục quyền con người trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục cấp Tiểu học
1. Sự cần thiết của việc triển khai nhiệm vụ tích hợp giáo dục quyền con người trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục cấp Tiểu học
2. Khái quát về Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
3. Căn cứ pháp lý và các văn bản pháp lí về quyền con người, quyền trẻ em
4. Một số quyền cơ bản cần được thực hiện việc tích hợp, lồng ghép trong Chương trình giáo dục tiểu học
II. Yêu cầu cần đạt về giáo dục quyền con người trong Chương trình môn học, hoạt động giáo dục cấp Tiểu học
III. Nội dung giáo dục quyền con người trong Chương trình môn học, hoạt động giáo dục cấp Tiểu học
IV. Phương thức giáo dục quyền con người trong Chương trình môn học, hoạt động giáo dục cấp tiểu học




2​

PHẦN III. HƯỚNG DẪN TÍCH HỢP GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CẤP TIỂU HỌC
I. Thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục quyền con người trong Chương trình và sách giáo khoa một số môn học, hoạt động giáo dục ở tiểu học (Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Đạo đức, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm)
1. Nội dung, địa chỉ và gợi ý cách tích hợp giáo dục quyền con người vào Chương trình và sách giáo khoa môn Đạo đức, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Hoạt động trải nghiệm
1.1. Môn Đạo đức
1.2. Môn Tiếng Việt
1.3. Môn Tự nhiên và Xã hội
1.4. Môn Khoa học
1.5. Hoạt động trải nghiệm
2. Xây dựng một số kế hoạch bài dạy tích hợp giáo dục quyền con người trong môn Đạo đức, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Hoạt động trải nghiệm
II. Một số gợi ý thiết kế các hoạt động giáo dục quyền con người trong kế hoạch giáo dục chung của nhà trường tiểu học
III. Tổ chức một số bài học riêng về nội dung quyền con người theo từng chủ đề, bài học
PHỤ LỤC




3

PHẦN I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

I. Khái niệm, nội dung, giá trị và các nguyên tắc cốt lõi về quyền con người 1. Khái niệm quyền con người

Có nhiều định nghĩa về quyền con người. Ví dụ:

- Quyền là một quyền lợi pháp lý hoặc đạo đức để có hoặc để làm một điều gì. Quyền con người là những quyền cơ bản mà tất cả mọi người, bất kể họ là ai và họ đến từ đâu, đều có được khi sinh ra.

Quyền con người là các hướng dẫn cho chúng ta về cách đối xử với nhau sao cho đúng với nhân phẩm và sự tôn trọng.

- Quyền con người là giá trị vốn có của mỗi người, bất kể nguồn gốc, nơi sinh sống, diện mạo, suy nghĩ hoặc niềm tin của chúng ta.

Cách hiểu phổ biến nhất hiện nay về quyền con người: Quyền con người là quyền của tất cả mọi người, là những đòi hỏi xuất phát từ nhân phẩm được chế định trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Những quyền này bao gồm các quyền “dân sự và chính trị” và các quyền “kinh tế, xã hội, văn hóa”.

Các quyền “dân sự và chính trị” như quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do tôn giáo, tự do lập hội, quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự quyết và quyền về sáng tạo văn hóa, quyền bình đẳng, quyền được xét xử công bằng, quyền về sự riêng tư, quyền tham gia đời sống chính trị, quyền kết hôn và lập gia đình.

Các quyền “kinh tế, xã hội, văn hóa” như quyền về sức khỏe, quyền giáo dục, quyền về nhà ở, quyền về bảo trợ xã hội, quyền được an toàn ở nơi làm việc, quyền có đủ lương thực, nước uống và được sống trong môi trường trong lành. 2. Một số quyền con người cơ bản

Một số quyền con người cơ bản: Quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền bí mật về đời sống riêng tư; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do đi lại và cư trú; quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền bầu cử, ứng cử; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền an sinh xã hội; quyền làm việc; quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; quyền kết hôn, ly hôn; các quyền của người bị buộc tội; quyền tự do kinh doanh; quyền và nghĩa vụ học tập; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia đời sống văn hóa; quyền xác định dân tộc; quyền sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường; quyền bình đẳng

4​

của phụ nữ, quyền trẻ em, thanh niên, người cao tuổi; quyền tố cáo; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

3. Các giá trị quyền con người

a) Nhân phẩm


- Nhân phẩm là giá trị vốn có của mọi cá nhân để khẳng định mình là con người, đây được xem là hạt nhân của khái niệm quyền con người. Điều đó có nghĩa là, dù có sự khác nhau về giới tính, độ tuổi, năng lực, sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, về địa vị xã hội, kinh tế, vị trí địa lý…, nhưng mọi cá nhân đều xứng đáng nhận được sự tôn trọng một cách bình đẳng.

- Nhân phẩm của con người không chỉ là một quyền cơ bản mà còn là cơ sở thực sự của các quyền cơ bản. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 đã tôn vinh phẩm giá con người trong phần mở đầu: “Trong khi sự thừa nhận phẩm giá vốn có và các quyền bình đẳng và bất khả xâm phạm của tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.” Mọi cá nhân đều có phẩm giá.

b) Tự do và bình đẳng

Có hai nguyên tắc cốt yếu chi phối việc hình thành ý niệm cơ bản về thừa nhận và tôn trọng nhân phẩm vốn có của tất cả thành viên trong cộng đồng nhân loại. Nguyên tắc thứ nhất là “Tự do” - có nghĩa là tất cả mọi người đều tự do trong việc lựa chọn cách sống phù hợp với hoàn cảnh và mong muốn của mình, miễn là những lựa chọn đó không xâm phạm bất hợp lý đến quyền tương tự được tự do lựa chọn của người khác. Tự do còn được hiểu là tình trạng một cá nhân có thể và có khả năng hành động theo đúng với ý chí, nguyện vọng của mình.

Nguyên tắc thứ hai là “Bình đẳng” - tức là mọi cá nhân cần được thừa nhận giá trị con người một cách bình đẳng và bởi vậy, xứng đáng được tôn trọng như nhau, bất kể có những khác biệt về tính cách và hoàn cảnh cá nhân. Bình đẳng là quyền cơ bản của con người thuộc về mọi người. Theo Điều 1 của Tuyên bố các nguyên tắc về

bình đẳng: “Quyền bình đẳng là quyền của tất cả mọi người được bình đẳng về nhân phẩm, được đối xử tôn trọng và tham gia bình đẳng với những người khác trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, dân sự. Mọi người

5​

đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền được pháp luật bảo vệ và hưởng lợi như nhau”.

c) Không bị phân biệt đối xử

Phân biệt đối xử là là sự phân biệt, bài trừ, hạn chế hoặc ưu đãi đối với cá nhân hoặc một nhóm người nhất định dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị; nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, điều kiện kinh tế hoặc dòng dõi...khỏi những cơ hội mà những cá nhân hay các nhóm người khác được tiếp cận.

Tuyên ngôn Nhân quyền 1948 ghi rõ “Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác. Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lý hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền hay bị hạn chế chủ quyền”.

4. Các nguyên tắc cốt lõi của quyền con người

a) Tính phổ quát và không thể chuyển nhượng


Quyền con người là phổ biến và không thể chuyển nhượng. Tất cả mọi người ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có quyền hưởng các quyền này. Tính phổ quát của quyền con người được bao hàm trong lời nói của Điều 1 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 phổ quát về quyền con người: “tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền”.

b) Tính không thể phân chia

Quyền con người là không thể chia cắt. Tất cả các quyền con người đều có địa vị bình đẳng và không thể được xếp theo thứ tự thứ bậc. Từ chối một quyền luôn cản trở việc thụ hưởng các quyền khác. Do đó, quyền của mọi người có mức sống đầy đủ không thể bị tổn hại do các quyền khác, chẳng hạn như quyền được chăm sóc sức khỏe hoặc quyền được học hành.

c) Sự phụ thuộc lẫn nhau

Các quyền con người phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi người đều góp phần vào việc nhận thức phẩm giá con người của một người thông qua việc thỏa mãn các nhu cầu về phát triển, thể chất, tâm lý và tinh thần của họ. Việc thực hiện một quyền thường phụ thuộc hoàn toàn hoặc một phần vào việc thực hiện các quyền khác. Ví dụ, trong

6​

những trường hợp nhất định, việc thực hiện quyền được ch

1725616378243.png


link

https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

chúc thầy cô thành công!
 
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    4 loại hình học thông qua chơi bài học kinh nghiệm trong việc áp dụng học thông qua chơi vào giảng dạy trên lớp học thông qua chơi - cấp tiểu học thuộc dự án iplay khó khăn khi dạy học thông qua chơi lợi ích của học thông qua chơi tập huấn học thông qua chơi thiết kế kế hoạch bài dạy theo hướng học thông qua chơi đặc điểm của học thông qua chơi
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,703
    Bài viết
    40,166
    Thành viên
    152,351
    Thành viên mới nhất
    PHAMDUNG92
    Top