Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN VẬT LÍ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG (LẦN 1) được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lí do chọn đề tài
Theo Ủy ban quốc tế và giáo dục thế kỉ XXI của UNESCO [29], thế kỉ XXI mà ta đang sống là thế kỉ của tài năng và nhân cách đa dạng, vì thế dạy học là phải dạy cả tri thức, kĩ năng và thái độ để khi ra đời người học có thể học tập suốt đời, có thể thích nghi và tham gia một cách chủ động, sáng tạo, vào thế giới phong phú, luôn biến đổi và phụ thuộc lẫn nhau.
Hiện nay, đã có nhiều dự án nghiên cứu, đầu tư cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giáo dục. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng có một số hoạt động giáo dục trong nhà trường chưa mang lại hiệu quả thật sự trọn vẹn cho quá trình đào tạo – và tự đào tạo trong nhà trường. Đó là hoạt động ngoại khóa (HĐNK) trong nhà trường phổ thông.
Thực trạng giáo dục Việt Nam trong những năm qua cho thấy: không thiếu các trường đã đầu tư đúng mức, kịp thời cho các HĐNK, nhất là các hoạt động thể dục thể thao, các buổi ngoại khóa văn học, hóa học, vật lí, ngoại ngữ, …Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện nay HĐNK vẫn còn là niềm mơ ước xa vời của nhiều trường, bao gồm một số các trường chuyên trong cả nước.
Đề tài đã nghiên cứu xây dựng những mô hình cụ thể cho HĐNK môn vật lí ở trường THPT chuyên Lương Thế Vinh (Đồng Nai), giúp cho GV có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoại khóa môn vật lí đối với HS và ngay cả bản thân GV; hỗ trợ cho GV các thông tin cần thiết nhằm giúp họ có thêm niềm tin và cơ sở để vận dụng nó vào thực tiễn dạy học ở phổ thông.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Chương trình, nội dung vật lí phổ thông.
+ Các kiến thức vật lí (hiện tượng, trò chơi, …) quanh ta, có liên quan đến nội dung kiến thức mà HS đã được học trên lớp.
+ Lí luận giáo dục trong việc nâng cao chất lượng các HĐNK nói chung và HĐNK môn vật lí nói riêng.
- Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức HĐNK cho môn vật lí trong phạm vi khối 10 của trường THPT chuyên LTV – Đồng Nai.
3. Phương pháp thực nghiệm
- Gặp Ban giám hiệu nhà trường và tổ trưởng tổ Vật lí trao đổi về mục đích thực nghiệm và xin phép cho triển khai kế hoạch thực nghiệm.
- Tranh thủ sự đồng tình của các GV trong tổ Vật lí để tổ chức các HĐNK, cùng trao đổi vạch ra đường hướng hoạt động chi tiết cho mỗi lần sinh hoạt ngoại khóa.
1. Lí do chọn đề tài
Theo Ủy ban quốc tế và giáo dục thế kỉ XXI của UNESCO [29], thế kỉ XXI mà ta đang sống là thế kỉ của tài năng và nhân cách đa dạng, vì thế dạy học là phải dạy cả tri thức, kĩ năng và thái độ để khi ra đời người học có thể học tập suốt đời, có thể thích nghi và tham gia một cách chủ động, sáng tạo, vào thế giới phong phú, luôn biến đổi và phụ thuộc lẫn nhau.
Hiện nay, đã có nhiều dự án nghiên cứu, đầu tư cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giáo dục. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng có một số hoạt động giáo dục trong nhà trường chưa mang lại hiệu quả thật sự trọn vẹn cho quá trình đào tạo – và tự đào tạo trong nhà trường. Đó là hoạt động ngoại khóa (HĐNK) trong nhà trường phổ thông.
Thực trạng giáo dục Việt Nam trong những năm qua cho thấy: không thiếu các trường đã đầu tư đúng mức, kịp thời cho các HĐNK, nhất là các hoạt động thể dục thể thao, các buổi ngoại khóa văn học, hóa học, vật lí, ngoại ngữ, …Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện nay HĐNK vẫn còn là niềm mơ ước xa vời của nhiều trường, bao gồm một số các trường chuyên trong cả nước.
Đề tài đã nghiên cứu xây dựng những mô hình cụ thể cho HĐNK môn vật lí ở trường THPT chuyên Lương Thế Vinh (Đồng Nai), giúp cho GV có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoại khóa môn vật lí đối với HS và ngay cả bản thân GV; hỗ trợ cho GV các thông tin cần thiết nhằm giúp họ có thêm niềm tin và cơ sở để vận dụng nó vào thực tiễn dạy học ở phổ thông.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Chương trình, nội dung vật lí phổ thông.
+ Các kiến thức vật lí (hiện tượng, trò chơi, …) quanh ta, có liên quan đến nội dung kiến thức mà HS đã được học trên lớp.
+ Lí luận giáo dục trong việc nâng cao chất lượng các HĐNK nói chung và HĐNK môn vật lí nói riêng.
- Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức HĐNK cho môn vật lí trong phạm vi khối 10 của trường THPT chuyên LTV – Đồng Nai.
3. Phương pháp thực nghiệm
- Gặp Ban giám hiệu nhà trường và tổ trưởng tổ Vật lí trao đổi về mục đích thực nghiệm và xin phép cho triển khai kế hoạch thực nghiệm.
- Tranh thủ sự đồng tình của các GV trong tổ Vật lí để tổ chức các HĐNK, cùng trao đổi vạch ra đường hướng hoạt động chi tiết cho mỗi lần sinh hoạt ngoại khóa.