Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
TĂNG CƯỜNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA CỦA HỌC SINH THPT BẰNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC VUI được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 39 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước nhằm tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hội nhập với thế giới và với khu vực nên giáo dục và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông đã được các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương hết sức quan tâm. Đặc biệt sau khi có chỉ thị 15/1999/CT BGD – ĐT; trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ IX (2001); trong Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội và chỉ thị 14/2001/CT – TTg của Thủ tướng chính phủ. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ X (2006) có “Giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Như vậy, phải nói rằng giáo dục và công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục.
Để đạt được hiệu quả trong công tác đổi mới thì sự hứng thú, thái độ và sự quan tâm của người học đối với môn học đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay tại các trường trung học phổ thông tồn tại thực trạng là học sinh không hứng thú với các môn học nói chung và môn hóa học nói riêng. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng rất nhiều cho quá trình dạy học trên lớp của giáo viên và sự hưng phấn của giáo viên trong quá trình dạy học. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiện trong giảng dạy bộ môn hóa học, tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn hóa học cao, người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các thí nghiệm hóa học vui trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài:
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng hệ thống các thí nghiệm vui cho các bài giảng trong chương trình hóa học THPT
Vận dụng hệ thống các thí nghiệm vui để xây dựng các bài dạy nhằm tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG:
Quá trình dạy học môn hóa học trường THPT.
Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn hóa học.
3.2. PHẠM VI:
Các bài dạy trong chương trình hóa học THPT
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu vận dụng tốt hệ thống các thí nghiệm hóa học vui vào bài giảng trong chương trình hóa THPT sẽ làm tăng ý nghĩa thực tiễn của môn học, làm cho các bài học trở nên hấp dẫn và lôi cuốn học sinh hơn. Đồng thời góp phần năng cao năng lực nhận thức, tự học, tích cực chủ động học tập của học sinh. Điều đó làm tăng hứng thú học tập mang lại kết quả học tập bộ môn cao hơn.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lí luận việc đổi mới chương trình giáo dục môn hóa, phương pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tích hợp
Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên hóa học THPT. Mục tiêu chương trình, để xây dựng hệ thống một số thí nghiệm hóa học phát huy tính tích cực, chủ động tư duy cho học sinh nhằm tăng hứng thú, say mê học tập bộ môn.
Thực nghiệm dạy học bộ môn hóa THPT
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước nhằm tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hội nhập với thế giới và với khu vực nên giáo dục và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông đã được các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương hết sức quan tâm. Đặc biệt sau khi có chỉ thị 15/1999/CT BGD – ĐT; trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ IX (2001); trong Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội và chỉ thị 14/2001/CT – TTg của Thủ tướng chính phủ. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ X (2006) có “Giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Như vậy, phải nói rằng giáo dục và công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục.
Để đạt được hiệu quả trong công tác đổi mới thì sự hứng thú, thái độ và sự quan tâm của người học đối với môn học đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay tại các trường trung học phổ thông tồn tại thực trạng là học sinh không hứng thú với các môn học nói chung và môn hóa học nói riêng. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng rất nhiều cho quá trình dạy học trên lớp của giáo viên và sự hưng phấn của giáo viên trong quá trình dạy học. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiện trong giảng dạy bộ môn hóa học, tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn hóa học cao, người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các thí nghiệm hóa học vui trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài:
“TĂNG CƯỜNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA CỦA HOC SINH THPT
BẰNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC VUI ”
BẰNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC VUI ”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng hệ thống các thí nghiệm vui cho các bài giảng trong chương trình hóa học THPT
Vận dụng hệ thống các thí nghiệm vui để xây dựng các bài dạy nhằm tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG:
Quá trình dạy học môn hóa học trường THPT.
Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn hóa học.
3.2. PHẠM VI:
Các bài dạy trong chương trình hóa học THPT
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu vận dụng tốt hệ thống các thí nghiệm hóa học vui vào bài giảng trong chương trình hóa THPT sẽ làm tăng ý nghĩa thực tiễn của môn học, làm cho các bài học trở nên hấp dẫn và lôi cuốn học sinh hơn. Đồng thời góp phần năng cao năng lực nhận thức, tự học, tích cực chủ động học tập của học sinh. Điều đó làm tăng hứng thú học tập mang lại kết quả học tập bộ môn cao hơn.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lí luận việc đổi mới chương trình giáo dục môn hóa, phương pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tích hợp
Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên hóa học THPT. Mục tiêu chương trình, để xây dựng hệ thống một số thí nghiệm hóa học phát huy tính tích cực, chủ động tư duy cho học sinh nhằm tăng hứng thú, say mê học tập bộ môn.
Thực nghiệm dạy học bộ môn hóa THPT