Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Thực hiện các thao tác cơ bản trong hoạt động đọc hiểu của tiết đọc văn được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử nhà trường đã tồn tại sai lầm khá lâu là coi học sinh (HS) chủ yếu như một khách thể, một đối tượng thụ động chịu tác động của giáo viên (GV). Nhưng trước sự phát triển của xã hội, thời đại, của các khoa học liên ngành và chuyên ngành, vai trò chủ thể và hoạt động tích cực sáng tạo của HS trong quá trình dạy học đã được đặc biệt chú ý. Hiện nay, vấn đề phát triển chủ thể HS đang bùng lên với một sức mạnh mới, trở thành xu thế phổ biến, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà phương pháp, nhà sư phạm học.
Đề cao vai trò chủ thể HS trong quá trình giảng dạy và học tập văn hoá nói chung, văn học nói riêng chính là tìm một phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả dạy học. Phương hướng đó không những phù hợp với yêu cầu của thời đại khoa học hiện nay mà còn là vấn đề quan điểm nhân văn và nhận thức khoa học (xây dựng những con người mới tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vào năng lực của mình). Chính từ luận điểm này, theo hướng dẫn của Chương trình ngữ văn trung học phổ thông, Đọc - hiểu văn bản đang được xem là khâu trung tâm của quá trình dạy học văn, và đổi mới phương pháp dạy học Đọc - hiểu văn bản văn học là khâu trung tâm của đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
TS. Nguyễn Thị Thanh Hương cho rằng: “ Mối quan hệ giữa văn bản - bạn đọc - học sinh thực chất là mối quan hệ giữa sự tác động của văn bản đến sự tiếp nhận của bạn đọc”, từ đó xác định GV là “chủ thể tác động và định hướng quá trình tiếp nhận những tác động thẩm mĩ của một văn bản văn học cho HS”. “Hoạt động định hướng của GV, theo tác giả là hoạt động hai chiều: định hướng dạy và định hướng học. Định hướng dạy để dẫn dắt, khêu gợi, định hướng những rung động thẩm mĩ của HS nhằm giúp các em tiếp nhận các tác động cụ thể của một văn bản văn học, uốn nắn những sự hiểu sai, hiểu lệch lạc, phát triển và nâng cao năng lực tiếp nhận của HS. Định hướng học nhằm hoàn thành tốt ba nhiệm vụ: giáo dục, giáo dưỡng, và phát triển”.
Như vậy, đọc một tác phẩm (TP) văn học, dù ở mức độ nào thì cuối cùng vẫn phải đi đến mục đích chung là hiểu văn. Khái niệm “hiểu” ở đây không chỉ là nhận ra kí hiệu và nghĩa của kí hiệu mà còn phán đoán ra ý muốn biểu đạt của tác giả, tức là đồng cảm và nắm được những thông điệp nghệ thuật mà nhà văn muốn nói, muốn gửi gắm tới người đọc. Có những lúc nhận ra nghĩa của kí hiệu và hiểu ý muốn biểu đạt không khó, nhưng trong nhiều trường hợp, để hiểu đúng văn thật không đơn giản chút nào.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử nhà trường đã tồn tại sai lầm khá lâu là coi học sinh (HS) chủ yếu như một khách thể, một đối tượng thụ động chịu tác động của giáo viên (GV). Nhưng trước sự phát triển của xã hội, thời đại, của các khoa học liên ngành và chuyên ngành, vai trò chủ thể và hoạt động tích cực sáng tạo của HS trong quá trình dạy học đã được đặc biệt chú ý. Hiện nay, vấn đề phát triển chủ thể HS đang bùng lên với một sức mạnh mới, trở thành xu thế phổ biến, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà phương pháp, nhà sư phạm học.
Đề cao vai trò chủ thể HS trong quá trình giảng dạy và học tập văn hoá nói chung, văn học nói riêng chính là tìm một phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả dạy học. Phương hướng đó không những phù hợp với yêu cầu của thời đại khoa học hiện nay mà còn là vấn đề quan điểm nhân văn và nhận thức khoa học (xây dựng những con người mới tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vào năng lực của mình). Chính từ luận điểm này, theo hướng dẫn của Chương trình ngữ văn trung học phổ thông, Đọc - hiểu văn bản đang được xem là khâu trung tâm của quá trình dạy học văn, và đổi mới phương pháp dạy học Đọc - hiểu văn bản văn học là khâu trung tâm của đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
TS. Nguyễn Thị Thanh Hương cho rằng: “ Mối quan hệ giữa văn bản - bạn đọc - học sinh thực chất là mối quan hệ giữa sự tác động của văn bản đến sự tiếp nhận của bạn đọc”, từ đó xác định GV là “chủ thể tác động và định hướng quá trình tiếp nhận những tác động thẩm mĩ của một văn bản văn học cho HS”. “Hoạt động định hướng của GV, theo tác giả là hoạt động hai chiều: định hướng dạy và định hướng học. Định hướng dạy để dẫn dắt, khêu gợi, định hướng những rung động thẩm mĩ của HS nhằm giúp các em tiếp nhận các tác động cụ thể của một văn bản văn học, uốn nắn những sự hiểu sai, hiểu lệch lạc, phát triển và nâng cao năng lực tiếp nhận của HS. Định hướng học nhằm hoàn thành tốt ba nhiệm vụ: giáo dục, giáo dưỡng, và phát triển”.
Như vậy, đọc một tác phẩm (TP) văn học, dù ở mức độ nào thì cuối cùng vẫn phải đi đến mục đích chung là hiểu văn. Khái niệm “hiểu” ở đây không chỉ là nhận ra kí hiệu và nghĩa của kí hiệu mà còn phán đoán ra ý muốn biểu đạt của tác giả, tức là đồng cảm và nắm được những thông điệp nghệ thuật mà nhà văn muốn nói, muốn gửi gắm tới người đọc. Có những lúc nhận ra nghĩa của kí hiệu và hiểu ý muốn biểu đạt không khó, nhưng trong nhiều trường hợp, để hiểu đúng văn thật không đơn giản chút nào.