- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,280
- Điểm
- 113
tác giả
Bài văn "Mùa xuân của tôi" của Vũ Bằng được trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai” viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống ở vùng kiểm soát của Mĩ – Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi gắm vào trong trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Mùa xuân của tôi" hay nhất đã được YOPOVN tổng hợp trong bài viết dưới đây.
I. Đôi nét về tác giả Vũ Bằng
- Vũ Bằng (1913-1984), sinh ra tại Hà Nội
- Ông là nhà văn và nhà báo đã sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí
- Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, vừa làm báo vừa hoạt động cách mạng
- Năm 2007, Vũ Bằng được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
II. Đôi nét về tác phẩm Mùa xuân của tôi
1. Hoàn cảnh ra đời
- Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống ở vùng kiểm soát của Mĩ – Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi gắm vào trong trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất
- Bài văn được trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai”
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “mê luyến tâm hồn”): Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với màu xuân
- Phần 2 (tiếp đó đến “mở hội liên hoan”): Cảnh sắc, không khí mùa xuân Hà Nội
- Phần 3 (còn lại): Cảnh sắc và không khí màu xuân sau ngày rằm tháng Giêng
3. Giá trị nội dung
Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả
4. Giá trị nghệ thuật
- Trình bày nội dung văn bản theo dòng cảm xúc lôi cuốn, say mê
- Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh
- Có nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo, giàu chất thơ
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 177 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài văn tả cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội
+ Nêu hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả:
+ Tác giả viết khi đang sinh sống xa quê hương, ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ Ngụy
+ Tình cảm nhớ thương da diết của người con xa quê hương miền Bắc
Câu 2 (trang 177 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài văn có thể chia làm 3 đoạn:
+ Phần 1 (từ đầu… mê luyến mùa xuân): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người đối với mùa xuân
+ Phần 2 (tiếp… mở hội liên hoan): Những rung động, cảm nhận tinh tế về cảnh sắc, không khí mùa xuân ở Hà Nội, đất Bắc
+ Phần 3 (còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
Mạch cảm xúc: đi từ quy luật tình cảm chung của con người tới những cảm nhận riêng về mùa xuân, cuối cùng là cảm nhận về tháng giêng, mạch cảm xúc được phát triển tự nhiên, logic
Câu 3 (trang 177 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội, mùa xuân đất trời:
+ Màu sắc đặc trưng: màu sông xanh, núi tím say mộng ước
+ Đường nét, hình khối: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào
+ Âm thanh đặc trưng: tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, tiếng hát của những cô gái huê tình
+ Hình ảnh con người:
+ Nghi lễ đón xuân: thắp nến trên bàn thờ Phật Thánh, bàn thờ tổ tiên
+ Gia đình: sum họp, đoàn viên, trên kính dưới nhường
+ Lòng người trong ngày xuân: thấy ấm áp, vui như mở hội
→ Những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, đó là nét đẹp văn hóa của người Hà Nội
b, Tác giả nêu bật sức sống của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh gợi cảm, với những hình ảnh so sánh cụ thể: “ Ngồi yên không chịu được… nhựa sống của con người căng lên như máu, những cặp uyên ương đứng cạnh”
+ Cảm nhận rõ rệt về cái rét: “cái rét ngọt ngào, không tê buốt căm căm nữa”
c, Ngôn ngữ của đoạn văn được chắt lọc tinh tế, kĩ càng. Hình ảnh so sánh cụ thể, mới lạ, cũng cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, kết hợp với giọng điệu vừa sôi nổi, thiết tha gợi nhiều ấn tượng.
Câu 4 (trang 177 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Đoạn văn còn lại, tác giả đặc tả những điểm riêng biệt của trời đất, thiên nhiên, không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng
- Cảnh sắc thiên nhiên:
+ Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong
+ Cỏ: không xanh mướt nhưng nức mùi thơm man mác
+ Mưa xuân: thay thế mưa phùn
+ Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng
- Không gian sinh hoạt:
+ Bữa cơm: trở về sự giản dị thường ngày, thịt mỡ, dưa hành đã hết
+ Cánh màn điều treo trên bàn thờ treo ở bàn thờ ông bà ông vải đã được hạ xuống
+ Các trò vui ngày Tết: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật
→ Hoạt động của con người dần trở về nhịp thường nhật, cảnh vật có chút biến chuyển, thay đổi nhưng vẫn đẹp và say đắm lòng người bởi sự mới mẻ
Việc tái hiện cảnh sắc, không khí mùa xuân để khẳng định tình yêu, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng tác giả, làm sống dậy nhiều nỗi niềm trong tâm hồn tác giả bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm
Câu 5 (trang 178 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Nỗi nhớ da diết của con người xứ Bắc xa quê, tác giả đã thể hiện chân thực cảnh mùa xuân miền Bắc với những ấn tượng chân thật, êm đềm, ngọt ngào.
+ Những cảm nhận tha thiết, tinh tế chỉ có được ở những người yêu quê hương tha thiết
+ Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là sự giao hòa trọn vẹn của trời đất, con người.
Luyện tập
Bài 2 (trang 178 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
(Cảnh ngày xuân- Nguyễn Du)
Bài 3 (trang 178 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Mùa xuân luôn là mùa đẹp nhất trong năm, đây cũng là mùa được mong chờ nhất sau những ngày làm việc mệt nhọc suốt một năm dài. Mùa xuân, thời tiết bắt đầu thay đổi, cái lạnh không còn căm căm nữa, thay vào đó là những con mưa phùn nhỏ giăng mắc trên cành cây, phiến lá. Bầu trời có phần trong sáng hơn chứ không còn xám xịt, âm u như mùa đông. Những đàn chim đi tránh rét từ đâu bay về ríu rít trên những ngọn cây cao. Con người thì hối hả hơn, vừa để kết thúc một năm đã qua vừa như chuẩn bị một năm mới đang tới gần. Những đứa trẻ tíu tít mong chờ ba mẹ đưa đi mua sắm quần áo mới… Mùa xuân là tất cả những gì say mê nhất của con người quyện lại.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Vũ Bằng (1913-1984) là một nhà văn, nhà báo đã khá nổi tiếng ở Hà Nội từ những năm trước Cách mạng tháng Tám. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn, vừa viết văn, làm báo vừa tham gia hoạt động cách mạng. Dù ở xa nhưng Vũ Bằng luôn nhớ về Hà Nội, về quê hương yêu dấu với biết bao kỉ niệm êm đềm, những ấn tượng sâu sắc không thể phai nhoà. Ông đã viết thiên tuỳ bút rất gợi cảm Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt (in trong tập Thương nhớ mười hai) để thể hiện nỗi nhớ bâng khuâng, da diết và lòng mong mỏi đất nước thống nhất của mình.
2. Thể loại:
Văn bản Mùa xuân của tôi cũng được viết theo thể tuỳ bút, trong cảm hứng của một người xa quê, nhớ về mùa xuân gợi cảm nơi đất Bắc.
Nội dung chính
Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận tái hiện qua nỗi lòng sầu xứ, tâm sự day dứt của Vũ Bằng. Từ đó biểu lộ chân thực và cụ thể tình yêu quê hương, đất nước và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của tác giả.
Trả lời câu 1 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
Lời giải chi tiết:
Bài văn cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.
- Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả.
+ Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội.
+ Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất bắc.
Trả lời câu 2 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài văn có thế chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.
Lời giải chi tiết:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến "mở hội liên hoan"): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.
- Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng giêng. Đây là mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên, hợp lôgíc.
Trả lời câu 3 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến.
c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này.
Lời giải chi tiết:
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội.
- Cảnh sắc của đất trời:
+ Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.
+ Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào.
+ Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.
- Cảnh xuân với con người:
+ Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.
+ Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.
+ Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.
⟹ Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.
b. Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: "Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh" và "tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá". Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: "…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa".
c. Ngôn ngữ của đoạn văn này là những ngôn từ được chắt lọc tinh tế. Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, tất cả được kết hợp trong một thứ giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại được nhiều ấn tượng và gợi ra nhiều dư ba.
Trả lời câu 4 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:
a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả?
b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?
Lời giải chi tiết:
a. Trong đoạn văn còn lại, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
- Cảnh sắc thiên nhiên:
+ Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy con phong.
+ Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.
+ Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn.
+ Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng.
- Không khí sinh hoạt:
+ Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết.
+ Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ huống.
+ Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.
⟹ Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ của nó.
b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả, khiến cho ngòi bút của nhà văn trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn.
Trả lời câu 5 (trang 178 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Bằng ngòi bút tài hoa, tinh tế, nhà văn Vũ Bằng đã mang lại cho người đọc một bức tranh thiên nhiên với những cảnh sắc rất đặc trưng của mùa xuân đất Bắc. Ở đó có vẻ đẹp của thiên nhiên tràn đầy sức sống và hương sắc mùa xuân tràn ngập khắp cả không gian đất trời; có niềm vui của con người khi được sống trong bầu không khí đoàn tụ ấm áp của gia đình vào những giờ phút vô cùng ý nghĩa: khép lại một năm cũ và đón chào một năm mới.
Luyện tập
Trả lời câu 2 (trang 178 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.
Trả lời:
Có thể sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân mà em yêu thích. Các em có thể tham khảo một số câu thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi!Con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai muơi
Dù là khi tóc bạc
(Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải)
Ôi tiếng hót say mê con chim chiền chiện.
Trên đồng lúa chiêm xuân nó chao mình bay liệng
Xuân ơi xuân vui tới mênh mông
Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh
(Bài ca xuân 61 – Tố Hữu)
Trả lời câu 3 (trang 178 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống.
Trả lời:
Có thể tham khảo đoạn văn sau: Đất nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa nên một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông tương đối rõ. Mỗi mùa đều có những nét hấp dẫn riêng nhưng em yêu nhất là mùa thu. Không sôi động, nóng bức như mùa hè, không trầm lặng, lạnh lẽo như mùa đông. Mùa thu là sự giao hoà tuyệt vời của thiên nhiên, đất trời và lòng người. Bầu trời thu trong trẻo, sáng sủa với hương hoa sữa thơm nồng trên những con phố vắng để khó có ai có thể làm ngơ; không gian mùa thu quyến rũ bởi nắng nhạt, gió nhẹ đi qua cánh đồng xa đưa phảng phất cái mùi thơm mát của lúa non. Mùa thu với ngày tết trung thu rộn rã mang bao niềm vui cho tuổi thơ, nào đèn lồng, đèn ông sao, nào là cốm, nào là bánh trung thu... Ôi! yêu biết mấy mùa thu tháng Tám! Yêu biết mấy mùa thu của quê hương!...Tất cả như một dư vị sâu xa dâng lên trong lòng người vào mỗi độ thu sang.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
I. Tác giả
- Vũ Bằng (1913 - 1984) sinh ra tại Hà Nội. Quê gốc ở làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
- Ông là một nhà văn và nhà báo đã sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với sở trường là tùy bút, bút kí và truyện ngắn.
- Sau năm 1954, Vũ Bằng chuyển vào Sài Gòn sống, vừa làm báo vừa viết văn, vừa hoạt động cách mạng.
- Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
- Một số tác phẩm tiêu biểu:
Bút ký: Miếng ngon Hà Nội (1960), Miếng lạ miền Nam (1969), Thương nhớ mười hai (1972)...
Tiểu thuyết: Lọ văn (tập văn trào phúng, 1931), Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết, 1937), Truyện hai người (tiểu thuyết, 1940), Tội ác và hối hận (tiểu thuyết, 1940)....
Các tập truyện: Quých và Quác (truyện thiếu nhi, 1941), Ba truyện mổ bụng (tập truyện, 1941)...
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
- Bài văn “Mùa xuân của tôi” trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút - bút ký “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng.
- Tên văn bản được người biên soạn SGK đặt.
2. Hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chua cắt, tác giả đang sống ở cùng kiểm soát của Mỹ - Ngụy, xa cách quê hương.
- Nhà văn đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết và lòng mong mỏi sớm ngày được trở về quê khi đất nước đã hòa bình, thống nhất hai miền.
3. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “người mê luyến mùa xuân”. Tình cảm của con người với mùa xuân.
- Phần 2. Tiếp theo đến “bướm ra ràng mở hội liên hoan”. Cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân.
- Phần 3. Còn lại. Cảnh sắc mùa xuân sau rằm tháng giêng.
III. Đọc - hiểu văn bản
1. Tình cảm của con người với mùa xuân
- Ai cũng chuộng mùa xuân như là một lẽ tự nhiên.
- Mượn một loạt các hình ảnh: “ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, mẹ yêu con, cô gái còn son nhớ chồng” - để khẳng định rằng khi ấy mới hết được người mê luyến mùa xuân.
=> Khẳng định tình yêu mùa xuân là một điều hiển nhiên, luôn tồn tại trong sâu thẳm mỗi người, không khác gì một quy luật của cuộc sống.
2. Cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân
- Thời tiết: có mưa riêu riêu, gió lành lạnh
- Âm thanh: tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của gái đẹp như thơ mộng.
- Khung cảnh gia đình: đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước bàn thờ với nhang trầm, đèn nến…
- Không khí: khơi dậy sức sống của của thiên nhiên và con người (nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc…)
=> Mùa xuân mang nét đặc trưng của sự sống.
3. Cảnh sắc mùa xuân sau rằm tháng giêng
- Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai mà nhụy vẫn còn phong
- Cỏ giêng không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng nhưng trái lại nức một mùi hương man mác.
- Trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn, nền trời không còn đùng đục như màu pha lê mờ.
- Con người trở về với bữa cơm gia đình giản dị ngày thường.
- Các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc, nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.
=> Cảnh sắc và con người lại trở về với cuộc sống thường nhật.
IV. Tổng kết
- Nội dung: Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.
- Nghệ thuật: hình ảnh so sánh độc đáo, sử dụng nhiều biện pháp tu từ…
V. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
- Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả: Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mỹ ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội.
- Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất Bắc.
Câu 2. Bài văn có thế chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”. Những ấn tượng bạn đầu về thành phố Sài Gòn.
- Phần 2: Tiếp theo đến “Ngày nay đã leo lên hơn năm triệu”. Cảm nhận về lối sống và tính cách của người Sài Gòn.
- Phần 3. Còn lại. Tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn.
Câu 3. Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến.
c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này.
Gợi ý:
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua:
- Cảnh sắc của thiên nhiên, đất trời:
Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.
Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào chứ không tê buốt căm căm nữa.
Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.
- Cảnh xuân với con người:
Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.
Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.
Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.
b.
* Mùa xuân đã khơi dậy thiên nhiên và sức sống của con người qua những hình ảnh so sánh rất cụ thể:
- “Nó làm người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được phải trồi ra những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”.
- “Tim người ta dường như trẻ hơn ra, và đạp mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”.
- “Thèm khát yêu đương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.
* Tâm trạng của tác giả: yêu thương, khát khao về mùa xuân.
c. Giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn: ngôn từ được chắt lọc tinh tế, giọng điệu tự nhiên, sôi nổi.
Câu 4. Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:
a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả?
b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?
Gợi ý:
a.
* Cảnh sắc thiên nhiên:
- Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai mà nhụy vẫn còn phong.
- Cỏ giêng không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng nhưng trái lại nức một mùi hương man mác.
- Trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn, nền trời không còn đùng đục như màu pha lê mờ.
* Nếp sống sinh hoạt:
- Con người trở về với bữa cơm gia đình giản dị ngày thường.
- Các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc, nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.
b.
Qua việc tái hiện những cảnh sắc đã thể hiện một tâm hồn tinh tế, một ngòi bút tài hoa của tác giả trước cảnh sắc, con người thiên nhiên.
Câu 5. Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả.
- Một bức tranh thiên nhiên với những cảnh sắc đặc trưng được nhà văn tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn.
- Không chỉ đó tác giả gợi lên cho người đọc trong bầu không khí đoàn tụ ấm áp của gia đình…
II. Luyện tập
Câu 1. Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.
“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Vội vàng, Xuân Diệu)
“Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực Tàu, giấy đỏ Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa, rồng bay”
(Ông đồ, Vũ Đình Liên)
“Tôi có chờ đâu, có đợi đâu Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu? - Với tôi, tất cả như vô nghĩa Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
(Xuân, Chế Lan Viên)
Câu 2. Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống.
Trong bốn mùa, em thích nhất là mùa xuân. Đó là lúc cây cối bừng dậy sức sống sau những ngày đông lạnh giá. Cũng là lúc con người háo hức chuẩn bị chào đón năm mới. Đẹp nhất vào lúc này có lẽ nhất là cơn mưa mùa xuân. Đặc biệt là cơn mưa xuân vào khoảnh khắc giao hòa giữa năm cũ và năm mới. Bầu trời đêm cuối đông se lạnh. Không có sao và không một gợn mây. Trong giây phút thiêng liêng của đất trời và của lòng người. Những hạt mưa xuất lất phất bay khắp không gian khiến cho con người cảm thấy thật hân hoan. Mưa không quá lớn để làm ướt áo đi đường. Những hạt mưa chỉ nhỏ bé rơi xuống liên tiếp rồi tan vào lòng đất. Mưa còn đem theo hơi ấm của mùa xuân. Những hạt mưa thấm vào lòng đất lạnh để nuôi dưỡng những mầm cây. Sau cơn mưa xuân giao mùa, vạn vật đã hoàn toàn thay đổi.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1. Tác giả
- Vũ Bằng (1913 – 1984) sinh tại Hà Nội, là nhà văn và nhà báo đã sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, làm báo, vừa hoạt động cách mạng. Năm 2007, Vũ Bằng được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm
- Mùa xuân của tôi trích từ thiên tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong tập tùy bút - bút kí Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.
- Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong vùng kiểm soát của Mĩ - ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi vào những trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết về quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hoà bình, thống nhất. Những tình cảm ấy được thể hiện qua nỗi nhớ mọi cảnh sắc thiên nhiên, phố xá và cuộc sống hằng ngày của Hà Nội. Những cảnh vật ấy mang vẻ đẹp riêng biệt và bản sắc văn hoá tinh tế, độc đáo của một vùng đất nước và cũng là của dân tộc.
ĐỌC - HIỂU
Câu 1 - Trang 177 SGK
Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
Trả lời:
Bài văn cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.
- Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả.
+ Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội.
+ Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất Bắc.
Câu 2 - Trang 177 SGK
Bài văn có thể chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.
Trả lời:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến "mở hội liên hoan"): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.
- Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng Giêng.
Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng Giêng. Đây là mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên, hợp lôgíc.
Câu 3 - Trang 177 SGK
Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến.
c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này.
Trả lời:
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội.
- Cảnh sắc của đất trời:
+ Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.
+ Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào.
+ Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.
- Cảnh xuân với con người:
+ Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.
+ Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.
+ Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.
⟹ Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.
b. Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: "Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,… những cặp uyên ương đứng cạnh" và "tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá". Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: "…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa".
c. Ngôn ngữ của đoạn văn này là những ngôn từ được chắt lọc tinh tế. Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, tất cả được kết hợp trong một thứ giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại được nhiều ấn tượng và gợi ra nhiều dư ba.
Câu 4 - Trang 177 SGK
Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:
a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng Giêng qua sự miêu tả của tác giả?
b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?
Trả lời:
a. Trong đoạn văn còn lại, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng Giêng.
- Cảnh sắc thiên nhiên:
+ Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy còn phong.
+ Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.
+ Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn.
+ Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng.
- Không khí sinh hoạt:
+ Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết.
+ Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ huống.
+ Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.
⟹ Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ của nó.
b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả, khiến cho ngòi bút của nhà văn trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn.
Câu 5 - Trang 178 SGK
Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả.
Trả lời:
Bằng ngòi bút tài hoa, tinh tế, nhà văn Vũ Bằng đã mang lại cho người đọc một bức tranh thiên nhiên với những cảnh sắc rất đặc trưng của mùa xuân đất Bắc. Ở đó có vẻ đẹp của thiên nhiên tràn đầy sức sống và hương sắc mùa xuân tràn ngập khắp cả không gian đất trời; có niềm vui của con người khi được sống trong bầu không khí đoàn tụ ấm áp của gia đình vào những giờ phút vô cùng ý nghĩa: khép lại một năm cũ và đón chào một năm mới.
LUYỆN TẬP
Câu 2 - Trang 178 SGK
Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.
Trả lời:
Có thể sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân mà em yêu thích. Các em có thể tham khảo một số câu thơ sau:
1.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai muơi
Dù là khi tóc bạc
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
2.
Ôi tiếng hót say mê con chim chiền chiện.
Trên đồng lúa chiêm xuân nó chao mình bay liệng
Xuân ơi xuân vui tới mênh mông
Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh
(Bài ca xuân 61 – Tố Hữu)
3.
Mùa Xuân Đến
Xuân sang tết đến mọi nhà
Con chúc ông bà sức khỏe, an khang
Chúc cô chú bác giàu sang
Một năm sung túc cười vang mỗi ngày
Chúc anh chúc chị học hay
Con ngoan trò giỏi đợi ngày công danh
Chúc cho vạn sự tốt lành
Kỷ Hợi năm mới bức tranh xuân ngời.
Xuân đến với mọi gia đình
(Thơ thiếu nhi)
Câu 3 - Trang 178 SGK
Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống.
Gợi ý:
Có thể tham khảo đoạn văn sau:
Đất nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa nên một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông tương đối rõ. Mỗi mùa đều có những nét hấp dẫn riêng nhưng em yêu nhất là mùa thu. Không sôi động, nóng bức như mùa hè, không trầm lặng, lạnh lẽo như mùa đông. Mùa thu là sự giao hoà tuyệt vời của thiên nhiên, đất trời và lòng người. Bầu trời thu trong trẻo, sáng sủa với hương hoa sữa thơm nồng trên những con phố vắng để khó có ai có thể làm ngơ; không gian mùa thu quyến rũ bởi nắng nhạt, gió nhẹ đi qua cánh đồng xa đưa phảng phất cái mùi thơm mát của lúa non. Mùa thu với ngày tết trung thu rộn rã mang bao niềm vui cho tuổi thơ, nào đèn lồng, đèn ông sao, nào là cốm, nào là bánh trung thu... Ôi! yêu biết mấy mùa thu tháng Tám! Yêu biết mấy mùa thu của quê hương!... Tất cả như một dư vị sâu xa dâng lên trong lòng người vào mỗi độ thu sang.
GHI NHỚ
Mùa xuân của tôi là tác phẩm nói về cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Bài tuỳ bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Vũ Bằng trong SGK Ngữ văn 7 Tập 1).
2. Tác phẩm
Văn bản Mùa xuân của tôi được viết theo thể loại tùy bút, được trích từ thiên tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong tập tùy bút – bút kí Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng. Bài văn được viết trong cảm hứng của một người xa quê, nhớ về mùa xuân gợi cảm nơi đất Bắc.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.
* Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này là tác giả đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, sống xa quê hương, xa mảnh đất Hà Nội thân yêu.
=> Tâm trạng nhớ thương quê hương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất Bắc.
Câu 2:
* Bài văn có thể được chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu => “mê luyến mùa xuân” : Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.
Đoạn 2: tiếp => “mở hội liên hoan” : Cảm nhận về cảnh sắc và không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội miền Bắc.
Đoạn 3: còn lại : Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
Ba đoạn văn trên liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân, và cuối cùng là những cảm xúc sâu sắc về tháng giêng.
=> Mạch cảm xúc tự nhiên, có tính logic.
Câu 3:
Đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan”.
a) Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết.
* Cảnh sắc đất trời:
Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước
Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào
Âm thanh của tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng
* Cảnh xuân đến với con người:
Nghi lễ đón xuân: nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên
Không khí gia đình: đoàn tụ, sum họp đầy đủ, trên kính dưới nhường
Thấy lòng ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan
=> Đây là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội và của con người Việt Nam mỗi dịp tết đến, xuân về.
b)
* Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người được nhà văn thể hiện bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và những so sánh rất cụ thể: “nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối phải trồi ra thành những cái la nhỏ li ti”.
* Những tình cảm trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến là sức sống mới, là nhựa sống căng tràn.
c) Giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này: giọng điệu vừa sôi nổi, vừa tha thiết, ngôn ngữ chắt lọc, gợi cảm.
Câu 4:
Đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết.
a) Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả:
* Không khí:
Bữa cơm đã trở về giản dị như ngày thường, thịt mỡ dưa hành đã hết
Cánh màn điều treo ở bàn thờ ông vải đã được hạ xuống
Những trò vui tạm kết thúc, nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật
* Cảnh sắc thiên nhiên:
Đào hơi phai nhưng nhụy hãy còn phong
Cỏ không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác
Mưa phùn đã được thay thế bằng những cơn mưa xuân
Bầu trời hiện lên những làn sáng hồng hồng
=> Không khí sinh hoạt của con người đã trở về cuộc sống sinh hoạt thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ, cái sức sống của nó.
b) Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể thấy rằng, chính tình yêu và nỗi nhớ da diết cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn của nhà văn, từ đó đã khiến cho ngòi bút của ông trở nên tinh tế hơn và nhạy cảm hơn.
Câu 5:
Qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả, cảnh sắc mùa xuân của miền Bắc được tái hiện lại với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ những người xa quê, yêu quê hương tha thiết mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc thật đẹp, là sự giao hòa của trời đất, của lòng người và của sức sống, của tình yêu.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Tìm hiểu chung tác phẩm:
1. Tác giả
Vũ Bằng ( 1913 -1984) sinh tại Hà Nội sáng tác từ trước Cách mạng tháng 8 /1945 có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút ký
Sau năm 1945, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, làm báo, vừa hoạt động Cách mạng.
Năm 2007, Vũ Bằng được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm
Bài văn này được trích từ thiên tùy bút "Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt" trong tập bút kí "thương nhớ mười hai", sáng tác trong thời gian tác giả sống ở trong vùng kiểm soát của Mĩ ngụy, xa cách quê hương đất bắc.
Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận tái hiện trong nỗi thương nhớ da diết của một người xa quê. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể yêu quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả.
Câu 1: Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu?...
Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
Trả lời:
Bài tuỳ bút này tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người con xa quê. Khi viết tác phẩm này, tác giả đang sống ở miền Nam, vì điều kiện công tác phải xa Hà Nội, xa miền Bắc.
Câu 2: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của...
Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.
Trả lời:
Bài tuỳ bút có thể chia thành ba đoạn:
Đoạn 1 (Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân. Tình cảm của con người với mùa xuân là một điều tất nhiên.
Đoạn 2 (tiếp theo đến "mở hội liên hoan"): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí và cảnh sắc của mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.
Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc và hồi tưởng của tác giả: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng giêng.
Câu 3: Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến...
Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:
a. Cảnh sắc của mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến?
c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này?
Trả lời:
a. Cảnh sắc của mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả qua những chi tiết:
Tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”.
Những âm thanh quen thuộc: tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình.
Không khí của mùa xuân nồng ấm trong khung cảnh gia đình, đầm ấm đoàn tụ với bàn thờ tố tiên, đèn nến, hương trầm và tình cảm gia đình đầm ấm yêu thương.
Những hình ảnh, âm thanh được lựa chọn đặc sắc đã gợi lên một mùa xuân không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.
b. Khi mùa xuân đến, muôn loài đều căng tràn nhựa sống. Đó là sức sống mãnh liệt của thiên nhiên (máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối…). Sức sống của con người (nhựa sống trong người căng lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương).Qua đó ta thấy được một mùa xuân trong đôi mắt quan sát của tác giả vô cùng trẻ trung, đằm thắm.c. Ngôn ngữ miêu tả tinh tế, thiên về gợi cảm, giọng điệu da diết, tràn đầy cảm xúc đã miêu tả một hình ảnh mùa xuân tràn đầy sức sống.
Câu 4: Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:
a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả.b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này.
Trả lời:
a.
Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả là: đào hơi phai nhưng nhụy còn phong, mưa xuân thay thế cho mưa phùn; bầu trời xanh tươi sáng sủa; trên giàn hoa lí ong đi kiếm nhị hoa;
Không khí sinh hoạt: con người quay trở về với bữa cơm giản dị của cà om với thịt thăn; cánh màn điều ở bàn thờ hạ xuống, cuộc sống thường nhật đã trở lại…
Con người trở về với cuộc sống thường nhật, thiên nhiên dù đã có chút thay đổi nhưng vẫn rất đẹp, làm say đắm lòng người.
b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy đã thể hiện tác giả là một người am tường những phong tuc tập quán, những nét văn hóa trong tâm hồn người xứ Bắc. Đồng thời thể hiện sự quan sát tinh tế những thay đổi của thiên nhiên.c. Về giọng điệu và ngôn ngữ:
Ngôn ngữ sử dụng linh hoạt, luôn vận động, so sánh chuẩn sác, giàu màu sắc, liên tưởng phong phú khoáng đạt.
Vũ Bằng đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trời đất không mang dáng vẻ lộng lẫy nhưng lại có một hương sắc riêng vừa man mác, vừa sâu lắng, nhịp sống đang hồi sinh, cây cỏ đâm hoa kết trái, cuộc sống đời thường đã trở lại.
Câu 5: Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua...
Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả.
Trả lời:
Với sự quan sát tinh tế, chắt lọc những hình ảnh đặc sắc, Vũ Bằng đã tái hiện một mùa xuân đặc trưng xứ Bắc. Ở đó có vẻ đẹp của thiên nhiên căng tràn nhựa sống, có niềm vui của con người trong không khí nô nức đón xuân về, đoàn tụ gia đình ấm áp. Đó là những nỗi nhớ niềm thương với những đứa con xa quê trong ngày xuân sang.
[Luyện tập] Câu 1: Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.
Trả lời:
(Mưa xuân – Nguyễn Bính)
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Ðặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: “Thôn Ðoài hát tối nay”
Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh
(Mùa xuân – mùa hè – Trần Đăng Khoa)
Mùa xuân hoa nở đẹp tươi
Bướm con bướm mẹ ra chơi hoa hồng
Bướm mẹ hút mật đầu bông
Bướm con đùa với nụ hồng đỏ hoe
Luyện tập
Câu 2: Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm...
Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống.
Trả lời:
Thiên nhiên với bốn mùa luân chuyển trong một năm, cảnh vật như khoác lên mình những tấm áo nhiều sắc màu. Nếu mùa hạ là màu xanh tươi của cỏ cây, mùa thu là màu vàng của sắc lá trải ngập khắp con đường, mùa đông là cái lạnh của gió heo may ùa về thì mùa xuân là mùa của thiên nhiên như bừng tỉnh giấc sau một giấc ngủ đông dài. Xuân sang, những mầm lá non trỗi dậy trên những cành cây khẳng khiu. Tiếng chim non ríu rít gọi đàn, gọi hơi ấm mùa xuân về với muôn loài. Phiên chợ ngày tết như đông đúc hơn, các bà các chị với những gánh hàng hoa rực rỡ sắc màu, những cuộc lá dong được chau chuốt cẩn thận để làm ra những chiếc bánh chưng thắm đượm sắc xanh dâng lên bàn thờ tổ tiên. Ở góc chợ là ông đồ lặng lẽ bên tờ giấy đỏ với những nét chữ tài hoa viết lên những điều cầu chúc may mắn cho người xin chữ. Xuân trong tôi là vậy, náo nức đến lạ thường. Sau này dù có đi xa, mùa xuân trong tôi vẫn tràn ngập sắc hoa với những ngày cả gia đình đoàn tụ, ấm ấp yêu thương bên mâm cơm ngày tết.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài soạn "Mùa xuân của tôi" của Vũ Bằng số 1
I. Đôi nét về tác giả Vũ Bằng
- Vũ Bằng (1913-1984), sinh ra tại Hà Nội
- Ông là nhà văn và nhà báo đã sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí
- Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, vừa làm báo vừa hoạt động cách mạng
- Năm 2007, Vũ Bằng được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
II. Đôi nét về tác phẩm Mùa xuân của tôi
1. Hoàn cảnh ra đời
- Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống ở vùng kiểm soát của Mĩ – Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi gắm vào trong trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất
- Bài văn được trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai”
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “mê luyến tâm hồn”): Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với màu xuân
- Phần 2 (tiếp đó đến “mở hội liên hoan”): Cảnh sắc, không khí mùa xuân Hà Nội
- Phần 3 (còn lại): Cảnh sắc và không khí màu xuân sau ngày rằm tháng Giêng
3. Giá trị nội dung
Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả
4. Giá trị nghệ thuật
- Trình bày nội dung văn bản theo dòng cảm xúc lôi cuốn, say mê
- Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh
- Có nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo, giàu chất thơ
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 177 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài văn tả cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội
+ Nêu hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả:
+ Tác giả viết khi đang sinh sống xa quê hương, ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ Ngụy
+ Tình cảm nhớ thương da diết của người con xa quê hương miền Bắc
Câu 2 (trang 177 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài văn có thể chia làm 3 đoạn:
+ Phần 1 (từ đầu… mê luyến mùa xuân): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người đối với mùa xuân
+ Phần 2 (tiếp… mở hội liên hoan): Những rung động, cảm nhận tinh tế về cảnh sắc, không khí mùa xuân ở Hà Nội, đất Bắc
+ Phần 3 (còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
Mạch cảm xúc: đi từ quy luật tình cảm chung của con người tới những cảm nhận riêng về mùa xuân, cuối cùng là cảm nhận về tháng giêng, mạch cảm xúc được phát triển tự nhiên, logic
Câu 3 (trang 177 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội, mùa xuân đất trời:
+ Màu sắc đặc trưng: màu sông xanh, núi tím say mộng ước
+ Đường nét, hình khối: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào
+ Âm thanh đặc trưng: tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, tiếng hát của những cô gái huê tình
+ Hình ảnh con người:
+ Nghi lễ đón xuân: thắp nến trên bàn thờ Phật Thánh, bàn thờ tổ tiên
+ Gia đình: sum họp, đoàn viên, trên kính dưới nhường
+ Lòng người trong ngày xuân: thấy ấm áp, vui như mở hội
→ Những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, đó là nét đẹp văn hóa của người Hà Nội
b, Tác giả nêu bật sức sống của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh gợi cảm, với những hình ảnh so sánh cụ thể: “ Ngồi yên không chịu được… nhựa sống của con người căng lên như máu, những cặp uyên ương đứng cạnh”
+ Cảm nhận rõ rệt về cái rét: “cái rét ngọt ngào, không tê buốt căm căm nữa”
c, Ngôn ngữ của đoạn văn được chắt lọc tinh tế, kĩ càng. Hình ảnh so sánh cụ thể, mới lạ, cũng cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, kết hợp với giọng điệu vừa sôi nổi, thiết tha gợi nhiều ấn tượng.
Câu 4 (trang 177 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Đoạn văn còn lại, tác giả đặc tả những điểm riêng biệt của trời đất, thiên nhiên, không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng
- Cảnh sắc thiên nhiên:
+ Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong
+ Cỏ: không xanh mướt nhưng nức mùi thơm man mác
+ Mưa xuân: thay thế mưa phùn
+ Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng
- Không gian sinh hoạt:
+ Bữa cơm: trở về sự giản dị thường ngày, thịt mỡ, dưa hành đã hết
+ Cánh màn điều treo trên bàn thờ treo ở bàn thờ ông bà ông vải đã được hạ xuống
+ Các trò vui ngày Tết: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật
→ Hoạt động của con người dần trở về nhịp thường nhật, cảnh vật có chút biến chuyển, thay đổi nhưng vẫn đẹp và say đắm lòng người bởi sự mới mẻ
Việc tái hiện cảnh sắc, không khí mùa xuân để khẳng định tình yêu, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng tác giả, làm sống dậy nhiều nỗi niềm trong tâm hồn tác giả bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm
Câu 5 (trang 178 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Nỗi nhớ da diết của con người xứ Bắc xa quê, tác giả đã thể hiện chân thực cảnh mùa xuân miền Bắc với những ấn tượng chân thật, êm đềm, ngọt ngào.
+ Những cảm nhận tha thiết, tinh tế chỉ có được ở những người yêu quê hương tha thiết
+ Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là sự giao hòa trọn vẹn của trời đất, con người.
Luyện tập
Bài 2 (trang 178 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
(Cảnh ngày xuân- Nguyễn Du)
Bài 3 (trang 178 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Mùa xuân luôn là mùa đẹp nhất trong năm, đây cũng là mùa được mong chờ nhất sau những ngày làm việc mệt nhọc suốt một năm dài. Mùa xuân, thời tiết bắt đầu thay đổi, cái lạnh không còn căm căm nữa, thay vào đó là những con mưa phùn nhỏ giăng mắc trên cành cây, phiến lá. Bầu trời có phần trong sáng hơn chứ không còn xám xịt, âm u như mùa đông. Những đàn chim đi tránh rét từ đâu bay về ríu rít trên những ngọn cây cao. Con người thì hối hả hơn, vừa để kết thúc một năm đã qua vừa như chuẩn bị một năm mới đang tới gần. Những đứa trẻ tíu tít mong chờ ba mẹ đưa đi mua sắm quần áo mới… Mùa xuân là tất cả những gì say mê nhất của con người quyện lại.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài soạn "Mùa xuân của tôi" của Vũ Bằng số 2
VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Vũ Bằng (1913-1984) là một nhà văn, nhà báo đã khá nổi tiếng ở Hà Nội từ những năm trước Cách mạng tháng Tám. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn, vừa viết văn, làm báo vừa tham gia hoạt động cách mạng. Dù ở xa nhưng Vũ Bằng luôn nhớ về Hà Nội, về quê hương yêu dấu với biết bao kỉ niệm êm đềm, những ấn tượng sâu sắc không thể phai nhoà. Ông đã viết thiên tuỳ bút rất gợi cảm Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt (in trong tập Thương nhớ mười hai) để thể hiện nỗi nhớ bâng khuâng, da diết và lòng mong mỏi đất nước thống nhất của mình.
2. Thể loại:
Văn bản Mùa xuân của tôi cũng được viết theo thể tuỳ bút, trong cảm hứng của một người xa quê, nhớ về mùa xuân gợi cảm nơi đất Bắc.
Nội dung chính
Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận tái hiện qua nỗi lòng sầu xứ, tâm sự day dứt của Vũ Bằng. Từ đó biểu lộ chân thực và cụ thể tình yêu quê hương, đất nước và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của tác giả.
Trả lời câu 1 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
Lời giải chi tiết:
Bài văn cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.
- Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả.
+ Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội.
+ Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất bắc.
Trả lời câu 2 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài văn có thế chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.
Lời giải chi tiết:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến "mở hội liên hoan"): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.
- Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng giêng. Đây là mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên, hợp lôgíc.
Trả lời câu 3 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến.
c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này.
Lời giải chi tiết:
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội.
- Cảnh sắc của đất trời:
+ Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.
+ Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào.
+ Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.
- Cảnh xuân với con người:
+ Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.
+ Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.
+ Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.
⟹ Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.
b. Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: "Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh" và "tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá". Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: "…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa".
c. Ngôn ngữ của đoạn văn này là những ngôn từ được chắt lọc tinh tế. Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, tất cả được kết hợp trong một thứ giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại được nhiều ấn tượng và gợi ra nhiều dư ba.
Trả lời câu 4 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:
a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả?
b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?
Lời giải chi tiết:
a. Trong đoạn văn còn lại, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
- Cảnh sắc thiên nhiên:
+ Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy con phong.
+ Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.
+ Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn.
+ Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng.
- Không khí sinh hoạt:
+ Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết.
+ Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ huống.
+ Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.
⟹ Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ của nó.
b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả, khiến cho ngòi bút của nhà văn trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn.
Trả lời câu 5 (trang 178 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Bằng ngòi bút tài hoa, tinh tế, nhà văn Vũ Bằng đã mang lại cho người đọc một bức tranh thiên nhiên với những cảnh sắc rất đặc trưng của mùa xuân đất Bắc. Ở đó có vẻ đẹp của thiên nhiên tràn đầy sức sống và hương sắc mùa xuân tràn ngập khắp cả không gian đất trời; có niềm vui của con người khi được sống trong bầu không khí đoàn tụ ấm áp của gia đình vào những giờ phút vô cùng ý nghĩa: khép lại một năm cũ và đón chào một năm mới.
Luyện tập
Trả lời câu 2 (trang 178 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.
Trả lời:
Có thể sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân mà em yêu thích. Các em có thể tham khảo một số câu thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi!Con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai muơi
Dù là khi tóc bạc
(Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải)
Ôi tiếng hót say mê con chim chiền chiện.
Trên đồng lúa chiêm xuân nó chao mình bay liệng
Xuân ơi xuân vui tới mênh mông
Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh
(Bài ca xuân 61 – Tố Hữu)
Trả lời câu 3 (trang 178 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống.
Trả lời:
Có thể tham khảo đoạn văn sau: Đất nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa nên một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông tương đối rõ. Mỗi mùa đều có những nét hấp dẫn riêng nhưng em yêu nhất là mùa thu. Không sôi động, nóng bức như mùa hè, không trầm lặng, lạnh lẽo như mùa đông. Mùa thu là sự giao hoà tuyệt vời của thiên nhiên, đất trời và lòng người. Bầu trời thu trong trẻo, sáng sủa với hương hoa sữa thơm nồng trên những con phố vắng để khó có ai có thể làm ngơ; không gian mùa thu quyến rũ bởi nắng nhạt, gió nhẹ đi qua cánh đồng xa đưa phảng phất cái mùi thơm mát của lúa non. Mùa thu với ngày tết trung thu rộn rã mang bao niềm vui cho tuổi thơ, nào đèn lồng, đèn ông sao, nào là cốm, nào là bánh trung thu... Ôi! yêu biết mấy mùa thu tháng Tám! Yêu biết mấy mùa thu của quê hương!...Tất cả như một dư vị sâu xa dâng lên trong lòng người vào mỗi độ thu sang.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài soạn "Mùa xuân của tôi" của Vũ Bằng số 3
I. Tác giả
- Vũ Bằng (1913 - 1984) sinh ra tại Hà Nội. Quê gốc ở làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
- Ông là một nhà văn và nhà báo đã sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với sở trường là tùy bút, bút kí và truyện ngắn.
- Sau năm 1954, Vũ Bằng chuyển vào Sài Gòn sống, vừa làm báo vừa viết văn, vừa hoạt động cách mạng.
- Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
- Một số tác phẩm tiêu biểu:
Bút ký: Miếng ngon Hà Nội (1960), Miếng lạ miền Nam (1969), Thương nhớ mười hai (1972)...
Tiểu thuyết: Lọ văn (tập văn trào phúng, 1931), Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết, 1937), Truyện hai người (tiểu thuyết, 1940), Tội ác và hối hận (tiểu thuyết, 1940)....
Các tập truyện: Quých và Quác (truyện thiếu nhi, 1941), Ba truyện mổ bụng (tập truyện, 1941)...
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
- Bài văn “Mùa xuân của tôi” trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút - bút ký “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng.
- Tên văn bản được người biên soạn SGK đặt.
2. Hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chua cắt, tác giả đang sống ở cùng kiểm soát của Mỹ - Ngụy, xa cách quê hương.
- Nhà văn đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết và lòng mong mỏi sớm ngày được trở về quê khi đất nước đã hòa bình, thống nhất hai miền.
3. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “người mê luyến mùa xuân”. Tình cảm của con người với mùa xuân.
- Phần 2. Tiếp theo đến “bướm ra ràng mở hội liên hoan”. Cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân.
- Phần 3. Còn lại. Cảnh sắc mùa xuân sau rằm tháng giêng.
III. Đọc - hiểu văn bản
1. Tình cảm của con người với mùa xuân
- Ai cũng chuộng mùa xuân như là một lẽ tự nhiên.
- Mượn một loạt các hình ảnh: “ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, mẹ yêu con, cô gái còn son nhớ chồng” - để khẳng định rằng khi ấy mới hết được người mê luyến mùa xuân.
=> Khẳng định tình yêu mùa xuân là một điều hiển nhiên, luôn tồn tại trong sâu thẳm mỗi người, không khác gì một quy luật của cuộc sống.
2. Cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân
- Thời tiết: có mưa riêu riêu, gió lành lạnh
- Âm thanh: tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của gái đẹp như thơ mộng.
- Khung cảnh gia đình: đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước bàn thờ với nhang trầm, đèn nến…
- Không khí: khơi dậy sức sống của của thiên nhiên và con người (nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc…)
=> Mùa xuân mang nét đặc trưng của sự sống.
3. Cảnh sắc mùa xuân sau rằm tháng giêng
- Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai mà nhụy vẫn còn phong
- Cỏ giêng không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng nhưng trái lại nức một mùi hương man mác.
- Trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn, nền trời không còn đùng đục như màu pha lê mờ.
- Con người trở về với bữa cơm gia đình giản dị ngày thường.
- Các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc, nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.
=> Cảnh sắc và con người lại trở về với cuộc sống thường nhật.
IV. Tổng kết
- Nội dung: Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.
- Nghệ thuật: hình ảnh so sánh độc đáo, sử dụng nhiều biện pháp tu từ…
V. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
- Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả: Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mỹ ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội.
- Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất Bắc.
Câu 2. Bài văn có thế chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”. Những ấn tượng bạn đầu về thành phố Sài Gòn.
- Phần 2: Tiếp theo đến “Ngày nay đã leo lên hơn năm triệu”. Cảm nhận về lối sống và tính cách của người Sài Gòn.
- Phần 3. Còn lại. Tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn.
Câu 3. Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến.
c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này.
Gợi ý:
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua:
- Cảnh sắc của thiên nhiên, đất trời:
Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.
Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào chứ không tê buốt căm căm nữa.
Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.
- Cảnh xuân với con người:
Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.
Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.
Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.
b.
* Mùa xuân đã khơi dậy thiên nhiên và sức sống của con người qua những hình ảnh so sánh rất cụ thể:
- “Nó làm người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được phải trồi ra những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”.
- “Tim người ta dường như trẻ hơn ra, và đạp mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”.
- “Thèm khát yêu đương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.
* Tâm trạng của tác giả: yêu thương, khát khao về mùa xuân.
c. Giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn: ngôn từ được chắt lọc tinh tế, giọng điệu tự nhiên, sôi nổi.
Câu 4. Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:
a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả?
b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?
Gợi ý:
a.
* Cảnh sắc thiên nhiên:
- Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai mà nhụy vẫn còn phong.
- Cỏ giêng không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng nhưng trái lại nức một mùi hương man mác.
- Trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn, nền trời không còn đùng đục như màu pha lê mờ.
* Nếp sống sinh hoạt:
- Con người trở về với bữa cơm gia đình giản dị ngày thường.
- Các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc, nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.
b.
Qua việc tái hiện những cảnh sắc đã thể hiện một tâm hồn tinh tế, một ngòi bút tài hoa của tác giả trước cảnh sắc, con người thiên nhiên.
Câu 5. Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả.
- Một bức tranh thiên nhiên với những cảnh sắc đặc trưng được nhà văn tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn.
- Không chỉ đó tác giả gợi lên cho người đọc trong bầu không khí đoàn tụ ấm áp của gia đình…
II. Luyện tập
Câu 1. Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.
“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Vội vàng, Xuân Diệu)
“Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực Tàu, giấy đỏ Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa, rồng bay”
(Ông đồ, Vũ Đình Liên)
“Tôi có chờ đâu, có đợi đâu Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu? - Với tôi, tất cả như vô nghĩa Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
(Xuân, Chế Lan Viên)
Câu 2. Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống.
Trong bốn mùa, em thích nhất là mùa xuân. Đó là lúc cây cối bừng dậy sức sống sau những ngày đông lạnh giá. Cũng là lúc con người háo hức chuẩn bị chào đón năm mới. Đẹp nhất vào lúc này có lẽ nhất là cơn mưa mùa xuân. Đặc biệt là cơn mưa xuân vào khoảnh khắc giao hòa giữa năm cũ và năm mới. Bầu trời đêm cuối đông se lạnh. Không có sao và không một gợn mây. Trong giây phút thiêng liêng của đất trời và của lòng người. Những hạt mưa xuất lất phất bay khắp không gian khiến cho con người cảm thấy thật hân hoan. Mưa không quá lớn để làm ướt áo đi đường. Những hạt mưa chỉ nhỏ bé rơi xuống liên tiếp rồi tan vào lòng đất. Mưa còn đem theo hơi ấm của mùa xuân. Những hạt mưa thấm vào lòng đất lạnh để nuôi dưỡng những mầm cây. Sau cơn mưa xuân giao mùa, vạn vật đã hoàn toàn thay đổi.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài soạn "Mùa xuân của tôi" của Vũ Bằng số 4
TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1. Tác giả
- Vũ Bằng (1913 – 1984) sinh tại Hà Nội, là nhà văn và nhà báo đã sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, làm báo, vừa hoạt động cách mạng. Năm 2007, Vũ Bằng được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm
- Mùa xuân của tôi trích từ thiên tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong tập tùy bút - bút kí Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.
- Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong vùng kiểm soát của Mĩ - ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi vào những trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết về quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hoà bình, thống nhất. Những tình cảm ấy được thể hiện qua nỗi nhớ mọi cảnh sắc thiên nhiên, phố xá và cuộc sống hằng ngày của Hà Nội. Những cảnh vật ấy mang vẻ đẹp riêng biệt và bản sắc văn hoá tinh tế, độc đáo của một vùng đất nước và cũng là của dân tộc.
ĐỌC - HIỂU
Câu 1 - Trang 177 SGK
Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
Trả lời:
Bài văn cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.
- Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả.
+ Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội.
+ Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất Bắc.
Câu 2 - Trang 177 SGK
Bài văn có thể chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.
Trả lời:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến "mở hội liên hoan"): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.
- Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng Giêng.
Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng Giêng. Đây là mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên, hợp lôgíc.
Câu 3 - Trang 177 SGK
Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến.
c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này.
Trả lời:
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội.
- Cảnh sắc của đất trời:
+ Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.
+ Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào.
+ Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.
- Cảnh xuân với con người:
+ Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.
+ Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.
+ Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.
⟹ Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.
b. Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: "Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,… những cặp uyên ương đứng cạnh" và "tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá". Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: "…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa".
c. Ngôn ngữ của đoạn văn này là những ngôn từ được chắt lọc tinh tế. Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, tất cả được kết hợp trong một thứ giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại được nhiều ấn tượng và gợi ra nhiều dư ba.
Câu 4 - Trang 177 SGK
Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:
a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng Giêng qua sự miêu tả của tác giả?
b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?
Trả lời:
a. Trong đoạn văn còn lại, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng Giêng.
- Cảnh sắc thiên nhiên:
+ Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy còn phong.
+ Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.
+ Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn.
+ Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng.
- Không khí sinh hoạt:
+ Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết.
+ Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ huống.
+ Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.
⟹ Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ của nó.
b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả, khiến cho ngòi bút của nhà văn trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn.
Câu 5 - Trang 178 SGK
Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả.
Trả lời:
Bằng ngòi bút tài hoa, tinh tế, nhà văn Vũ Bằng đã mang lại cho người đọc một bức tranh thiên nhiên với những cảnh sắc rất đặc trưng của mùa xuân đất Bắc. Ở đó có vẻ đẹp của thiên nhiên tràn đầy sức sống và hương sắc mùa xuân tràn ngập khắp cả không gian đất trời; có niềm vui của con người khi được sống trong bầu không khí đoàn tụ ấm áp của gia đình vào những giờ phút vô cùng ý nghĩa: khép lại một năm cũ và đón chào một năm mới.
LUYỆN TẬP
Câu 2 - Trang 178 SGK
Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.
Trả lời:
Có thể sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân mà em yêu thích. Các em có thể tham khảo một số câu thơ sau:
1.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai muơi
Dù là khi tóc bạc
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
2.
Ôi tiếng hót say mê con chim chiền chiện.
Trên đồng lúa chiêm xuân nó chao mình bay liệng
Xuân ơi xuân vui tới mênh mông
Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh
(Bài ca xuân 61 – Tố Hữu)
3.
Mùa Xuân Đến
Xuân sang tết đến mọi nhà
Con chúc ông bà sức khỏe, an khang
Chúc cô chú bác giàu sang
Một năm sung túc cười vang mỗi ngày
Chúc anh chúc chị học hay
Con ngoan trò giỏi đợi ngày công danh
Chúc cho vạn sự tốt lành
Kỷ Hợi năm mới bức tranh xuân ngời.
Xuân đến với mọi gia đình
(Thơ thiếu nhi)
Câu 3 - Trang 178 SGK
Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống.
Gợi ý:
Có thể tham khảo đoạn văn sau:
Đất nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa nên một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông tương đối rõ. Mỗi mùa đều có những nét hấp dẫn riêng nhưng em yêu nhất là mùa thu. Không sôi động, nóng bức như mùa hè, không trầm lặng, lạnh lẽo như mùa đông. Mùa thu là sự giao hoà tuyệt vời của thiên nhiên, đất trời và lòng người. Bầu trời thu trong trẻo, sáng sủa với hương hoa sữa thơm nồng trên những con phố vắng để khó có ai có thể làm ngơ; không gian mùa thu quyến rũ bởi nắng nhạt, gió nhẹ đi qua cánh đồng xa đưa phảng phất cái mùi thơm mát của lúa non. Mùa thu với ngày tết trung thu rộn rã mang bao niềm vui cho tuổi thơ, nào đèn lồng, đèn ông sao, nào là cốm, nào là bánh trung thu... Ôi! yêu biết mấy mùa thu tháng Tám! Yêu biết mấy mùa thu của quê hương!... Tất cả như một dư vị sâu xa dâng lên trong lòng người vào mỗi độ thu sang.
GHI NHỚ
Mùa xuân của tôi là tác phẩm nói về cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Bài tuỳ bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài soạn "Mùa xuân của tôi" của Vũ Bằng số 4
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Vũ Bằng trong SGK Ngữ văn 7 Tập 1).
2. Tác phẩm
Văn bản Mùa xuân của tôi được viết theo thể loại tùy bút, được trích từ thiên tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong tập tùy bút – bút kí Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng. Bài văn được viết trong cảm hứng của một người xa quê, nhớ về mùa xuân gợi cảm nơi đất Bắc.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.
* Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này là tác giả đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, sống xa quê hương, xa mảnh đất Hà Nội thân yêu.
=> Tâm trạng nhớ thương quê hương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất Bắc.
Câu 2:
* Bài văn có thể được chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu => “mê luyến mùa xuân” : Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.
Đoạn 2: tiếp => “mở hội liên hoan” : Cảm nhận về cảnh sắc và không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội miền Bắc.
Đoạn 3: còn lại : Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
Ba đoạn văn trên liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân, và cuối cùng là những cảm xúc sâu sắc về tháng giêng.
=> Mạch cảm xúc tự nhiên, có tính logic.
Câu 3:
Đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan”.
a) Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết.
* Cảnh sắc đất trời:
Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước
Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào
Âm thanh của tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng
* Cảnh xuân đến với con người:
Nghi lễ đón xuân: nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên
Không khí gia đình: đoàn tụ, sum họp đầy đủ, trên kính dưới nhường
Thấy lòng ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan
=> Đây là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội và của con người Việt Nam mỗi dịp tết đến, xuân về.
b)
* Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người được nhà văn thể hiện bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và những so sánh rất cụ thể: “nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối phải trồi ra thành những cái la nhỏ li ti”.
* Những tình cảm trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến là sức sống mới, là nhựa sống căng tràn.
c) Giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này: giọng điệu vừa sôi nổi, vừa tha thiết, ngôn ngữ chắt lọc, gợi cảm.
Câu 4:
Đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết.
a) Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả:
* Không khí:
Bữa cơm đã trở về giản dị như ngày thường, thịt mỡ dưa hành đã hết
Cánh màn điều treo ở bàn thờ ông vải đã được hạ xuống
Những trò vui tạm kết thúc, nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật
* Cảnh sắc thiên nhiên:
Đào hơi phai nhưng nhụy hãy còn phong
Cỏ không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác
Mưa phùn đã được thay thế bằng những cơn mưa xuân
Bầu trời hiện lên những làn sáng hồng hồng
=> Không khí sinh hoạt của con người đã trở về cuộc sống sinh hoạt thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ, cái sức sống của nó.
b) Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể thấy rằng, chính tình yêu và nỗi nhớ da diết cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn của nhà văn, từ đó đã khiến cho ngòi bút của ông trở nên tinh tế hơn và nhạy cảm hơn.
Câu 5:
Qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả, cảnh sắc mùa xuân của miền Bắc được tái hiện lại với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ những người xa quê, yêu quê hương tha thiết mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc thật đẹp, là sự giao hòa của trời đất, của lòng người và của sức sống, của tình yêu.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài soạn "Mùa xuân của tôi" của Vũ Bằng số 6
Tìm hiểu chung tác phẩm:
1. Tác giả
Vũ Bằng ( 1913 -1984) sinh tại Hà Nội sáng tác từ trước Cách mạng tháng 8 /1945 có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút ký
Sau năm 1945, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, làm báo, vừa hoạt động Cách mạng.
Năm 2007, Vũ Bằng được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm
Bài văn này được trích từ thiên tùy bút "Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt" trong tập bút kí "thương nhớ mười hai", sáng tác trong thời gian tác giả sống ở trong vùng kiểm soát của Mĩ ngụy, xa cách quê hương đất bắc.
Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận tái hiện trong nỗi thương nhớ da diết của một người xa quê. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể yêu quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả.
Câu 1: Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu?...
Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
Trả lời:
Bài tuỳ bút này tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người con xa quê. Khi viết tác phẩm này, tác giả đang sống ở miền Nam, vì điều kiện công tác phải xa Hà Nội, xa miền Bắc.
Câu 2: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của...
Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.
Trả lời:
Bài tuỳ bút có thể chia thành ba đoạn:
Đoạn 1 (Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân. Tình cảm của con người với mùa xuân là một điều tất nhiên.
Đoạn 2 (tiếp theo đến "mở hội liên hoan"): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí và cảnh sắc của mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.
Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc và hồi tưởng của tác giả: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng giêng.
Câu 3: Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến...
Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:
a. Cảnh sắc của mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến?
c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này?
Trả lời:
a. Cảnh sắc của mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả qua những chi tiết:
Tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”.
Những âm thanh quen thuộc: tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình.
Không khí của mùa xuân nồng ấm trong khung cảnh gia đình, đầm ấm đoàn tụ với bàn thờ tố tiên, đèn nến, hương trầm và tình cảm gia đình đầm ấm yêu thương.
Những hình ảnh, âm thanh được lựa chọn đặc sắc đã gợi lên một mùa xuân không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.
b. Khi mùa xuân đến, muôn loài đều căng tràn nhựa sống. Đó là sức sống mãnh liệt của thiên nhiên (máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối…). Sức sống của con người (nhựa sống trong người căng lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương).Qua đó ta thấy được một mùa xuân trong đôi mắt quan sát của tác giả vô cùng trẻ trung, đằm thắm.c. Ngôn ngữ miêu tả tinh tế, thiên về gợi cảm, giọng điệu da diết, tràn đầy cảm xúc đã miêu tả một hình ảnh mùa xuân tràn đầy sức sống.
Câu 4: Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:
a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả.b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này.
Trả lời:
a.
Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả là: đào hơi phai nhưng nhụy còn phong, mưa xuân thay thế cho mưa phùn; bầu trời xanh tươi sáng sủa; trên giàn hoa lí ong đi kiếm nhị hoa;
Không khí sinh hoạt: con người quay trở về với bữa cơm giản dị của cà om với thịt thăn; cánh màn điều ở bàn thờ hạ xuống, cuộc sống thường nhật đã trở lại…
Con người trở về với cuộc sống thường nhật, thiên nhiên dù đã có chút thay đổi nhưng vẫn rất đẹp, làm say đắm lòng người.
b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy đã thể hiện tác giả là một người am tường những phong tuc tập quán, những nét văn hóa trong tâm hồn người xứ Bắc. Đồng thời thể hiện sự quan sát tinh tế những thay đổi của thiên nhiên.c. Về giọng điệu và ngôn ngữ:
Ngôn ngữ sử dụng linh hoạt, luôn vận động, so sánh chuẩn sác, giàu màu sắc, liên tưởng phong phú khoáng đạt.
Vũ Bằng đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trời đất không mang dáng vẻ lộng lẫy nhưng lại có một hương sắc riêng vừa man mác, vừa sâu lắng, nhịp sống đang hồi sinh, cây cỏ đâm hoa kết trái, cuộc sống đời thường đã trở lại.
Câu 5: Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua...
Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả.
Trả lời:
Với sự quan sát tinh tế, chắt lọc những hình ảnh đặc sắc, Vũ Bằng đã tái hiện một mùa xuân đặc trưng xứ Bắc. Ở đó có vẻ đẹp của thiên nhiên căng tràn nhựa sống, có niềm vui của con người trong không khí nô nức đón xuân về, đoàn tụ gia đình ấm áp. Đó là những nỗi nhớ niềm thương với những đứa con xa quê trong ngày xuân sang.
[Luyện tập] Câu 1: Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.
Trả lời:
(Mưa xuân – Nguyễn Bính)
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Ðặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: “Thôn Ðoài hát tối nay”
Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh
(Mùa xuân – mùa hè – Trần Đăng Khoa)
Mùa xuân hoa nở đẹp tươi
Bướm con bướm mẹ ra chơi hoa hồng
Bướm mẹ hút mật đầu bông
Bướm con đùa với nụ hồng đỏ hoe
Luyện tập
Câu 2: Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm...
Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống.
Trả lời:
Thiên nhiên với bốn mùa luân chuyển trong một năm, cảnh vật như khoác lên mình những tấm áo nhiều sắc màu. Nếu mùa hạ là màu xanh tươi của cỏ cây, mùa thu là màu vàng của sắc lá trải ngập khắp con đường, mùa đông là cái lạnh của gió heo may ùa về thì mùa xuân là mùa của thiên nhiên như bừng tỉnh giấc sau một giấc ngủ đông dài. Xuân sang, những mầm lá non trỗi dậy trên những cành cây khẳng khiu. Tiếng chim non ríu rít gọi đàn, gọi hơi ấm mùa xuân về với muôn loài. Phiên chợ ngày tết như đông đúc hơn, các bà các chị với những gánh hàng hoa rực rỡ sắc màu, những cuộc lá dong được chau chuốt cẩn thận để làm ra những chiếc bánh chưng thắm đượm sắc xanh dâng lên bàn thờ tổ tiên. Ở góc chợ là ông đồ lặng lẽ bên tờ giấy đỏ với những nét chữ tài hoa viết lên những điều cầu chúc may mắn cho người xin chữ. Xuân trong tôi là vậy, náo nức đến lạ thường. Sau này dù có đi xa, mùa xuân trong tôi vẫn tràn ngập sắc hoa với những ngày cả gia đình đoàn tụ, ấm ấp yêu thương bên mâm cơm ngày tết.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)