Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC BẰNG CÁCH LIÊN HỆ THỰC TẾ được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Môn Hóa học ở trường phổ thông nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lí phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận.Trước tình hình đó, Hóa học phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phát huy tính thực tế.
Có những vấn đề Hóa học giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hóa học trong những câu ca dao – tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ; lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học.
Trong việc dạy môn hoá học ở trường trung học, người giáo viên phải có vốn kiến thức về thực tế sâu, rộng, có khả năng gắn bài giảng với thực tế, tạo ra được những giờ học sinh động, nâng cao sự hiểu biết và kích thích sự ham mê học tập của học sinh.
Chính vì vậy, tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm : “ Tạo hứng thú học tập môn Hóa học bằng cách liên hệ thực tế”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
1.1.CƠ SỞ KHOA HỌC :
1.1.1.Hóa học với thực tiễn cuộc sống :
a) Tác động của hóa học đến đời sống con người :
Không có môn khoa học nào lại có nhiều ứng dụng như môn Hóa học :
- Trong tự nhiên, nhờ có hóa học mà chúng ta có thể khám phá thiên nhiên, nắm được tính chất, quy luật của thiên nhiên và con người ngày càng thành công trong ngành khoa học khám phá vũ trụ, trái đất,…
- Trong đời sống, sản xuất : Hóa học được ứng dụng trong việc nghiên cứu thành phần, tác dụng, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm, các quy trình sản xuất (sản xuất, chế biến các nguồn nguyên liệu thô thành các nguyên liệu có thể sử dụng trong đời sống sản xuất, chế biến các loại nông sản, chế tạo ra các đồ dùng, vật dụng hằng ngày).
b) Tác dụng của các kiến thức thực tế về hóa học :
- Giúp học sinh nắm được cơ sở hóa học, nắm vững và củng cố kiến thức cơ bản về hóa học.
- Nắm nhanh và kĩ các kiến thức đã học trong bài. Hóa học là ngành hóa học thực nghiệm, học lý thuyết và kiểm tra lại bằng các thí nghiệm. Chính việc tiến hành các thí nghiệm sẽ phát sinh các vấn đề để các em có thể hiểu sâu và kĩ các kiến thức đã học, qua đó các em hiểu bài hơn.
- Các kiến thức hóa học thực tế làm cho học sinh hiểu được vai trò to lớn của hóa học trong đời sống : kinh tế, quốc phòng, sinh hoạt,… thúc đẩy sự ham hỏi của học sinh.
- Giúp học sinh hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng trong đời sống hằng ngày một cách đúng đắn. Các em sẽ nhận thức được những gì có ích, những gì có hại để điều chỉnh hành vi của mình.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Môn Hóa học ở trường phổ thông nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lí phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận.Trước tình hình đó, Hóa học phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phát huy tính thực tế.
Có những vấn đề Hóa học giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hóa học trong những câu ca dao – tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ; lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học.
Trong việc dạy môn hoá học ở trường trung học, người giáo viên phải có vốn kiến thức về thực tế sâu, rộng, có khả năng gắn bài giảng với thực tế, tạo ra được những giờ học sinh động, nâng cao sự hiểu biết và kích thích sự ham mê học tập của học sinh.
Chính vì vậy, tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm : “ Tạo hứng thú học tập môn Hóa học bằng cách liên hệ thực tế”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
1.1.CƠ SỞ KHOA HỌC :
1.1.1.Hóa học với thực tiễn cuộc sống :
a) Tác động của hóa học đến đời sống con người :
Không có môn khoa học nào lại có nhiều ứng dụng như môn Hóa học :
- Trong tự nhiên, nhờ có hóa học mà chúng ta có thể khám phá thiên nhiên, nắm được tính chất, quy luật của thiên nhiên và con người ngày càng thành công trong ngành khoa học khám phá vũ trụ, trái đất,…
- Trong đời sống, sản xuất : Hóa học được ứng dụng trong việc nghiên cứu thành phần, tác dụng, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm, các quy trình sản xuất (sản xuất, chế biến các nguồn nguyên liệu thô thành các nguyên liệu có thể sử dụng trong đời sống sản xuất, chế biến các loại nông sản, chế tạo ra các đồ dùng, vật dụng hằng ngày).
b) Tác dụng của các kiến thức thực tế về hóa học :
- Giúp học sinh nắm được cơ sở hóa học, nắm vững và củng cố kiến thức cơ bản về hóa học.
- Nắm nhanh và kĩ các kiến thức đã học trong bài. Hóa học là ngành hóa học thực nghiệm, học lý thuyết và kiểm tra lại bằng các thí nghiệm. Chính việc tiến hành các thí nghiệm sẽ phát sinh các vấn đề để các em có thể hiểu sâu và kĩ các kiến thức đã học, qua đó các em hiểu bài hơn.
- Các kiến thức hóa học thực tế làm cho học sinh hiểu được vai trò to lớn của hóa học trong đời sống : kinh tế, quốc phòng, sinh hoạt,… thúc đẩy sự ham hỏi của học sinh.
- Giúp học sinh hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng trong đời sống hằng ngày một cách đúng đắn. Các em sẽ nhận thức được những gì có ích, những gì có hại để điều chỉnh hành vi của mình.