- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,280
- Điểm
- 113
tác giả
"Chinh phụ ngâm khúc" nguyên tác của Đặng Trần Côn do Đoàn Thị Điểm diễn nôm là khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung của người vợ có chồng ra chiến trận. Cả bản nguyên tác chữ Hán và bản diễn Nôm được dùng đều là kiệt tác trong lịch sử văn học Việt Nam. Đoạn ngâm khúc "Sau phút chia li" cho thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn
hay nhất mà YOPOVN đã tổng hợp trong bài viết sau.
I. Đôi nét về tác giả Đặng Trần Côn và dịch giả
- Đặng Trần Côn chưa rõ năm sinh, năm mất, quê ở làng Nhân Mục, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII
- Ngoài sáng tác chính là Chinh phụ ngâm, ông còn sáng tác thơ chữ Hán và viết một số bài phú bằng chữ Hán
- Sau khi ra đời, Chinh phụ ngâm khúc được nhiều người diễn Nôm. Bản diễn Nôm này từng được xem là của Đoàn Thị Điểm (1705-1748), một phụ nữ có tài sắc, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, có ý kiến lại cho là của Phan Huy Ích
II. Đôi nét về tác phẩm Sau phút chia li
1. Hoàn cảnh ra đời
- Chinh phụ ngâm khúc là khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung của người vợ có chồng ra chiến trận. Cả bản nguyên tác chữ Hán và bản diễn Nôm được dùng đều là kiệt tác trong lịch sử văn học Việt Nam
- Đoạn trích nói về tâm trạng của người vợ ngay sau phút chia li. Nhan đề do người soạn sách đặt
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (4 câu đầu): Nỗi buồn trống trải của lòng người trước cuộc chia li
- Phần 2 (4 câu tiếp): Nỗi buồn xót xa, quyến luyến
- Phần 3 (còn lại): Nỗi sầu trước cảnh vật rộng lớn
3. Giá trị nội dung
Đoạn ngâm khúc cho thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ
4. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn từ vô cùng điêu luyện
- Sử dụng phép đối lập tài tình
- Sử dụng nhiều hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng
- Sử dụng điệp ngữ
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Thể thơ song thất lục bát là sự sáng tạo của người Việt.
- Bốn câu hợp thành một khổ: hai câu 7 chữ (song thất), hai câu 6- 8 (lục bát)
- Không hạn định về độ dài bài thơ
Hiệp vần: chữ cuối của câu 7 trên vần dưới với chữ thứ 5 câu 7 phía dưới
+ Chữ cuối của câu 6 hiệp vần với chữ thứ 6 của câu 8
+ Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 khổ tiếp theo
Câu 2 (Trang 92 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bốn câu thơ đầu: Cảnh chia ly của chinh phu và chinh phụ
+ Người phụ nữ đưa tiễn chồng với nỗi buồn vạn dặm
+ Sử dụng phép đối: chàng đi- thiếp về
→Sự chia lìa trở thành hiện thực khắc nghiệt không thể níu kéo, thay đổi
+ Hình ảnh: mây biếc, núi xanh – sự chia cắt, khoảng cách ngàn trùng vời vợi giữa hai người
Câu 3 (Trang 92 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Các địa danh như Hàm Dương, Tiêu Dương trong bài đều mang tính ước lệ
+ Người chinh phụ hoang mang trong câu hỏi “Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng”
→Khoảng cách trở nên mơ hồ, không đong đo đếm được
- Các phép đối, lặp từ, đảo từ đều mang ý nghĩa diễn tả nỗi đau chia ly của người chinh phụ khi ngóng chồng
+ Nối nhớ mong đau đáu của người chinh phụ chỉ gom lại bởi hai địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương
+ Người chinh phụ yêu chồng nên hình dung rõ rệt về sự mong ngóng của chồng về mình: chàng ngoảnh lại – thiếp trông sang
→Sự xa cách về không gian vật lý càng làm cho tình cảnh chia ly thêm sầu thảm
Câu 4 (trang 93 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bốn câu thơ cuối: Diễn tả khoảng cách giữa hai người (một ngàn dâu thăm thẳm)
- Hình ảnh ngàn dâu được lặp đi lặp lại trong bài là cách diễn đạt, sử dụng tài tình
Xanh xanh… ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt
- Hình ảnh người chinh phu với khoảng cách vô tận, tới khi trông lại chỉ thấy “xanh mấy ngàn dâu”
- Chàng ngoảnh lại, thiếp trông sang chỉ còn thấy một màu xanh, mơ hồ, huyền ảo
Nỗi sầu muộn của người chinh phụ, nỗi xót xa dâng đầy “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”
→Hình ảnh người chinh phụ đau đáu trông theo, màu xanh xanh trở thành xanh ngắt choán hết không gian và tâm trí
Câu 5 (trang 93 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Điệp ngữ trong đoạn thơ: Tiêu Tương- Hàm Dương, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh xanh – xanh ngắt – Diễn tả khoảng cách nghìn trùng giữa hai người
- Tạo âm điệu trầm buồn, phù hợp với nỗi sầu ly biệt của người chinh phụ
- Diễn tả nỗi xót xa, nỗi mong ngóng khắc khoải giữa hai người
Câu 6 (trang 93 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Đoạn thơ có cách sử dụng ngôn từ điêu luyện- đặc biệt cách dùng từ ngữ
→Diễn tả tài tình, sinh động và tinh tế tâm trạng nhớ thương da diết, đau xót tột cùng của người chinh phụ khi xa chồng
- Lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy người dân vào cảnh lầm than, khổ cực
- Thể hiện niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ xưa.
Luyện tập
Bài 1 (trang 93 sgk ngữ văn 7 tập 1)
a, Những từ chỉ màu xanh: mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt
b, Nghĩa của các từ xanh được sử dụng trong bài khác nhau về mức độ cũng như tính chất
+ Biếc: xanh lam pha xanh lục nhìn thích mắt. Màu xanh nhẹ nhàng
+ Xanh xanh: từ láy, diễn tả màu xanh nhạt hơi đậm, bao phủ trên diện rộng
+ Xanh ngắt: xanh thuần trên một vùng diện tích rộng
c, Mức độ của màu xanh tăng tiến dần nhằm:
- Màu gợi cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm, mênh mông, nơi gửi gắm và lan tỏa nỗi sầu ly biệt
- Diễn tả khoảng cách ly biệt của lứa đôi ngày càng lớn
- Nỗi buồn tới cao độ của người chinh phụ khi xa chồng
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trả lời câu 1 (trang 92 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở chú thích, hãy nhận dạng thế thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ.
Lời giải chi tiết:
Đoạn thơ dịch được trích viết theo thể song thất lục bát.
- Số câu, số chữ: gồm hai câu bảy chữ (song thất) tiếp đến hai câu sáu - tám (lục bát). Bốn câu thành một khổ, số lượng khổ thơ không hạn định.
- Hiệp vần: Chữ cuối câu bảy trên vần với chữ thứ năm câu bảy dưới, đều vần trắc. Chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu sáu, đều vần bằng. Chữ cuối câu sáu vần với chữ thứ sáu câu tám, đều vần bằng. Chữ cuối câu tám lại vần với chữ thứ năm câu bảy trên của khổ sau, cũng vần bằng.
Trả lời câu 2 (trang 92 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Qua 4 khổ thơ đầu, nỗi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì đi - Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?
Lời giải chi tiết:
Nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả bằng cách nói tương phản, đối nghĩa Chàng thì đi... Thiếp thì về... cho thấy thực trạng chia li cách biệt, chàng thì đi vào chốn xa xôi vất vả, thiếp thì về với cảnh cô đơn vò võ. Sự chia li cách biệt đó, nỗi sầu nặng tưởng như đã phủ lên màu biếc của trời mây, trải vào màu xanh của núi ngàn. Hình ảnh mây biếc, núi ngàn đã góp phần gợi lên cái độ mênh mông, cái tầm vũ trụ của nỗi sầu chia li.
Trả lời câu 3 (trang 92 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại - hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?
Lời giải chi tiết:
Bốn câu ở khổ thơ thứ hai, nỗi sầu chia li được gợi tả thêm cũng bằng cách nói tương phản, đối nghĩa: Chàng còn ngoảnh lại, Thiếp hãy trông sang, lại thêm hình thức điệp từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương, Tiêu Tương. Cách gợi tả như thế nào làm cho nỗi sầu như tăng thêm, nỗi nhớ nhung như xót xa hơn.
Trả lời câu 4 (trang 93 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Qua 4 câu cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ: cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li?
Lời giải chi tiết:
Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong 4 câu khổ cuối, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu "mây biếc", "ngàn núi xanh" vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ "thấy xanh xanh". Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là "những mấy ngàn dâu". Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu", câu thơ diễn tả điều "thấy" ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả "lòng chàng" và "ý thiếp".
Trả lời câu 5 (trang 93 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đọan thơ và nêu tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó?
Lời giải chi tiết:
- Các điệp ngữ trong đoạn thơ "Sau phút chia li":
+ Điệp ngữ "chàng" và "thiếp" (được kết hợp ngược chiều trong câu "chàng thì đi…thiếp thì về" hoặc được kết hợp chéo trong cụm từ "lòng chàng ý thiếp").
+ Các điệp ngữ Tiêu Tương – Hàm Dương, cùng – cùng, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh ngắt – xanh ngắt.
- Tập trung phân tích hai các tác dụng sau:
+ Tạo nhạc điệu trầm buồn cho thơ, phù hợp với nỗi sầu chia cách của người chinh phụ.
+ Góp phần diễn tả tính chất hai mặt của nỗi sầu chia li: gắn bó mà phải xa cách.
Trả lời câu 6 (trang 93 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu chủ yếu của bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Toàn bộ đoạn thơ tập trung thể hiện nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng, đó là nỗi buồn sâu thẳm và vô tận.
- Nỗi sầu này tập trung thể hiện cao nhất ở câu cuối. Câu hỏi tu từ, "hỏi nhưng chính là đã trả lời về nỗi sầu đã tràn ngập cả lòng chàng và ý thiếp" chứ không nhằm mục đích so sánh ai sầu hơn ai.
- Chữ "sầu" trong câu cuối kết đúc lại trở thành khối sầu thương nặng trĩu trong lòng người chinh phụ.
- Giọng điệu bài thơ thể hiện nỗi buồn da diết, sâu lắng.
⟹ Tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã chia lìa hạnh phúc lứa đôi.
Luyện tập
Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ
Lời giải chi tiết:
a. Các từ chỉ màu xanh được dùng khá nhiều trong đoạn trích: mây biếc, núi xanh, xanh xanh (ngàn dâu), xanh ngắt (ngàn dâu).
b. Sự kkác nhau của các từ chỉ màu xanh là ở chỗ nó chỉ những sự vật hiện tượng khác nhau, do đó nó có nội hàm ý nghĩa khác nhau. Đồng thời các từ cũng miêu tả màu xanh ở các mức độ khác nhau.
c. Tác dụng:
- Các từ: mây biếc, núi xanh gợi tả cái mênh mông, rộng lớn của không gian, tương ứng với nỗi sầu chia li không thể có lưòi nào nói hết được của người thiếu phụ.
- Hai từ còn lại miêu tả màu của ngàn dâu với mức độ tăng tiến (xanh xanh, xanh ngắt) vừa có ý nghĩa tượng trưng chỉ một linh cảm về sự cách xa vĩnh viễn (màu xanh của ngàn dâu trong thơ ca trung đại thường ngụ ý chỉ những đổi thay to lớn – có thể tìm hiểu thêm câu thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu), hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn), vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày vừa lan toả, vừa thẳm sâu của người vợ khi chỗng đã cất bước ra đi.
Bố cục: 3 đoạn
- Khúc ngâm 1 (4 câu đầu): Nói về nỗi trống trải của lòng người trước thực tế chia li phũ phàng.
- Khúc ngâm 2 (4 câu tiếp theo): Nói về nỗi xót xa trong cách trở núi sông.
- Khúc ngâm 3 (4 câu cuối): Nói về nỗi sầu thương trước bao cảnh vật.
Nội dung chính
Video hướng dẫn giải
Đoạn trích “Sau phút chia ly” đã diễn tả một cách sâu sắc nhất nỗi lòng bi ai của người chinh phụ có chồng ra chiến trận và sự chờ đợi chồng trở về trong cảnh lẻ loi, đơn bóng. Qua đó tố cáo chiến tranh phi nghĩa và nỗi khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Bài thơ Chinh phụ ngâm khúc nguyên văn chữ Hán là của Đặng Trần Côn. Nhưng sau khi ra đời, bài thơ được nhiều người diễn Nôm theo thể song thất lục bát, rất phổ biến trong giai đoạn từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX với những tác giả như Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích, Nguyễn Gia Thiều, Cao Bá Nhạ,…
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Văn bản Sau phút chia li được trích trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc (gồm 12 câu, từ câu 53 đến câu 64) và nói về tâm trạng của người vợ sau khi tiễn chồng ra trận.
* Thể thơ:
Bài thơ được viết theo thể thơ song thất lục bát. Đây là thể thơ do người Việt Nam sáng tạo, gồm 2 câu 7 chữ (song thất) và tiếp đến là hai câu 6 – 8 (lục bát). Bốn câu này sẽ thành một khổ, số lượng khổ thơ không hạn định.
Cách gieo vần: Chữ cuối của câu 7 trên vần với chữ thứ 5 của câu 7 dưới và đều là vần trắc. Chữ cuối của câu 7 dưới vần với chữ cuối của câu 6, đều vần bằng. Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ sáu của câu 8, đều vần bằng. Chữ cuối của câu 8 lại vần với chữ thứ năm của câu 7 trên trong khổ tiếp theo, cũng vần bằng.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở phần Chú thích, đoạn trích Sau phút chia li được viết theo thể thơ song thất lục bát.
Về cách hiệp vần trong văn bản thơ: Đoạn trích trên có 3 khổ, nhưng chỉ có khổ thơ cuối là hiệp vần đúng theo quy luật của thể thơ song thất lục bát, còn lại những khổ thơ khác, ít nhiều đều có sự sai lệch một hoặc một vài vị trí hiệp vần theo quy định.
Câu 2:
Qua 4 câu của khổ thơ đầu tiên, nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả bằng cách nói tương phản, đối nghĩa: “Chàng thì đi…/ Thiếp thì về…”.
Bên cạnh đó, kết hợp với việc sử dụng hình ảnh “tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” đã cho chúng ta thấy thực trạng chia li cách biệt. Chàng thì đi vào chốn xa xôi, vất vả, hiểm nguy, còn thiếp thì về với cảnh cô đơn vò võ. Sự chia li cách biệt đó, nỗi sầu nặng tưởng như đã phủ lên màu biếc của trời mây, trải vào màu xanh của núi ngàn. Hình ảnh mây biếc, núi ngàn đã góp phần gợi lên sự mênh mông, rộng lớn của vũ trụ, từ đó cho thấy nỗi cô đơn, sầu tủi của sự chia li.
Câu 3:
Qua 4 câu khổ thứ hai, nỗi sầu chia li càng được khắc sâu và tô đậm hơn, xoáy sâu hơn.
Cách dùng phép đối “còn ngảnh (ngoảnh) lại” – “hãy trông sang” trong hai câu 7 chữ thể hiện sự trông ngóng, đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong khung cảnh chia li cách biệt.
Cách điệp và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Dương có ý nghĩa làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa chàng và thiếp, đồng thời, làm cho nỗi sầu như tăng thêm, nỗi nhớ nhung như xót xa hơn.
Câu 4:
Qua 4 câu của khổ thơ cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên bằng cách nói đối nghĩa, điệp từ điệp ý (cùng, thấy, ngàn dâu, xanh ngắt, cùng trông, xanh xanh).
Điệp từ “cùng” được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu “mây biếc”, “ngàn núi xanh” vừa mới ở trên mà thoắt cái, bây giờ đã chỉ “thấy xanh xanh”. Thấy mà như không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp ấy chỉ là “những mấy ngàn dâu”.
Không những thế, ở đây không chỉ có lặp từ mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ “Ngàn dâu xanh ngắt một màu”, câu thơ diễn tả điều “thấy” đó là hoàn toàn vô vọng. Và câu thơ mang hình thức nghi vấn ở cuối cùng “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” đã cho thấy nỗi sầu, nỗi cô đơn, buồn tủi của người chinh phụ ấy như đã đạt đến đỉnh điểm.
Câu 5:
Những kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ Sau phút chia li là:
Điệp ngữ “chàng” và “thiếp” được kết hợp ngược chiều trong câu “Chàng thì đi…/ Thiếp thì về…” hoặc được kết hợp chéo trong cụm từ “lòng chàng ý thiếp”.
Những điệp ngữ: Tiêu Dương, Hàm Dương, cùng, ngàn dâu, xanh ngắt.
Tác dụng của những điệp ngữ trên là tạo nhạc điệu trầm, buồn cho thơ và hoàn toàn phù hợp với nỗi sầu chia li của người chinh phụ và chồng. Đồng thời, những điệp ngữ này cũng góp phần diễn tả tính chất hai mặt của nỗi sầu chia li: gắn bó mà phải xa cách.
Câu 6:
* Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ: thể hiện nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra trận. Đồng thời, cũng góp phần lên án, tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa và thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ trong xã hội xưa.
* Ngôn từ của bài thơ được sử dụng khá điêu luyện, cùng với những điệp ngữ được sử dụng rất tài tình, cùng với giọng điệu chậm, trầm, buồn, góp phần thể hiện nỗi buồn da diết, sâu lắng.
LUYỆN TẬP
1. Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ
Trả lời:
a. Các từ chỉ màu xanh được dùng khá nhiều trong đoạn trích: mây biếc, núi xanh, xanh xanh (ngàn dâu), xanh ngắt (ngàn dâu).
b. Sự kkác nhau của các từ chỉ màu xanh là ở chỗ nó chỉ những sự vật hiện tượng khác nhau, do đó nó có nội hàm ý nghĩa khác nhau. Đồng thời các từ cũng miêu tả màu xanh ở các mức độ khác nhau.
c. Tác dụng:
- Các từ: mây biếc, núi xanh gợi tả cái mênh mông, rộng lớn của không gian, tương ứng với nỗi sầu chia li không thể có lưòi nào nói hết được của người thiếu phụ.
- Hai từ còn lại miêu tả màu của ngàn dâu với mức độ tăng tiến (xanh xanh, xanh ngắt) vừa có ý nghĩa tượng trưng chỉ một linh cảm về sự cách xa vĩnh viễn (màu xanh của ngàn dâu trong thơ ca trung đại thường ngụ ý chỉ những đổi thay to lớn – có thể tìm hiểu thêm câu thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu), hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn), vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày vừa lan toả, vừa thẳm sâu của người vợ khi chỗng đã cất bước ra đi.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Tìm hiểu chung tác phẩm
1. Tác giả, dịch giả:
Bản chữ Hán: Đặng Trần Côn – người làng Nhân Mục nay thuộc Thanh Xuân – Hà Nội.
Bản chữ Nôm: Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748) người phụ nữ có tài sắc xứ Bắc Kinh nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh ra đời:
Nửa đầu TK 18, các cuộc khởi nghĩa nông dân bắt đầu diễn ra.
Triều đình phong kiến ra sức đàn áp khiến cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, xã hội rối ren, kinh thành náo động.
b. Thể thơ: Song thất lục bát
c. Vị trí đoạn trích: Ở phần I từ câu 53 đến câu 64 – Nỗi sầu đau của người chinh phụ ngay sau khi tiễn chồng ra trận.
d. Bố cục: 3 phần
4 câu đầu: Nỗi trống trải của lòng người trước thưc tế chia ly phũ phàng
4 câu tiếp: Nỗi xót xa trong cách trở núi sông
4 câu cuối: nỗi sầu thương trước cảnh vật bao la
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở chú thích, hãy nhận dạng thế thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ.
Trả lời:
Thể thơ song thất lục bát không giới hạn số câu, cứ 4 câu thơ được ghép thành 1 khổ, trong đó có 2 câu 7 chữ (song thất) và hai câu lục bá (1 câu 6 và 1 câu 8).
Cách hiệp vần:
Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới
Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8
Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp theo.
Câu 2: Qua 4 câu khố thơ đầu, nổi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì đi - Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?
Trả lời:
Trong khổ thơ đầu, tác giả đã không chỉ dùng phép đối (chàng - thiếp, đi - về), mà còn kết hợp với phép lặp quan hệ từ (thì) ở mỗi câu đã nhấn mạnh nỗi chia li, xa cách của người chinh phụ. Hơn nữa, các hình ảnh "Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" như khiến không gian xa cách thêm xa vời vợi. Trên bức tranh đó, hình ảnh người chinh phụ nhỏ bé, mong manh với nồi sầu li biệt dâng lên thâm sâu và bao phủ lên cảnh vật.
Tác giả đã gợi lên cả một hiện thực chia li phũ phàng và nồi niềm đau đớn trước tình cảnh hai vợ chồng đang mặn nồng thì phải xa cách bởi cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Câu 3: Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại - hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh Hàm Dương - Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?
Trả lời:
Qua 4 câu khổ đầu, nỗi chia li của người vợ đã được diễn tả với mức độ tăng cấp: Từ “cách ngăn” -> “mấy trùng”=> sự chia cắt về không gian chứ tình cảm vợ chồng vẫn tha thiết, không xa rời.
Cách dùng phép đối 'còn ngoảnh lại – hãy trông sang" =>sự trông ngóng đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách.
Hàm Dương địa danh ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn Tiêu Tương lại ở tỉnh Hồ Nam cách xa vời vợi, thế mà chàng và thiếp vẫn 'cố" 'ngoảnh lại – trông sang" để mong được nhìn thấy nhau.
=> Nỗi ngậm ngùi xót xa của người vợ nhớ chồng trong xa xôi cách trở.
Câu 4: Qua 4 câu cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ: cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li?
Trả lời:
Ở khổ thơ cuối nỗi sầu chia ly của người chinh phụ đã tăng trưởng đến mức cực độ.
Từ Đoái trông theo -> cách ngăn; ngảnh lại, trông sang -> mấy trùng; trông lại -> chẳng thấy
Các điệp từ ‘cùng trông’’, “cùng chẳng thấy’’ diễn tả sự éo le của hoàn cảnh, sự tuyệt vọng của ngóng trông.
Kết hợp với cách nói về ngàn dâu và màu xanh của ngàn dâu => gợi ra cả một không gian vô tận của trời đất bao la, nỗi sầu càng trở nên chứa chất và niềm hi vọng =>sự vô vọng.
Câu 5: Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó?
Trả lời:
Trong đoạn thơ trên có hai kiểu điệp ngữ. Đó là điệp ngữ cách quãng và điệp ngữ đầu – cuối.
Điệp ngữ cách quãng ở hai câu :
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
=> Gợi lên sự xa cách của không gian.
Điệp ngữ đầu – cuối : phần cuối của câu trên được làm phần mở đầu cho câu dưới :
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
=> Diễn tả sự trùng điệp ngút ngàn mờ mịt của ngàn dâu, nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi.
Câu 6: Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu chủ yếu của bài thơ.
Trả lời:
Cảm xúc chủ đạo của văn bản đó là nỗi sầu chia li, buồn vô tận của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng.
=> Tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa, nhưng cũng thể hiện khát khao về hạnh phúc lứa đôi củi người phụ nữ xưa.
Câu hỏi tu từ “lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” => nỗi sầu đã tràn ngập cả lòng chàng và ý thiếp" chứ không nhằm mục đích so sánh ai sầu hơn ai.
Luyện tập
Câu 1: Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ bằng cách: a. Ghi đủ các từ chỉ màu xanh /b. Phân biệt sự khác nhau trong các màu xanh /c. Nêu tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ.
Trả lời:
a. mây biếc (mây xanh), núi xanh, xanh xanh ngàn dâu, ngàn dâu xanh ngắt.
b.Các từ chỉ màu xanh trong bài chỉ những sự vật hiện tượng khác nhau, mức độ xanh khác nhau =>nội hàm ý nghĩa khác nhau.
c. Tác dụng của việc sử dụng màu xanh:
Miêu tả màu sắc của thiên nhiên : mây, núi, ngàn dâu.
Nói lên không gian ngăn cách và xa cách nghìn trùng vời vợi.
Diễn tả nỗi sầu chia li trong lòng người và bao trùm khắp cảnh vật (tâm cảnh).
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
I. Tác giả
- “Chinh phụ ngâm khúc” nguyên văn chữ Hán của Đặng Trần Côn.
- Ông là người làng Nhân Mục - nay thuộc quận Thanh Xuân Hà Nội, sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII.
- Bản diễn Nôm từng được xem là của Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748), bà là một phụ nữ tài sắc, người làm Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Có ý kiến lại cho rằng đó là của Phan Huy Ích.
II. Tác phẩm
- "Chinh phụ ngâm khúc" là khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung của người vợ có chống ra trận.
- Đoạn trích "Sau phút chia ly" nói về tâm trạng của người vợ ngay sau phút chia ly , tiễn chồng ra chiến trường.
- Thể thơ: Bản diễn Nôm được viết theo thể Song thất lục bát (gồm hai câu bảy chữ, tiếp đến hai câu 6 - 8). Bốn câu thành một khổ thơ không hạn định.
III. SOẠN BÀI SAU PHÚT CHIA LI PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1. Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở chú thích, hãy nhận dạng thế thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ.
Trả lời
Đoạn thơ dịch được trích viết theo thể song thất lục bát.
- Số câu, số chữ: gồm hai câu bảy chữ (song thất) tiếp đến hai câu sáu - tám (lục bát). Bốn câu thành một khổ, số lượng khổ thơ không hạn định.
- Hiệp vần:
+ Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới
+ Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8
+ Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp theo.
Câu 2. Qua 4 khổ thơ đầu, nỗi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì đi - Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?
Trả lời
Nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả bằng cách nói tương phản, đối nghĩa Chàng thì đi... Thiếp thì về... cho thấy thực trạng chia li cách biệt, chàng thì đi vào chốn xa xôi vất vả, thiếp thì về với cảnh cô đơn vò võ. Sự chia li cách biệt đó, nỗi sầu nặng tưởng như đã phủ lên màu biếc của trời mây, trải vào màu xanh của núi ngàn. Hình ảnh mây biếc, núi ngàn đã góp phần gợi lên cái độ mênh mông, cái tầm vũ trụ của nỗi sầu chia li.
Câu 3. Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại - hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?
Trả lời
- Qua khổ thơ thứ 2, nỗi sầu chia li đó càng được khắc sâu và tô đậm hơn, xoáy sâu hơn.
- Cách dùng phép đối 'còn ngoảnh lại – hãy trông sang" thể hiện sự trông ngóng đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách.
Hàm Dương địa danh ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn Tiêu Tương lại ở tỉnh Hồ Nam cách xa vời vợi, thế mà chàng và thiếp vẫn 'cố" 'ngoảnh lại – trông sang" để mong được nhìn thấy nhau.
- Cách điệu từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương có ý nghĩa làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa hai người và nói lên nỗi sầu chia li dằng dặc.
Câu 4. Qua 4 câu cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ: cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li?
Trả lời
Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong 4 câu khổ cuối, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu "mây biếc", "ngàn núi xanh" vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ "thấy xanh xanh". Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là "những mấy ngàn dâu". Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu", câu thơ diễn tả điều "thấy" ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả "lòng chàng" và "ý thiếp".
Câu 5. Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đọan thơ và nêu tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó?
Trả lời
- Các điệp ngữ trong đoạn thơ "Sau phút chia li":
+ Điệp ngữ "chàng" và "thiếp" (được kết hợp ngược chiều trong câu "chàng thì đi…thiếp thì về" hoặc được kết hợp chéo trong cụm từ "lòng chàng ý thiếp").
+ Các điệp ngữ Tiêu Tương – Hàm Dương, cùng – cùng, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh ngắt – xanh ngắt.
- Tập trung phân tích hai các tác dụng sau:
+ Tạo nhạc điệu trầm buồn cho thơ, phù hợp với nỗi sầu chia cách của người chinh phụ.
+ Góp phần diễn tả tính chất hai mặt của nỗi sầu chia li: gắn bó mà phải xa cách.
Câu 6. Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu chủ yếu của bài thơ.
Trả lời
- Toàn bộ đoạn thơ tập trung thể hiện nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng, đó là nỗi buồn sâu thẳm và vô tận.
- Nỗi sầu này tập trung thể hiện cao nhất ở câu cuối. Câu hỏi tu từ, 'hỏi nhưng chính là đã trả lời về nỗi sầu đã tràn ngập cả lòng chàng và ý thiếp" chứ không nhằm mục đích so sánh ai sầu hơn ai.
- Chữ "sầu" trong câu cuối kết đúc lại trở thành khối sầu thương nặng trĩu trong lòng người chinh phụ.
- Giọng điệu bài thơ thể hiện nỗi buồn da diết, sâu lắng.
⟹ Tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã chia lìa hạnh phúc lứa đôi.
IV. SOẠN BÀI SAU PHÚT CHIA LI PHẦN LUYỆN TẬP
Câu 1. Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ
Trả lời
a. Các từ chỉ màu xanh được dùng khá nhiều trong đoạn trích: mây biếc, núi xanh, xanh xanh (ngàn dâu), xanh ngắt (ngàn dâu).
b. Sự khác nhau của các từ chỉ màu xanh là ở chỗ nó chỉ những sự vật hiện tượng khác nhau, do đó nó có nội hàm ý nghĩa khác nhau. Đồng thời các từ cũng miêu tả màu xanh ở các mức độ khác nhau.
c. Tác dụng:
- Các từ: mây biếc, núi xanh gợi tả cái mênh mông, rộng lớn của không gian, tương ứng với nỗi sầu chia li không thể có lưòi nào nói hết được của người thiếu phụ.
- Hai từ còn lại miêu tả màu của ngàn dâu với mức độ tăng tiến (xanh xanh, xanh ngắt) vừa có ý nghĩa tượng trưng chỉ một linh cảm về sự cách xa vĩnh viễn (màu xanh của ngàn dâu trong thơ ca trung đại thường ngụ ý chỉ những đổi thay to lớn – có thể tìm hiểu thêm câu thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu), hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn), vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày vừa lan toả, vừa thẳm sâu của người vợ khi chỗng đã cất bước ra đi.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Hoàn cảnh sáng tác: Chinh phụ ngâm khúc được viết bằng chữ Hán, do tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Đây là thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến. Chiến tranh xảy ra liên miên, đất nước chia làm hai nửa. Ngai vàng của nhà Lê mục ruỗng, nông dân bất bình nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh loạn li nồi da nấu thịt, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất tàn bạo, phản động của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ của những nạn nhân trong chế độ thối nát ấy. Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Nhiều bản dịch xuất hiện, trong đó bản dịch sang chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả, thể hiện thành công lẫn trị nội dung và nghệ thuật của nguyên tác.
Nội dung: Chinh phụ ngâm khúc phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người. Đó là điều ít được nhắc đến trong thơ văn trước đây.
Đoạn trích Sau phút chia li bằng ngôn từ vô cùng điêu luyện, đặc biệt là nghệ thuật dùng điệp ngữ rất tình, đoạn ngâm khúc cho thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh, vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: (Trang 92 - SGK Ngữ văn 7) Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở chú thích, hãy nhận dạng thế thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ.
Bài làm:
Đoạn trích được làm theo thế song thất lục bát , có đặc điểm:
Do người Việt Nam sáng tạo
Mỗi khổ gồm 4 câu thơ: 2 câu theo thể thơ song thất (7 chữ), 2 câu theo thể lục bát (6 – 8)
Số lượng khổ thơ không hạn định
Hiệp vần:
Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới
Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8
Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp theo.
Câu 2: (Trang 92- SGK Ngữ văn 7) Qua 4 khố thơ đầu, nổi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì đi - Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?
Bài làm:
Trong khổ thơ đầu, tác giả đã không chỉ dùng phép đối (chàng - thiếp, đi - về), mà còn kết hợp với phép lặp quan hệ từ (thì) ở mỗi câu đã nhấn mạnh nỗi chia li, xa cách của người chinh phụ. Hơn nữa, các hình ảnh "Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" như khiến không gian xa cách thêm xa vời vợi. Trên bức tranh đó, hình ảnh người chinh phụ nhỏ bé, mong manh với nồi sầu li biệt dâng lên thâm sâu và bao phủ lên cảnh vật.
Tác giả đã gợi lên cả một hiện thực chia li phũ phàng và nồi niềm đau đớn trước tình cảnh hai vợ chồng đang mặn nồng thì phải xa cách bởi cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Câu 3: (Trang 92 - SGK Ngữ văn 7) Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại - hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh Hàm Dương - Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?
Bài làm:
Qua khổ thơ thứ 2, nỗi sầu chia li đó càng được khắc sâu và tô đậm hơn, xoáy sâu hơn. Nỗi nhớ của người vợ càng thêm chất chứa, tăng tiến.
Cách dùng phép đối “còn ngoảnh lại – hãy trông sang” thể hiện sự trông ngóng đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách, gợi lên tình cảm lứa đôi thắm thiết đầy lưu luyến không muốn rời xa, đồng thời diễn tả hiện thực chia li phũ phàng, xót xa.
Hàm Dương địa danh ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn Tiêu Tương lại ở tỉnh Hồ Nam cách xa vời vợi, thế nhưng ánh mắt hai người nhìn nhau vẫn đầy sự nuối tiếc .
Cách điệu từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương có ý nghĩa làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa hai người và nói lên nỗi sầu chia li dằng dặc.
==> Đó là nỗi nhớ chồng trong xa xôi cách trở, nỗi nhớ đó càng trở nên dai dẳng và đau đớn biết nhường nào.
Câu 4: (Trang 93 - SGK Ngữ văn 7) Qua 4 câu cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ: cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li?
Bài làm:
Qua khổ thơ 4, nỗi sầu đó được tiếp tục dâng lên tới đỉnh điểm, trải đầy khắp cả không gian bao la của vũ trụ.
Các điệp từ ‘cùng trông’’, “cùng chẳng thấy’’ diễn tả sự éo le của hoàn cảnh, sự tuyệt vọng của ngóng trông.
Kết hợp với cách nói về ngàn dâu và màu xanh của ngàn dâu, những ngàn dâu nối nhau ‘xanh xanh’’ rồi ‘xanh ngắt’’, xanh đến rợn ngợp, tác giả đã gợi ra cả một không gian vô tận của trời đất bao la. Trên không gian đó, nỗi sầu càng trở nên chứa chất và niềm hi vọng người chinh phụ trở về chỉ còn là sự vô vọng.
Câu 5: (Trang 93 - SGK Ngữ văn 7) Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó?
Bài làm:
Điệp từ: "chàng" và "thiếp" (được kết hợp ngược chiều trong câu "chàng thì đi…thiếp thì về" hoặc được kết hợp chéo trong cụm từ "lòng chàng ý thiếp").
Điệp ngữ cách quãng :
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Điệp ngữ đầu – cuối (vòng tròn) : phần cuối của câu trên được làm phần mở đầu cho câu dưới:
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Tác dụng :
Tạo nhạc điệu trầm buồn cho thơ, phù hợp với nỗi sầu chia cách của người chinh phụ.
Gợi lên sự xa cách của không gian.
Diễn tả sự trùng điệp ngút ngàn mờ mịt của ngàn dâu, nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi.
Câu 6: (Trang 93 - SGK Ngữ văn 7) Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu chủ yếu của bài thơ.
Bài làm:
Cảm xúc chủ đạo của văn bản đó là nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng, đó là nỗi buồn sâu thẳm và vô tận.
Nỗi sầu đau đó vừa có ý nghĩa tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện khát khao về hạnh phúc lứa đôi củi người phụ nữ trong xã hội xưa.
Nỗi sầu này tập trung thể hiện cao nhất ở câu cuối. Câu hỏi tu từ “lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” là đã trả lời về nỗi sầu đã tràn ngập cả lòng chàng và ý thiếp" chứ không nhằm mục đích so sánh ai sầu hơn ai.
Để đạt được điều đó, tác giả bài thơ đả sử dụng ngôn từ rất tinh tế và điêu luyện, đặc biệt là việc dùng biện pháp tu từ điệp ngữ tài tình, giọng điệu bài thơ thể hiện nỗi buồn da diết, đã dấy lên trong lòng người đọc sự cảm thông sâu sắc.
Luyện tập: (Trang 93 - SGK Ngữ văn 7) Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ bằng cách:a. Ghi đủ các từ chỉ màu xanhb. Phân biệt sự khác nhau trong các màu xanhc. Nêu tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ.
Bài làm:
Có hàng loạt các từ ngữ chỉ màu xanh: mây biếc (mây xanh), núi xanh, xanh xanh những mấy ngàn dâu, ngàn dâu xanh ngắt được thể hiện trong đoạn thơ.
Tuy vậy, các từ ngữ chỉ màu xanh trên lại có những điểm khác nhau về ý nghĩa: mây biếc, núi xanh là chỉ màu xanh của thiên nhiên đất trời; xanh ngắt là sắc xanh thuần tuý trải trên một vùng đất bao la.
Và đến đây, khi nhắc đến xanh xanh ngàn dâu ngàn dâu xanh ngắt, ta nhận thấy đó không còn là một tính từ để chỉ màu xanh của lá cây mà nó còn thể hiện nỗi chua xót, vô vọng của người chinh phụ khi tiễn chồng ra trận. Trong thơ ca trung đại, thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu, hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn), vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày càng vừa lan toả, vừa thẳm sâu của người vợ khi chỗng đã cất bước ra đi.
Tác giả đã sử dụng màu xanh là gam màu chủ đạo trong bức tranh chia li của kẻ ở - người đi. Màu xanh của tâm trạng nhớ nhung, lo lắng, của nỗi buồn chia li không ngày hẹn gặp lại
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Nội dung và nghệ thuật đoạn trích Sau phút chia li
Bài làm:
Nội dung: Đoạn trích cho thấy nỗi sầu chia ly của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Qua đó, tố cáo chiến tranh phi nghĩa của chế độ phong kiến đã đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa. Đoạn trích thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ.
Nghệ thuật:
Sử dụng tài tình nghệ thuật điệp, đối ngữ
Ngôn từ điêu luyện
Sử dụng các hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
hay nhất mà YOPOVN đã tổng hợp trong bài viết sau.
Bài soạn "Sau phút chia li" của Đoàn Thị Điểm số 1
I. Đôi nét về tác giả Đặng Trần Côn và dịch giả
- Đặng Trần Côn chưa rõ năm sinh, năm mất, quê ở làng Nhân Mục, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII
- Ngoài sáng tác chính là Chinh phụ ngâm, ông còn sáng tác thơ chữ Hán và viết một số bài phú bằng chữ Hán
- Sau khi ra đời, Chinh phụ ngâm khúc được nhiều người diễn Nôm. Bản diễn Nôm này từng được xem là của Đoàn Thị Điểm (1705-1748), một phụ nữ có tài sắc, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, có ý kiến lại cho là của Phan Huy Ích
II. Đôi nét về tác phẩm Sau phút chia li
1. Hoàn cảnh ra đời
- Chinh phụ ngâm khúc là khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung của người vợ có chồng ra chiến trận. Cả bản nguyên tác chữ Hán và bản diễn Nôm được dùng đều là kiệt tác trong lịch sử văn học Việt Nam
- Đoạn trích nói về tâm trạng của người vợ ngay sau phút chia li. Nhan đề do người soạn sách đặt
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (4 câu đầu): Nỗi buồn trống trải của lòng người trước cuộc chia li
- Phần 2 (4 câu tiếp): Nỗi buồn xót xa, quyến luyến
- Phần 3 (còn lại): Nỗi sầu trước cảnh vật rộng lớn
3. Giá trị nội dung
Đoạn ngâm khúc cho thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ
4. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn từ vô cùng điêu luyện
- Sử dụng phép đối lập tài tình
- Sử dụng nhiều hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng
- Sử dụng điệp ngữ
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Thể thơ song thất lục bát là sự sáng tạo của người Việt.
- Bốn câu hợp thành một khổ: hai câu 7 chữ (song thất), hai câu 6- 8 (lục bát)
- Không hạn định về độ dài bài thơ
Hiệp vần: chữ cuối của câu 7 trên vần dưới với chữ thứ 5 câu 7 phía dưới
+ Chữ cuối của câu 6 hiệp vần với chữ thứ 6 của câu 8
+ Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 khổ tiếp theo
Câu 2 (Trang 92 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bốn câu thơ đầu: Cảnh chia ly của chinh phu và chinh phụ
+ Người phụ nữ đưa tiễn chồng với nỗi buồn vạn dặm
+ Sử dụng phép đối: chàng đi- thiếp về
→Sự chia lìa trở thành hiện thực khắc nghiệt không thể níu kéo, thay đổi
+ Hình ảnh: mây biếc, núi xanh – sự chia cắt, khoảng cách ngàn trùng vời vợi giữa hai người
Câu 3 (Trang 92 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Các địa danh như Hàm Dương, Tiêu Dương trong bài đều mang tính ước lệ
+ Người chinh phụ hoang mang trong câu hỏi “Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng”
→Khoảng cách trở nên mơ hồ, không đong đo đếm được
- Các phép đối, lặp từ, đảo từ đều mang ý nghĩa diễn tả nỗi đau chia ly của người chinh phụ khi ngóng chồng
+ Nối nhớ mong đau đáu của người chinh phụ chỉ gom lại bởi hai địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương
+ Người chinh phụ yêu chồng nên hình dung rõ rệt về sự mong ngóng của chồng về mình: chàng ngoảnh lại – thiếp trông sang
→Sự xa cách về không gian vật lý càng làm cho tình cảnh chia ly thêm sầu thảm
Câu 4 (trang 93 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bốn câu thơ cuối: Diễn tả khoảng cách giữa hai người (một ngàn dâu thăm thẳm)
- Hình ảnh ngàn dâu được lặp đi lặp lại trong bài là cách diễn đạt, sử dụng tài tình
Xanh xanh… ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt
- Hình ảnh người chinh phu với khoảng cách vô tận, tới khi trông lại chỉ thấy “xanh mấy ngàn dâu”
- Chàng ngoảnh lại, thiếp trông sang chỉ còn thấy một màu xanh, mơ hồ, huyền ảo
Nỗi sầu muộn của người chinh phụ, nỗi xót xa dâng đầy “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”
→Hình ảnh người chinh phụ đau đáu trông theo, màu xanh xanh trở thành xanh ngắt choán hết không gian và tâm trí
Câu 5 (trang 93 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Điệp ngữ trong đoạn thơ: Tiêu Tương- Hàm Dương, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh xanh – xanh ngắt – Diễn tả khoảng cách nghìn trùng giữa hai người
- Tạo âm điệu trầm buồn, phù hợp với nỗi sầu ly biệt của người chinh phụ
- Diễn tả nỗi xót xa, nỗi mong ngóng khắc khoải giữa hai người
Câu 6 (trang 93 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Đoạn thơ có cách sử dụng ngôn từ điêu luyện- đặc biệt cách dùng từ ngữ
→Diễn tả tài tình, sinh động và tinh tế tâm trạng nhớ thương da diết, đau xót tột cùng của người chinh phụ khi xa chồng
- Lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy người dân vào cảnh lầm than, khổ cực
- Thể hiện niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ xưa.
Luyện tập
Bài 1 (trang 93 sgk ngữ văn 7 tập 1)
a, Những từ chỉ màu xanh: mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt
b, Nghĩa của các từ xanh được sử dụng trong bài khác nhau về mức độ cũng như tính chất
+ Biếc: xanh lam pha xanh lục nhìn thích mắt. Màu xanh nhẹ nhàng
+ Xanh xanh: từ láy, diễn tả màu xanh nhạt hơi đậm, bao phủ trên diện rộng
+ Xanh ngắt: xanh thuần trên một vùng diện tích rộng
c, Mức độ của màu xanh tăng tiến dần nhằm:
- Màu gợi cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm, mênh mông, nơi gửi gắm và lan tỏa nỗi sầu ly biệt
- Diễn tả khoảng cách ly biệt của lứa đôi ngày càng lớn
- Nỗi buồn tới cao độ của người chinh phụ khi xa chồng
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài soạn "Sau phút chia li" của Đoàn Thị Điểm số 2
Trả lời câu 1 (trang 92 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở chú thích, hãy nhận dạng thế thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ.
Lời giải chi tiết:
Đoạn thơ dịch được trích viết theo thể song thất lục bát.
- Số câu, số chữ: gồm hai câu bảy chữ (song thất) tiếp đến hai câu sáu - tám (lục bát). Bốn câu thành một khổ, số lượng khổ thơ không hạn định.
- Hiệp vần: Chữ cuối câu bảy trên vần với chữ thứ năm câu bảy dưới, đều vần trắc. Chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu sáu, đều vần bằng. Chữ cuối câu sáu vần với chữ thứ sáu câu tám, đều vần bằng. Chữ cuối câu tám lại vần với chữ thứ năm câu bảy trên của khổ sau, cũng vần bằng.
Trả lời câu 2 (trang 92 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Qua 4 khổ thơ đầu, nỗi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì đi - Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?
Lời giải chi tiết:
Nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả bằng cách nói tương phản, đối nghĩa Chàng thì đi... Thiếp thì về... cho thấy thực trạng chia li cách biệt, chàng thì đi vào chốn xa xôi vất vả, thiếp thì về với cảnh cô đơn vò võ. Sự chia li cách biệt đó, nỗi sầu nặng tưởng như đã phủ lên màu biếc của trời mây, trải vào màu xanh của núi ngàn. Hình ảnh mây biếc, núi ngàn đã góp phần gợi lên cái độ mênh mông, cái tầm vũ trụ của nỗi sầu chia li.
Trả lời câu 3 (trang 92 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại - hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?
Lời giải chi tiết:
Bốn câu ở khổ thơ thứ hai, nỗi sầu chia li được gợi tả thêm cũng bằng cách nói tương phản, đối nghĩa: Chàng còn ngoảnh lại, Thiếp hãy trông sang, lại thêm hình thức điệp từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương, Tiêu Tương. Cách gợi tả như thế nào làm cho nỗi sầu như tăng thêm, nỗi nhớ nhung như xót xa hơn.
Trả lời câu 4 (trang 93 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Qua 4 câu cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ: cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li?
Lời giải chi tiết:
Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong 4 câu khổ cuối, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu "mây biếc", "ngàn núi xanh" vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ "thấy xanh xanh". Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là "những mấy ngàn dâu". Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu", câu thơ diễn tả điều "thấy" ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả "lòng chàng" và "ý thiếp".
Trả lời câu 5 (trang 93 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đọan thơ và nêu tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó?
Lời giải chi tiết:
- Các điệp ngữ trong đoạn thơ "Sau phút chia li":
+ Điệp ngữ "chàng" và "thiếp" (được kết hợp ngược chiều trong câu "chàng thì đi…thiếp thì về" hoặc được kết hợp chéo trong cụm từ "lòng chàng ý thiếp").
+ Các điệp ngữ Tiêu Tương – Hàm Dương, cùng – cùng, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh ngắt – xanh ngắt.
- Tập trung phân tích hai các tác dụng sau:
+ Tạo nhạc điệu trầm buồn cho thơ, phù hợp với nỗi sầu chia cách của người chinh phụ.
+ Góp phần diễn tả tính chất hai mặt của nỗi sầu chia li: gắn bó mà phải xa cách.
Trả lời câu 6 (trang 93 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu chủ yếu của bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Toàn bộ đoạn thơ tập trung thể hiện nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng, đó là nỗi buồn sâu thẳm và vô tận.
- Nỗi sầu này tập trung thể hiện cao nhất ở câu cuối. Câu hỏi tu từ, "hỏi nhưng chính là đã trả lời về nỗi sầu đã tràn ngập cả lòng chàng và ý thiếp" chứ không nhằm mục đích so sánh ai sầu hơn ai.
- Chữ "sầu" trong câu cuối kết đúc lại trở thành khối sầu thương nặng trĩu trong lòng người chinh phụ.
- Giọng điệu bài thơ thể hiện nỗi buồn da diết, sâu lắng.
⟹ Tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã chia lìa hạnh phúc lứa đôi.
Luyện tập
Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ
Lời giải chi tiết:
a. Các từ chỉ màu xanh được dùng khá nhiều trong đoạn trích: mây biếc, núi xanh, xanh xanh (ngàn dâu), xanh ngắt (ngàn dâu).
b. Sự kkác nhau của các từ chỉ màu xanh là ở chỗ nó chỉ những sự vật hiện tượng khác nhau, do đó nó có nội hàm ý nghĩa khác nhau. Đồng thời các từ cũng miêu tả màu xanh ở các mức độ khác nhau.
c. Tác dụng:
- Các từ: mây biếc, núi xanh gợi tả cái mênh mông, rộng lớn của không gian, tương ứng với nỗi sầu chia li không thể có lưòi nào nói hết được của người thiếu phụ.
- Hai từ còn lại miêu tả màu của ngàn dâu với mức độ tăng tiến (xanh xanh, xanh ngắt) vừa có ý nghĩa tượng trưng chỉ một linh cảm về sự cách xa vĩnh viễn (màu xanh của ngàn dâu trong thơ ca trung đại thường ngụ ý chỉ những đổi thay to lớn – có thể tìm hiểu thêm câu thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu), hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn), vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày vừa lan toả, vừa thẳm sâu của người vợ khi chỗng đã cất bước ra đi.
Bố cục: 3 đoạn
- Khúc ngâm 1 (4 câu đầu): Nói về nỗi trống trải của lòng người trước thực tế chia li phũ phàng.
- Khúc ngâm 2 (4 câu tiếp theo): Nói về nỗi xót xa trong cách trở núi sông.
- Khúc ngâm 3 (4 câu cuối): Nói về nỗi sầu thương trước bao cảnh vật.
Nội dung chính
Video hướng dẫn giải
Đoạn trích “Sau phút chia ly” đã diễn tả một cách sâu sắc nhất nỗi lòng bi ai của người chinh phụ có chồng ra chiến trận và sự chờ đợi chồng trở về trong cảnh lẻ loi, đơn bóng. Qua đó tố cáo chiến tranh phi nghĩa và nỗi khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài soạn "Sau phút chia li" của Đoàn Thị Điểm số 3
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Bài thơ Chinh phụ ngâm khúc nguyên văn chữ Hán là của Đặng Trần Côn. Nhưng sau khi ra đời, bài thơ được nhiều người diễn Nôm theo thể song thất lục bát, rất phổ biến trong giai đoạn từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX với những tác giả như Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích, Nguyễn Gia Thiều, Cao Bá Nhạ,…
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Văn bản Sau phút chia li được trích trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc (gồm 12 câu, từ câu 53 đến câu 64) và nói về tâm trạng của người vợ sau khi tiễn chồng ra trận.
* Thể thơ:
Bài thơ được viết theo thể thơ song thất lục bát. Đây là thể thơ do người Việt Nam sáng tạo, gồm 2 câu 7 chữ (song thất) và tiếp đến là hai câu 6 – 8 (lục bát). Bốn câu này sẽ thành một khổ, số lượng khổ thơ không hạn định.
Cách gieo vần: Chữ cuối của câu 7 trên vần với chữ thứ 5 của câu 7 dưới và đều là vần trắc. Chữ cuối của câu 7 dưới vần với chữ cuối của câu 6, đều vần bằng. Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ sáu của câu 8, đều vần bằng. Chữ cuối của câu 8 lại vần với chữ thứ năm của câu 7 trên trong khổ tiếp theo, cũng vần bằng.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở phần Chú thích, đoạn trích Sau phút chia li được viết theo thể thơ song thất lục bát.
Về cách hiệp vần trong văn bản thơ: Đoạn trích trên có 3 khổ, nhưng chỉ có khổ thơ cuối là hiệp vần đúng theo quy luật của thể thơ song thất lục bát, còn lại những khổ thơ khác, ít nhiều đều có sự sai lệch một hoặc một vài vị trí hiệp vần theo quy định.
Câu 2:
Qua 4 câu của khổ thơ đầu tiên, nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả bằng cách nói tương phản, đối nghĩa: “Chàng thì đi…/ Thiếp thì về…”.
Bên cạnh đó, kết hợp với việc sử dụng hình ảnh “tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” đã cho chúng ta thấy thực trạng chia li cách biệt. Chàng thì đi vào chốn xa xôi, vất vả, hiểm nguy, còn thiếp thì về với cảnh cô đơn vò võ. Sự chia li cách biệt đó, nỗi sầu nặng tưởng như đã phủ lên màu biếc của trời mây, trải vào màu xanh của núi ngàn. Hình ảnh mây biếc, núi ngàn đã góp phần gợi lên sự mênh mông, rộng lớn của vũ trụ, từ đó cho thấy nỗi cô đơn, sầu tủi của sự chia li.
Câu 3:
Qua 4 câu khổ thứ hai, nỗi sầu chia li càng được khắc sâu và tô đậm hơn, xoáy sâu hơn.
Cách dùng phép đối “còn ngảnh (ngoảnh) lại” – “hãy trông sang” trong hai câu 7 chữ thể hiện sự trông ngóng, đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong khung cảnh chia li cách biệt.
Cách điệp và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Dương có ý nghĩa làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa chàng và thiếp, đồng thời, làm cho nỗi sầu như tăng thêm, nỗi nhớ nhung như xót xa hơn.
Câu 4:
Qua 4 câu của khổ thơ cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên bằng cách nói đối nghĩa, điệp từ điệp ý (cùng, thấy, ngàn dâu, xanh ngắt, cùng trông, xanh xanh).
Điệp từ “cùng” được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu “mây biếc”, “ngàn núi xanh” vừa mới ở trên mà thoắt cái, bây giờ đã chỉ “thấy xanh xanh”. Thấy mà như không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp ấy chỉ là “những mấy ngàn dâu”.
Không những thế, ở đây không chỉ có lặp từ mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ “Ngàn dâu xanh ngắt một màu”, câu thơ diễn tả điều “thấy” đó là hoàn toàn vô vọng. Và câu thơ mang hình thức nghi vấn ở cuối cùng “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” đã cho thấy nỗi sầu, nỗi cô đơn, buồn tủi của người chinh phụ ấy như đã đạt đến đỉnh điểm.
Câu 5:
Những kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ Sau phút chia li là:
Điệp ngữ “chàng” và “thiếp” được kết hợp ngược chiều trong câu “Chàng thì đi…/ Thiếp thì về…” hoặc được kết hợp chéo trong cụm từ “lòng chàng ý thiếp”.
Những điệp ngữ: Tiêu Dương, Hàm Dương, cùng, ngàn dâu, xanh ngắt.
Tác dụng của những điệp ngữ trên là tạo nhạc điệu trầm, buồn cho thơ và hoàn toàn phù hợp với nỗi sầu chia li của người chinh phụ và chồng. Đồng thời, những điệp ngữ này cũng góp phần diễn tả tính chất hai mặt của nỗi sầu chia li: gắn bó mà phải xa cách.
Câu 6:
* Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ: thể hiện nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra trận. Đồng thời, cũng góp phần lên án, tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa và thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ trong xã hội xưa.
* Ngôn từ của bài thơ được sử dụng khá điêu luyện, cùng với những điệp ngữ được sử dụng rất tài tình, cùng với giọng điệu chậm, trầm, buồn, góp phần thể hiện nỗi buồn da diết, sâu lắng.
LUYỆN TẬP
1. Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ
Trả lời:
a. Các từ chỉ màu xanh được dùng khá nhiều trong đoạn trích: mây biếc, núi xanh, xanh xanh (ngàn dâu), xanh ngắt (ngàn dâu).
b. Sự kkác nhau của các từ chỉ màu xanh là ở chỗ nó chỉ những sự vật hiện tượng khác nhau, do đó nó có nội hàm ý nghĩa khác nhau. Đồng thời các từ cũng miêu tả màu xanh ở các mức độ khác nhau.
c. Tác dụng:
- Các từ: mây biếc, núi xanh gợi tả cái mênh mông, rộng lớn của không gian, tương ứng với nỗi sầu chia li không thể có lưòi nào nói hết được của người thiếu phụ.
- Hai từ còn lại miêu tả màu của ngàn dâu với mức độ tăng tiến (xanh xanh, xanh ngắt) vừa có ý nghĩa tượng trưng chỉ một linh cảm về sự cách xa vĩnh viễn (màu xanh của ngàn dâu trong thơ ca trung đại thường ngụ ý chỉ những đổi thay to lớn – có thể tìm hiểu thêm câu thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu), hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn), vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày vừa lan toả, vừa thẳm sâu của người vợ khi chỗng đã cất bước ra đi.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài soạn "Sau phút chia li" của Đoàn Thị Điểm số 4
Tìm hiểu chung tác phẩm
1. Tác giả, dịch giả:
Bản chữ Hán: Đặng Trần Côn – người làng Nhân Mục nay thuộc Thanh Xuân – Hà Nội.
Bản chữ Nôm: Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748) người phụ nữ có tài sắc xứ Bắc Kinh nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh ra đời:
Nửa đầu TK 18, các cuộc khởi nghĩa nông dân bắt đầu diễn ra.
Triều đình phong kiến ra sức đàn áp khiến cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, xã hội rối ren, kinh thành náo động.
b. Thể thơ: Song thất lục bát
c. Vị trí đoạn trích: Ở phần I từ câu 53 đến câu 64 – Nỗi sầu đau của người chinh phụ ngay sau khi tiễn chồng ra trận.
d. Bố cục: 3 phần
4 câu đầu: Nỗi trống trải của lòng người trước thưc tế chia ly phũ phàng
4 câu tiếp: Nỗi xót xa trong cách trở núi sông
4 câu cuối: nỗi sầu thương trước cảnh vật bao la
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở chú thích, hãy nhận dạng thế thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ.
Trả lời:
Thể thơ song thất lục bát không giới hạn số câu, cứ 4 câu thơ được ghép thành 1 khổ, trong đó có 2 câu 7 chữ (song thất) và hai câu lục bá (1 câu 6 và 1 câu 8).
Cách hiệp vần:
Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới
Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8
Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp theo.
Câu 2: Qua 4 câu khố thơ đầu, nổi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì đi - Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?
Trả lời:
Trong khổ thơ đầu, tác giả đã không chỉ dùng phép đối (chàng - thiếp, đi - về), mà còn kết hợp với phép lặp quan hệ từ (thì) ở mỗi câu đã nhấn mạnh nỗi chia li, xa cách của người chinh phụ. Hơn nữa, các hình ảnh "Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" như khiến không gian xa cách thêm xa vời vợi. Trên bức tranh đó, hình ảnh người chinh phụ nhỏ bé, mong manh với nồi sầu li biệt dâng lên thâm sâu và bao phủ lên cảnh vật.
Tác giả đã gợi lên cả một hiện thực chia li phũ phàng và nồi niềm đau đớn trước tình cảnh hai vợ chồng đang mặn nồng thì phải xa cách bởi cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Câu 3: Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại - hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh Hàm Dương - Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?
Trả lời:
Qua 4 câu khổ đầu, nỗi chia li của người vợ đã được diễn tả với mức độ tăng cấp: Từ “cách ngăn” -> “mấy trùng”=> sự chia cắt về không gian chứ tình cảm vợ chồng vẫn tha thiết, không xa rời.
Cách dùng phép đối 'còn ngoảnh lại – hãy trông sang" =>sự trông ngóng đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách.
Hàm Dương địa danh ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn Tiêu Tương lại ở tỉnh Hồ Nam cách xa vời vợi, thế mà chàng và thiếp vẫn 'cố" 'ngoảnh lại – trông sang" để mong được nhìn thấy nhau.
=> Nỗi ngậm ngùi xót xa của người vợ nhớ chồng trong xa xôi cách trở.
Câu 4: Qua 4 câu cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ: cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li?
Trả lời:
Ở khổ thơ cuối nỗi sầu chia ly của người chinh phụ đã tăng trưởng đến mức cực độ.
Từ Đoái trông theo -> cách ngăn; ngảnh lại, trông sang -> mấy trùng; trông lại -> chẳng thấy
Các điệp từ ‘cùng trông’’, “cùng chẳng thấy’’ diễn tả sự éo le của hoàn cảnh, sự tuyệt vọng của ngóng trông.
Kết hợp với cách nói về ngàn dâu và màu xanh của ngàn dâu => gợi ra cả một không gian vô tận của trời đất bao la, nỗi sầu càng trở nên chứa chất và niềm hi vọng =>sự vô vọng.
Câu 5: Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó?
Trả lời:
Trong đoạn thơ trên có hai kiểu điệp ngữ. Đó là điệp ngữ cách quãng và điệp ngữ đầu – cuối.
Điệp ngữ cách quãng ở hai câu :
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
=> Gợi lên sự xa cách của không gian.
Điệp ngữ đầu – cuối : phần cuối của câu trên được làm phần mở đầu cho câu dưới :
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
=> Diễn tả sự trùng điệp ngút ngàn mờ mịt của ngàn dâu, nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi.
Câu 6: Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu chủ yếu của bài thơ.
Trả lời:
Cảm xúc chủ đạo của văn bản đó là nỗi sầu chia li, buồn vô tận của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng.
=> Tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa, nhưng cũng thể hiện khát khao về hạnh phúc lứa đôi củi người phụ nữ xưa.
Câu hỏi tu từ “lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” => nỗi sầu đã tràn ngập cả lòng chàng và ý thiếp" chứ không nhằm mục đích so sánh ai sầu hơn ai.
Luyện tập
Câu 1: Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ bằng cách: a. Ghi đủ các từ chỉ màu xanh /b. Phân biệt sự khác nhau trong các màu xanh /c. Nêu tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ.
Trả lời:
a. mây biếc (mây xanh), núi xanh, xanh xanh ngàn dâu, ngàn dâu xanh ngắt.
b.Các từ chỉ màu xanh trong bài chỉ những sự vật hiện tượng khác nhau, mức độ xanh khác nhau =>nội hàm ý nghĩa khác nhau.
c. Tác dụng của việc sử dụng màu xanh:
Miêu tả màu sắc của thiên nhiên : mây, núi, ngàn dâu.
Nói lên không gian ngăn cách và xa cách nghìn trùng vời vợi.
Diễn tả nỗi sầu chia li trong lòng người và bao trùm khắp cảnh vật (tâm cảnh).
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài soạn "Sau phút chia li" của Đoàn Thị Điểm số 5
I. Tác giả
- “Chinh phụ ngâm khúc” nguyên văn chữ Hán của Đặng Trần Côn.
- Ông là người làng Nhân Mục - nay thuộc quận Thanh Xuân Hà Nội, sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII.
- Bản diễn Nôm từng được xem là của Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748), bà là một phụ nữ tài sắc, người làm Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Có ý kiến lại cho rằng đó là của Phan Huy Ích.
II. Tác phẩm
- "Chinh phụ ngâm khúc" là khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung của người vợ có chống ra trận.
- Đoạn trích "Sau phút chia ly" nói về tâm trạng của người vợ ngay sau phút chia ly , tiễn chồng ra chiến trường.
- Thể thơ: Bản diễn Nôm được viết theo thể Song thất lục bát (gồm hai câu bảy chữ, tiếp đến hai câu 6 - 8). Bốn câu thành một khổ thơ không hạn định.
III. SOẠN BÀI SAU PHÚT CHIA LI PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1. Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở chú thích, hãy nhận dạng thế thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ.
Trả lời
Đoạn thơ dịch được trích viết theo thể song thất lục bát.
- Số câu, số chữ: gồm hai câu bảy chữ (song thất) tiếp đến hai câu sáu - tám (lục bát). Bốn câu thành một khổ, số lượng khổ thơ không hạn định.
- Hiệp vần:
+ Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới
+ Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8
+ Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp theo.
Câu 2. Qua 4 khổ thơ đầu, nỗi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì đi - Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?
Trả lời
Nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả bằng cách nói tương phản, đối nghĩa Chàng thì đi... Thiếp thì về... cho thấy thực trạng chia li cách biệt, chàng thì đi vào chốn xa xôi vất vả, thiếp thì về với cảnh cô đơn vò võ. Sự chia li cách biệt đó, nỗi sầu nặng tưởng như đã phủ lên màu biếc của trời mây, trải vào màu xanh của núi ngàn. Hình ảnh mây biếc, núi ngàn đã góp phần gợi lên cái độ mênh mông, cái tầm vũ trụ của nỗi sầu chia li.
Câu 3. Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại - hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?
Trả lời
- Qua khổ thơ thứ 2, nỗi sầu chia li đó càng được khắc sâu và tô đậm hơn, xoáy sâu hơn.
- Cách dùng phép đối 'còn ngoảnh lại – hãy trông sang" thể hiện sự trông ngóng đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách.
Hàm Dương địa danh ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn Tiêu Tương lại ở tỉnh Hồ Nam cách xa vời vợi, thế mà chàng và thiếp vẫn 'cố" 'ngoảnh lại – trông sang" để mong được nhìn thấy nhau.
- Cách điệu từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương có ý nghĩa làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa hai người và nói lên nỗi sầu chia li dằng dặc.
Câu 4. Qua 4 câu cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ: cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li?
Trả lời
Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong 4 câu khổ cuối, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu "mây biếc", "ngàn núi xanh" vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ "thấy xanh xanh". Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là "những mấy ngàn dâu". Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu", câu thơ diễn tả điều "thấy" ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả "lòng chàng" và "ý thiếp".
Câu 5. Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đọan thơ và nêu tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó?
Trả lời
- Các điệp ngữ trong đoạn thơ "Sau phút chia li":
+ Điệp ngữ "chàng" và "thiếp" (được kết hợp ngược chiều trong câu "chàng thì đi…thiếp thì về" hoặc được kết hợp chéo trong cụm từ "lòng chàng ý thiếp").
+ Các điệp ngữ Tiêu Tương – Hàm Dương, cùng – cùng, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh ngắt – xanh ngắt.
- Tập trung phân tích hai các tác dụng sau:
+ Tạo nhạc điệu trầm buồn cho thơ, phù hợp với nỗi sầu chia cách của người chinh phụ.
+ Góp phần diễn tả tính chất hai mặt của nỗi sầu chia li: gắn bó mà phải xa cách.
Câu 6. Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu chủ yếu của bài thơ.
Trả lời
- Toàn bộ đoạn thơ tập trung thể hiện nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng, đó là nỗi buồn sâu thẳm và vô tận.
- Nỗi sầu này tập trung thể hiện cao nhất ở câu cuối. Câu hỏi tu từ, 'hỏi nhưng chính là đã trả lời về nỗi sầu đã tràn ngập cả lòng chàng và ý thiếp" chứ không nhằm mục đích so sánh ai sầu hơn ai.
- Chữ "sầu" trong câu cuối kết đúc lại trở thành khối sầu thương nặng trĩu trong lòng người chinh phụ.
- Giọng điệu bài thơ thể hiện nỗi buồn da diết, sâu lắng.
⟹ Tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã chia lìa hạnh phúc lứa đôi.
IV. SOẠN BÀI SAU PHÚT CHIA LI PHẦN LUYỆN TẬP
Câu 1. Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ
Trả lời
a. Các từ chỉ màu xanh được dùng khá nhiều trong đoạn trích: mây biếc, núi xanh, xanh xanh (ngàn dâu), xanh ngắt (ngàn dâu).
b. Sự khác nhau của các từ chỉ màu xanh là ở chỗ nó chỉ những sự vật hiện tượng khác nhau, do đó nó có nội hàm ý nghĩa khác nhau. Đồng thời các từ cũng miêu tả màu xanh ở các mức độ khác nhau.
c. Tác dụng:
- Các từ: mây biếc, núi xanh gợi tả cái mênh mông, rộng lớn của không gian, tương ứng với nỗi sầu chia li không thể có lưòi nào nói hết được của người thiếu phụ.
- Hai từ còn lại miêu tả màu của ngàn dâu với mức độ tăng tiến (xanh xanh, xanh ngắt) vừa có ý nghĩa tượng trưng chỉ một linh cảm về sự cách xa vĩnh viễn (màu xanh của ngàn dâu trong thơ ca trung đại thường ngụ ý chỉ những đổi thay to lớn – có thể tìm hiểu thêm câu thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu), hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn), vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày vừa lan toả, vừa thẳm sâu của người vợ khi chỗng đã cất bước ra đi.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài soạn "Sau phút chia li" của Đoàn Thị Điểm số 6
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Hoàn cảnh sáng tác: Chinh phụ ngâm khúc được viết bằng chữ Hán, do tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Đây là thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến. Chiến tranh xảy ra liên miên, đất nước chia làm hai nửa. Ngai vàng của nhà Lê mục ruỗng, nông dân bất bình nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh loạn li nồi da nấu thịt, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất tàn bạo, phản động của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ của những nạn nhân trong chế độ thối nát ấy. Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Nhiều bản dịch xuất hiện, trong đó bản dịch sang chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả, thể hiện thành công lẫn trị nội dung và nghệ thuật của nguyên tác.
Nội dung: Chinh phụ ngâm khúc phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người. Đó là điều ít được nhắc đến trong thơ văn trước đây.
Đoạn trích Sau phút chia li bằng ngôn từ vô cùng điêu luyện, đặc biệt là nghệ thuật dùng điệp ngữ rất tình, đoạn ngâm khúc cho thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh, vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: (Trang 92 - SGK Ngữ văn 7) Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở chú thích, hãy nhận dạng thế thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ.
Bài làm:
Đoạn trích được làm theo thế song thất lục bát , có đặc điểm:
Do người Việt Nam sáng tạo
Mỗi khổ gồm 4 câu thơ: 2 câu theo thể thơ song thất (7 chữ), 2 câu theo thể lục bát (6 – 8)
Số lượng khổ thơ không hạn định
Hiệp vần:
Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới
Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8
Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp theo.
Câu 2: (Trang 92- SGK Ngữ văn 7) Qua 4 khố thơ đầu, nổi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì đi - Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?
Bài làm:
Trong khổ thơ đầu, tác giả đã không chỉ dùng phép đối (chàng - thiếp, đi - về), mà còn kết hợp với phép lặp quan hệ từ (thì) ở mỗi câu đã nhấn mạnh nỗi chia li, xa cách của người chinh phụ. Hơn nữa, các hình ảnh "Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" như khiến không gian xa cách thêm xa vời vợi. Trên bức tranh đó, hình ảnh người chinh phụ nhỏ bé, mong manh với nồi sầu li biệt dâng lên thâm sâu và bao phủ lên cảnh vật.
Tác giả đã gợi lên cả một hiện thực chia li phũ phàng và nồi niềm đau đớn trước tình cảnh hai vợ chồng đang mặn nồng thì phải xa cách bởi cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Câu 3: (Trang 92 - SGK Ngữ văn 7) Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại - hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh Hàm Dương - Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?
Bài làm:
Qua khổ thơ thứ 2, nỗi sầu chia li đó càng được khắc sâu và tô đậm hơn, xoáy sâu hơn. Nỗi nhớ của người vợ càng thêm chất chứa, tăng tiến.
Cách dùng phép đối “còn ngoảnh lại – hãy trông sang” thể hiện sự trông ngóng đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách, gợi lên tình cảm lứa đôi thắm thiết đầy lưu luyến không muốn rời xa, đồng thời diễn tả hiện thực chia li phũ phàng, xót xa.
Hàm Dương địa danh ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn Tiêu Tương lại ở tỉnh Hồ Nam cách xa vời vợi, thế nhưng ánh mắt hai người nhìn nhau vẫn đầy sự nuối tiếc .
Cách điệu từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương có ý nghĩa làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa hai người và nói lên nỗi sầu chia li dằng dặc.
==> Đó là nỗi nhớ chồng trong xa xôi cách trở, nỗi nhớ đó càng trở nên dai dẳng và đau đớn biết nhường nào.
Câu 4: (Trang 93 - SGK Ngữ văn 7) Qua 4 câu cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ: cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li?
Bài làm:
Qua khổ thơ 4, nỗi sầu đó được tiếp tục dâng lên tới đỉnh điểm, trải đầy khắp cả không gian bao la của vũ trụ.
Các điệp từ ‘cùng trông’’, “cùng chẳng thấy’’ diễn tả sự éo le của hoàn cảnh, sự tuyệt vọng của ngóng trông.
Kết hợp với cách nói về ngàn dâu và màu xanh của ngàn dâu, những ngàn dâu nối nhau ‘xanh xanh’’ rồi ‘xanh ngắt’’, xanh đến rợn ngợp, tác giả đã gợi ra cả một không gian vô tận của trời đất bao la. Trên không gian đó, nỗi sầu càng trở nên chứa chất và niềm hi vọng người chinh phụ trở về chỉ còn là sự vô vọng.
Câu 5: (Trang 93 - SGK Ngữ văn 7) Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó?
Bài làm:
Điệp từ: "chàng" và "thiếp" (được kết hợp ngược chiều trong câu "chàng thì đi…thiếp thì về" hoặc được kết hợp chéo trong cụm từ "lòng chàng ý thiếp").
Điệp ngữ cách quãng :
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Điệp ngữ đầu – cuối (vòng tròn) : phần cuối của câu trên được làm phần mở đầu cho câu dưới:
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Tác dụng :
Tạo nhạc điệu trầm buồn cho thơ, phù hợp với nỗi sầu chia cách của người chinh phụ.
Gợi lên sự xa cách của không gian.
Diễn tả sự trùng điệp ngút ngàn mờ mịt của ngàn dâu, nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi.
Câu 6: (Trang 93 - SGK Ngữ văn 7) Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu chủ yếu của bài thơ.
Bài làm:
Cảm xúc chủ đạo của văn bản đó là nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng, đó là nỗi buồn sâu thẳm và vô tận.
Nỗi sầu đau đó vừa có ý nghĩa tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện khát khao về hạnh phúc lứa đôi củi người phụ nữ trong xã hội xưa.
Nỗi sầu này tập trung thể hiện cao nhất ở câu cuối. Câu hỏi tu từ “lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” là đã trả lời về nỗi sầu đã tràn ngập cả lòng chàng và ý thiếp" chứ không nhằm mục đích so sánh ai sầu hơn ai.
Để đạt được điều đó, tác giả bài thơ đả sử dụng ngôn từ rất tinh tế và điêu luyện, đặc biệt là việc dùng biện pháp tu từ điệp ngữ tài tình, giọng điệu bài thơ thể hiện nỗi buồn da diết, đã dấy lên trong lòng người đọc sự cảm thông sâu sắc.
Luyện tập: (Trang 93 - SGK Ngữ văn 7) Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ bằng cách:a. Ghi đủ các từ chỉ màu xanhb. Phân biệt sự khác nhau trong các màu xanhc. Nêu tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ.
Bài làm:
Có hàng loạt các từ ngữ chỉ màu xanh: mây biếc (mây xanh), núi xanh, xanh xanh những mấy ngàn dâu, ngàn dâu xanh ngắt được thể hiện trong đoạn thơ.
Tuy vậy, các từ ngữ chỉ màu xanh trên lại có những điểm khác nhau về ý nghĩa: mây biếc, núi xanh là chỉ màu xanh của thiên nhiên đất trời; xanh ngắt là sắc xanh thuần tuý trải trên một vùng đất bao la.
Và đến đây, khi nhắc đến xanh xanh ngàn dâu ngàn dâu xanh ngắt, ta nhận thấy đó không còn là một tính từ để chỉ màu xanh của lá cây mà nó còn thể hiện nỗi chua xót, vô vọng của người chinh phụ khi tiễn chồng ra trận. Trong thơ ca trung đại, thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu, hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn), vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày càng vừa lan toả, vừa thẳm sâu của người vợ khi chỗng đã cất bước ra đi.
Tác giả đã sử dụng màu xanh là gam màu chủ đạo trong bức tranh chia li của kẻ ở - người đi. Màu xanh của tâm trạng nhớ nhung, lo lắng, của nỗi buồn chia li không ngày hẹn gặp lại
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Nội dung và nghệ thuật đoạn trích Sau phút chia li
Bài làm:
Nội dung: Đoạn trích cho thấy nỗi sầu chia ly của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Qua đó, tố cáo chiến tranh phi nghĩa của chế độ phong kiến đã đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa. Đoạn trích thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ.
Nghệ thuật:
Sử dụng tài tình nghệ thuật điệp, đối ngữ
Ngôn từ điêu luyện
Sử dụng các hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng
Ảnh minh họa (Nguồn internet)