Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH CÁ BIỆT Ở TRƯỜNG THPT. được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 29 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Lý do chọn đề tài :
Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân… ( Điều 23-Luật giáo dục).
Bất kỳ trường nào cũng đều có không ít học sinh “cá biệt”, thế thì chúng ta đã làm gì để giáo dục những học sinh như thế này?! Áp dụng biện pháp nào để có thể giúp cho những học sinh chưa ngoan này có thể trở thành học sinh phát triển toàn diện.
Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về hiện tượng học sinh cá biệt (HSCB) tụ tập băng nhóm, gây gổ đánh nhau, có vụ dẫn đến tử vong. Vấn đề này đã trở thành một mối quan ngại của dư luận, nhất là đối với gia đình và nhà trường.
Giáo dục là một khoa học và là một nghệ thuật. Trong đó việc giáo dục, quản lý HSCB là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn không chỉ riêng ngành giáo dục.
Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.
Trong nhà trường nói chung và trường phổ thông nói riêng, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Một số CBQL, giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ môn GDCD, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, qua thực tế công tác quản lý và giảng dạy cho học sinh ở trường THPT Hồng Bàng, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra các giải pháp về công tác giáo giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt THPT là một nhiệm vụ hết sức cần thiết. Bản thân cũng chứng kiến không ít trường hợp học sinh cá biệt được quan tâm giáo dục đúng mực đã trở thành những người có nhiều đóng góp cho xã hội và cũng chính những em này, sau này trở về trường nhiều hơn, biết ơn thầy cô giáo nhiều hơn. Hy vọng rằng với những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn sẽ góp phần đáng kể vào việc ngăn chăn bạo lực học đường, xây dựng thế hệ học sinh năng động, thân thiện, phát triển toàn diện. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.
II. Mục đích của đề tài:
Đánh giá được đúng thực trạng của công tác giáo dục học sinh cá biệt ở một trường THPT, thông qua đó tìm ra các giải pháp giáo dục nâng cao hiệu quả giúp cho học sinh cá biệt từng bước hoàn thiện nhân cách để trở thành những người tốt trong xã hội.
Phương pháp tiến hành thực hiện đề tài là nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý luận giáo dục đạo đức, tiến hành điều tra thực trạng của công tác giáo dục học sinh cá biệt ở một trường THPT, phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố liên quan đến công tác giáo dục học sinh cá biệt để từ đó đề ra biện pháp giáo dục cho học sinh cá biệt trong giai đoạn hiện nay.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài :
Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân… ( Điều 23-Luật giáo dục).
Bất kỳ trường nào cũng đều có không ít học sinh “cá biệt”, thế thì chúng ta đã làm gì để giáo dục những học sinh như thế này?! Áp dụng biện pháp nào để có thể giúp cho những học sinh chưa ngoan này có thể trở thành học sinh phát triển toàn diện.
Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về hiện tượng học sinh cá biệt (HSCB) tụ tập băng nhóm, gây gổ đánh nhau, có vụ dẫn đến tử vong. Vấn đề này đã trở thành một mối quan ngại của dư luận, nhất là đối với gia đình và nhà trường.
Giáo dục là một khoa học và là một nghệ thuật. Trong đó việc giáo dục, quản lý HSCB là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn không chỉ riêng ngành giáo dục.
Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.
Trong nhà trường nói chung và trường phổ thông nói riêng, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Một số CBQL, giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ môn GDCD, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, qua thực tế công tác quản lý và giảng dạy cho học sinh ở trường THPT Hồng Bàng, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra các giải pháp về công tác giáo giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt THPT là một nhiệm vụ hết sức cần thiết. Bản thân cũng chứng kiến không ít trường hợp học sinh cá biệt được quan tâm giáo dục đúng mực đã trở thành những người có nhiều đóng góp cho xã hội và cũng chính những em này, sau này trở về trường nhiều hơn, biết ơn thầy cô giáo nhiều hơn. Hy vọng rằng với những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn sẽ góp phần đáng kể vào việc ngăn chăn bạo lực học đường, xây dựng thế hệ học sinh năng động, thân thiện, phát triển toàn diện. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.
II. Mục đích của đề tài:
Đánh giá được đúng thực trạng của công tác giáo dục học sinh cá biệt ở một trường THPT, thông qua đó tìm ra các giải pháp giáo dục nâng cao hiệu quả giúp cho học sinh cá biệt từng bước hoàn thiện nhân cách để trở thành những người tốt trong xã hội.
Phương pháp tiến hành thực hiện đề tài là nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý luận giáo dục đạo đức, tiến hành điều tra thực trạng của công tác giáo dục học sinh cá biệt ở một trường THPT, phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố liên quan đến công tác giáo dục học sinh cá biệt để từ đó đề ra biện pháp giáo dục cho học sinh cá biệt trong giai đoạn hiện nay.