- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
TOP 14 Thư viện Sáng kiến kinh nghiệm THCS TẤT CẢ CÁC MÔN NĂM 2021-2022 được soạn dưới dạng file word gồm 14 FILE trang. Các bạn xem và tải Thư viện Sáng kiến kinh nghiệm THCS về ở dưới.
DEMO FILE
1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu:
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên được phân công dạy môn Tiếng Anh lớp 6 năm học 2021-2022 theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS Lương Thế Vinh nơi tôi đang công tác gặp một số khó khăn khi đổi mới phương pháp dạy học. Thêm vào đó, vì diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19 trên địa bàn thành phố Hà Nội, thầy và trò phải dạy và học tập trực tuyến nên khó khăn lại chồng chất khó khăn. Nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu mới trong bối cảnh dạy học khi thì trực tiếp lúc lại trực tuyến là cần thiết, tôi đã chọn đề tài: “ Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh 6. ” nhằm giúp cho các học sinh lớp 6 tiếp cận với phương pháp học tập mới, phát huy được năng lực chủ động, sáng tạo kết hợp với khả năng ngôn ngữ và sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Đan Phượng.
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.
Giúp học sinh nhận thấy được việc rèn luyện phương pháp học tập ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho các em có khả năng tự học và học tập suốt đời.
Giúp học sinh tháo gỡ khó khăn, thành công trong việc đổi mới phương pháp học tập và nâng cao hiệu quả học tập Tiếng Anh lớp 6 từ đó nâng cao chất lượng giáo dục môn Tiếng Anh ở trường THCS Lương Thế Vinh.
Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu:
Học sinh dạy lớp 6B,C ở trường THCS Lương Thế Vinh.
Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh
Phương pháp nghiên cứu
PP nghiên cứu lí luận
PP nghiên cứu thực tiễn
PP tham vấn chuyên gia
PP thống kê
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ giới hạn về thực trạng và các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Đan Phượng.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2021 đến tháng 2/2022
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh.
Phân tích thực trạng dạy học Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh.
Đề xuất các biện pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh.
Những đóng góp mới của đề tài:
Đưa ra một số biện pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh.
Kết cấu: Đề tài gồm có 3 phần:
Mở đầu
Nội dung: gồm 3 phần.
Kết luận và khuyến nghị.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH LỚP 6
1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1. Căn cứ nghiên cứu
1.1.1. Căn cứ pháp lý
Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Tiếng Anh được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Tiếng Anh.
Chương trình được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học hiện đại. Cơ sở lí luận và thực tiễn của chương trình: Các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Tiếng Anh hiện đại; các thành tựu nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Anh; phương pháp xây dựng chương trình môn Tiếng Anh như một ngoại ngữ của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm xây dựng chương trình của Việt Nam; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, chú ý đến sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.
Chương trình được xây dựng theo đường hướng giao tiếp. Theo đó, năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là một trong các phương tiện để hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp.
Chương trình được sắp xếp theo mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp. Mục tiêu ngôn ngữ được xác định làm phương tiện để hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tương ứng. Hệ thống chủ điểm, chủ đề được lựa chọn gần gũi với người học, có thể lặp lại. Chương trình được xây dựng theo quan điểm Thiết kế Trung tâm. Trong quan điểm này, phương pháp dạy học là yếu tố được xem xét đầu tiên để từ đó xác định nội dung và yêu cầu đầu ra. Chương trình nhấn mạnh đến những yếu tố sau đây:
a) Phương pháp và các nguyên tắc dạy học là nhân tố rất quan trọng trong quá trình dạy và học.
b) Tiến trình học tập của người học được chú trọng hơn mục tiêu, yêu cầu cần đạt đã xác định từ trước.
c) Học sinh phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo; thông qua hoạt động trải nghiệm; với tư cách là những cá thể độc lập.
d) Điều kiện dạy học tiếng Anh đa dạng ở các địa phương.
đ) Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn quá trình dạy học, khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập qua các năm học để củng cố năng lực giao tiếp của học sinh.
Căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong CTGD phổ thông 2018 môn Tiếng Anh.
*Yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất:
Chương trình góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, tự phục vụ, tự quản, tự học và khả năng giải quyết vấn đề. Đồng thời Chương trình cũng tập trung bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất như chăm học, chăm làm, tự tin, trách nhiệm, trung thực, kỉ luật, đoàn kết và yêu thương của học sinh. Thông qua việc làm quen với tiếng Anh, học sinh có thái độ tích cực đối với bộ môn, có hiểu biết về các nền văn hoá khác và thấy được giá trị của nền văn hoá dân tộc mình.
*Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù:
Các năng lực đặc thù cần đạt đối với học sinh được mô tả thông qua bốn kĩ năng giao tiếp, đặc biệt chú trọng đến kĩ năng nghe hiểu. Kĩ năng nói trong các tình huống giao tiếp rất đơn giản có thể được phát triển theo mức độ sẵn sàng của người học.
Căn cứ thực tiễn từ việc dạy và học ngoại ngữ:
Cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học để tạo ra các học sinh có đủ phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và năng lực: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội ngày nay.
Hướng dẫn học sinh cách tiếp cận kiến thức theo hướng học sinh chủ động khám phá, làm chủ kiến thức mới.
2. Những khái niệm cơ bản về vấn đề nghiên cứu
Đổi mới phương pháp theo định hướng phát triển năng lực là gì?
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...
Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót (tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự thể hiện, tự đánh giá).
3. Ý nghĩa/ tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
Trước yêu cầu đổi mới của chương trình và sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên cần phải có chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục cho người giáo viên về vai trò, nhiệm vụ, chức năng của mình, đồng thời giáo dục ý thức tự học, tự bồi dưỡng cho người giáo viên nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt. Đổi mới phương pháp dạy học giúp người giáo viên làm việc tích cực, chủ động, sáng tạo và hướng dẫn học sinh học tập đạt hiệu quả cao nhất. Đó là yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng dạy học.
Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu để rút kinh nghiệm và đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm hết sức cần thiết và thiết thực góp phần quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường trung học cơ sở hiện nay.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu tại trường THCS Lương Thế Vinh tình hình thực tế liên quan đến chủ đề.
1.Vài nét sơ lược về tình hình giáo dục tại trường THCS Lương Thế Vinh.
Về cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học Ngoại ngữ:
- 01 phòng học ngoại ngữ có trang bị máy tính đa năng và âm thanh tiêu chuẩn.
- 21 lớp học có trang bị máy chiếu, loa và mạng Internet phục vụ dạy và học Ngoại ngữ hiệu quả.
- 4 đài đĩa phục vụ thi nghe trực tiếp.
- Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, đủ điều kiện cho giáo viên và học sinh giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1. Thuận lợi
Giáo viên thường xuyên được tham gia các buổi hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6 do Bộ Giáo dục, Sở giáo dục và Phòng Giáo dục và đào tạo Đan Phượng tổ chức.
Nhiều năm qua, công tác sinh hoạt nhóm chuyên môn Tiếng Anh về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở Lương Thế Vinh và nhóm chuyên môn Tiếng Anh của huyện Đan Phượng đã được tổ chức thực hiện và duy trì khá thường xuyên. theo hai hình thức: Tổ chức theo các chuyên đề và dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học.
Những nội dung này thường được giao cho các giáo viên có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt xây dựng thành các báo cáo chuyên đề hay sáng kiến kinh nghiệm.
Sau dự giờ tổ chuyên môn tiến hành thảo luận rút kinh nghiệm và đánh giá những ưu điểm và tồn tại và đề xuất phương án hiệu quả hơn.
Học sinh đa số thích học môn Tiếng Anh và rất hào hứng với cấp học mới.
2.2. Khó khăn:
Nhiều năm qua, việc dạy học Tiếng Anh đã theo một khuôn mẫu là dạy học theo tư duy Tiếng Việt do tâm lý sợ học sinh không hiểu. Thông thường các thầy cô đều dạy từ mới trước, cho học sinh tìm nghĩa Tiếng Việt và sau
HÌNH ẢNH MINH HỌA, CHÍNNH LÀ TÀI NGUYÊN THẦY CÔ TẢI VỀ!
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!
DEMO FILE
MỤC LỤC
TT | Nội dung | Trang |
| Mở đầu | |
1 | Lý do chọn đề tài | 1 |
2 | Mục đích nghiên cứu | 2 |
3 | Khách thể và đối tượng nghiên cứu | 2 |
4 | Phương pháp nghiên cứu | 2 |
5 | Giới hạn và phạm vi nghiên cứu | 2 |
6 | Thời gian nghiên cứu | 2 |
7 | Nhiệm vụ nghiên cứu | 3 |
8 | Những đóng góp mới của đề tài | 3 |
9 | Kết cấu | 3 |
| Nội dung | |
I | Cơ sở nội dung của vấn đề đổi mới phương pháp | 4 |
II | Thực trạng vấn đề giảng dạy Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh, Đan Phượng. | 7 |
| 1.Vài nét sơ lược về thực trạng giảng dạy Tiếng Anh 6 tại trường | 7 |
| 2.Thuận lợi, Khó khăn và thách thức của yêu cầu đổi mới | 7 |
III | Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6. | 8 |
| Kết luận và khuyến nghị | 14 |
| Tài liệu tham khảo | |
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu:
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên được phân công dạy môn Tiếng Anh lớp 6 năm học 2021-2022 theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS Lương Thế Vinh nơi tôi đang công tác gặp một số khó khăn khi đổi mới phương pháp dạy học. Thêm vào đó, vì diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19 trên địa bàn thành phố Hà Nội, thầy và trò phải dạy và học tập trực tuyến nên khó khăn lại chồng chất khó khăn. Nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu mới trong bối cảnh dạy học khi thì trực tiếp lúc lại trực tuyến là cần thiết, tôi đã chọn đề tài: “ Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh 6. ” nhằm giúp cho các học sinh lớp 6 tiếp cận với phương pháp học tập mới, phát huy được năng lực chủ động, sáng tạo kết hợp với khả năng ngôn ngữ và sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Đan Phượng.
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.
Giúp học sinh nhận thấy được việc rèn luyện phương pháp học tập ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho các em có khả năng tự học và học tập suốt đời.
Giúp học sinh tháo gỡ khó khăn, thành công trong việc đổi mới phương pháp học tập và nâng cao hiệu quả học tập Tiếng Anh lớp 6 từ đó nâng cao chất lượng giáo dục môn Tiếng Anh ở trường THCS Lương Thế Vinh.
Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu:
Học sinh dạy lớp 6B,C ở trường THCS Lương Thế Vinh.
Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh
Phương pháp nghiên cứu
PP nghiên cứu lí luận
PP nghiên cứu thực tiễn
PP tham vấn chuyên gia
PP thống kê
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ giới hạn về thực trạng và các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Đan Phượng.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2021 đến tháng 2/2022
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh.
Phân tích thực trạng dạy học Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh.
Đề xuất các biện pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh.
Những đóng góp mới của đề tài:
Đưa ra một số biện pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh.
Kết cấu: Đề tài gồm có 3 phần:
Mở đầu
Nội dung: gồm 3 phần.
Kết luận và khuyến nghị.
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH LỚP 6
1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1. Căn cứ nghiên cứu
1.1.1. Căn cứ pháp lý
Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Tiếng Anh được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Tiếng Anh.
Chương trình được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học hiện đại. Cơ sở lí luận và thực tiễn của chương trình: Các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Tiếng Anh hiện đại; các thành tựu nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Anh; phương pháp xây dựng chương trình môn Tiếng Anh như một ngoại ngữ của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm xây dựng chương trình của Việt Nam; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, chú ý đến sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.
Chương trình được xây dựng theo đường hướng giao tiếp. Theo đó, năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là một trong các phương tiện để hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp.
Chương trình được sắp xếp theo mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp. Mục tiêu ngôn ngữ được xác định làm phương tiện để hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tương ứng. Hệ thống chủ điểm, chủ đề được lựa chọn gần gũi với người học, có thể lặp lại. Chương trình được xây dựng theo quan điểm Thiết kế Trung tâm. Trong quan điểm này, phương pháp dạy học là yếu tố được xem xét đầu tiên để từ đó xác định nội dung và yêu cầu đầu ra. Chương trình nhấn mạnh đến những yếu tố sau đây:
a) Phương pháp và các nguyên tắc dạy học là nhân tố rất quan trọng trong quá trình dạy và học.
b) Tiến trình học tập của người học được chú trọng hơn mục tiêu, yêu cầu cần đạt đã xác định từ trước.
c) Học sinh phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo; thông qua hoạt động trải nghiệm; với tư cách là những cá thể độc lập.
d) Điều kiện dạy học tiếng Anh đa dạng ở các địa phương.
đ) Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn quá trình dạy học, khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập qua các năm học để củng cố năng lực giao tiếp của học sinh.
Căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong CTGD phổ thông 2018 môn Tiếng Anh.
*Yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất:
Chương trình góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, tự phục vụ, tự quản, tự học và khả năng giải quyết vấn đề. Đồng thời Chương trình cũng tập trung bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất như chăm học, chăm làm, tự tin, trách nhiệm, trung thực, kỉ luật, đoàn kết và yêu thương của học sinh. Thông qua việc làm quen với tiếng Anh, học sinh có thái độ tích cực đối với bộ môn, có hiểu biết về các nền văn hoá khác và thấy được giá trị của nền văn hoá dân tộc mình.
*Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù:
Các năng lực đặc thù cần đạt đối với học sinh được mô tả thông qua bốn kĩ năng giao tiếp, đặc biệt chú trọng đến kĩ năng nghe hiểu. Kĩ năng nói trong các tình huống giao tiếp rất đơn giản có thể được phát triển theo mức độ sẵn sàng của người học.
Căn cứ thực tiễn từ việc dạy và học ngoại ngữ:
Cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học để tạo ra các học sinh có đủ phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và năng lực: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội ngày nay.
Hướng dẫn học sinh cách tiếp cận kiến thức theo hướng học sinh chủ động khám phá, làm chủ kiến thức mới.
2. Những khái niệm cơ bản về vấn đề nghiên cứu
Đổi mới phương pháp theo định hướng phát triển năng lực là gì?
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...
Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót (tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự thể hiện, tự đánh giá).
3. Ý nghĩa/ tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
Trước yêu cầu đổi mới của chương trình và sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên cần phải có chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục cho người giáo viên về vai trò, nhiệm vụ, chức năng của mình, đồng thời giáo dục ý thức tự học, tự bồi dưỡng cho người giáo viên nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt. Đổi mới phương pháp dạy học giúp người giáo viên làm việc tích cực, chủ động, sáng tạo và hướng dẫn học sinh học tập đạt hiệu quả cao nhất. Đó là yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng dạy học.
Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu để rút kinh nghiệm và đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm hết sức cần thiết và thiết thực góp phần quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường trung học cơ sở hiện nay.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu tại trường THCS Lương Thế Vinh tình hình thực tế liên quan đến chủ đề.
1.Vài nét sơ lược về tình hình giáo dục tại trường THCS Lương Thế Vinh.
Về cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học Ngoại ngữ:
- 01 phòng học ngoại ngữ có trang bị máy tính đa năng và âm thanh tiêu chuẩn.
- 21 lớp học có trang bị máy chiếu, loa và mạng Internet phục vụ dạy và học Ngoại ngữ hiệu quả.
- 4 đài đĩa phục vụ thi nghe trực tiếp.
- Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, đủ điều kiện cho giáo viên và học sinh giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1. Thuận lợi
Giáo viên thường xuyên được tham gia các buổi hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6 do Bộ Giáo dục, Sở giáo dục và Phòng Giáo dục và đào tạo Đan Phượng tổ chức.
Nhiều năm qua, công tác sinh hoạt nhóm chuyên môn Tiếng Anh về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở Lương Thế Vinh và nhóm chuyên môn Tiếng Anh của huyện Đan Phượng đã được tổ chức thực hiện và duy trì khá thường xuyên. theo hai hình thức: Tổ chức theo các chuyên đề và dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học.
Những nội dung này thường được giao cho các giáo viên có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt xây dựng thành các báo cáo chuyên đề hay sáng kiến kinh nghiệm.
Sau dự giờ tổ chuyên môn tiến hành thảo luận rút kinh nghiệm và đánh giá những ưu điểm và tồn tại và đề xuất phương án hiệu quả hơn.
Học sinh đa số thích học môn Tiếng Anh và rất hào hứng với cấp học mới.
2.2. Khó khăn:
Nhiều năm qua, việc dạy học Tiếng Anh đã theo một khuôn mẫu là dạy học theo tư duy Tiếng Việt do tâm lý sợ học sinh không hiểu. Thông thường các thầy cô đều dạy từ mới trước, cho học sinh tìm nghĩa Tiếng Việt và sau
HÌNH ẢNH MINH HỌA, CHÍNNH LÀ TÀI NGUYÊN THẦY CÔ TẢI VỀ!
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!