Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
TÀI LIỆU TRẮC NGHIỆM

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,627
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP 958 Câu hỏi trắc nghiệm hóa học 8 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 có đáp án được soạn dưới dạng file word gồm 81 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
MỞ ĐẦU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8

Số lượng: 30 câu

Câu 1: Dụng cụ nào dùng để khuấy khi hòa tan chất rắn?

A. Thìa thủy tinh. B. Đũa thủy tinh.

C.
Kẹp gắp. D. Dụng cụ bất kì có thể khuấy được.

Câu 2: Dụng cụ nào dùng để đựng trộn các hóa chất rắn với nhau hoặc nung các chất ở nhiệt độ cao?

A. Cốc. B. Bình tam giác. C. Ống nghiệm. D. Bát sứ.

Câu 3:
Nếu dùng để kẹp ống nghiệm thì nên đặt kẹp ở vị trí nào?

A. ở vị trí gần miệng ống nghiệm.

B. ở vị trí 1/2 ống nghiệm.

C. ở vị trí 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống nghiệm xuống.

D.
ở vị trí 2/3 ống nghiệm tính từ miệng ống nghiệm xuống.

Câu 4: Để chứa hóa chất cần dùng dụng cụ:

A. Ống đong. B. Lọ thủy tinh. C. Giá để ống nghiệm. D. Thìa thủy tinh.

Câu 5: Hóa chất dễ cháy nổ là:

A. Carbon (C). B. Calcium hydroxide (Ca(OH)2).

C. Sulfur (S). D. Hydrogen (H2).

Câu 6:
Để lấy chất rắn dạng miếng ta nên dùng:

A. Ống đong. B. Thìa xúc hóa chất.

C. Kẹp gắp hóa chất. D. Đũa thủy tinh.

Câu 7: Chọn đáp án sai. Khi đun nóng hóa chất cần phải lưu ý:

A. Hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hóa chất.

B. Khi đun chất lỏng cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 60°(so với phương nằm ngang).

C. Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.

D. Khi đun chất lỏng cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 45°.

Câu 8:
Khi sử dụng hóa chất chúng ta cần phải:

A. Ngửi, nếm hóa chất.

B. Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.

C. Sau khi lấy hóa chất xong cần phải đậy kín các lọ đựng hóa chất.

D.
Đổ hóa chất trực tiếp vào cống thoát nước hoặc đổ ra môi trường.

Câu 9: Chọn đáp án đúng, đầy đủ nhất. Nhãn hóa chất cho biết:

A. Tên hóa chất.

B. Kí hiệu hóa học.

C. Hình ảnh hóa chất.

D. Các thông tin cần thiết và chủ yếu về hóa chất.

Câu 10:
Việc không được làm trong phòng thí nghiệm?

A. Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hóa chất nếu không có nhãn mác hoặc nhãn mác bị mờ.

B. Tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của thầy, cô giáo khi tiến hành thí nghiệm.

C. Trong khi làm thí nghiệm, cần phải thông báo ngay cho thầy, cô giáo nếu gặp sự cố cháy, nổ, đổ hóa chất, vỡ dụng cụ thí nghiệm,...

D. Nghiêng hai đèn cồn vào nhau để lấy lửa.

Câu 11: Điền vào chỗ trống. "... là đồng hồ đo công suất điện ở mạch điện"

A. Oát kế. B. Vôn kế. C. Ampe kế. D. Áp kế.

Câu 12: Điôt và điôt phát quang hoạt động khi:

A. có dòng điện đi qua nó theo một chiều. B. có dòng điện đi qua nó theo hai chiều.

C. ngắt mạch điện. D. đóng mạch điện.

Câu 13: Chất nào có thể dùng để dập đám cháy thông thường?

A. Nước. B. Cát khô. C. CO2. D. Nước đá.

Câu 14: Thiết bị nào trong mạch điện giữ an toàn cho mạch điện bằng cách tự ngắt dòng điện khi dòng điện qua nó lớn tới một giá trị nhất định?

A. Công tắc. B. Pin. C. Điện trở. D. Cầu chì.

Câu 15:
Khi sử dụng điện trong phòng thí nghiệm cần chú ý:

A. Tìm hiểu và thực hiện đúng các quy định trong nội quy, hướng dẫn an toàn điện tại phòng thí nghiệm hay tại những nơi có sử dụng điện.

B. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, các quy định trên mỗi thiết bị điện.

C. Thực hiện lắp ráp các thiết bị điện theo hướng dẫn khi đã đóng dòng điện trong mạch.

D. Chỉ được tiến hành sau khi giáo viên hoặc người lớn đã kiểm tra và cho phép.

Câu 16: Thiết bị nào không dùng để giữ an toàn mạch điện bằng cách tự ngắt dòng điện khi có dòng điện quá lớn chạy trong mạch?

A. Rơle. B. Cầu dao tự động. C. Công tắc. D. Cầu chì.

Câu 17: Việc đầu tiên khi có đám cháy ở phòng thí nghiệm là?

A. Báo động, hô hoán cho mọi người biết có đám cháy.

B.
Cắt điện khu vực xảy ra cháy.

C. Sử dụng các phương tiện để dập cháy.

D. Gọi điện thoại báo cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114.

Câu 18: Cầu chì thường đặt ở

A. sau nguồn điện tổng và ở sau các thiết bị điện trong mạch điện.

B. sau nguồn điện tổng và ở trước các thiết bị điện trong mạch điện.

C.
trước nguồn điện tổng và ở trước các thiết bị điện trong mạch điện.

D. trước nguồn điện tổng và ở sau các thiết bị điện trong mạch điện.

Câu 19: Vôn kế dùng để đo

A. Cường độ dòng điện. B. Hiệu điện thế.

C. Công suất mạch điện. D. Giá trị điện trở.

Câu 20: Điền vào chỗ trống: "... là bản viết, bản in, bản vẽ của chữ, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, gắn chắc chắn trên bao bì thương phẩm để thể hiện các thông tin cần thiết và chủ yếu về hóa chất giúp người sử dụng biết và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát, quản lý."

A. Tên hóa chất. B. Công thức hóa học. C. Nhãn hóa chất. D. Tính chất hóa chất.

Câu 21: Dụng cụ nào sau đây thường được dùng để đo thể tích?

A. Ống đong. B. Đèn cồn. C. Ống nghiệm. D. Bình tam giác.

Câu 22: Dụng cụ nào dưới đây dùng để lấy hóa chất?

A. Ống đong. B. Cốc chia độ. C. Ống hút nhỏ giọt. D. Lọ thủy tinh.

Câu 23: Tên gọi của dụng cụ dưới đây?


A. Ống đong. B. Đèn cồn. C. Ống nghiệm. D. Bình tam giác.

Câu 24: Tên gọi của dụng cụ dưới đây?


A. Ống đong. B. Cốc chia độ. C. Ống hút nhỏ giọt. D. Lọ thủy tinh.

Câu 25: Đây là dụng cụ gì?


A. Ống đong. B. Cốc chia độ. C. Ống hút nhỏ giọt. D. Lọ thủy tinh.

Câu 26: Nhận định nào sau đây là không đúng khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm?

A. Khi tắt đèn cồn, dùng nắp đậy lại và tuyệt đối không dùng miệng thổi để tắt lửa đèn cồn.

B. Hoá chất lỏng cho vào nên cho hơn 1/2 ống nghiệm.

C. Một số dụng cụ chứa hoá chất thường dùng như: lọ thuỷ tinh, bình tam giác, ống nghiệm, …

D. Để đo 90 mL chất lỏng nên dùng ống đong loại 100 mL.

Câu 27: Nhận định nào sau đây là không đúng khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm?

A. Bát sứ dùng để trộn các hoá chất rắn với nhau, đun chảy các hoá chất ở nhiệt độ cao hoặc cô cạn các dung dịch.

B. Thìa thuỷ tinh dùng để lấy lượng nhỏ hoá chất ở dạng bột cho vào dụng cụ thí nghiệm.

C. Ống hút nhỏ giọt dùng để lấy hoá chất ở dạng lỏng.

D. Dụng cụ dùng đo thể tích: ống nghiệm, lọ thuỷ tinh, bình tam giác, …

Câu 28: Khi dùng kẹp gỗ để kẹp ống nghiệm, nên kẹp ở vị trí khoảng …. từ miệng ống. Chọn giá thích thích hợp điền vào?

A. 1/2. B. 1/3. C. 1/4. D. 1/5.

Câu 29: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về các quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thực hành?

A. Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hoá chất bắn vào người và quần áo.

B. Nên rót cồn đầy cho đèn cồn, không mồi lửa cho đèn cồn này bằng đèn cồn khác, đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa.

C. Hoá chất trong phòng thực hành phải đựng trong lọ có nút đậy kín, phía ngoài có dán nhãn ghi tên hoá chất.

D. Nếu hoá chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng.

Câu 30: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về các quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thực hành?

A. Không cho hoá chất này vào hoá chất khác (ngoài chỉ dẫn).

B. Hoá chất dùng xong nếu thừa, được cho trở lại bình chứa.

C. Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất.

D. Sử dụng kính bảo hộ và găng tay để đảm bảo an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.


1722504318229.png


1722504329499.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--958 câu trắc nghiệm hóa học KHTN 8 đáp án.docx
    1.7 MB · Lượt xem: 3
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    de thi khoa học tự nhiên lớp 8 học kì 1 de thi khoa học tự nhiên lớp 8 học kì 2 de thi khtn lớp 8 giữa học kì 2 de thi hsg khtn lớp 8 cấp huyện giải khtn lớp 8 vnen giáo an khoa học tự nhiên lớp 8 vnen violet khoa học tự nhiên lớp 6 bài 8 trang 35 khoa học tự nhiên lớp 6 trang 8 khoa học tự nhiên lớp 8 bài 2 khoa học tự nhiên lớp 8 bài 20 cơ năng khoa học tự nhiên lớp 8 bài 4 hidro nước khoa học tự nhiên lớp 8 bài 6 oxit khoa học tự nhiên lớp 8 bài 7 axit khoa học tự nhiên lớp 8 bài 9 muối khoa học tự nhiên lớp 8 chân trời sáng tạo khoa học tự nhiên lớp 8 kết nối tri thức khoa học tự nhiên lớp 8 pdf khtn 8 vietjack khtn lớp 6 bài 8 khtn lớp 6 bài 8 chân trời sáng tạo khtn lớp 6 bài 8 kết nối tri thức khtn lớp 6 bài 8 đo nhiệt độ khtn lớp 6 trang 8 khtn lớp 7 bài 8 khtn lớp 7 bài 8 kết nối tri thức khtn lớp 7 trang 8 khtn lớp 8 khtn lớp 8 bài 1 khtn lớp 8 bài 25 cơ thể khỏe mạnh khtn lớp 8 bài 29 quần thể sinh vật khtn lớp 8 bài 3 khtn lớp 8 bài 3 oxi không khí khtn lớp 8 bài 30 quần xã sinh vật khtn lớp 8 bài 31 hệ sinh thái khtn lớp 8 bài 32 khtn lớp 8 bài 33 khtn lớp 8 bài 5 dung dịch khtn lớp 8 bài 6 oxit khtn lớp 8 bài 7 axit khtn lớp 8 bài 8 khtn lớp 8 bài 9 muối khtn lớp 8 chân trời sáng tạo khtn lớp 8 kết nối tri thức khtn lớp 8 sách vnen khtn lớp 8 tech12h khtn lop 8 vnen sách khoa học tự nhiên lớp 8 cánh diều sách khoa học tự nhiên lớp 8 pdf sách khoa học tự nhiên lớp 8 vnen pdf sách khtn lớp 8 kết nối tri thức đề thi hsg khtn lớp 8 đề thi khtn lớp 8 cuối kì 1 đề thi khtn lớp 8 cuối kì 2 đề thi khtn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi khtn lớp 8 học kì 1
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,703
    Bài viết
    40,166
    Thành viên
    152,351
    Thành viên mới nhất
    PHAMDUNG92
    Top