Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
TÍCH HỢP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC BÀI THƠ “MỘ” (CHIỀU TỐI) được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 13 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Hiện nay, xã hội ta đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường, sự suy giảm đạo đức trong một bộ phận học sinh. Đó không chỉ là vấn đề nhức nhối của riêng gia đình, nhà trường mà của toàn xã hội. Hơn nữa ở lứa tuổi này các em đang trong giai đoạn hình thành, phát triển nhân cách nhưng do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm sống các em thường xuyên chịu sự tác động của các yếu tố cả tích cực và tiêu cực, rất dễ bị lôi kéo vào các hành vi xấu, lối sống ích kỉ, thực dụng. Việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho các em nhất là “học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh” – tư tưởng được kết tinh, phát triển từ những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là điều rất cần thiết để giúp các em có định hướng đúng trong hình thành nhân cách và những phẩm chất tốt đẹp của những công dân tương lai. Trong tình hình đó việc giáo dục đạo đức cách mạng mà cụ thể là “học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh” thiết nghĩ nên là một trong những mục tiêu giáo dục quan trọng.
- Bên cạnh việc ủng hộ cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh” thì người viết cũng xuất phát từ những đặc trưng của bộ môn ngữ văn – một môn học về khoa học xã hội và nhân văn rất phù hợp để tích hợp giáo dục cho học sinh các kĩ năng sống, bồi dưỡng tâm hồn, tinh thần yêu nước, tự hào những truyền thống quý báu của dân tộc, giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách đạo dức thông qua bài học được rút ra từ các tác phẩm văn học. Qua đó giúp các em hiểu một tác phẩm của một nhà thơ cách mạng không hề khô cứng, triết lý khô khan như các em vẫn tưởng mà ở đó vẫn thấm đẫm chất trữ tình sâu lắng, thể hiện một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống và tràn đầy lạc quan.
- Tạo điều kiện cho học sinh phát triển tính chủ động, tự giác trong việc lĩnh hội kiến thức từ một tác phẩm văn học cụ thể và áp dụng vào cuộc sống.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
- Giáo viên và học sinh có điều kiện thuận lợi là ngoài ba tiết học trong chương trình học chính thức còn có thêm hai tiết tự chọn để triển khai bài học thuận lợi hơn. Học sinh có thời gian chuẩn bị tài liệu liên quan đến tác phẩm và tác giả.
- Môi trường học thân thiện, học sinh tích cực, hơn nữa xuất phát từ “đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt” còn giúp học sinh nâng cao năng lực nhận thức về xã hội và con người.
- Học sinh đã có những hiểu biết nhất định về tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua các môn khoa học xã hội, các hoạt động đoàn thể. Bản thân các em cũng đã nhận thức được vai trò và công lao to lớn của Bác đối với dân tộc Việt Nam.
- Thông qua các hoạt động học tập để học sinh tiếp cận, khám phá, học tập, nhận thức mới về tư tưởng, tình cảm, thái độ trong việc tiếp cận một nhà thơ cách mạng.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Hiện nay, xã hội ta đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường, sự suy giảm đạo đức trong một bộ phận học sinh. Đó không chỉ là vấn đề nhức nhối của riêng gia đình, nhà trường mà của toàn xã hội. Hơn nữa ở lứa tuổi này các em đang trong giai đoạn hình thành, phát triển nhân cách nhưng do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm sống các em thường xuyên chịu sự tác động của các yếu tố cả tích cực và tiêu cực, rất dễ bị lôi kéo vào các hành vi xấu, lối sống ích kỉ, thực dụng. Việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho các em nhất là “học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh” – tư tưởng được kết tinh, phát triển từ những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là điều rất cần thiết để giúp các em có định hướng đúng trong hình thành nhân cách và những phẩm chất tốt đẹp của những công dân tương lai. Trong tình hình đó việc giáo dục đạo đức cách mạng mà cụ thể là “học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh” thiết nghĩ nên là một trong những mục tiêu giáo dục quan trọng.
- Bên cạnh việc ủng hộ cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh” thì người viết cũng xuất phát từ những đặc trưng của bộ môn ngữ văn – một môn học về khoa học xã hội và nhân văn rất phù hợp để tích hợp giáo dục cho học sinh các kĩ năng sống, bồi dưỡng tâm hồn, tinh thần yêu nước, tự hào những truyền thống quý báu của dân tộc, giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách đạo dức thông qua bài học được rút ra từ các tác phẩm văn học. Qua đó giúp các em hiểu một tác phẩm của một nhà thơ cách mạng không hề khô cứng, triết lý khô khan như các em vẫn tưởng mà ở đó vẫn thấm đẫm chất trữ tình sâu lắng, thể hiện một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống và tràn đầy lạc quan.
- Tạo điều kiện cho học sinh phát triển tính chủ động, tự giác trong việc lĩnh hội kiến thức từ một tác phẩm văn học cụ thể và áp dụng vào cuộc sống.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
- Giáo viên và học sinh có điều kiện thuận lợi là ngoài ba tiết học trong chương trình học chính thức còn có thêm hai tiết tự chọn để triển khai bài học thuận lợi hơn. Học sinh có thời gian chuẩn bị tài liệu liên quan đến tác phẩm và tác giả.
- Môi trường học thân thiện, học sinh tích cực, hơn nữa xuất phát từ “đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt” còn giúp học sinh nâng cao năng lực nhận thức về xã hội và con người.
- Học sinh đã có những hiểu biết nhất định về tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua các môn khoa học xã hội, các hoạt động đoàn thể. Bản thân các em cũng đã nhận thức được vai trò và công lao to lớn của Bác đối với dân tộc Việt Nam.
- Thông qua các hoạt động học tập để học sinh tiếp cận, khám phá, học tập, nhận thức mới về tư tưởng, tình cảm, thái độ trong việc tiếp cận một nhà thơ cách mạng.