Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
TỔ CHỨC QUẢN LÝ, GIẢI QUYẾT VĂN BẢN ĐI VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 26 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước ta hiện nay, trên mọi lĩnh vực, hầu hết các công việc từ chỉ đạo, điều hành, quyết định, thi hành đều gắn liền với văn bản, cũng có nghĩa là gắn liền việc soạn thảo, ban hành và tổ chức sử dụng văn bản nói riêng, với công tác văn thư - lưu trữ nói chung.
Công tác văn thư, lưu trữ là một hoạt động thường xuyên, đồng thời là một mắt xích không thể thiếu trong bộ máy quản lý Nhà nước. Mọi công việc của các cơ quan, đơn vị giải quyết nhanh hay chậm, hiệu quả hay không hiệu quả đều phụ thuộc vào việc quản lý công tác văn thư, lưu trữ có khoa học, hợp lý hay không.
Bên cạnh đó, vị trí của người Văn thư lưu trữ cũng có thể coi là rất cần thiết cho công tác quản lý. Dù trong cơ quan hành chính hay tại công ty, xí nghiệp thì vai trò của người văn thư luôn chiếm phần nào quan trọng. Hơn thế nữa, xã hội ngày càng tiên tiến, nhu cầu ngày càng đòi hỏi và đất nước đang thời kỳ mở cửa hội nhập WTO thì nhiệm vụ của người Văn thư cũng ngày càng cao hơn, mọi hoạt động phải nhanh nhẹn hơn, tham mưu cho lãnh đạo một cách chính xác, xử lý tình huống một cách linh hoạt trong từng hoàn cảnh công việc …
Để đáp ứng yêu cầu này, đòi hỏi người văn thư không những nắm vững kiến thức đã học, biết áp dụng chuyên môn, nghiệp vụ của mình hợp thực tiễn mà còn có những đóng góp nhất định và luôn có sự cải tiến để vươn tới sự hoàn thiện.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
Trải qua gần 7 năm hình thành và phát triển, từ tháng 8/2003 trên cơ sở tách ra từ trường Ngô Quyền, công tác Văn thư - Lưu trữ của nhà trường trước đây là do giáo viên kiêm nhiệm nên chưa đáp ứng đầy đủ về công tác văn thư.
Xác định được vai trò đặc biệt quan trọng của công tác văn thư - lưu trữ, vận dụng những kiến thức được học tại trường TH Văn thư Lưu trữ TWII, tham dự các buổi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tại Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai và đúc kết các kinh nghiệm từ thực tiễn trong công tác văn thư, tôi đã áp dụng được một số biện pháp giúp tiết kiệm thời gian, đảm bảo tính khoa học và mang lại các hiệu quả thiết thực trong công việc hàng ngày của mình.
Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Trong quá trình hoạt động, trường THPT Trấn Biên thường ban hành các loại văn bản hành chính thông thường (Báo cáo, biên bản, tờ trình, kế hoạch, quyết định, …) và sử dụng chúng làm phương tiện để lãnh đạo, điều hành, quản lý mọi hoạt động của nhà trường. Đồng thời, các văn bản này còn ghi lại các kinh nghiệm, những kết quả đạt được và chiến lược phát triển của nhà trường. Nếu các văn bản này để trong tình trạng rời rạc, không được sắp xếp theo trình tự thì rất khó quản lý và không thể tra tìm khi cần thiết. Vì vậy, việc “tổ chức quản lý, giải quyết văn bản đi và lưu trữ hồ sơ” bằng phương pháp khoa học trên cơ sở những quy định chung của nhà nước là công việc quan trọng và tất yếu của người làm công tác văn thư.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước ta hiện nay, trên mọi lĩnh vực, hầu hết các công việc từ chỉ đạo, điều hành, quyết định, thi hành đều gắn liền với văn bản, cũng có nghĩa là gắn liền việc soạn thảo, ban hành và tổ chức sử dụng văn bản nói riêng, với công tác văn thư - lưu trữ nói chung.
Công tác văn thư, lưu trữ là một hoạt động thường xuyên, đồng thời là một mắt xích không thể thiếu trong bộ máy quản lý Nhà nước. Mọi công việc của các cơ quan, đơn vị giải quyết nhanh hay chậm, hiệu quả hay không hiệu quả đều phụ thuộc vào việc quản lý công tác văn thư, lưu trữ có khoa học, hợp lý hay không.
Bên cạnh đó, vị trí của người Văn thư lưu trữ cũng có thể coi là rất cần thiết cho công tác quản lý. Dù trong cơ quan hành chính hay tại công ty, xí nghiệp thì vai trò của người văn thư luôn chiếm phần nào quan trọng. Hơn thế nữa, xã hội ngày càng tiên tiến, nhu cầu ngày càng đòi hỏi và đất nước đang thời kỳ mở cửa hội nhập WTO thì nhiệm vụ của người Văn thư cũng ngày càng cao hơn, mọi hoạt động phải nhanh nhẹn hơn, tham mưu cho lãnh đạo một cách chính xác, xử lý tình huống một cách linh hoạt trong từng hoàn cảnh công việc …
Để đáp ứng yêu cầu này, đòi hỏi người văn thư không những nắm vững kiến thức đã học, biết áp dụng chuyên môn, nghiệp vụ của mình hợp thực tiễn mà còn có những đóng góp nhất định và luôn có sự cải tiến để vươn tới sự hoàn thiện.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
Trải qua gần 7 năm hình thành và phát triển, từ tháng 8/2003 trên cơ sở tách ra từ trường Ngô Quyền, công tác Văn thư - Lưu trữ của nhà trường trước đây là do giáo viên kiêm nhiệm nên chưa đáp ứng đầy đủ về công tác văn thư.
Xác định được vai trò đặc biệt quan trọng của công tác văn thư - lưu trữ, vận dụng những kiến thức được học tại trường TH Văn thư Lưu trữ TWII, tham dự các buổi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tại Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai và đúc kết các kinh nghiệm từ thực tiễn trong công tác văn thư, tôi đã áp dụng được một số biện pháp giúp tiết kiệm thời gian, đảm bảo tính khoa học và mang lại các hiệu quả thiết thực trong công việc hàng ngày của mình.
Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Trong quá trình hoạt động, trường THPT Trấn Biên thường ban hành các loại văn bản hành chính thông thường (Báo cáo, biên bản, tờ trình, kế hoạch, quyết định, …) và sử dụng chúng làm phương tiện để lãnh đạo, điều hành, quản lý mọi hoạt động của nhà trường. Đồng thời, các văn bản này còn ghi lại các kinh nghiệm, những kết quả đạt được và chiến lược phát triển của nhà trường. Nếu các văn bản này để trong tình trạng rời rạc, không được sắp xếp theo trình tự thì rất khó quản lý và không thể tra tìm khi cần thiết. Vì vậy, việc “tổ chức quản lý, giải quyết văn bản đi và lưu trữ hồ sơ” bằng phương pháp khoa học trên cơ sở những quy định chung của nhà nước là công việc quan trọng và tất yếu của người làm công tác văn thư.