Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
TÌM HIỂU KIẾN THỨC VÀ NHU CẦU CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO VÀO DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG THPT được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 20 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Giáo dục là một hệ thống lớn, có liên quan mật thiết đến việc hình thành con người, là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người. Như vậy, để đào tạo được những con người thật sự có đủ kiến thức; kỹ năng; có sức khỏe, đạo đức và đặc biệt là có tính độc lập, tự chủ, năng động, sáng tạo, năng lực và thói quen tự học suốt đời thì việc đổi mới phương pháp giáo dục là một yêu cầu tất yếu. Xu hướng chung trong việc đổi mới là chuyển trung tâm của quá trình dạy học (QTDH) từ hoạt động dạy của giáo viên (GV) sang hoạt động học của học sinh (HS), phát huy tính tích cực, chủ động nhận thức của người học, biến quá trình dạy - học thành quá trình tự học, tự đào tạo.
1.2. Lý thuyết kiến tạo (LTKT) là một trong những quan điểm dạy học hiện đại, nhấn mạnh đến vai trò chủ động của người học trong quá trình học tập và cách thức người học thu nhận kiến thức cho bản thân. Theo đó, người học đặt mình vào trong một môi trường tích cực, phát hiện ra vấn đề, giải quyết vấn đề theo lối đồng hóa hay điều ứng những kiến thức và kinh nghiệm đã có cho thích ứng với những tình huống mới, từ đó xây dựng nên những hiểu biết cho bản thân. Quan điểm của LTKT rõ ràng cũng rất phù hợp với xu hướng, nội dung đổi mới PPDH ở nước ta hiện nay.
1.3. Tiếng Việt (TV) trong nhà trường phổ thông vừa là đối tượng nghiên cứu, học tập của HS, vừa là công cụ, phương tiện để chiếm lĩnh các khoa học khác. Cùng với các môn học khác, môn TV chú trọng đào tạo HS thành những cá nhân có năng lực sáng tạo để tham gia một cách tích cực vào sự phát triển của xã hội. Như vậy, mục tiêu dạy học TV trong nhà trường phổ thông hiện nay cũng là mục tiêu dạy học chung mà LTKT hướng đến.
1.4. Bản thân TV là một môn học rất giàu tiềm năng trong việc rèn luyện, phát triển tư duy, tính năng động, chủ động, tích cực cho HS vì đó là tiếng mẹ đẻ của các em, là thứ tiếng các em đã được làm quen và và sử dụng từ khi bắt đầu tập nói. Tuy nhiên, hiện nay, trong thực tế dạy học nói chung và dạy học TV nói riêng còn nhiều bất cập.
1.5. Trong quá trình dạy học Tiếng Việt theo quan điểm LTKT, việc tìm hiểu kiến thức vốn có và nhu cầu của HS là một bước quan trọng, làm nên đặc thù của phương pháp và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả dạy học.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Giáo dục là một hệ thống lớn, có liên quan mật thiết đến việc hình thành con người, là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người. Như vậy, để đào tạo được những con người thật sự có đủ kiến thức; kỹ năng; có sức khỏe, đạo đức và đặc biệt là có tính độc lập, tự chủ, năng động, sáng tạo, năng lực và thói quen tự học suốt đời thì việc đổi mới phương pháp giáo dục là một yêu cầu tất yếu. Xu hướng chung trong việc đổi mới là chuyển trung tâm của quá trình dạy học (QTDH) từ hoạt động dạy của giáo viên (GV) sang hoạt động học của học sinh (HS), phát huy tính tích cực, chủ động nhận thức của người học, biến quá trình dạy - học thành quá trình tự học, tự đào tạo.
1.2. Lý thuyết kiến tạo (LTKT) là một trong những quan điểm dạy học hiện đại, nhấn mạnh đến vai trò chủ động của người học trong quá trình học tập và cách thức người học thu nhận kiến thức cho bản thân. Theo đó, người học đặt mình vào trong một môi trường tích cực, phát hiện ra vấn đề, giải quyết vấn đề theo lối đồng hóa hay điều ứng những kiến thức và kinh nghiệm đã có cho thích ứng với những tình huống mới, từ đó xây dựng nên những hiểu biết cho bản thân. Quan điểm của LTKT rõ ràng cũng rất phù hợp với xu hướng, nội dung đổi mới PPDH ở nước ta hiện nay.
1.3. Tiếng Việt (TV) trong nhà trường phổ thông vừa là đối tượng nghiên cứu, học tập của HS, vừa là công cụ, phương tiện để chiếm lĩnh các khoa học khác. Cùng với các môn học khác, môn TV chú trọng đào tạo HS thành những cá nhân có năng lực sáng tạo để tham gia một cách tích cực vào sự phát triển của xã hội. Như vậy, mục tiêu dạy học TV trong nhà trường phổ thông hiện nay cũng là mục tiêu dạy học chung mà LTKT hướng đến.
1.4. Bản thân TV là một môn học rất giàu tiềm năng trong việc rèn luyện, phát triển tư duy, tính năng động, chủ động, tích cực cho HS vì đó là tiếng mẹ đẻ của các em, là thứ tiếng các em đã được làm quen và và sử dụng từ khi bắt đầu tập nói. Tuy nhiên, hiện nay, trong thực tế dạy học nói chung và dạy học TV nói riêng còn nhiều bất cập.
1.5. Trong quá trình dạy học Tiếng Việt theo quan điểm LTKT, việc tìm hiểu kiến thức vốn có và nhu cầu của HS là một bước quan trọng, làm nên đặc thù của phương pháp và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả dạy học.