Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,535
Điểm
113
tác giả
Trắc nghiệm công nghệ 10 học kì 2 có đáp án SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC, Trắc nghiệm ôn tập học kỳ 2 Công nghệ 10 Kết nối tri thức có đáp án được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 13 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA HK2

MÔN CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT - NĂM HỌC 2022-2023

BÀI 15: SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÒNG TRỪ

Câu 1: Thế nào là sâu hại cây trồng?

A. Là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ,

B. Là các loài nấm gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng.

C. Là các loài vi khuẩn gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng.

D. Là các loài vi rút gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng.

Câu 2: Thế nào là bệnh hại cây trồng?

A. Là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ,

B. Là các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, … gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng, làm cây phát triển không bình thường

C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai

Câu 3: Biện pháp canh tác là gì?

A. Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ mầm sâu, bệnh.

B. Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.

C. Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng

D. Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại

Câu 4: Biện pháp cơ giới, vật lí là gì?

A. Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ mầm sâu, bệnh.

B. Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.

C. Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng

D. Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại

Câu 5: Nối cột A với cột B và cột C khi nói về ưu, nhược điểm của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại

Biện pháp (A)
Ưu điểm (B)
Nhược điểm (C)
I. Sinh học1. Giảm chi phí bảo vệ thực vậtA. Có kiến thức về hệ sinh thái
II. Hóa học2. Hiệu quả nhanh, dễ sử dụngB. Tác động chậm, giá thành cao
III. Canh tác3. Đơn giản, dễ thực hiệnC. Ô nhiễm môi trường và sức khỏe
IV. Cơ giới, vật lý4. Dễ thực hiện, hiệu quả ngayD. Tốn kém, tốn công lao động
V. Tổng hợp5. Tác dụng lâu dài, an toànE. Mang tính ngăn ngừa là chính
I- 5-A II-2-C .III- 3-E IV- 4- D V - 1
Câu 6: Nội dung nào sau đây sai khi nói về ảnh hưởng của sâu, bệnh hại cây trồng?

A. Cây trồng sinh trưởng, phát triển kém. B. Năng suất, chất lượng nông sản giảm.

C. Gây suy thoái môi trường. D. Giúp cây trồng tăng năng suất cao.

Câu 7: Kĩ thuật nào sau đây thuộc biện pháp canh tác?
A. Gieo trồng đúng thời vụ. B. Sử dụng thiên địch. C. Phun thuốc hóa học D. Bắt bằng vợt.

Câu 8: Phòng trừ sâu, bệnh hại có ý nghĩa nào sau đây?

A. Phá vỡ thế cân bằng hệ sinh thái. B. Bảo vệ thế cân bằng hệ sinh thái.

C. Tạo điều kiện cho sâu, bệnh phát triển. D. Làm cây trồng bị chết.

Câu 9: Vì sao biện pháp hoá học gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người?

A. Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động.

B. Hình thành các đối tượng kháng thuốc

C. Tồn dư trong nông sản, tích lũy trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.

D. Đảm bảo sử dụng thuốc theo nguyên tắc “bốn đúng”.

Câu 10: Các biện pháp nào sau đây phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng an toàn cho con người và môi trường?

1. Biện pháp canh tác. 2. Biện pháp sinh học. 3. Biện pháp hóa học. 4. Biện pháp cơ giới, vật lí

A. 1-2-3 B. 1-2-4 C. 2-3-4 D. 1-3-4

Câu 11: Biện pháp nào sau đây là biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?

A. Sử dụng giống kháng bệnh B. Cắt cành bị bệnh

C. Bón phân cân đối D. Dùng ong mắt đỏ

Câu 12: Khi sâu, bệnh hại đã phát triển thành dịch thì biện pháp nào sau đây là lựa chọn tối ưu?

A. Sinh học B. Hóa học C. Cơ giới, vật lý D. Canh tác

BÀI 16: MỘT SỐ SÂU HẠI CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Câu 1: Sâu tơ hại rau có đặc điểm

A. Cánh trước màu nâu, giữa lưng có gợn sóng trắng hoặc vàng; râu dài.

B. Cánh trước có màu xanh nhạt, đầu rau màu vàng trên mỗi đốt có lông tơ.

C. Cánh trước màu đen, giữa lưng có một dải gợn sóng màu trắng, rau đầu dài.

D. Cánh trước màu nâu, đầu rau màu vàng trên mỗi đốt có lông tơ.

Câu 2: Cây trồng (rau) bị sâu tơ gây hại thường có biểu hiện nào sau đây?

A. Lá rau xuất hiện những vết trong, mờ, lá bị ăn thủng, rau bị hại xơ xác, chỉ còn trơ lại gân lá.

B. Cây bị khô héo và chết, hạt bị lép, lá rau xuất hiện những vết đốm đỏ.

C. Lá cây cháy, chết thành đám gọi là “cháy rầy”, năng suất và chất lượng giảm.

D. Lá rau xuất hiện những đốm trắng, phiến lá bị ăn thủng, rau bị hại chỉ còn trơ lại gân lá.

Câu 3: Sâu tơ hại rau chỉ gây hại trên loài thực vật nào?

A. Cây họ Cải B. Cây Lúa C. Cây Ngô D. Cây ăn quả

Câu 4: Vòng đời của sâu hại thường có các giai đoạn theo trật tự?

A. Trứng à Sâu non à Nhộng à Sâu trưởng thành.

B. Sâu trưởng thành à Sâu non à Nhộng àTrứng

C. Sâu non à Nhộng àTrứng à Sâu trưởng thành

D. Nhộng à Trứng à Sâu trưởng thành à Sâu non

Câu 5: Trứng của Rầy nâu có hình dạng?

A. Hình cầu B. Nải chuối C. Hình trụ D. Hình bầu dục

Câu 6: Sâu keo mùa thu thuộc

A. họ Ngài rau, bộ Cánh vảy B. họ Muội nâu, bộ Cánh đều

C. họ Ngài đêm, bộ Cánh vảy D. họ Ruồi đục quả, bộ Hai cánh

Câu 7: Chọn câu đúng:

A. Trứng của sâu tơ có hình bầu dục, màu vàng nhạt

B. Trứng của sâu keo có hình cầu, màu trắng đục

C. Trứng của rầy nâu có hình nải chuối, màu trắng xanh

D. Trứng của sâu tơ hình nải chuối, màu trắng xanh

Câu 8: Cặp sâu hại nào cùng thuộc bộ Cánh vảy?

A. Sâu tơ – Sâu keo mùa thu B. Sâu tơ – Rầy nâu

C. Ruồi đục quả - Rầy nâu D. Rầy nâu – Sâu keo mùa thu

Câu 9: Nguồn gốc tên gọi Sâu tơ ?

A. Vì trứng được bọc trong lớp kén tơ mỏng màu trắng

B. Vì nhộng được bọc trong lớp kén tơ mỏng màu trắng

C. Vì sâu non được bọc trong lớp kén tơ mỏng màu trắng

D. Vì sâu trưởng thành nhả ra lớp tơ mỏng màu trắng

Câu 10: Trong việc phòng trừ rầy nâu hại Lúa, biện pháp quan trọng nhất là

A. vệ sinh đồng ruộng B. sử dụng giống kháng rầy. C. xử lí hạt giống D. bón phân cân đối

Câu 11: Sâu non của sâu keo mùa thu có đặc điểm gì đặc biệt?

A. không có chân, móc miệng có mùa đen B. màu xanh nhạt, đầu màu nâu vàng

C. đầu có vân hình chữ Y ngược D. có màu từ xám xanh đến nâu đen

Câu 12: Cặp nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ cây trồng - sâu hại?

A. Lúa - Ruồi đục quả. B. Rau họ Cải - Rầy nâu. C. Ngô - Rầy nâu. D. Ngô – Sâu keo mùa thu

Câu 13: Loài thiên địch nào có thể sử dụng để tiêu diệt sâu keo mùa thu?

A. Ong kí sinh B. Cá rô phi C. Bọ xít mù xanh D. Nhện đỏ

Câu 14: Cánh trước có màu nâu xám; mép ngoài cánh trước có đường vân, gợn hình sóng; cánh sau màu vàng nâu nhạt. Cách mô tả trên là đặc điểm của

A. Sâu tơ hại rau B. Sâu keo mùa thu C. Ruồi đục quả D. Rầy nâu hại Lúa

Câu 15: Để phòng trừ sâu tơ và sâu keo, biện pháp chung được sử dụng là

A. luân canh với cây lúa nước B. xen canh với cây cà chua

C. xen canh với cây hành D. luân canh với cây họ đậu

Câu 16: Biện pháp nào chỉ áp dụng để phòng trừ ruồi đục quả?

A. Sử dụng túi bọc quả. B. Vệ sinh đồng ruộng.

C. Luân canh cây trồng. D. Dùng thuốc hóa học

Câu 17: Biện pháp nào sau đây là quan trọng nhất để phòng trừ rầy nâu hại lúa?

A. Sử dụng giống kháng bệnh. B. Trồng xen canh.

C. Vệ sinh đồng ruộng. D. Sử dụng các chế phẩm sinh học

Câu 18: Những đặc điểm gây hại nào sau đây là của sâu keo mùa thu?

I. Sâu non ăn lá tạo bên các lỗ thủng lớn trên phiến lá.

II. Sau lớn tuổi ăn thủng lá làm giảm chất lượng rau.

III. Cắn gãy cờ, đục, phá hại bắp ngô.

IV. Chích hút nhựa cây làm cây khô héo và chết.

A. I và III. B. I và IV. C. II và III. D. II và IV.

BÀI 17: MỘT SỐ BỆNH HẠI CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Câu 1: Tác nhân gây hại của bệnh thán thư là gì?

A. Nấm Colletotrichum B. Vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus

C. Nấm Pyricularia oryzae D. Vi khuẩn Xanthomonas oryzae

Câu 2: Tác nhân gây hại của bệnh vàng lá greening là gì?

A. nấm Colletotrichum B. vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus

C. nấm Pyricularia oryzae D. vi khuẩn Xanthomonas oryzae

Câu 3: Bệnh thán thư phát triển mạnh trong điều kiện nào?

A. Nước tù, ruộng yếm khí. B. Mưa nhiều, nhiệt độ thấp.

C. Trời âm u, sương mù. D. Độ ẩm cao, sương muối nhiều.

Câu 4: Bệnh đạo ôn hại lúa phát triển mạnh trong điều kiện nào?

A. Độ ẩm cao, sương muối nhiều. B. Mưa nhiều, nhiệt độ thấp.

C. Trời âm u, sương mù. D. Nước tù, ruộng yếm khí.

Câu 5: Để phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa cần

A. thoát nước nhanh sau khi mưa lớn B. quản lý nguồn rầy chổng cánh

C. dự tính dự báo bệnh D. ngâm nước trong ruộng

Câu 6: Khi bệnh nặng, thân vỏ vẫn còn xanh, xuất hiện những sọc nâu; cắt ngang thân, cành thấy chứa dịch nhờn. Dấu hiệu trên cho biết cây đang bị bệnh gì?

A. Héo xanh B. Đạo ôn C. Vàng lá D. Thán thư

Câu 7: Lá bị bệnh thường lốm đốm vàng xanh, gân lá bị sưng, có màu xanh, lá bị rụng; quả nhỏ, bị méo, vàng loang lỗ. Dấu hiệu trên xuất hiện trên nhóm thực vật naò?

A. Cây hoa màu B. Cây rau ăn lá C. Cây ăn quả có múi D. Cây lương thực

Câu 8: Để phòng trừ bệnh thán thư người ta không để vườn cây quá ẩm thấp vì nấm Colletotrichum phát triển mạnh

A. trong điều kiện độ ẩm cao. B. trong điều kiện nhiệt độ cao.

C. khi có ánh sáng mạnh. D. trong môi trường pH ổn định.

BÀI 18: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

Câu 1: Trong quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật, các loại vi sinh vật được nhân nuôi ở

A. phòng thí nghiệm B. ngoài môi trường tự nhiên C. trong dung dịch D. trong đất

Câu 2: Khác với quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn và chế phẩm nấm, ngoài bước nhân nuôi giống thuần chủng, quy trình sản xuất chế phẩm virus còn có thêm bước

A. nghiền nát cơ chất B. nhân nuôi vật chủ C. phối trộn phụ gia D. xử lí nhiệt

Câu 3: Chọn câu đúng:

A. Khi nhiễm chế phẩm vi khuẩn, cơ thể sâu hại mềm nhũn

B. Khi nhiễm chế phẩm virus, cơ thể sâu hại mềm nhũn

C. Khi nhiễm chế phẩm vi khuẩn, cơ thể sâu hại cứng lại

D. Khi nhiễm chế phẩm virus, cơ thể sâu hại cứng lại

Câu 4: Triệu chứng chung khi sâu hại bị nhiễm chế phẩm vi sinh vật là

A. sâu yếu, ngừng ăn và chết sau vài ngày B. sâu kháng thuốc, phát triển thành dịch

C. sâu phát tán mạnh ra xung quanh D. sâu nằm im nhưng không chết

Câu 5: Chế phẩm Bt là

A. chế phẩm vi khuẩn trừ sâu B. chế phẩm nấm trừ sâu, bệnh

C. chế phẩm vius trừ sâu D. chế phẩm kháng sâu

Câu 6: Chế phẩm NPV là

A. chế phẩm vi khuẩn trừ sâu B. chế phẩm nấm trừ sâu, bệnh

C. chế phẩm virus trừ sâu D. chế phẩm kháng sâu

Câu 7: Sau khi nhiễm phải chế phẩm nấm trừ sâu, bệnh cơ thể sâu hại có màu sắc như thế nào?

A. đều có màu trắng của bào tử nấm B. đều có màu xanh của bào tử nấm

C. có nhiều màu tùy thuộc vào màu của bào tử nấm D. có màu loang lỗ không xác định màu chủ đạo

Câu 8: Trong quy trình sản xuất chế phẩm virus trừ sâu, vật chủ được nhân nuôi để virus kí sinh lên chính là

A. sâu trưởng thành B. nhộng C. sâu non D. trứng sâu

Câu 9: Sử dụng tất cả các chế phẩm vi sinh vật có an toàn hay không?

A. Không, vì chứa nhiều chất độc hại với con người và môi trường

B. Có, vì chỉ gây hại đối với sâu hại; an toàn cho con người và môi trường

C. Không, vì tiêu diệt được sâu hại nên có thể tiêu diệt được các loài khác

D. Có, vì chứa nhiều vi sinh vật tiết ra độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe

Câu 10: Bước cuối cùng trong tất cả quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật?

A. Nhân nuôi giống B. Phối trộn cơ chất C. Nghiền, lọc tạo chế phẩm D. Đóng gói, bảo quản

Câu 11: Điều kiện nghiêm ngặt khi nuôi cấy vi sinh vật tạo chế phẩm trong phòng thí nghiệm là

A. xử lí nhiệt B. xử lí chất hóa học C. nuôi trong nước cất D. khử trùng

Câu 12: Sử dụng chế phẩm nấm trừ sâu, bệnh như thế nào?

A. Pha theo hướng dẫn; phun, rắc trực tiếp B. Phun trực tiếp lên vị trí bị sâu hại

C. Phun trực tiếp hoặc trộn với phân hữu cơ D. Pha theo hướng dẫn; trộn với phân hữu cơ

Câu 13: Quy trình nào sau đây đúng dùng để sản xuất chế phẩm virus trừ sâu?

A. Chuẩn bị giống vius thuần chủng, nhân nuôi vật chủ – Lây nhiễm vius lên vật chủ – Nhân nuôi virus trên vật chủ để tăng cường sinh khối – Nghiền lọc li tâm lấy dịch – Phối trộn cơ chất phụ gia để tạo chế phẩm - Đóng gói, bảo quản.

B. Lây nhiễm vius lên vật chủ – Chuẩn bị giống vius thuần chủng, nhân nuôi vật chủ – Nhân nuôi virus trên vật chủ để tăng cường sinh khố– Nghiền lọc li tâm lấy dịch – Phối trộn cơ chất phụ gia để tạo chế phẩm - Đóng gói, bảo quản.

C. Sản xuất giống vi khuẩn cấp 1 từ giống vi khuẩn thuần chủng – Sản xuất giống vi khuẩn cấp 2 từ giống vi khuẩn cấp 1 – Lên men, tăng sinh khối vi khuẩn trong môi trường thích hợp– Sây khô và nghiền vi khuẩn- Phối trộn cơ chất, phụ gia để tạo chế phẩm – đóng gói, bảo quản.

D. Sản xuất giống vi khuẩn cấp 2 từ giống vi khuẩn cấp 1 - Sản xuất giống vi khuẩn cấp 1 từ giống vi khuẩn thuần chủng - Lên men, tăng sinh khối vi khuẩn trong môi trường thích hợp– Sây khô và nghiền vi khuẩn- Phối trộn cơ chất, phụ gia để tạo chế phẩm – đóng gói, bảo quản.

Câu 14: Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu là

A. chế phẩm có chứa virus có khả năng gây độc cho sâu hại cây trồng.

B. chế phẩm có chứa vi sinh vật có khả năng gây độc cho sâu hại cây trồng.

C. chế phẩm có chứa vi khuẩn có khả năng gây độc cho sâu hại cây trồng.

D. chế phẩm có chứa nấm có khả năng gây độc cho sâu hại cây trồng.

Câu 15: Sâu bị nhiễm chế phẩm trừ sâu nào sau đây thì cơ thể sâu bị treo ngược trên cây?

A. chế phẩm nấm trừ sâu. B. chế phẩm virus trừ sâu.

C. chế phẩm vi khuẩn trừ sâu. D. chế phẩm sinh vât.

Câu 16: Điểm hạn chế của các chế phẩm vi sinh?

A. Tác động chậm, giá thành cao B. Tác động nhanh, giá thành rẻ

C. Tác động chậm, giá thành rẻ D. Tác động nhanh, giá thành cao

BÀI 19: QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT VÀ CƠ GIỚI HÓA TRONG TRỒNG TRỌT

Câu 1: Cho các bước sau:

(1) Thu hoạch (2) Làm đất, bón phân lót

(3) Chăm sóc, phòng trừ (4) Gieo hạt, trồng cây con

Trình tự các bước đúng trong quy trình trồng trọt là

A. (1) – (2) – (3) – (4). B. (2) – (1) – (3) – (4) C. (2) – (4) – (3) – (1) D. (1) – (2) – (4) – (3)

Câu 2: Quy trình trồng trọt là gì?

A. một chuỗi công việc được tiến hành theo một trình tự nhất định khi trồng trọt.

B. một số công việc được tiến hành theo một trình tự nhất định khi trồng trọt.

C. một chuỗi công việc được tiến hành không theo một trình tự khi trồng trọt.

D. một vài công việc được tiến hành không theo một trình tự khi trồng trọt.

Câu 3: Tác dụng của việc làm đất?

A. Cung cấp sẵn nguồn chất dinh dưỡng để khi rễ hình thành có thể hấp thụ ngay

B. Giúp đất tơi xốp, làm sạch cỏ dại, hạn chế nguồn sâu, bệnh hại trong đất

C. Giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao, tránh được các điều kiện bất lợi của môi trường

D. Đảm bảo giảm tổn thất về số lượng và chất lượng trên đồng ruộng

Câu 4: Cụ thể của việc chăm sóc là

A. tưới nước, bón phân, tiêu nước, tạo tán, tỉa cành, dặm cây

B. cày, bừa, đập đất, lên luống, đào hố trồng cây

C. sử dụng các dụng cụ, máy móc phù hợp với từng loại cây trồng

D. vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống chống bệnh, sử dụng thuốc phòng trừ

Câu 5: Cụ thể của việc làm đất là

A. tưới nước, bón phân, tiêu nước, tạo tán, tỉa cành, dặm cây

B. cày, bừa, đập đất, lên luống, đào hố trồng cây

C. sử dụng các dụng cụ, máy móc phù hợp với từng loại cây trồng

D. vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống chống bệnh, sử dụng thuốc phòng trừ

Câu 6: Ý nghĩa của việc cơ giới hóa trong làm đất trong trồng trọt?

A. Rút ngắn thời gian làm đất, giải phóng sức lao động

B. Giảm tối đa lượng giống, cây con, đảm bảo mật độ, mùa vụ

C. Giảm nguy hại trực tiếp cho sức khỏe; giảm chi phí nhân công

D. Giúp thu hoạch nhanh hơn, giảm tổn thất trên đồng ruộng

Câu 7: Ý nghĩa của việc cơ giới hóa trong thu hoạch trong trồng trọt?

A. Rút ngắn thời gian làm đất, giải phóng sức lao động

B. Giảm tối đa lượng giống, cây con, đảm bảo mật độ, mùa vụ

C. Giảm nguy hại trực tiếp cho sức khỏe; giảm chi phí nhân công

D. Giúp thu hoạch nhanh hơn, giảm tổn thất trên đồng ruộng

Câu 8: Ý nghĩa của việc cơ giới hóa trong gieo trồng trong trồng trọt?

A. Rút ngắn thời gian làm đất, giải phóng sức lao động

B. Giảm tối đa lượng giống, cây con, đảm bảo mật độ, mùa vụ

C. Giảm nguy hại trực tiếp cho sức khỏe; giảm chi phí nhân công

D. Giúp thu hoạch nhanh hơn, giảm tổn thất trên đồng ruộng

Câu 9: Ý nghĩa của việc cơ giới hóa trong chăm sóc và phòng trừ trong trồng trọt?

A. Rút ngắn thời gian làm đất, giải phóng sức lao động

B. Giảm tối đa lượng giống, cây con, đảm bảo mật độ, mùa vụ

C. Giảm nguy hại trực tiếp cho sức khỏe; giảm chi phí nhân công

D. Giúp thu hoạch nhanh hơn, giảm tổn thất trên đồng ruộng

Câu 10: Cho các loại máy móc sau:

(1) Máy bón phân đĩa (2) Máy sạ lúa tự động (3) Hệ thống tưới nước tự động

(4) Máy cày đất (5) Máy đánh đất (6) Máy bay phun thuốc trừ sâu

(7) Máy gieo hạt (8) Máy cấy lúa

Sử dụng máy móc trong làm đất, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch là

A. làm đất (4), (5) ; gieo trồng (1), (3), (6) ; chăm sóc và thu hoạch (2), (7), (8)

B. làm đất (4), (5) ; gieo trồng (2), (7), (8) ; chăm sóc và thu hoạch (1), (3), (6)

C. làm đất (3), (6) ; gieo trồng (2), (7), (8) ; chăm sóc và thu hoạch (2), (4), (5)

D. làm đất (3), (6) ; gieo trồng (1), (4), (5) ; chăm sóc và thu hoạch (1), (7), (8)

Câu 11: Khi nào thì bón phân lót?

A. Bón sau khi gieo B. Bón trước khi gieo. C. Bón trước khi thu hoạch D. Bón sau khi thu hoạch

Câu 12: Biện pháp gieo hạt thường áp dụng đối với những loại cây trồng nào?

A. Cây ăn quả; cây lấy lá, cây lấy củ B. Cây lâm nghiệp, cây công nghiệp

C. Cây lấy hạt, một số loại rau D. Cây thân gỗ, cây lâu năm

Câu 13: Công việc chính của họ là giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt; nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt. Họ là

A. Kĩ sư xây dựng B. Kĩ sư trồng trọt C. Kĩ sư môi trường D. Kĩ sư chọn giống

BÀI 20: CÔNG NGHỆ CAO TRONG THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT

Câu 1: Việc kết hợp một số công nghệ hiện đại như công nghệ tự động hóa, công nghệ cảm biến, trí tuệ nhân tạo,….trong trồng trọt để chế tạo cái gì?

A. Máy thu hoạch B. Robot thu hoạch C. Robot lắp ráp D. Máy tự động gieo hạt

Câu 2: Robot thu hoạch có khả năng

A. xác định đúng vị trí, khoảng cách B. xác định đúng lượng phân bón

C. xác định đúng sản phẩm cần thu hoạch D. xác định đúng lượng nước

Câu 3: Để tạo thuận lợi cho việc thu hoạch sản phẩm trồng trọt của robot, người ta thường kết hợp trồng cây ở đâu?

A. Ngoài tự nhiên B. Nhà kính C. Phòng thí nghiệm D. Nhà có mái che

Câu 4: Nhiệt độ thích hợp cho việc bảo quản rau, hoa, quả trong kho lạnh?

A. 5 -10 oC B. 15 -20 oC C. 25 -30 oC D. 0 -5 oC

Câu 5: Công nghệ làm lạnh rau, hoa, quả tiên tiến phổ biến hiện nay được sử dụng là

A. công nghệ CA B. công nghệ CAS C. Công nghệ MAP D. Công nghệ MS

Câu 6: Rau, hoa, quả trước khi xuất khẩu cần qua quá trình bảo quản?

A. Làm lạnh B. Lạnh đông C. Plasma lạnh D. Chiếu xạ

Câu 7: Ưu điểm của bảo quản bằng chiếu xạ là :

A. Giữa được chất lượng chất lượng sản phẩm trồng trọt.

B. Ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh đối với sản phẩm trồng trọt.

C. Hiệu quả bảo quản cao, thời gian bảo quản dài. D. Không gây độc hại đối với người sử dụng.

Câu 8: Nhược điểm của bảo quản trong kho lạnh là:

A. Không tiêu diệt hoàn toàn các loại vi sinh vật.

B. Giảm chi phí lao động và giúp tiết kiệm diện tích mặt bằng.

C. Tiêu tốn năng lượng khi vận hành. D. Hệ thống phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật cao.

Câu 9: Trong phương pháp bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh theo công nghệ cao, để làm giảm hoạt động hô hấp của sản phẩm trồng trọt thì

A. tăng nồng độ CO2 và giảm nồng độ O2 B. giảm nồng độ CO2 và tăng nồng độ O2

C. cân bằng nồng độ khí CO2 và O2 D. tăng nồng độ khí N2 và giảm nồng độ CO2

Câu 10: Nội dung nào sau đây sai khi nói về ưu điểm của việc bảo quản bằng công nghệ plasma lạnh?

A. Giữ sản phẩm được nguyên vẹn. B. Không gây độc hại đối với người sử dụng.

C. Thời gian xử lí ngắn hơn so với phương pháp khử trùng bằng hoá chất và nhiệt.

D. Làm thay đổi cấu trúc và thành phần bên trong sản phẩm, giảm độ tươi ngon của sản phẩm.

Câu 11: Nội dung nào sau đây là nhược điểm của công nghệ bảo quản trong kho lạnh?

A. Thời gian bảo quản ngắn. B. Giảm chất lượng sản phẩm.

C. Chi phí đầu tư ban đầu cao. D. Khó thiết kế và áp dụng.

Câu 12: Có hiệu quả trên các sản phẩm có bề mặt không đều như đậu xanh, đậu tương, ngô, rau, quả,…Đây là đặc điểm của công nghệ

A. Bảo quản lạnh B. Bảo quản bằng silo C. Plasma lạnh D. Khí quyển điều chỉnh

Câu 13: "Khí chín" được sản sinh rất nhiều khi quả chín, đó là

A. Khí O2 B. Khí CO2 C. Khí ethylene D. Khí N2

Câu 14: Bằng mắt thường không thể phân biệt được nông sản đã qua chiếu xạ hay chưa qua chiếu xạ. Cần dựa vào đâu để phân biệt chúng?

A. Độ cứng của sản phẩm B. Độ tươi của sản phẩm

C. Dấu hiệu chiếu xạ trên bao bì D. Mã vạch trên sản phẩm

Câu 15: Kho silo là nơi bảo quản nông sản với số lượng lớn; được làm bằng chất liệu thép không gỉ, được tự động hóa, trong xuất nhập kho. Đối tượng thường bảo quản bằng kho silo là sản phẩm trồng trọt

A. dạng hạt B. dạng bột C. dạng lỏng D. dạng rắn

BÀI 21. CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT

Câu 1: Phương pháp chế biến sản phẩm nào dựa vào hoạt động lên men của vi sinh vật?

A.
Sấy khô. B. Muối chua. C. Công nghệ sấy lạnh. D. Nghiền bột mịn.

Câu 2: Công nghệ xử lý bằng áp suất cao sử dụng khoảng nhiệt độ bao nhiêu để bất hoạt các loại vi khuẩn, virus, nấm?

A.
4 – 100C. B. 10 – 650C. C. 65 – 1000C. D. 10 – 500C.

Câu 3: Nội dung nào đúng khi nói về nhược điểm của công nghệ xử lí bằng áp suất cao?

A.
Hiệu quả không cao đối với các phẩm rau. B. Phù hợp với quy mô chế biến lớn.

C. Tiêu thụ ít năng lượng. D. Giữ nguyên được hình dạng của sản phẩm.

Câu 4: Chế biến sản phẩm trồng trọt không nằm mục đích nào sau đây?

A.
Duy trì, nâng cao chất lượng, làm tăng giá trị cho sản phẩm trồng trọt.

B. Tạo ra sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

C. Rút ngắn thời gian sử dụng của các sản phẩm trồng trọt.

D. Nâng cao thu nhập cho người trồng trọt.

Câu 5: Có mấy phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt thông thường?

A. 1          B. 2 C. 3          D. 4

Câu 6: Đâu là phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt thông thường?

A. Sấy khô B. Nghiền bột mịn hay tinh bột C. Muối chua D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Có mấy ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt?

A. 1          B. 2 C. 3          D. 4

Câu 8: Đâu là ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt?

A. Công nghệ sấy lạnh B. Công nghệ xử lí bằng áp suất cao

C. Công nghệ chiên chân không D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9: Sấy lạnh là:

A. Là phương pháp sấy bằng tác nhân không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường.

B. Là phương pháp chế biến sử dụng nước tinh khiết ở áp suất cao và nhiệt độ khoảng từ 40C – 100C nhằm làm bất hoại các loại vi khuẩn, vi rút, nấm trong sản phẩm trồng trọt.

C. Là công nghệ chiên các loại sản phẩm trồng trọt trong môi trường chân không.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10: Công nghệ xử lí bằng áp suất cao là:

A. Là phương pháp sấy bằng tác nhân không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường.

B. Là phương pháp chế biến sử dụng nước tinh khiết ở áp suất cao và nhiệt độ khoảng từ 40C – 100C nhằm làm bất hoại các loại vi khuẩn, vi rút, nấm trong sản phẩm trồng trọt.

C. Là công nghệ chiên các loại sản phẩm trồng trọt trong môi trường chân không.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11: ông nghệ chiên chân không là:

A. Là phương pháp sấy bằng tác nhân không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường.

B. Là phương pháp chế biến sử dụng nước tinh khiết ở áp suất cao và nhiệt độ khoảng từ 40C – 100C nhằm làm bất hoại các loại vi khuẩn, vi rút, nấm trong sản phẩm trồng trọt.

C. Là công nghệ chiên các loại sản phẩm trồng trọt trong môi trường chân không.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12: Xác định: trồng xà lách sử dụng ánh sáng LED đơn sắc rút ngắn thời gian bao nhiêu ngày so với ánh sáng tự nhiên?

A. 14 ngày B. 10 ngày C. 5 ngày D. 20 ngày

Câu 13: Đâu là đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao?

A. Trồng trọt công nghệ cao là trồng trọt được ứng dụng kết hợp thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

B. Một số công nghệ cao được ứng dụng nhiều trong trồng trọt như cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính trong trồng trọt, công nghệ lót, các quy trình canh tác tiên tiến cho hậu quả kinh tế cao trên một đơn vị sản xuất,...

C. Cả A và B đúng.

D. Đáp án khác.

BÀI 23. GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT CÔNG NGHỆ CAO.

Câu 1: Trồng trọt ứng dụng công nghệ được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại có ưu điểm gì?

A.
Hiệu quả kinh tế trung bình B. Năng suất cao

C. Phát triển nhất thời D. Ô nhiễm môi trường

Câu 2: Trồng trọt công nghệ cao không có đặc điểm nào sau đây?

A.
Sử dụng lao động trình độ kĩ thuật đơn giản B. Đầu tư lớn

C. Năng suất cao D. Hiệu quả kinh tế vượt trội

Câu 3: Trồng trọt công nghệ cao có những đặc điểm nổi trội nào sau đây?

(1) Sử dụng nhiều lao động;

(2) Được cơ giới hóa, tự động hóa;

(3) Áp dụng CNTT vào sản xuất;

(4) Đầu tư lớn, phát triển nhất thời.

A. 1, 3 B. 2, 3 C. 2, 4 D. 3, 4

Câu 4: Trồng ớt ngọt sẽ không áp dụng công nghệ nào sau đây?

A.
Sử dụng nhà mái che với các thiết bị cảm biến B. Có dung dịch dinh dưỡng

C. Sử dụng ánh sáng LED đơn sắc D. Trồng trên giá thể, tưới nhỏ giọt.

Câu 5: Nhà kính trồng cây thường có cạnh và mái làm bằng loại vật liệu nào sau đây?

A.
Kính hoặc vật liệu tương tự B. Lưới đen hoặc lưới trắng

C. Mái lợp tôn, cạnh làm bằng kính D. Mái làm bằng kính, cạnh làm bằng lưới

Câu 6: Điền vào chỗ trống: Khả năng sinh sản và phát dục của vật nuôi là tốc độ tăng khối lượng cơ thể và .................. đồng thời có sự ................................ biểu hiện rõ sự phù hợp và độ tuổi từng giống.

A. Mức độ tiêu tốn thức ăn / sự thành thục tính dục B. Thức ăn của vật nuôi / lớn lên

C. Thức ăn của vật nuôi / sự thành thục tính dục D. Mức độ tiêu tốn thức ăn / lớn lên

Câu 7: Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi là :

A. Ngoại hình thể chất, Khả năng sinh trưởng và phát dục, Chu kỳ động dục

B. Ngoại hình thể chất, Khả năng sinh trưởng và phát dục, Sức sản xuất

C. Ngoại hình thể chất, Chu kỳ động dục, Sức sản xuất

D. Tất cả đều sai

Câu 8: Trồng trọt công nghệ cao có mấy ưu điểm?

A. 1          B. 2 C. 3          D. 4

Câu 9: Ưu điểm đầu tiên của trồng trọt công nghệ cao là?

A. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

B. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thân thiện môi trường.

C. Chủ động trong sản xuất, quy mô mở rộng

D. Giảm giá thành và đa dạng hóa sản phẩm.

Câu 10: Ngành trồng trọt đang gặp phải mấy thách thức lớn?

A. 1          B. 2 C. 3          D. 4

Câu 11: Thách thức mà ngành trồng trọt đang gặp phải là gì?

A. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

B. Quá trình đô thị hóa thu hẹp diện tích đất trồng

C. Nhu cầu lương thực tăng cao do gia tăng dân số

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12: Sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam có mấy thực trạng?

A. 1          B. 2 C. 3          D. 4

Câu 13: Thực trạng đối với sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam là:

A. Sự quan tâm của Nhà nước về nông nghiệp công nghệ cao.

B. Sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân

C. Bước đầu mang lại hiệu quả tích cực

D. Cả 3 đáp án trên.

1682650685835.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com-Bo-cau-hoi-on-tap-HK2-Cong-nghe-Trong-trot-10-KNTT.docx
    50.3 KB · Lượt xem: 3
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bộ đề trắc nghiệm công nghệ 10 chuyên đề môn công nghệ 10 dạy học theo chủ đề công nghệ 10 thư viện đề kiểm tra công nghệ 10 trắc nghiệm công nghệ 10 học kì 2 có đáp an đề công nghệ 10 đề công nghệ 10 cuối học kì 1 đề công nghệ 10 cuối kì 1 đề công nghệ 10 giữa học kì 2 đề công nghệ 10 giữa kì 1 đề công nghệ 10 hk1 đề công nghệ 10 hk1 có đáp án đề công nghệ 10 hk2 đề công nghệ 10 học kì 1 đề công nghệ 10 học kì 2 đề công nghệ 10 kì 1 đề công nghệ lớp 10 đề công nghệ lớp 10 giữa kì 1 đề công nghệ lớp 10 hk1 đề cương bài 42 công nghệ 10 đề cương công nghệ 10 đề cương công nghệ 10 bài 40 đề cương công nghệ 10 chương 3 đề cương công nghệ 10 cuối kì 1 đề cương công nghệ 10 cuối kì 2 đề cương công nghệ 10 giữa học kì 1 đề cương công nghệ 10 giữa kì 1 đề cương công nghệ 10 giữa kì 2 đề cương công nghệ 10 hk2 đề cương công nghệ 10 học kì 1 đề cương công nghệ 10 học kì 1 trắc nghiệm đề cương công nghệ 10 học kì 2 đề cương công nghệ 10 học kì 2 trắc nghiệm đề cương công nghệ 10 kì 1 đề cương công nghệ 10 kì 2 đề cương công nghệ giữa kì 1 lớp 10 đề cương công nghệ lớp 10 học kì 1 đề cương công nghệ lớp 10 học kì 2 đề cương công nghệ lớp 10 đề thi công nghệ lớp 10 hk2 đề cương môn công nghệ 10 đề cương môn công nghệ lớp 10 học kì 1 đề cương ôn tập công nghệ 10 học kì 1 đề cương ôn tập công nghệ 10 học kì 2 đề cương ôn tập công nghệ 10 kì 2 đề cương ôn tập giữa kì 1 công nghệ 10 đề cương trắc nghiệm công nghệ 10 đề kiểm tra 1 tiết công nghệ 10 hk2 violet đề kiểm tra 1 tiết công nghệ 10 học kì 1 đề kiểm tra 1 tiết công nghệ 10 violet đề kiểm tra 15 phút công nghệ 10 hk2 đề kiểm tra 15 phút công nghệ 10 lần 1 đề kiểm tra công nghệ 10 đề kiểm tra công nghệ 10 1 tiết đề kiểm tra công nghệ 10 15 phút đề kiểm tra công nghệ 10 bài 50 đề kiểm tra công nghệ 10 chương 2 đề kiểm tra công nghệ 10 chương 3 đề kiểm tra công nghệ 10 cuối kì 1 đề kiểm tra công nghệ 10 giữa học kì 1 đề kiểm tra công nghệ 10 giữa kì 1 đề kiểm tra công nghệ 10 giữa kì 1 vietjack đề kiểm tra công nghệ 10 học kì 1 đề kiểm tra công nghệ giữa kì 1 lớp 10 đề kiểm tra công nghệ học kì 1 lớp 10 đề kiểm tra giữa kì 1 môn công nghệ 10 đề kiểm tra hk1 công nghệ 10 đề kiểm tra học kì 1 công nghệ 10 đề kiểm tra học kì môn công nghệ 10 đề kiểm tra môn công nghệ 10 chương 2 đề kt công nghệ 10 giữa kì 1 đề kt công nghệ 10 hk1 đề kt giữa kì công nghệ 10 đề thi công nghệ 10 đề thi công nghệ 10 cuối kì 2 đề thi công nghệ 10 giữa học kì 1 đề thi công nghệ 10 giữa học kì 2 đề thi công nghệ 10 giữa kì 1 đề thi công nghệ 10 hk1 đề thi công nghệ 10 hk2 đề thi công nghệ 10 học kì 1 đề thi công nghệ 10 học kì 1 trắc nghiệm đề thi công nghệ 10 học kì 2 đề thi công nghệ 10 học kì 2 trắc nghiệm đề thi công nghệ 10 học kì 2 tự luận đề thi công nghệ 10 kì 2 đề thi công nghệ lớp 10 giữa học kì 1 đề thi công nghệ lớp 10 hk2 trắc nghiệm đề thi công nghệ lớp 10 học kì 1 đề thi giữa học kì 1 môn công nghệ 10 đề thi giữa kì 1 công nghệ 10 trắc nghiệm đề thi giữa kì 1 môn công nghệ 10 đề thi giữa kì 1 môn công nghệ lớp 10 đề thi giữa kì công nghệ 10 đề thi giữa kì môn công nghệ 10 đề thi giữa kì môn công nghệ lớp 10 đề thi hk1 công nghệ 10 đề thi hk1 công nghệ 10 có đáp án đề thi hk2 công nghệ 10 có đáp án đề thi hk2 môn công nghệ 10 đề thi học kì 1 công nghệ 10 đề thi học kì 1 công nghệ 10 tự luận đề thi học kì 1 môn công nghệ 10 đề thi học kì công nghệ 10 đề thi học kì môn công nghệ 10 đề thi môn công nghệ lớp 10 học kì 1 đề thi môn công nghệ lớp 10 học kì 2 đề trắc nghiệm công nghệ 10 đề trắc nghiệm công nghệ 10 bài 40 đề trắc nghiệm công nghệ 10 bài 6 đề trắc nghiệm công nghệ 10 bài 9 đề trắc nghiệm công nghệ 10 giữa học kì 1 đề trắc nghiệm công nghệ 10 giữa kì 2 đề trắc nghiệm công nghệ 10 học kì 1 đề trắc nghiệm công nghệ 10 học kì 2 đề trắc nghiệm công nghệ 10 kì 1 đề trắc nghiệm công nghệ 10 kì 2
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,525
    Bài viết
    37,990
    Thành viên
    141,995
    Thành viên mới nhất
    phuongthao57805
    Top