- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,145
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP Đề kiểm tra ngữ văn giữa kì 2 lớp 9 CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM NĂM 2024-2025 CỦA CÁC TRƯỜNG TẠI UBND THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG được soạn dưới dạng file word gồm 26 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
"Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm, Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt. Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ; đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ ở trong một nhà dân bên bờ hồ Tây.
Một buổi sáng, ở nhà trọ đi ra, trong áng sương mù thấy có một đám những tán vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc. Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy học mình là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói: - Giữa đường không phải chỗ nói chuyện, tối mai nên đến đền Trấn Vũ cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên. Tử Hư bèn sắm rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến. Thầy trò gặp nhau vui vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng:
- Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước, xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng. Dương Trạm nói:
- Ta thuở sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi. Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng. Hôm qua ta hầu lính giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên…"
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể loại của đoạn trích trên. Theo đoạn trích, tính cách nào của Tử Hư được Dương Trạm răn đe và sửa đổi?
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định các nhân vật giao tiếp trong đoạn trích trên, ai là người được Đức Đế quân khen là có bụng tốt và tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng?
Câu 3 (1,0 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của chi tiết kì ảo được sử dụng trong đoạn trích là gì?
Câu 4 (1,0 điểm). Theo em tinh thần tôn sư trọng đạo được biểu hiện như thế nào trong đoạn trích?
Câu 5 (1,0 điểm). Từ những hành động và tình cảm của Tử Hư dành cho người thầy của mình, em rút ra bài học gì cho bản thân.
Phần II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung phần ĐỌC HIỂU, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta?
Câu 2 (4,0 điểm). Viết bài văn ghi lại cảm nghĩ đoạn thơ sau:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Chú ý: Nếu học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
UBND THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO | BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 |
TT | Kĩ năng | Nội dung kiến thức/ Đơn vị kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | ||
Biết | Hiểu | Vận dụng | ||||
1 | Đọc | - Truyện truyền kì | 2 | 2 | 1 | 40 |
2 | Viết | Viết đoạn văn nghị luận xã hội | 1* | 1* | 1* | 20 |
- Viết bài văn ghi lại cảm nghĩ về một đoạn thơ, bài thơ bảy chữ, tám chữ, tự do | 1* | 1* | 1* | 40 | ||
Tổng | 20% | 40% | 40% | 100% | ||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | 100% |
UBND THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO | BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2024 - 20245 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 |
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | ||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | ||||
1 | Đọc | Truyện truyền kì | Nhận biết: Nhận ra thể loại, nhân vật, đề tài, cốt truyện, chi tiết tiêu biểu, người kể chuyện và nhân vật. Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của đoạn trích. - Hiểu được tình cảm, thái độ của người kể chuyện thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu. - Hiểu và phân tích được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, cách kể chuyện. - Cảm nhận được biểu hiện nhân vật cử chỉ, hành động, ngôn ngữ. - Xác định chủ đề, hiệu quả nghệ thuật. Vận dụng: - Trình bày được bài học, cách ứng xử, thông điệp do văn bản gợi ra. - Trình bày ý kiến quan điểm về hành động của nhân vật trong văn bản. | 2 | 2 | 1 |
2 | Viết | Viết đoạn văn nghị luận xã hội về vấn đề gợi ra từ văn bản đọc hiểu | Nhận biết: Kiểu nghị luận xã hội - Xác định được vấn đề cần bàn luận. - Xác định được cách thức trình bày đoạn văn. Thông hiểu: Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội đảm bảo các yếu tố cơ bản: đúng nội dung, hình thức (từ ngữ, diễn đạt) - Hiểu về nội dung, ý nghĩa của vấn đề nghị luận. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng, bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận. - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. | 1* | 1* | 1* |
| Viết bài văn ghi lại cảm nghĩ về một đoạn thơ, bài thơ bảy chữ, tám chữ, tự do. | Nhận biết: - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận ghi lại cảm nghĩ về một đoạn thơ, bài thơ. Thông hiểu: - Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một đoạn thơ, bài thơ. - Lí giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm. - Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của một đoạn thơ, bài thơ. - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của một đoạn thơ, bài thơ; đóng góp của tác giả. - So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. | 1* | 1* | 1* | |
Tổng | 2 | 4 | 4 | |||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 40% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
UBND THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO | ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 02 phần) |
Đọc đoạn trích:
"Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm, Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt. Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ; đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ ở trong một nhà dân bên bờ hồ Tây.
Một buổi sáng, ở nhà trọ đi ra, trong áng sương mù thấy có một đám những tán vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc. Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy học mình là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói: - Giữa đường không phải chỗ nói chuyện, tối mai nên đến đền Trấn Vũ cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên. Tử Hư bèn sắm rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến. Thầy trò gặp nhau vui vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng:
- Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước, xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng. Dương Trạm nói:
- Ta thuở sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi. Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng. Hôm qua ta hầu lính giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên…"
(Trích chuyện Phạm Tử Hử lên chơi Thiên Tào, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Trẻ, 2016, Tr.142)
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể loại của đoạn trích trên. Theo đoạn trích, tính cách nào của Tử Hư được Dương Trạm răn đe và sửa đổi?
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định các nhân vật giao tiếp trong đoạn trích trên, ai là người được Đức Đế quân khen là có bụng tốt và tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng?
Câu 3 (1,0 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của chi tiết kì ảo được sử dụng trong đoạn trích là gì?
Câu 4 (1,0 điểm). Theo em tinh thần tôn sư trọng đạo được biểu hiện như thế nào trong đoạn trích?
Câu 5 (1,0 điểm). Từ những hành động và tình cảm của Tử Hư dành cho người thầy của mình, em rút ra bài học gì cho bản thân.
Phần II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung phần ĐỌC HIỂU, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta?
Câu 2 (4,0 điểm). Viết bài văn ghi lại cảm nghĩ đoạn thơ sau:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật)
------------- HẾT -------------
(Học sinh không được sử dụng tài liệu. GV coi thi không giải thích gì thêm)
(Học sinh không được sử dụng tài liệu. GV coi thi không giải thích gì thêm)
UBND THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO | HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
Đọc hiểu (4,0 điểm) | 1 | Thể loại của đoạn trích trên: Truyền kì Tính cách của Tử Hư được Dương Trạm răn đe và sửa đổi: Kiêu căng | 0,25 0,25 |
2 | Các nhân vật giao tiếp trong đoạn trích trên: Tử Hư và Dương Trạm - Người được Đức Đế quân khen là có bụng tốt và tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng: Dương Trạm | 0,25 0,25 | |
3 | HS có thể đưa ra những hiệu quả nghệ thuật của chi tiết kì ảo khác nhau được sử dụng trong đoạn trích nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau: - Tạo ra sự sinh động, tạo hứng thú tăng tính hấp dẫn cho người đọc. - Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Dương Trạm. - Muốn bất tử hóa nhân vật Dương Trạm vì đã có những phẩm chất tốt. - Khắc họa, làm nổi bật đặc điểm tính cách của nhân vật trong truyện. | 0,25 0,25 0,25 0,25 | |
4 | Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là tỏ ra hiểu vấn đề: Những biểu hiện của tinh thần tôn sư trọng đạo: - Tôn trọng, lễ phép, chăm học. - Luôn nghĩ về công lao thầy cô, mong muốn được đền đáp. - Người đi học cần rèn trước hết là đạo đức… - Kính trọng thông qua lời nói và hành động thiết thực. | 0,25 0,25 0,25 0,25 | |
5 | Từ những hành động và tình cảm của Tử Hư dành cho người thầy của mình, học sinh rút ra nhiều bài học khác nhau, cần đảm bảo một số ý sau: - Ghi nhớ công ơn, đền đáp công lao dạy dỗ chúng ta nên người của thầy cô, sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. - Ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời và kính trọng thầy cô. - Sống có trách nhiệm, ân nghĩa, thủy chung với ông bà cha mẹ, với thầy cô, với tổ quốc, với những người cho ta cuộc sống hạnh phúc, bình an. | 0,25 0,25 0,5 | |
Viết (6,0 điểm) | 1 | a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn nghị luận xã hội. - Đảm bảo chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. - Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. | 0,25 |
b. Yêu cầu về nội dung - Xác định đúng vấn đề nghị luận: Suy nghĩ của mình về truyền thống tôn sư trọng đạo - Học sinh có thể trình bày suy nghĩ, đưa ra lí lẽ riêng nhưng phải hợp lí, có tính thuyết phục và đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: | 1,75 | ||
1. Nêu vấn đề: Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Lịch sử dân tộc luôn đề cao, coi trọng những người mang trọng trách lớn lao: Dẫn dắt, giáo dục con người trưởng thành. Điều đó đã trở thành một đạo lý của dân tộc Việt Nam “Tôn sư trọng đạo”. 2. Giải quyết vấn đề: * Giải thích thế nào là “Tôn sư trọng đạo”? - “Tôn sư”: Tôn trọng thầy cô giáo - “Trọng đạo”: Coi trọng đạo lí ⇒ Cần ghi nhớ công ơn, tôn trọng ân nghĩa của thầy cô giáo, coi trọng đạo lý, khắc sâu ơn nghĩa của những người đã dìu dắt, dạy dỗ học trò trong sự nghiệp trồng người. - "Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp có từ lâu đời của dân tộc ta. * Tại sao cần phải “tôn sư trọng đạo”? Cần biết ơn thầy cô bởi: - Thầy cô nâng đỡ, truyền đạt tri thức, chắp cánh nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời. ......... - Biết ơn thầy cô giáo là nét đẹp trong cách sống của con người, là biểu hiện của một người thực sự có văn hóa * Chứng minh: HS cần nêu được dẫn chứng cụ thể để chứng minh - Phạm Sư Mạnh – học trò của cụ Chu Văn An, tuy đã thành quan lớn, nhưng khi quay trở về thăm thầy vẫn kính cẩn, đứng từ xa vái chào. Khi được thầy mời vào nhà chỉ dám ngồi bậc dưới ⇒ Một thái độ, một con người, một nhân cách lớn - Ngày nay, truyền thống ấy vẫn được thể hiện một cách đa dạng dưới nhiều hình thức: + Học sinh gửi những lời tri ân tới thầy cô nhân ngày 20/11 + Học hành chăm chỉ, lễ phép, ngoan ngoãn với thầy cô giáo… * Mở rộng vấn đề: - Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. - Bên cạnh những biểu hiện thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” vẫn còn những con người bất kính, vô ơn với thầy cô: + Hỗn láo với thầy cô + Bày trò chọc phá thầy cô + Làm những hành vi sai trái khiến thầy cô phiền lòng ⇒ Hành vi, việc làm như vậy phải bị phê phán * Liên hệ bản thân: - Học hành chăm chỉ cần cù, mang những kiến thức mà thầy cô đã truyền dạy xây dựng tương lai bản thân và làm giàu cho đất nước. - Cố gắng trở thành con người sống đẹp, sống có đạo đức, có tài để không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô - Bản thân cần ý thức trách nhiệm và việc làm của mình sao cho xứng đáng với những gì thầy cô truyền đạt. 3. Kết thúc vấn đề: - Khẳng định lại vấn đề nghị luận: “Tôn sư trọng đạo” là một nét đẹp trong tính cách, phong cách sống của mỗi người - Lời nhắn gửi đến mọi người: Hãy sống thật đẹp, sống có ích, có đức và có tài để công lao của các thầy cô trở nên có ý nghĩa | 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 | ||
2 | 1. Yêu cầu hình thức, kĩ năng - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học. - Kết hợp tốt các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận… - Viết chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. - Cách diễn đạt độc đáo, lời văn sinh động hấp dẫn, giàu sắc thái biểu cảm. | 0,5 | |
2. Yêu cầu về nội dung - Xác định đúng vấn đề nghị luận: Viết bài văn ghi lại cảm nghĩ đoạn thơ. - Học sinh có thể trình bày suy nghĩ, đưa ra lí lẽ riêng nhưng phải hợp lí, có tính thuyết phục và đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: | 3,5 | ||
a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận. | 0,5 | ||
b. Thân bài: * Khái quát chung + Hoàn cảnh sáng tác: năm 1969 - giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn.... * Phân tích các vẻ đẹp của nhân vật người lính lái xe trong đoạn thơ + Người lính lái xe mang vẻ đẹp của tình đồng đội (Khổ 1 đoạn trích) Khổ 6. Tái hiện không khí đầm ấm của gia đình những người lính lái xe giữa chiến trường: (HS phân tích các hình ảnh: bếp Hoàng Cầm dựng giữa trời, chung bát đũa,… ; ) ->Tình đồng đội gắn bó, sẻ chia trong niềm vui sôi nổi, phơi phới của tuổi trẻ những năm chống Mĩ. - HS phân tích vào từ láy tượng hình "chông chênh" gợi lên cuộc sống cơ động, tạm bợ, thiếu thốn. - Nhưng điệp từ "lại đi" lại thể hiện sức mạnh của ý chí, quyết tâm. - Hình ảnh ẩn dụ "trời xanh" biểu tượng cho hòa bình, chiến thắng. Điều đó khẳng định tâm hồn lạc quan đầy tin yêu của người lính. + Người lính toả sáng ở lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vì miền Nam thân yêu (Khổ 2 đoạn trích) - Phân tích điệp ngữ "không" và các hình ảnh liệt kê nhấn mạnh tô đậm tình trạng của những chiếc xe không kính và mức độ khốc liệt của chiến tranh. - Nhưng khó khăn càng chồng chất thì tình yêu nước càng nồng cháy: + Sự tương phản giữa tất cả những cái "không có" và một chữ "vẫn" biểu hiện sức mạnh của ý chí bền bỉ kiên cường vì "miền Nam phía trước" + Đặc biệt hình ảnh hoán dụ "trái tim" đã tỏa sáng vẻ đẹp của người lính. Đó là biểu tượng cho những người lính vững vàng tay lái...; là biểu tượng cho tình yêu nước, cho ý chí chiến đấu, cho quyết tâm giải phóng miền Nam... =>Hình ảnh "trái tim" đem đến cho người đọc những rung động thẩm mĩ bất ngờ về vẻ đẹp của tình yêu nước, yêu lí tưởng đang cháy trong lòng người chiến sĩ. * Đánh giá chung: Thể thơ tự do; ngôn từ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn. Tác giả đưa vào tác phẩm chất liệu hiện thực chiến trường sống động; kết hợp linh hoạt nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo...Tất cả đã góp phần thể hiện thành công vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ. | 0,25 0,75 0,75 0,25 | ||
c. Kết bài: Khẳng định, khái quát lại vấn đề nghị luận. Liên hệ. | 0,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Lời kể, lời thoại sinh động, sáng tạo; bài viết hấp dẫn. | 0,25 |
Chú ý: Nếu học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa
THẦY CÔ TẢI NHÉ!