Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,405
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP BỘ LUYỆN ĐỀ thi khoa học tự nhiên lớp 8 giữa học kì 1 CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải de thi khoa học tự nhiên lớp 8 giữa học kì 1 về ở dưới.
Trường THCS Thành Công
Năm học: 2023 - 2024


HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 KHTN8

- HS ôn tập kiến thức theo các chủ đề trong SGK, hoàn thành các bài tập trong SBT.
Một số câu hỏi TNKQ và BT tham khảo.
I. MẠCH KIẾN THỨC HÓA- KHTN 8

Câu 1.
Việc nào dưới đây thuộc quy định những việc cần làm trong phòng thực hành?

A. Được ăn, uống trong phòng thực hành.

B. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm.

C. Làm vỡ ống nghiệm không báo với giáo viên vì tự mình có thể tự xử lý được.

D. Ngửi nếm các hóa chất.

Câu 2. Khi xảy ra sự cố trong phòng thí nghiệm ta nên làm gì?

A. Tự ý xử lý sự cố. B. Gọi bạn xử lý giúp.

C. Báo giáo viên. D. Đi làm việc khác, coi như không phải mình gây ra.

Câu 3. Xử lí hóa chất thừa sau khi dùng xong?

A. Đổ ngược lại vào lọ hóa chất. B. Đổ ra ngoài thùng rác

C. Xử lí theo hướng dẫn giáo viên. D. Có thể mang về tự thí nghiệm tại nhà

Câu 4. Dụng cụ thí nghiệm nào dùng để lấy dung dịch hóa chất lỏng?

A. Kẹp gỗ. B. Bình tam giác. C. Ống nghiệm. D. Ống hút nhỏ giọt

Câu 5. Đâu không phải hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm.

A. Sunfuric acid. B. Hydrochloric acid. C. Sulfur. D. Nước cất

Câu 6: Sự biến đổi nào sau đây không phải là sự biến đổi vật lí?

A. quá trình nóng chảy. B. quá trình đốt cháy nhiên liệu.

C. quá trình chuyển trạng thái của chất. D. quá trình hòa tan.

Câu 7: Sự biến đổi hóa học là

A. sự biến đổi có tạo thành chất mới. B. sự hòa tan một chất vào nước.

C. sự biến đổi mà trạng thái các chất không thay đổi. D. sự biến đổi luôn xảy ra ở nhiệt độ cao.

Câu 8: Chất mới được tạo thành được gọi là

A. chất tham gia. B. chất phản ứng. C. chất dư. D. sản phẩm.

Câu 9: Trong quá trình phản ứng chất nào có khối lượng giảm dần?

A. Sản phẩm. B. Chất tạo thành sau phản ứng.

C. Chất tham gia phản ứng. D. Chất không tham gia phản ứng.

Câu 10: Ứng dụng nào sau đây không phải của phản ứng tỏa nhiệt?

A. cung cấp năng lượng cho sinh hoạt và sản xuất.
B. hấp thụ năng lượng để sản xuất các chất quan trọng.

C. cung cấp năng lượng vận hành động cơ.

D.
cung cấp năng lượng cho các phương tiện giao thông.

Câu 11: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng

A. giải phóng năng lượng (dạng nhiệt) ra môi trường xung quanh.

B. hấp thụ năng lượng (dạng nhiệt) trong suốt quá trình phản ứng xảy ra.

C. giải phóng năng lượng điện ra môi trường xung quanh.
D.
phân hủy cần dùng đến năng lượng nhiệt.



A. 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O.
B. 1 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O.
C. 4 nguyên tử H liên kết với nhau, 2 nguyên tử O liên kết với nhau.
D.
2 nguyên tử H liên kết với nhau, 2 nguyên tử O liên kết với nhau.
Câu 12. Cho sơ đồ mô tả phản ứng hóa học của hydrogen và oxygen dưới đây. Trước phản ứng nguyên tử nào liên kết với nhau?



Câu 13.
Một số phản ứng cần sử dụng chất xúc tác. Tác dụng của chất xúc tác là

A. giúp cho phản ứng có thể xảy ra. B. giúp cho phản ứng dễ dàng tỏa nhiệt.

C. giúp cho phản ứng xảy ra nhanh hơn. D. giúp cho lượng sản phẩm thu được nhiều hơn.

Câu 14: Cho phương trình chữ sau: copper + khí oxygen ® copper (II) oxide. Phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Có 3 chất tham gia phản ứng.

B. Trong quá trình phản ứng lượng copper (II) oxide giảm dần.

C. Có sự phá vỡ liên kết trong phân tử khí oxygen.

D.
Để phản ứng xảy ra phải cho copper tiếp xúc với copper (II) oxide.

Câu 15. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thu nhiệt?

A. Phản ứng đốt cồn nướng mực. B. Phản ứng đốt cháy than để nấu nước.

C. Phản ứng đốt xăng để cho xe máy hoạt động. D. Phản ứng phân hủy đá vôi.

Câu 16. Trong các quá trình sau, quá trình nào có xảy ra phản ứng hóa học?

(a) Đốt cháy than trong không khí. (b) Làm bay hơi nước biển trong quá trình sản xuất muối.

(c) Nung đá vôi. (d) Hơi nến cháy. (e) Băng tan.

A. a, b, c. B. a, c, d, e. C. a, c, d. D. Tất cả đáp án.

Câu 17. Khí X là chất khí độc, không màu, không mùi, gây đau thắt ngực, suy giảm thị lực và giảm chức năng não, ở nồng độ cao có thể gây tử vong. Khí X thường được sinh ra khi đốt than sưởi ấm trong phòng kín, thiếu oxygen. Khí X là

A. CO2. B. NO2. C. SO2. D. CO.

Câu 18: Cho tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125 và tỉ khối của khí B đối với không khí là 0,5. Khối lượng mol của khí A là:

A. 33 B. 34 C. 68 D. 34,5

Câu 19: Thể tích mol chất khí khi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì như thế nào?

A. Khác nhau B. Bằng nhau

C. Thay đổi tuần hoàn. D. Chưa xác định được

Câu 20: Cho CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3. Khí có thể thu được khi để xuôi bình là

A. CO2, CH4, NH3 B. CO2, H2O, CH4, NH3

C. CO2, SO2, N2O D. N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3

BT tự luận
Bài 1.
Cho các phương trình chữ sau:

(1) Carbon + oxygen ® carbon dioxide.

(2) Iron + sulfur ® Iron (II) sunfuride.

(3) Calcium carbonate ® Calcium oxide + carbon dioxide

(4) Alcohol ethylic + oxygen ® Carbon dioxide + nước

Cho biết:

a) Chất nào là chất tham gia phản ứng? Chất nào là sản phẩm?

b) Trong đời sống em thường thấy phản ứng (1) khi nào? Cho biết hiện tượng quan sát được của phản ứng (1)?

Bài 2. Đầu năm 2016 một bé gái 18 tháng tuổi ở Nghệ An bị tử vong do người nhà dùng than để sưởi ấm, bốn thành viên khác trong gia đình bị khó thở, sùi bọt mép, lơ mơ, mất ý thức. Đến cuối năm 2017 tai nạn tương tự cũng xảy ra tại Hà Tĩnh. Việc dùng than để sưởi ấm khá quen thuộc với người dân nước ta và việc làm này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

a. Giải thích nguyên nhân gây ra tai nạn trên?

b. Nêu các biểu hiện của người bị ngộ độc khí trên và các việc mình cần làm nếu phát hiện mình, người khác có dấu hiệu bị ngộ độc khí trên?
c. Tính tỉ khối của khí trên so với không khí. Tính thể tích, khối lượng của 0,5 mol khí đó (đkc)

II. MẠCH KIẾN THỨC VẬT LÝ- KHTN 8

1. TNKQ:

Câu 1:
Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.

C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.

D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.

Câu 2: Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của nước tăng.
B. Khối lượng riêng của nước giảm.

C. Khối lượng riêng của nước không thay đổi.
D. Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăng.

Câu 3: Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?

A. Chỉ cần dùng một cái cân B. Chỉ cần dùng một lực kế
C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ D. Chỉ cần dùng một bình chia độ

Câu 4: Cho khối lượng riêng của nhôm, sắt, chì, đá lần lượt là 2700 kg/m3, 7800 kg/m3, 11300 kg/m3, 2600 kg/m3. Một khối đồng chất có thể tích 300 cm3, nặng 810g đó là khối

A. Nhôm B. Sắt C. Chì D. Đá

Câu 5: Nếu sữa trong một hộp sữa có khối lượng tịnh 387 g và thể tích 0,314 lít thì trọng lượng riêng của sữa gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1,264 N/m3 B. 0,791 N/m3 C. 12643 N/m3 D. 1264 N/m3

Câu 7: Tính khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 2,0 m x 3,0 m x 1,5 m. Biết khối lượng riêng của đá hoa cương là D =2750kg/m3.

A. 2475 kg. B. 24750 kg. C. 275 kg. D. 2750 kg.

Câu 8: Cho biết 13,5 kg nhôm có thể tích là 5 .Khối lượng riêng của nhôm bằng bao nhiêu?

A. 2700 kg/ B. 2700 kg/ C. 270 kh/ D. 260 kg/

Câu 9: Một vật bằng sắt có khối lượng riêng là 7800 kg/ , thể tích 50 . Khối lượng của vật là:

A. 390 kg. B. 312 kg C. 390000kg D. 156kg

Câu 10: Một hộp sữa Ông thọ có khối lượng 397g và có thể tích 320 cm³. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m³.

A. 1440,6 kg/m³ B. 1240,6 kg/m³ C. 1740,6 kg/m³ D. 1300,6 kg/ m³

Câu 11: Công thức tính áp suất trên một bề mặt là:

A. p = B. p = C. p = D. p = F. S

Câu12: Đơn vị của áp suất là:

A. N/m B. Pa C. N/ D. N/

Câu 13: Muốn tăng áp suất thì:

A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.

B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.

C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.

D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.

Câu 14: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.

B. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu

C. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực ma sát giữa tàu và đường ray

D. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng cả ba lực trên.

Câu 15: Đặt một bao gạo 60kg lên một ghết 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là:
A. p = 20000N/m2 B. p = 2000000N/m2
C. p = 200000N/m2. D. Là một giá trị khác

Câu 16: Vật thứ nhất có khối lượng m1 = 0,5kg, vật thứ hai có khối lượng 1kg. Hãy so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.

A. p1 = p2 B. p1 = 2p2 C. 2p1 = p2 D. Không so sánh được

Câu17: Một máy đánh ruộng có khối lượng 1 tấn, để máy chạy được trên nền đất ruộng thì áp suất máy tácdụng lên đất là 10.000 Pa. Hỏi diện tích 1 bánh của máy đánh phải tiếp xúc với ruộng là:
A. 1m2 B. 0,5m2 C. 10000cm2 D. 10m2

Câu 18: Biết thầy Giang có khối lượng 60 kg, diện tích một bàn chân là 30 cm2. Tính áp suất thầy Giang tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân
A. 1Pa B. 2 Pa C. 10Pa D. 100.000Pa

Câu19: Một xe tải 6 bánh có khối lượng 8 tấn, diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe với mặt đất là 7,5 . Tính áp suất của xe lên mặt đường khi xe đứng yên?

A. 17700 Pa B 17789 Pa C. 1777778 Pa D. 17777778 Pa

Câu 20: Một áp lực 600 N gây áp suất 3000 N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn là bao nhiêu?

A. 0,02 m2+ B. 0,2 m2 C. 0,02 dm2 D. 0,2 dm2

2. Tự luận:

Người ta dùng một cái đột để đục lỗ trên một tấm tôn. Nếu diện tích của mũi đột là 0,4 mm2, áp lực búa tác dụng tác dụng vào đột là 60N, thì áp suất do mũi đột tác dụng lên tấm tôn là bao nhiêu?

II. MẠCH KIẾN THỨC SINH HỌC- KHTN 8
1. TNKQ
Câu 1: Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn vì:

A. Thành phần cốt giao nhiều hơn chất khoáng. B. Thành phần cốt giao ít hơn chất khoáng.
C. Chưa có thành phần khoáng. D. Chưa có thành phần cốt giao.
Câu 2: Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì?

A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo. B. Mang vác về một bên liên tục
C. Mang vác quá sức chịu đựng. D. Cả ba đáp án trên.
Câu 3: Vì sao xương đùi của con người lại phát triển hơn so với phần xương tương ứng của thú ?

A. Vì con người cường độ hoạt động mạnh hơn các loài thú khác nên kích thước các xương chi (bao gồm cả xương đùi) phát triển hơn.
B. Vì con người có tư thế đứng thẳng nên trọng lượng phần trên cơ thể tập trung dồn vào hai chân sau và xương đùi phát triển để tăng khả năng chống đỡ cơ học.
C. Vì xương đùi ở người nằm ở phần dưới cơ thể nên theo chiều trọng lực, chất dinh dưỡng và canxi tập trung tại đây nhiều hơn, khiến chúng phát triển lớn hơn so với thú.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 4: Chức năng của cột sống là:
A. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan phía bên trong khoang bụng
B. Giúp cơ thể đứng thẳng, gắn xương sườn với xương ức thành lồng ngực
C. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động
D. Bảo đảm cho cơ thể được vận động dễ dàng
Câu 5: Chất khoáng chủ yếu cấu tạo nên xương người là
A. Fe (iron). B. Ca (calcium). C. P (phosphorus). D. Mg (magnesium).
Câu 6: Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là
A. co và dãn. B. gấp và duỗi. C. phồng và xẹp. D. kéo và đẩy.
Câu 7: Thành phần cấu tạo của xương
A. Chủ yếu là chất hữu cơ (cốt giao)
B. Chủ yếu là chất vô cơ (muối khoáng)
C. Chất hữu cơ (cốt giao) và chất vô cơ (muối khoáng) có tỉ lệ chất cốt giao không đổi
D. Chất hữu cơ (cốt giao) và chất vô cơ (muối khoáng) có tỉ lệ chất cốt giao thay đổi theo độ tuổi
Câu 8: Cho các hệ cơ quan sau:
1. Hệ hô hấp. 2. Hệ sinh dục. 3. Hệ nội tiết. 4. Hệ tiêu hóa. 5. Hệ thần kinh. 6. Hệ vận động.
Hệ cơ quan nào có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể?
A. 1, 2, 3. B. 3, 5. C. 1, 3, 5, 6. D. 2, 4, 6
Câu 9: Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực ?
A. Bóng đái. B. Phổi. C. Thận. D. Dạ dày.
Câu 10: Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan?
A. Mô cơ. B. Mô thần kinh. C. Mô biểu bì. D. Mô liên kết.

2. Tự luận

a. Khi bị mỏi cơ, em phải làm gì ?

b. Giải thích vì sao đối với người già, khi bị gãy xương thì thời gian phục hồi sẽ bị chậm hơn ?

c. Điều gì sẽ xảy ra nếu như em ngồi học bị sai tư thế? Hãy nêu một vài biện pháp khắc phục của em?

d. Hãy kể tên những hệ cơ quan trong cơ thể người mà em được học?


1698648546533.png

------------- CHÚC CÁC EM​





 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---[FILE WORD] ĐỀ LUYỆN TẬP KHTN 8 - GHKI - 2023 - 2024 (File resp.zip
    1.5 MB · Lượt xem: 3
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    de thi khoa học tự nhiên lớp 8 học kì 1 de thi khoa học tự nhiên lớp 8 học kì 2 de thi khtn lớp 8 giữa học kì 2 de thi hsg khtn lớp 8 cấp huyện giải khtn lớp 8 vnen giáo an khoa học tự nhiên lớp 8 vnen violet khoa học tự nhiên lớp 6 bài 8 trang 35 khoa học tự nhiên lớp 6 trang 8 khoa học tự nhiên lớp 8 bài 2 khoa học tự nhiên lớp 8 bài 20 cơ năng khoa học tự nhiên lớp 8 bài 4 hidro nước khoa học tự nhiên lớp 8 bài 6 oxit khoa học tự nhiên lớp 8 bài 7 axit khoa học tự nhiên lớp 8 bài 9 muối khoa học tự nhiên lớp 8 chân trời sáng tạo khoa học tự nhiên lớp 8 kết nối tri thức khoa học tự nhiên lớp 8 pdf khtn 8 vietjack khtn lớp 6 bài 8 khtn lớp 6 bài 8 chân trời sáng tạo khtn lớp 6 bài 8 kết nối tri thức khtn lớp 6 bài 8 đo nhiệt độ khtn lớp 6 trang 8 khtn lớp 7 bài 8 khtn lớp 7 bài 8 kết nối tri thức khtn lớp 7 trang 8 khtn lớp 8 khtn lớp 8 bài 1 khtn lớp 8 bài 25 cơ thể khỏe mạnh khtn lớp 8 bài 29 quần thể sinh vật khtn lớp 8 bài 3 khtn lớp 8 bài 3 oxi không khí khtn lớp 8 bài 30 quần xã sinh vật khtn lớp 8 bài 31 hệ sinh thái khtn lớp 8 bài 32 khtn lớp 8 bài 33 khtn lớp 8 bài 5 dung dịch khtn lớp 8 bài 6 oxit khtn lớp 8 bài 7 axit khtn lớp 8 bài 8 khtn lớp 8 bài 9 muối khtn lớp 8 chân trời sáng tạo khtn lớp 8 kết nối tri thức khtn lớp 8 sách vnen khtn lớp 8 tech12h khtn lop 8 vnen sách khoa học tự nhiên lớp 8 cánh diều sách khoa học tự nhiên lớp 8 pdf sách khoa học tự nhiên lớp 8 vnen pdf sách khtn lớp 8 kết nối tri thức đề thi hsg khtn lớp 8 đề thi khtn lớp 8 cuối kì 1 đề thi khtn lớp 8 cuối kì 2 đề thi khtn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi khtn lớp 8 học kì 1
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,449
    Bài viết
    39,912
    Thành viên
    150,882
    Thành viên mới nhất
    Trương Thị Mỹ Thương
    Top