Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 37 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu thường đề cập tới với sự thay đổi bất thường của khí hậu, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trên Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Theo Báo cáo Phát triển Con người 2007 – 2008 của UNDP, với kịch bản nước biển dâng, đến năm 2100, nhiệt độ tăng trung bình 3-4 độ C sẽ có khoảng 22 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng. Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập úng hoàn toàn, khiến năng suất nông nghiệp giảm 20%. Bão lụt, ngập úng cũng gia tăng. Bệnh tật, nhất là sốt xuất huyết, sốt rét phát triển mạnh khiến sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng.
Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ nhiều mặt của BĐKH, thiên tai, bão lụt, hạn hán diễn ra dồn dập hơn trước. Điều này là hiển nhiên và không thể chối bỏ. Trước tình hình này, các lĩnh vực, ngành, địa phương đã triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tình hình, diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó, và về lâu dài tích hợp mục tiêu ứng phó BĐKH vào trong các hoạt động thường xuyên của mình.
Với vai trò là một giáo viên giảng dạy địa lý ở trường THPT, có nhiệm vụ đào tạo ra những công dân hữu dụng, có ích cho đất nước, tôi thấy rằng việc lồng ghép, tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào chương trình giảng dạy ở một số môn học nhất là môn Địa lý ở trường THPT là hoàn toàn phù hợp và cần thiết nhằm trang bị cho các em những kiến thức tốt nhất về BĐKH, đồng thời các em cũng chính là các cầu nối thông tin để tuyên truyền đến cộng đồng. Đó là lý do để tôi chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình là: “TÍCH HỢP NỘI DUNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THPT”
Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau
2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tổng hợp từ các nguồn tài liệu : tạp chí, báo cáo khoa học và các công trình nghiên cứu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
2.2. Phương pháp tổng hợp đánh giá
Trên cơ sở phân tích các thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, đánh giá.
Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu thường đề cập tới với sự thay đổi bất thường của khí hậu, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trên Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Theo Báo cáo Phát triển Con người 2007 – 2008 của UNDP, với kịch bản nước biển dâng, đến năm 2100, nhiệt độ tăng trung bình 3-4 độ C sẽ có khoảng 22 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng. Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập úng hoàn toàn, khiến năng suất nông nghiệp giảm 20%. Bão lụt, ngập úng cũng gia tăng. Bệnh tật, nhất là sốt xuất huyết, sốt rét phát triển mạnh khiến sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng.
Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ nhiều mặt của BĐKH, thiên tai, bão lụt, hạn hán diễn ra dồn dập hơn trước. Điều này là hiển nhiên và không thể chối bỏ. Trước tình hình này, các lĩnh vực, ngành, địa phương đã triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tình hình, diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó, và về lâu dài tích hợp mục tiêu ứng phó BĐKH vào trong các hoạt động thường xuyên của mình.
Với vai trò là một giáo viên giảng dạy địa lý ở trường THPT, có nhiệm vụ đào tạo ra những công dân hữu dụng, có ích cho đất nước, tôi thấy rằng việc lồng ghép, tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào chương trình giảng dạy ở một số môn học nhất là môn Địa lý ở trường THPT là hoàn toàn phù hợp và cần thiết nhằm trang bị cho các em những kiến thức tốt nhất về BĐKH, đồng thời các em cũng chính là các cầu nối thông tin để tuyên truyền đến cộng đồng. Đó là lý do để tôi chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình là: “TÍCH HỢP NỘI DUNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THPT”
Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau
2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tổng hợp từ các nguồn tài liệu : tạp chí, báo cáo khoa học và các công trình nghiên cứu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
2.2. Phương pháp tổng hợp đánh giá
Trên cơ sở phân tích các thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, đánh giá.