Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
TẬP CHO HỌC SINH TIẾP CẬN LỊCH SỬ QUA CÁC TƯ LIỆU TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 29 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, thực tế khách quan hiện nay trên thế giới và trong nước đặt ra nhiều vấn đề phải đổi mới giáo dục. Khuynh hướng đổi mới của quan điểm giáo dục nói chung hiện nay là phải hướng mục đích vào xây dựng một xã hội, trong đó, mọi người dân bình thường đều có cơ hội như nhau đối với việc trau dồi sự hiểu biết, phát huy năng lực cá nhân, để có thể tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và linh hoạt giải quyết các vấn đề do thực tế đặt ra. Theo tinh thần đổi mới của quan điểm giáo dục, trong hoạt động dạy và học, vai trò của người dạy và người học phải thay đổi. Thầy phải là người tổ chức những tình huống học tập, có tác dụng tạo ra ở học sinh nhu cầu nhận thức, khuyến khích và đưa các em vào những hoạt động có tính chất tự học, tư tìm tòi, nghiên cứu, để từng bước rèn luyện cho các em các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống sau này, như phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, quan sát, phê phán…
Sự đổi mới quan điểm giáo dục nhất định đưa đến sự đổi mới về kiểu dạy học. Từ kiểu dạy học “truyền thống”, xem thầy là nhân vật trung tâm, “ngồi cho chữ”, đến kiểu dạy “lấy học sinh làm trung tâm”, “hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của học sinh” là cả một bước tiến dài, có tính cách một sự biến đổi về chất.
Trong tinh thần đổi mới giáo dục nêu trên, việc dạy và học lịch sử cũng cần tự thay đổi. Bởi vì, suy cho cùng, sự đổi mới của giáo dục, nhất định phải thông qua mỗi giờ lên lớp của từng giáo viên bộ môn. Điều chúng ta cần suy nghĩ là phải tránh lối dạy có sẵn. Như vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh (HS) trong dạy học lịch sử? Có rất nhiều biện pháp, ví dụ như: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, tiến hành công tác ngoại khoá... Nhưng việc tập cho học sinh tiếp cận lịch sử qua các tư liệu trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp rất quan trọng, rất có ưu thế để phát triển tư duy của học sinh. Quá trình hoạt động chung, thống nhất giữa thầy và trò nhịp nhàng sẽ làm cho học sinh nắm vững hơn những tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em. Việc chủ động tìm tòi, khám phá những tri thức cũng góp phần giúp các em chủ động giải quyết các vấn đề thực tế của cuộc sống sau này của mình, một cách gián tiếp đó cũng là giáo dục kỹ năng sống cho các em: không trông chờ, ỷ lại...
Mặt khác nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường và phát huy hết năng lực của các em khá giỏi nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử...
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, thực tế khách quan hiện nay trên thế giới và trong nước đặt ra nhiều vấn đề phải đổi mới giáo dục. Khuynh hướng đổi mới của quan điểm giáo dục nói chung hiện nay là phải hướng mục đích vào xây dựng một xã hội, trong đó, mọi người dân bình thường đều có cơ hội như nhau đối với việc trau dồi sự hiểu biết, phát huy năng lực cá nhân, để có thể tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và linh hoạt giải quyết các vấn đề do thực tế đặt ra. Theo tinh thần đổi mới của quan điểm giáo dục, trong hoạt động dạy và học, vai trò của người dạy và người học phải thay đổi. Thầy phải là người tổ chức những tình huống học tập, có tác dụng tạo ra ở học sinh nhu cầu nhận thức, khuyến khích và đưa các em vào những hoạt động có tính chất tự học, tư tìm tòi, nghiên cứu, để từng bước rèn luyện cho các em các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống sau này, như phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, quan sát, phê phán…
Sự đổi mới quan điểm giáo dục nhất định đưa đến sự đổi mới về kiểu dạy học. Từ kiểu dạy học “truyền thống”, xem thầy là nhân vật trung tâm, “ngồi cho chữ”, đến kiểu dạy “lấy học sinh làm trung tâm”, “hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của học sinh” là cả một bước tiến dài, có tính cách một sự biến đổi về chất.
Trong tinh thần đổi mới giáo dục nêu trên, việc dạy và học lịch sử cũng cần tự thay đổi. Bởi vì, suy cho cùng, sự đổi mới của giáo dục, nhất định phải thông qua mỗi giờ lên lớp của từng giáo viên bộ môn. Điều chúng ta cần suy nghĩ là phải tránh lối dạy có sẵn. Như vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh (HS) trong dạy học lịch sử? Có rất nhiều biện pháp, ví dụ như: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, tiến hành công tác ngoại khoá... Nhưng việc tập cho học sinh tiếp cận lịch sử qua các tư liệu trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp rất quan trọng, rất có ưu thế để phát triển tư duy của học sinh. Quá trình hoạt động chung, thống nhất giữa thầy và trò nhịp nhàng sẽ làm cho học sinh nắm vững hơn những tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em. Việc chủ động tìm tòi, khám phá những tri thức cũng góp phần giúp các em chủ động giải quyết các vấn đề thực tế của cuộc sống sau này của mình, một cách gián tiếp đó cũng là giáo dục kỹ năng sống cho các em: không trông chờ, ỷ lại...
Mặt khác nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường và phát huy hết năng lực của các em khá giỏi nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử...