- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP 13 Đề thi giữa học kì 1 môn ngữ văn lớp 9 NĂM 2024-2025 * CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 13 file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Phần I : ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc và trả lời câu hỏi:
“ Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.
[…]
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.
Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả,
Con nói mơ những núi rừng xa lạ
Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê!
(Trích “ Mẹ” , Bằng Việt, in trong Tác phẩm chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2010)
(*) Bài thơ “Mẹ” được nhà thơ Bằng Việt sáng tác vào năm 1970, vào thời điểm ông tham gia công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, với tư cách là một phóng viên chiến trường, tác giả bị thương phải nằm lại trong ngôi nhà của một người mẹ. Cảm động trước tình cảm của những người mẹ miền Nam nên ông đã sáng tác bài thơ Mẹ như một lời cảm ơn, tri ân người “mẹ” đặc biệt này).
Câu1(0.5 điểm) Xác định thể thơ của đoạn trích trên .
Câu 2 (0.5 điểm) Người mẹ trong đoạn thơ được khắc họa qua những hình ảnh nào?
Câu 3(1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4 (1.0 điểm) Phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà”.
Câu 5(1.0 điểm): Anh/ chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả dành cho người mẹ qua đọan thơ trên?
Phần II: LÀM VĂN (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm) Viết đoạn văn cảm nhận về hình tượng người mẹ được thể hiện trong đoạn thơ ở phần đọc hiểu.
Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết: "Là một học sinh, em hãy đề xuất những giải pháp phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và trong các gia đình?”
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA KÌ 1
Môn : Ngữ văn 9
Môn : Ngữ văn 9
Phần I : ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc và trả lời câu hỏi:
“ Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.
[…]
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.
Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả,
Con nói mơ những núi rừng xa lạ
Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê!
(Trích “ Mẹ” , Bằng Việt, in trong Tác phẩm chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2010)
(*) Bài thơ “Mẹ” được nhà thơ Bằng Việt sáng tác vào năm 1970, vào thời điểm ông tham gia công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, với tư cách là một phóng viên chiến trường, tác giả bị thương phải nằm lại trong ngôi nhà của một người mẹ. Cảm động trước tình cảm của những người mẹ miền Nam nên ông đã sáng tác bài thơ Mẹ như một lời cảm ơn, tri ân người “mẹ” đặc biệt này).
Câu1(0.5 điểm) Xác định thể thơ của đoạn trích trên .
Câu 2 (0.5 điểm) Người mẹ trong đoạn thơ được khắc họa qua những hình ảnh nào?
Câu 3(1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4 (1.0 điểm) Phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà”.
Câu 5(1.0 điểm): Anh/ chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả dành cho người mẹ qua đọan thơ trên?
Phần II: LÀM VĂN (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm) Viết đoạn văn cảm nhận về hình tượng người mẹ được thể hiện trong đoạn thơ ở phần đọc hiểu.
Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết: "Là một học sinh, em hãy đề xuất những giải pháp phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và trong các gia đình?”
| HƯỚNG DẪN CHẤM | ||||
Câu | Nội dung | Điểm | |||
| I.ĐỌC HIỂU | 4.0 | |||
1 | Thể thơ của đoạn trích : 8 chữ - Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm - Học sinh không trả lời trả lời không đúng: 0 điểm | 0.5 | |||
2 | Người mẹ được thể hiện qua những hình ảnh: + Dáng ân cần, lặng lẽ + Bước chân đi rất nhẹ + Hái trái bưởi đào + Nấu canh tôm khế, nướng khoai, bung ngô + Dồn hết tình máu mủ cho con. - Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm - Học sinh trả lời được 2-3 hình ảnh; 0.25 điểm - Học sinh không trả lời, trả lời 1 hình ảnh,trả lời không đúng: 0 điểm | 0.5 | |||
3 | -Nội dung chính: Đoạn thơ khắc hoạ hình ảnh người mẹ bình dị,thân thuộc yêu thương người chiến sĩ như con qua đó bộ lộ lòng biết ơn, trân trọng mẹ của tác giả- của người chiến sĩ. - Học sinh trả lời đầy đủ như đáp án: 1.0 điểm - Học sinh trả lời được 1/2 ý; 0.5 điểm - Học sinh không trả lời trả lời không đúng: 0 điểm | 1.0 | |||
4 | BPTT: + Liệt kê: trái bưởi đào, canh tôm nấu khế, khoai nướng, ngô bung. - Hiệu quả: + Khiến câu thơ, đoạn thơ trở nên cụ thể, chân thực và giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, tăng giá trị biểu đạt, diễn tả đầy đủ hơn những quan tâm, tâm cần của mẹ dành cho con. + Khắc sâu hình ảnh người mẹ cũng như tình thương, sự quan tâm rất chu đáo và cẩn trọng của người mẹ đối với đứa con chiến sỹ. + Tác giả thể hiện sự trân trọng ghi nhớ suốt đời mình tình cảm quân dân sâu đậm và thiêng liêng mà người mẹ đã dành cho mình. (Hs có thể trình bày Điệp ngữ “Con”, ẩn dụ “ngọt lòng”....) Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đầy đủ như đáp án: 1.0 điểm - Học sinh chỉ ra được những biểu hiện của BPTT điệp (từ, cấu trúc), liệt kê: 0,25 điểm - Học sinh trả lời mỗi ý trong phần hiệu quả được: 0.25 điểm - Học sinh không trả lời: 0 điểm | 1.0 | |||
5 | Đoạn thơ đã cho người đọc thấy được tình cảm sâu sắc, chân thành mà da diết của tác giả dành cho người mẹ: + Đó là nỗi nhớ mẹ da diết. Hình ảnh người mẹ hiện về trong tâm trí nhà thơ là hình ảnh bình dị, gần gũi mà đằm thắm nghĩa tình với những việc làm đời thường " những trái bưởi, những bát canh tôm nấu khế, với khoai nướng, ngô bung". người mẹ tần tảo sớm hôm với tình yêu thương con sâu sắc. + Là tình cảm trân trọng,biết ơn người mẹ còn hằn in trong trái tim nhà thơ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1.0 điểm - Học sinh trả lời được mỗi ý 0.5 điểm - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0.25 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0.0 điểm *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. | 1.0 | |||
| II.VIẾT | 6.0 | |||
Câu 1 Câu 2 | Viết đoạn văn cảm nhận về hình tượng người mẹ được thể hiện trong đoạn thơ ở phần đọc hiểu | 2.0 | |||
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận Mở đoạn nêu được vấn đề, Thân đoạn triển khai được vấn đề, Kết đoạn khái quát được vấn đề | 0.25 | ||||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: hình tượng người mẹ được thể hiện trong đoạn thơ của bài thơ | 0.25 | ||||
c. Triển khai vấn đề nghị luận HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Người mẹ còn tận tình lo cho người chiến sĩ từng bữa ăn. Sự quan tâm của mẹ thật kịp thời, và luôn luôn làm sao để cho người con cảm thấy hài lòng nhất: Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào/ Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế. Mọi thức ăn của nhà quê mà mẹ có, người mẹ đều dành cho đứa con xa lạ: khoai nướng, ngô bung. Chính tình thương của mẹ đã làm cho căn nhà ấm áp, tình mẹ như bếp lửa, như ngọn khói sưởi ấm căn nhà, sưởi ấm lòng người con mỗi sớm mai. + Dù người mẹ và người chiến sĩ mới chỉ gặp gỡ lần đầu, nhưng người mẹ đã chăm sóc người chiến sĩ như người con ruột thịt của mình. Chính tình yêu thương ấy đã làm cho người con cảm thấy như đang ở nhà của mình. Tình thương của mẹ đã làm cho đất lạ hóa thành quê hương. - Đánh giá về nghệ thuật và nội dung: Thể thơ 8 chữ, giọng điệu thiết tha; ngôn ngữ, hình ảnh thơ giản dị, tự nhiên, giàu sức gợi; các BPTT điệp ngữ, liệt kê, ẩn dụ, đối xứng,…góp phận làm nổi bật hình tượng người mẹ hậu phương hết lòng yêu thương, quan tâm, lo lắng cho các anh chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh tình quân dân để các anh tiếp tục chiến đấu giải phóng quê hương. | 1.0 | ||||
d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0.25 | ||||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.25 | ||||
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Trình bày suy nghĩ về một vấn đề cần giải quyết. c. Triển khai vấn đề HS có thể triển khai theo nhiều cách, cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Những giải pháp phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và trong các gia đình. * Thân bài: - Giải thích vấn đề: Rác thải nhựa là các sản phẩm làm từ nhựa không phân hủy hoặc phân hủy rất chậm trong môi trường tự nhiên. Chúng bao gồm túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa, ống hút nhựa, đồ dùng một lần... - Phân tích các khía cạnh của vấn đề + Thực trạng của vấn đề: Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày Việt Nam thải ra khoảng 28.000 tấn rác thải nhựa, trong đó chỉ có khoảng 10% được tái chế. Phần lớn số còn lại bị chôn lấp hoặc thải ra môi trường, gây ô nhiễm đất, nước, không khí và đại dương. + Nguyên nhân của vấn đề: - Nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của rác thải nhựa và chưa có thói quen phân loại, xử lý rác đúng cách. - Việc quản lý rác thải nhựa ở nhiều nơi còn lỏng lẻo, thiếu các biện pháp chế tài đủ mạnh. - Các sản phẩm nhựa được sản xuất và tiêu thụ với số lượng lớn, trong khi các giải pháp thay thế còn hạn chế. + Hậu quả của vấn đề: - Môi trường: Rác thải nhựa gây ô nhiễm đất, nước, không khí, làm mất mỹ quan đô thị và nông thôn, phá hủy hệ sinh thái, đe dọa sự đa dạng sinh học. - Sức khỏe: Các chất độc hại trong nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, tiêu hóa, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, dị tật bẩm sinh, rối loạn nội tiết... - Kinh tế: Ô nhiễm rác thải nhựa gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch, thủy sản và các ngành kinh tế khác. - Giải pháp khắc phục, giải quyết vấn đề + Nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa: Tổ chức các buổi sinh hoạt, hội thảo, cuộc thi về môi trường để phổ biến kiến thức về tác hại của rác thải nhựa. Sử dụng các phương tiện truyền thông như báo tường, trang web của trường, mạng xã hội để chia sẻ thông tin. - Thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần: Hạn chế sử dụng túi nilon, ống hút nhựa, hộp xốp, chai nhựa dùng một lần. Mang theo bình nước cá nhân, hộp cơm, túi vải khi đi học, đi làm, đi chợ. Sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường như túi giấy, ống hút tre, hộp cơm inox. - Tái sử dụng và tái chế đồ nhựa: Sử dụng lại chai nhựa, lọ thủy tinh để đựng nước, thực phẩm. Tái chế vỏ chai nhựa, giấy báo, lon kim loại thành các sản phẩm thủ công, đồ dùng học tập. Tham gia các hoạt động thu gom và tái chế rác thải nhựa do trường học, địa phương tổ chức. Tái sử dụng và tái chế đồ nhựa giúp giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng. - Tham gia các hoạt động trồng cây xanh trong trường học, khu dân cư. Chăm sóc cây xanh để chúng phát triển tốt, hấp thụ khí và thải ra , góp phần làm sạch không khí và giảm hiệu ứng nhà kính. * Kết bài: - Khẳng định vấn đề - Liên hệ bản thân. | 0.25 0.25 0,25 0,25 0,5 0.5 0,5 1.0 | ||||
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0.25 | |||
e. Sáng tạo: Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của bản thân về vấn đề; bố cục mạch lạc, lời văn thuyết phục. | 0,25 | ||||
THẦY CÔ TẢI NHÉ!