Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,505
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP 23 Bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 3 tiểu học, THCS MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm các thư muc, file trang. Các bạn xem và tải Bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 3 tiểu học, Bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 3 THCS... về ở dưới.
MỞ ĐẦU

Giáo dục hiện nay đã, đang là vấn toàn xã hội quan tâm. Do vậy, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết chỉ đạo cho các ngành, các cấp, phải nổ lực phấn đấu nhiều hơn nữa để Giáo dục và đào tạo thực sự là “Quốc sách hàng đầu”. Chính vì thế, trong những năm qua ngành Giáo dục và đào tạo đang tích cực triển khai các cuộc vận động lớn như: Cuộc vận động “ Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”; “Cuộc vận động “Hai không”; Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức – tự học và sáng tạo…” Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu quan trọng của ngành trong mỗi năm học thì “Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường” là một công việc quan trọng và rất cần thiết. Xây dựng kế hoạch là khâu then chốt không thể thiếu được của người làm công tác giáo dục, bao gồm cả cán bộ quản lý và từng cá nhân trong môi trường giáo dục.

Vì những lí do trên, tôi chọn chuyên đề: “Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THCS” để làm bài thu hoạch nhằm nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch của bản thân góp phần thành công trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục nói chung và nhiệm vụ từng năm học nói riêng. Chuyên đề này rất hay vừa mang tính lý thuyết và vừa mang tính thực tế, đó là lí do tôi chọn đề tài này.

Sau khi tham gia khóa học bồi dưỡng tôi đã được tiếp thu những kiến thức bổ ích từ các chuyên đề. Đây là những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết trong việc thực thi nhiệm vụ tại đơn vị đang công tác. Qua một thời gian học tập bản thân đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích, tôi nhận thấy rằng bất cứ một hoạt động khoa học nào muốn đạt hiệu quả cao đều phải xây dựng được kế hoạch, đặc biệt là trong các hoạt giáo dục. Chuyên đề này giúp tôi hiểu rõ hơn về hai vấn đề cơ bản: Vấn đề thứ nhất là làm thế nào để xây dựng kế hoạch giáo dục ở nhà trường một cách hiệu quả. Vấn đề thứ hai là tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường như thế nào và từ đó liên hệ hai vấn đề đó vào thực tế nơi mình công tác.

NỘI DUNG



PHẦN 1. KẾT QUẢ THU HOẠCH KHI THAM GIA KHÓA BỒI DƯỠNG

1. Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề học tập


Qua thời gian học tập, được bồi dưỡng kiến thức thuộc lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II được Quý thầy, cô của trường Đại học An Giang truyền đạt những kiến thức và kỹ năng gồm những nội dung:

Chuyên đề 1. Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước.

Chuyên đề 2. Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo.

Chuyên đề 3. Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng XHCN.

Chuyên đề 4. Giáo viên với công tác tư vấn học sinh trong trường THCS.

Chuyên đề 5. Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THCS.

Chuyên đề 6. Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II.

Chuyên đề 7. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS.

Chuyên đề 8. Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường THCS.

Chuyên đề 9. Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường THCS.

Chuyên đề 10. Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường THCS.

Trong quá trình học tập tôi nhận thấy chuyên đề nào cũng quan trọng, rất hay và có ích trong việc bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhưng đề tài tôi tâm đắc nhất là chuyên đề 5 “Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THCS.

Với chuyên đề này, chúng tôi sẽ triển khai các nội dung sau:

- Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề bản thận đã được tiếp thu.

- Lý luận về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục ở trường học.

- Kết quả thu được về chuyên đề 5 sau khóa học.

- Kế hoạch hoạt động của bản thân sau khóa học

2. Thời gian học tập và nghiên cứu các chuyên đề

Trong thời gian học tập các chuyên đề ở trường, đó là khoảng thời gian không ngắn mà cũng không dài nhưng cũng đủ để tôi học hỏi nhiều điều. Đặc biệt là tôi đã được quý thầy cô truyền đạt nhiều bài học quý báu, với sự hiểu biết của mình, cũng đủ cung cấp cho tôi lượng kiến thức bổ ích, phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Như Lênin nói “Học, học nữa, học mãi” có nghĩa là học hỏi, tìm tòi, sự tiếp thu bài, học hỏi những người xung quanh với lượng kiến thức vô tận, sự học thì không bao giờ dừng lại.

3. Kết quả thu hoạch về lý luận/lý thuyết qua các chuyên đề/hay chuyên đề

Qua một thời gian bồi dưỡng ngạch giáo viên hạng II, tôi cảm thấy chuyên đề 5 “Tổ chức hoạt động dạy học , xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường trung học cơ sở” rất có ích cho tôi trong việc giảng dạy, tôi xin trình bày chuyên đề đó một cách cụ thể như sau:

3.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục ở nhà trường

- Lập kế hoach giáo dục ở nhà trường nhằm cụ thể hóa nội dung và cách thức triển khai chương trình chung, xây dựng nội dung, xác định cách thức, kế hoạch thực hiện phản ánh đặt trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường, những yêu cầu thành tựu hiện đại; nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của phẩm chất năng lực người học, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục.

- Lập kế hoach giáo dục do tập thể CBQL, GV nhà trường thực hiện với sự tham gia tư vấn, góp ý,… của các đối tượng liên quan.

a) Xác định căn cứ xây dựng kế hoạch dạy học

- Căn cứ pháp lí:

+ Chương trình chung (chương trình quốc gia)

+ Các văn bản pháp luật

- Căn cứ thực tiễn:

+ Đội ngủ, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục phục vụ dạy học và giáo dục.

+ Môi trường giáo dục: điều kiện kinh tế _ xã hội, truyền thống văn hóa, giáo dục của địa phương.

b) Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường

- Thành lập các bộ phận thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục.

- Thu thập, tổng hợp các thông tin phục vụ xây dựng kế hoạch giáo dục.

- Phân tích và xác định mục tiêu, biện pháp.

- Tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục ở nhà trường:

+ Xác định mục tiêu, những định hướng chung của kế hoạch giáo dục

+ Tổ chức cho tổ/nhóm chuyên môn đề xuất nội dung cho chương trình của khối lớp thuộc tổ/nhóm chuyên môn.

+ Hoàn thiện và ban hành chính thức văn bản kế hoạch giáo dục.

c) Các thao tác xây dựng kế hoạch giáo dục cần đảm bảo các nguyên tắc:

Các nguyên tắc xây dựng chương trình giáo dục cụ thể như sau: Quán triệt đường lối, quan điểm chủ chương của Đảng và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; đảm bảo tính đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của chương trình mới; đảm bảo tính tiếp nối, liên thông giữa các cấp học, lớp học, môn học; đảm bảo yêu cầu tinh giản, thiết thực, cập nhật xu thế giáo dục hiênh đại trên thế giới; gắn với chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường.

Việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông cần kế thừa ưu điểm của chương trình hiện hành đồng thời tham khảo tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển; đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế. Cần xây dựng một chương trình thống nhất, trong đó quy định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh sau mỗi cấp học, nội dung và thời lượng giáo dục bất buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc.

Chương trtình cũng đồng thời dành thời lượng để UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương biên soạn bổ sung những nội dung về đặc điểm lịch sử, văn hoá và kinh tế xã hội của địa phương; cơ sở giáo dục chủ động vận dụng để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.

- Chương trình tổng thể phải đáp ứng các tiêu chí sau:

+ Nội dung không trái với quy định của pháp luật Việt Nam và không có những định kiến xã hội về giới, sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, tuổi, địa vị. Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông, mục tiêu chương trình của từng cấp học tuân thủ luật Giáo dục và quán triệt các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

+ Chương trình cần đạt về những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh cuối mỗi cấp học cụ thể hoá được mục tiêu chương trình của từng cấp học, bảo đảm tính khoa học, phù hợp với đặc điểm phát triểm tâm sinh lí của học sinh và điều kiện thực tiễn trường phổ thông.

+ Các chương trình giáo dục giai đoạn cơ bản (tiểu học và trung học) bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (trung học phổ thông đảo bảo học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho học sinh có khả năng tham gia thị trường lao động hoặc học sau phổ thông.

+ Có quy định điều kiện khung tối thiểu đảm bảo thực hiện được chương trình của trường phổ thông về tổ chức và quản lí nhà trường; cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên; cơ sở vật chất, thiết bi giáo dục; công tác xã hội hoá giáo dục.

+ Có quy định về phát triển chương trình thông qua việc xây dựng kế hoạc giáo dục của trường phổ thông; đánh giá và chỉnh sửa chương trình trong quá trình triển khai và thực hiện.

+ Các thuật ngữ chính được giải thích, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản đảm bảo quy định hiện hành.

- Với các chương trình môn học cũng phải đáp ứng các tiêu chí sau:

+ Tiêu chí 1: Nội dung không trái với quy định của pháp luật Việt Nam và không có những định kiến xã hội về giới, sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, tuổi, địa vị.

+ Tiêu chí 2: Mục tiêu của chương trình môn học cụ thể hoá được mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với đặc thù môn học; xác định được yêu cầu về các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi, năng lực đặc thù môn học mà học sinh cần đạt được cuối mỗi cấp học.

+ Tiêu chí 3: Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học phản ánh được yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh ở mỗi cấp học; tạo cơ hội phát triển các phẩm chất và năng lực đặc thù môn học; là cơ sở đánh giá kết quả giáo dục học sinh.

+ Tiêu chí 4: Nội dung giáo dục bắt buộc, kế hoạch dạy học được quy định cho từng cấp học, định hướng cho từng lớp đáp ứng mục tiêu chương trình môn học; đảm bảo cơ bản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

+ Tiêu chí 5: Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cách thức đánh giá kiến thức, kỹ năng và năng lực học sinh, phương tiện dạy học được định hướng, giải thích, hướng dẫn, minh hoạ nhằm hỗ trợ hoạt động dạy, hoạt động học theo định hướng hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh.

+ Tiêu chí 6: Các thuật ngữ chính được giải thích; thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản đảm bảo quy định hiện hành…

Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông làm việc theo nguyên tắc ttạp trung, dân chủ, khách quan, trung thực.

Hội đồng phải đảm bảo đủ cơ cấu các thành viên tham gia là cán bộ nghiên cứu, chuyên gia giáo dục, giáo viên đang trực tiếp dạy học tại các cơ sở giáo dục phổ thông, giảng viên của các cơ sở đào tạo sư phạm.

Hội đồng thẩm định phải bảo đảm ít nhất 30% tổng số thành viên là giáo viên đang trực tiếp dạy học tại các cơ sở giáo dục phổ thông…

3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường

Trong tổ chức thực hiện CTGD, cần thiết phải đổi mới nội dung và hình thức tổ chức để tăng cường tính chủ động, sáng tạo của GV trong thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục của nhà trường. Để thực hiện nội dung này, CBQL nhà trường cần tổ chức thực hiện một số hoạt động sau:

a) Tổ chức học tập, tìm hiểu về chương trình và kế hoạch dạy học, quy chế chuyên môn, nhiệm vụ năm học

Đầu mỗi năm học, nhà trường tổ chức học tập để tìm hiểu và triển khai thực hiện CTGD, kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; quy chế chuyên môn; các nhiệm vụ trọng tâm của năm học trong chỉ thị năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cấp quản lí giáo dục; kế hoạch hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường. Trong hoạt động này, có thể phân loại đối tượng GV (theo thâm niên, theo năng lực,...) mà đề ra những yêu cầu khác nhau, nhưng yêu cầu chung là mỗi GV cần hiểu biết đầy đủ chương trình và kế hoạch dạy học của cấp học, lớp học để trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học của cấp học, lớp học được phân công cho phù hợp đối tượng và điều kiện cụ thể.

b) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn và của mỗi giáo viên

- Tổ chuyên môn có kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường.

- Đối với GV, kế hoạch dạy học (trong Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV) có: kế hoạch giảng dạy cả năm học; kế hoạch tháng; kế hoạch dạy học từng tuần. Trong các kế hoạch này, cần thể hiện kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục ở lớp mình phụ trách.

c) Duyệt kế hoạch dạy học của giáo viên và tổ chuyên môn

Kế hoạch dạy học của GV và tổ chuyên môn cần được thông qua ở tổ chuyên môn và phê duyệt của lãnh đạo trường để thống nhất và có tính pháp lí.

d) Quản lí kế hoạch dạy học của giáo viên và tổ chuyên môn

Các kế hoạch dạy học của GV và tổ chuyên môn cần được tổ chức quản lí để đảm bảo tiến trình và chất lượng dạy học của GV và cả tổ chuyên môn. Việc quản lí kế hoạch dạy học được bắt đầu từ tổ chuyên môn.

e) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, của giáo viên

Đây là hoạt động cần thiết và thường xuyên trong năm học. Việc kiểm tra, giám sát ngoài việc đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ, còn có tác dụng điều chỉnh quá trình thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học.

4. Kết quả thu hoạch về kỹ năng

- Việc tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THCS nhằm dảm bảo chất lượng trong quá trình dạy học. Là xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ (thời gian, tốc độ, tỉ lệ căn đối) và định ra những khuynh hướng cơ bản để phát triển mục tiêu, nhiệm nhiệm vụ đó.

- Giúp các nhà quán lý có một cái nhìn tổng quan về hệ thống và sự tập chung chú ý của mình vào hệ thống đó, làm rõ được phương hướng nhiệm vụ trong hệ thống, làm việc chủ động tự tin hơn.

- Hình thành mục tiêu làm cơ sở cho quá trình kiểm tra, đánh giá ngoài và đánh giá trong.

- Làm cơ sở để thực hiện dân chủ hóa trong giáo dục và dân chủ hóa trong quản lý nhà trường một cách có hiệu quả.

- Việc tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THCS giúp vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong thời gian nhất định.

5. Đánh giá về ý nghĩa/giá trị của hệ thống tri thức, kỹ năng thu nhận được sau khóa bồi dưỡng

Qua quá trình học tập chuyên đề này giúp cho tôi rất nhiều tr

1694880698693.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---Bai thu hoach CDNN.rar
    1.7 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài thu hoạch bồi dưỡng giáo viên hạng 2 bài thu hoạch bồi dưỡng giáo viên hạng 3 bài thu hoạch bồi dưỡng giáo viên thcs hạng 1 bài thu hoạch bồi dưỡng giáo viên thcs hạng 2 bài thu hoạch bồi dưỡng giáo viên thpt hạng 2 bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên thcs bài thu hoạch chuẩn giáo viên hạng 2 bài thu hoạch chuẩn nghề nghiệp giáo viên thcs bài thu hoạch chuyên de 2020 của giáo viên bài thu hoạch của giáo viên bài thu hoạch của giáo viên mầm non hạng 3 bài thu hoạch của giáo viên về chuyên de 2020 bài thu hoạch giáo viên bài thu hoạch giáo viên hạng 2 bài thu hoạch giáo viên hạng 2 mầm non bài thu hoạch giáo viên hạng 3 bài thu hoạch giáo viên mầm non bài thu hoạch giáo viên mầm non 3 bài thu hoạch giáo viên mầm non hạng 2 bài thu hoạch giáo viên mầm non hạng 2 violet bài thu hoạch giáo viên mầm non hạng 3 bài thu hoạch giáo viên thcs hạng 1 violet bài thu hoạch giáo viên thcs hạng 2 bài thu hoạch giáo viên thcs hạng 2 2019 bài thu hoạch giáo viên thcs hạng 2 violet bài thu hoạch giáo viên thcs hạng 3 bài thu hoạch giáo viên thpt hạng 2 bài thu hoạch giáo viên thpt hạng 2 violet bài thu hoạch giáo viên tiểu học hạng 2 bài thu hoạch giáo viên tiểu học hạng 2 - - violet bài thu hoạch giáo viên tiểu học hạng 2 năm 2020 bài thu hoạch giáo viên tiểu học hạng 2 năm 2021 bài thu hoạch giáo viên tiểu học hạng 2 nam 2021 violet bài thu hoạch giáo viên tiểu học hạng 3 bài thu hoạch giáo viên tiểu học hạng 3 violet bài thu hoạch nâng hạng giáo viên thpt violet bài thu hoạch nâng hạng giáo viên tiểu học hạng 3 bài thu hoạch nâng hạng giáo viên tiểu học hạng ii bài thu hoạch nghị quyết 13 của giáo viên bài thu hoạch nghị quyết 58 của giáo viên bài thu hoạch nghị quyết của giáo viên bài thu hoạch thăng hạng giáo viên mầm non hạng ii bài thu hoạch thăng hạng giáo viên mầm non hạng iii bài thu hoạch thi thăng hạng giáo viên mầm non mẫu bài thu hoạch giáo viên tiểu học hạng 2
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,494
    Bài viết
    37,963
    Thành viên
    141,815
    Thành viên mới nhất
    hoahoe83
    Top