Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN VĂN

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,485
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP Tài liệu ôn thi hsg văn 7, giáo án bồi dưỡng hsg văn 7 ĐÃ GOM được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải giáo án bồi dưỡng hsg văn 7, tài liệu ôn thi hsg văn 7 về ở dưới.
Giáo án bồi dưỡng HSG văn 7 năm nay, những người soạn chúng tôi cũng trên tinh thần soạn dạy nên dù đã rất cố gắng nhưng bộ tài liệu chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Mong thầy cô nhận tài liệu sẽ tự điều chỉnh lại cho phù hợp với mình, với địa phương nơi mình dạy.

Thầy cô có thể sử dụng thoải mái cho mục đích giảng dạy. Còn những mục đích khác mong thầy cô trân trọng công sức người làm. Xin đừng làm người nổi tiếng trên mạng.

Trân quý các thầy cô nhiều ạ!

TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG VĂN 7

Buổi
Chuyên đề
Tên chuyên đề
Thời lượng
1
1
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ
3 tiết
2
1
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ (tt)
3 tiết
3
2
Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
3 tiết
4
3
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
3 tiết
5
3
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học (tt)
3 tiết
6
4
Luyện đề kiểm tra
3 tiết
7
5
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
3 tiết
8
5
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (tt)
3 tiết
9
6
Rèn kĩ năng đọc hiểu thơ
3 tiết
10
7
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
3 tiết
11
7
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử(tt)
3 tiết
12
8
Luyện đề kiểm tra
3 tiết
13
9
Kỹ năng làm bài tập về các biện pháp tu từ (đã học)
3 tiết
14
10
Luyện đề kiểm tra
3 tiết
15
11
Viết bài văn thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hoặc hoạt động
3 tiết
16
11
Viết bài văn thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hoặc hoạt động (tt)
3 tiết
17
12
Luyện đề kiểm tra
3 tiết
18
13
Cảm thụ thơ văn
3 tiết
19
14
Rèn kĩ năng làm phần đọc hiểu
3 tiết
20
15
Luyện đề kiểm tra
3 tiết
21
16
Kiểm tra chất lượng đội tuyển
3 tiết
Ngày soạn:

Ngày dạy:

BUỔI 1:


CHUYÊN ĐỀ 1: VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ

(Dùng chung 3 bộ sách)

Thời lượng: 3 tiết



Bộ Kết nối: Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn (trang 50)

Bộ Chân trời: Bài 1: Tiếng nói của vạn vật (trang 25)

Bộ Cánh diều: Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ (trang 53)



I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:


- Viết được đoạn văn có cấu tạo 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, số lượng câu đúng quy định.

- Nêu được ấn tượng, cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

- Năng lực tiếp thu tri thức, kĩ năng viết đoạn văn.

3. Phẩm chất:

- Nghiêm túc trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- KHBD, STK.

- Vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:


- KHBD;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ

c. Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


GV yêu cầu HS hoàn thành Phiếu học tập 01: Viết theo trí nhớ những bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ mà em đã học, đọc thêm. Đọc thuộc lòng một trong các bài thơ đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS làm việc cá nhân, hoàn thành phiếu học tập 01.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi 1 số HS trả lời nhanh các nội dung của Phiếu học tập.

- GV có thể gọi 1 số HS đọc thuộc lòng các bài thơ 4 chữ, 5 chữ đã học.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, khen và biểu dương các HS phát biểu, đọc bài tốt.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, em đã được tìm hiểu và thực hành cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ. Trong phần Viết của bài học này, em sẽ tiếp tục được học cách viết một đoạn văn như thế.

2. ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN

a. Mục tiêu
: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của bài học .

b. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.

d. Tổ chức thực hiện hoạt động.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ
Nhiệm vụ 1: Thế nào là đoạn văn?
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • - GV hướng dẫn HS ôn lại kiến thức cơ bản đoạn văn bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm, trò chơi,..
  • - HS lần lượt trả lời nhanh câu hỏi của GV về các đơn vị kiến thức cơ bản của bài học.
  • Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
  • - HS tích cực trả lời.
  • - GV khích lệ, động viên
  • Bước 3: Báo cáo, thảo luận
  • - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
  • - Các HS khác nhận xét, bổ sung.
  • Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Thế nào là đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ?
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi ? Thế nào là đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ?
  • - HS tiếp nhận nhiệm vụ
  • Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
  • - HS nghe câu hỏi và trả lời.
  • Bước 3: Báo cáo, thảo luận
  • - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
  • - Các HS khác nhận xét, bổ sung.
  • Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3: Những yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi ? Một đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ cần có những yêu cầu gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
  • Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
  • - HS nghe câu hỏi và trả lời.
  • Bước 3: Báo cáo, thảo luận
  • - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
  • - Các HS khác nhận xét, bổ sung.
  • Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu các dạng đề viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi ? Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ thường có những dạng đề nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
  • Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
  • - HS nghe câu hỏi và trả lời.
  • Bước 3: Báo cáo, thảo luận
  • - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
  • - Các HS khác nhận xét, bổ sung.
  • Dự kiến sản phẩm
- Cảm nhận chung về bài thơ/đoạn thơ bốn chữ, năm chữ
- Cảm nhận một khía cạnh nội dung hoặc nghệ thuật nổi bật trong bài thơ/đoạn thơ.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.




Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu kỹ năng viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi
? Muốn viết đoạn văn thì bước đầu tiên em phải làm gì?
? Khi viết đoạn văn em cần chú ý điều gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ
  • Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
  • - HS nghe câu hỏi và trả lời.
  • Bước 3: Báo cáo, thảo luận
  • - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
  • - Các HS khác nhận xét, bổ sung.
  • Dự kiến sản phẩm
  • Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.



























Hoạt động 2: Phương pháp viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu phương pháp chung về viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi
? Muốn viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ, em tiến hành theo mấy bước?Nêu cụ thể từng bước.
? Bước chuẩn bị trước khi viết, em cần chuẩn bị những gì?
? Em tìm ý và lập dàn ý ra sao?
? Phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, em nên viết như thế nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ
  • Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
  • - HS nghe câu hỏi và trả lời.
  • Bước 3: Báo cáo, thảo luận
  • - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
  • - Các HS khác nhận xét, bổ sung.
  • Dự kiến sản phẩm
  • Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.

































































Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu phương pháp cụ thể về viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ
GV lưu ý cho HS


















Nhiệm vụ Viết đoạn văn 7-10 câu ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi
? Trước khi viết, cần chuẩn bị những gì?
? Tìm ý và lập dàn ý cho đề văn trên.
? Viết đoạn văn dựa trên dàn ý đã xây dựng.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ
  • Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
  • - HS nghe câu hỏi và trả lời.
  • Bước 3: Báo cáo, thảo luận
  • - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
  • - Các HS khác nhận xét, bổ sung.
  • Dự kiến sản phẩm

  • Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.


































































































































































































I/Tìm hiểu chung về đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ:
1/Thế nào là đoạn văn?

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, biểu đạt nội dung tương đối trọn vẹn. Về hình thức, đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.










2/Thế nào là đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ?

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ là thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của người đọc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ. Vì là đoạn văn nên người viết cần ghi lại những cảm xúc tinh tế nhất, đẹp đẽ nhất, sâu sắc nhất của bản thân về giá trị nội dung và đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ đó hay một phần, một khía cạnh (câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ thậm chí một từ ngữ, hình ảnh hay biện pháp tu từ…) trong bài thơ.




3/Những yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ:

- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ.
- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.
- Bố cục bài viết gồm 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.





4/Các dạng đề viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ:
Dạng 1: Cảm nhận chung về bài thơ/đoạn thơ bốn chữ, năm chữ
Ví dụ:

- Viết đoạn văn cảm nhận cái hay của bài thơ/đoạn thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
- Viết đoạn văn cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ “Nắng hồng” của nhà thơ Bảo Ngọc/ “Mẹ” (Đỗ Trung Lai)/ “Ông đồ” (Vũ Đình Liên)
Dạng 2: Cảm nhận một khía cạnh nội dung hoặc nghệ thuật nổi bật trong bài thơ/đoạn thơ.
Ví dụ:

- Viết đoạn văn ghi lại cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm.
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nhận của em về cái hay của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ôi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)​
5.Kỹ năng viết đoạn văn
a. Đọc kỹ đề, nắm chắc yêu cầu của đề

- Phạm vi yêu cầu của đề: Giới hạn bài thơ? Tác giả?
- Bài thơ viết về điều gì? Người viết sử dụng những tín hiệu nghệ thuật nào đặc sắc?
- Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu?
+ 5-7câu
+ 7-10 câu
+ 150 chữ-200 chữ
+ 10 dòng-15 dòng
+ 2/3 trang giấy thi
b. Đọc kĩ bài thơ để nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật:
- Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đặc biệt là phát hiện ra những “điểm sáng về nghệ thuật”: hình ảnh thơ dung dị, gần gũi, cách gieo vần, hình ảnh, ngắt nhịp, giọng điệu, biện pháp tu từ,..
Lưu ý: Tình cảm cảm xúc có khi được thể hiện trực tiếp, có khi gián tiếp qua các yếu tố tự sự và miêu tả. Vì thế, đọc bài thơ, người viết còn cảm nhận được bức tranh thiên nhiên, cuộc sống, con người (đối tượng trữ tình)
c. Cách viết đoạn văn:
- Chú ý độ dài ngắn của đoạn văn theo yêu cầu.
- Có các cách diễn đạt đoạn văn: Quy nạp, diễn dịch, tổng –phân –hợp, song hành, móc xích. Tuy nhiên với kiểu bài này nên chọn cách triển khai đoạn văn theo cách Tổng – phân – hợp như sau:
Mở đoạn:
- Giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả.
- Nêu cảm xúc chung về bài thơ.
Thân đoạn:
- Trình bày cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Cảm xúc đó được gợi ra từ những hình ảnh, từ ngữ nào trong bài thơ?
Kết đoạn:
- Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ.
- Ý nghĩa của bài thơ đối với người viết.
II/ Phương pháp viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ:
1/Phương pháp chung:
Bước 1: Chuần bị trước khi viết
- Xác định, lựa chọn đề tài:
HS có thể lựa chọn một bài thơ đã học hoặc đã đọc mà em ấn tượng để bày tỏ cảm nghĩ của mình hoặc nêu cảm nghĩ về một bài thơ mà đề bài yêu cầu. Tuy nhiên, để xác định đề tài, học sinh cần đọc kĩ yêu cầu đề, đọc kĩ bài thơ để xác định:
+ Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?
+ Kiểu bài gì? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu?
+ Bài thơ bày tỏ cảm xúc về điều gì? Bày tỏ cảm xúc gì của người viết?
- Xác định mục đích: Trình bày cảm nghĩ về cái hay nội dung, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ; từ đó giúp người đọc cảm nhận được tư tưởng tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài thơ, thấy được tài năng, nghệ thuật, sự sáng tạo của nhà thơ. Qua đó, người viết và người đọc rút ra cho bản thân những bài học có ý nghĩa trong cuộc sống.
- Thu thập tư liệu: HS có thể tìm đọc nhiều bài thơ hay trong chương trình hoặc trong các tập thơ, các trang báo, trang mạng,…
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
a.Tìm ý:

- Đọc diễn cảm bài thơ để cảm nhận vần, nhịp điệu, cảm xúc, ý tưởng của tác giả.
- Đặt ra và trả lời các câu hỏi:
+ Nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật nào trong bài thơ làm em yêu thích? Vì sao?
+ Em có suy nghĩ và cảm xúc gì về bài thơ?
b. Lập dàn ý:
Mở đoạn:

- Giới thiệu bài thơ, tên tác giả.
- Nêu cảm xúc chung về bài thơ.
Có nhiều cách mở đoạn khác nhau. Vì thế cần lựa chọn mở đoạn hợp lí.
Cách 1: Mở đoạn trực tiếp: Có thể viết theo mẫu sau:
- Trong rất nhiều bài thơ viết về….thì có lẽ bài thơ….để lại trong em cảm xúc….
- Đọc bài thơ….của tác giả…., điều em ấn tượng nhất là…………….
- Bài thơ ….của tác giả……đã diễn tả sinh động ……..
-….

Cách 2: Mở đoạn gián tiếp: Có thể viết theo mẫu sau:
- Dẫn dắt từ đề tài: Em đã được học rất nhiều bài thơ viết về mùa thu/mùa xuân/ tình phụ tử/tình mẫu tử/người lính/….Trong đó, bài thơ……..của tác giả……….đã để lại trong em bao cảm xúc.
- Dẫn dắt từ tác giả (phong cách sáng tác): Nhắc tới nhà thơ………chúng ta không thể nào quên những bài thơ viết về……….với giọng điệu……..Đọc bài thơ…….ta cảm nhận được………
- Dẫn dắt từ câu thơ/câu ca dao,…: Những vần thơ/ câu ca dao/… trên đã gợi trong em bao cảm xúc về ………….Và bài thơ……….của tác giả…………là một bài thơ viết về ….mà em yêu thích nhất.
Thân đoạn:
Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ
+ Chỉ ra nội dung cụ thể của bài thơ mà em yêu thích? Lí do yêu thích? (Ví dụ: Về nội dung, bài thơ đã diễn tả một cách xúc động….Bài thơ đã giúp em hiểu thêm về…….., bồi đắp trong em tình cảm…….)
+ Chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật cụ thể của bài thơ mà em yêu thích. (Ví dụ: Đọc bài thơ, em vô cùng ấn tượng trước lỗi diễn đạt bình dị…hay những ấn tượng về hình ảnh thơ sinh động, giàu sức gợi, các biện pháp tu từ đặc săc….). Lí do mà em yêu thích? (Những vần thơ ngắn gọn, giản dị nhưng lắng sâu bao ý nghĩa, cứ ngân mãi trong tâm trí em….)
Kết đoạn:
- Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ.
- Ý nghĩa của bài thơ đối với người viết.
Bước 3: Viết bài
Từ dàn ý đã chuẩn bị, viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
- Hình thức: Đoạn văn mở đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng, các câu trong đoạn có sự liên kết chặt chẽ. Dùng ngôi 1 để ghi lại cảm xúc của mình về bài thơ.
- Nội dung: Cảm xúc về nội dung bài thơ, đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
Lưu ý: Tùy thuộc vào năng lực cảm thụ của mỗi học sinh mà đoạn văn đó có thể chỉ nêu cảm nghĩ về một chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ mà em có ấn tượng và yêu thích.
Bước 4: Chỉnh sửa bài viết (theo bảng)
2. Phương pháp cụ thể
Với kiểu bài này có thể áp dụng phương pháp chung. Tuy nhiên cần lưu ý:
- Phải linh hoạt trong cách thể hiện cảm xúc, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng phải bám sát đối tượng cần biểu cảm.
- Ở phần dàn ý, có thể tách riêng nội dung và nghệ thuật để cảm xúc nhưng cần kết hợp song song thì bài viết mới thuyết phục hơn.
- Trong quá trình nêu cảm nghĩ có thể trích dẫn một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ trong bài thơ mà em ấn tượng nhất. Sau đó, chọn cảm nhận, chỉ ra cái hay của cách sử dụng thể thơ, nhịp thơ, các yếu tố tự sự và miêu tả để biểu đạt cảm xúc….
- Bài viết ngoài mục đích chính là thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ thì cũng cần chú ý đến tài năng, thái độ, tấm lòng của nhà thơ.
+ Tài năng: sự quan sát tinh tế, liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo, độc đáo, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ đặc sắc…
+ Tâm hồn của tác giả: yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người, yêu quê hương đất nước,…
Đề minh họa 1:
Viết đoạn văn 7-10 câu ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo. (Bộ Kết nối)
Hướng dẫn làm bài:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Xác định, lựa chọn đề tài:
Đây là một bài thơ năm chữ viết về đề tài gia đình. Nét đặc biệt của bài thơ là cảm xúc của nhà thơ – người lính xa nhà – được khơi nguồn từ mùi hương lá cơm nếp – mùi hương quen thuộc nơi căn bếp nghèo của mẹ ở làng quê để nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Qua đó, người con cũng bày tỏ tình cảm yêu thương sâu nặng, lòng biết ơn với người mẹ kính yêu đồng thời bày tỏ tình yêu đất nước.
- Xác định mục đích: Cảm nhận cai hay trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,….để từ đó cảm nhận được hình ảnh người mẹ và tình cảm người con.
- Thu thập tư liệu: Đọc thêm những bài thơ khác cùng chủ để của tác giả để hiểu hơn về phong cách nghệ thuật của tác giả. Đồng thời đọc thêm những bài thơ khác cùng đề tài để thấy được nét riêng trong cách thể hiện của nhà thơ.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý:
a.Tìm ý:

- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu và xác định những cảm xúc mà bài thơ gợi lên trong em.
+ Nhịp điệu: nhẹ nhàng, tha thiết, sâu lắng.
+ Cảm xúc: xúc động trước nỗi nhớ, tình thương của người con dành cho người mẹ nghèo vất vả, lam lũ nuôi con khôn lớn, trưởng thành để giờ đây con lại cầm súng ra chiến trường để bảo vệ quê hương.
- Xác định để tài, chủ đề của bài thơ:
+ Đề tài: tình cảm gia đình
+ Chủ đề: lòng biết ơn sâu nặng của con trước tình yêu sâu nặng của mẹ…
- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả bài thơ đã sử dụng
b. Lập dàn ý:
*Mở đoạn
: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ấn tượng chung về tác phẩm
Có nhiều cách mở đoạn
Tham khảo các cách sau:
Cách 1:
Đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể của cha mẹ và tác giả Thanh Thảo cũng góp về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp”.
Cách 2: Đọc bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của tác giả Thanh Thảo, em vô cùng xúc động trước những vần thơ giản dị, mộc mạc diễn tả một cách sâu lắng nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ của người lính khi nghe mùi lá cơm nếp giữa rừng Trường Sơn.
Cách 3: Nếu đến với bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh, người đọc cảm nhận nỗi nhớ nhà của người chiến sĩ khi bất chợt nghe tiếng gà ai nhảy ổ thì đến với bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo, ngươi đọc lại thấu hiểu nỗi nhớ nhà của người lính khi ngửi thấy mùi lá cơm nếp giữa rừng Trường Sơn. Bài thơ giản dị nhưng để lại trong em bao cảm xúc rưng rưng.
*Thân đoạn
- Cảm nhận cái hay về nội dung:
+ Xúc động trước nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ
+ Cảm nhận được lòng biết ơn, tình yêu thương của người con giành cho người mẹ, tình yêu dành cho Tổ quốc.
- Cảm nhận đặc sắc về nghệ thuật:
+ Lựa chọn từ ngữ đặc sắc, hình ảnh thơ giàu sức gợi: “thơm suốt đường con”, “chia đều nỗi nhớ thương”.
+ Cách sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: “cây nhỏ rừng Trường Sơn/ Hiểu lòng nên thơm mãi”
Lưu ý: Có thể lồng cảm nhận nội dung và nghệ thuật.
Ví dụ:
Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con tình cờ nghĩ đến hương vị của mùi xôi và nhớ về mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê “…bát xôi mùa gặt/ Mùa xôi…lạ lùng”. Trong tâm hồn các anh, mùa xôi của mẹ hay chính là hương vị quen thuộc luôn thường trực trong con “thơm suốt đường con”. Tình yêu mẹ, yêu quê hương đất nước không chỉ được thể hiện qua món xôi, qua mùi vị quê hương, tình yêu thương đó đã dâng trào bộc trực ra lời nói “ôi mùi vị quê hương/ con làm sao quên được/ mẹ già và đất nước/ chia đều nỗi nhớ thương”. Câu thơ "Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương" như cảm xúc òa khóc trong lòng nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần và đất nước bình dị.
- Đánh giá tác giả
+Tài năng: Lựa chọn hình ảnh thơ giản dị, giàu sức gợi, sử dụng thể thơ năm chữ như lời kể tâm tình, thủ thỉ; cách biểu cảm trực tiếp, từ ngữ giàu sức biểu cảm, nhịp điệu chậm rãi, sâu lắng.
+Tấm lòng: yêu thương, biết ơn đối với mẹ, tình yêu quê hương đất nước.
Ví dụ: Bằng việc lựa chọn hình ảnh thơ giản dị, giàu sức gợi, sử dụng thể thơ năm chữ như lời kể tâm tình, thủ thỉ; cách biểu cảm trực tiếp, từ ngữ giàu sức biểu cảm, nhịp điệu chậm rãi, sâu lắng; nhà thơ đã bày tỏ một cách xúc động tình yêu thương, biết ơn đối với mẹ, tình yêu quê hương đất nước.
*Kết đoạn:
- Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ (nghẹn ngào)
- Ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân (hiểu thêm những vất vả, hi sinh của mẹ cha, từ đó phải biết yêu thương, biết ơn cha mẹ, cố gắng trở thành con ngoan để không phụ lòng cha mẹ)
Ví dụ 1: Qua bài thơ, người đọc thấm thía một điều giản dị thiêng liêng: Tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ tình yêu gia đình, yêu những gì bình dị thân thuộc nhất.
Ví dụ 2: Tóm lại, với những câu thơ giản dị, ngắn gọn mà vời vợi nỗi nhớ thương, bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ và vì thế đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.
Đoạn văn tham khảo
Mở đoạnÆ (1)
Đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể của cha mẹ và tác giả Thanh Thảo cũng góp về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp”. Thân đoạnÆ (2)Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con tình cờ nghĩ đến hương vị của mùi xôi và nhớ về mẹ. (3)Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê “…bát xôi mùa gặt/ Mùa xôi…lạ lùng”. (4)Trong tâm hồn các anh, mùa xôi của mẹ hay chính là hương vị quen thuộc luôn thường trực trong con “thơm suốt đường con”. (5)Tình yêu mẹ, yêu quê hương đất nước không chỉ được thể hiện qua món xôi, qua mùi vị quê hương, tình yêu thương đó đã dâng trào bộc trực ra lời nói “ôi mùi vị quê hương/ con làm sao quên được/ mẹ già và đất nước/ chia đều nỗi nhớ thương”. (6)Câu thơ "Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương" như cảm xúc òa khóc trong lòng nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần và đất nước bình dị. (7)Bằng việc lựa chọn hình ảnh thơ giản dị, giàu sức gợi, sử dụng thể thơ năm chữ như lời kể tâm tình, thủ thỉ; cách biểu cảm trực tiếp, từ ngữ giàu sức biểu cảm, nhịp điệu chậm rãi, sâu lắng; nhà thơ đã bày tỏ một cách xúc động tình yêu thương, biết ơn đối với mẹ, tình yêu quê hương đất nước.Kết đoạnÆ (8)Tóm lại, với những câu thơ giản dị, ngắn gọn mà vời vợi nỗi nhớ thương, bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ và vì thế đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.
Bước 4: Chỉnh sửa bài viết
Rà soát, chỉnh sửa bài viết theo những gợi ý trong bảng kiểm ở phần hướng dẫn chung.
3.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả PHT của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Viết đoạn văn 5-7 câu, ghi lại cảm xúc về bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi
? Lập dàn ý cho đề bài trên?
? Viết đoạn văn dựa trên dàn ý đã xây dựng.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ
  • Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
  • - HS nghe câu hỏi và trả lời.
  • Bước 3: Báo cáo, thảo luận
  • - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
  • - Các HS khác nhận xét, bổ sung.
  • Dự kiến sản phẩm
*Mở đoạn: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ấn tượng nhất của em khi đọc bài thơ
*Thân đoạn:
- Cảm nhận hình ảnh người bà tần tảo, yêu thương (nghệ thuật)
- Hình ảnh đàn gà, ổ trứng
- Tình cảm bà cháu
Lưu ý: để làm nổi bật nội dung, cần cảm nhận những câu thơ hay, những biện pháp tu từ. (lồng giữa nội dung và nghệ thuật)
- Đánh giá tác giả: Khẳng định tài năng và tấm lòng của tác giả
+Tài năng: Lựa chọn hình ảnh thơ giản dị, giàu sức gợi, sử dụng thể thơ 5 chữ như lời kể tâm tình, thủ thỉ, cách biểu cảm trực tiếp, nhịp điệu chậm rãi, sâu lắng.
+Tấm lòng tác giả: yêu thương, biết ơn bà , yêu quê hương đất nước.
*Kết đoạn:
- Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ (nghẹn ngào, xúc động)
- Ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân (hiểu thêm những vất vả, hi sinh của bà, từ đó yêu thương, kính trọng và biết ơn bà)
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.




















Nhiệm vụ 2: Viết đoạn văn (5-7 câu) ghi lại cảm xúc về bài thơ “Mẹ” của nhà thơ Đỗ Trung Lai.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi
? Lập dàn ý cho đề bài trên?
? Viết đoạn văn dựa trên dàn ý đã xây dựng.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ
  • Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
  • - HS nghe câu hỏi và trả lời.
  • Bước 3: Báo cáo, thảo luận
  • - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
  • - Các HS khác nhận xét, bổ sung.
  • Dự kiến sản phẩm
  • Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.



Nhiệm vụ 3: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ “Lời của cây” của nhà thơ Trần Hữu Thung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi
? Lập dàn ý cho đề bài trên?
? Viết đoạn văn dựa trên dàn ý đã xây dựng.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ
  • Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
  • - HS nghe câu hỏi và trả lời.
  • Bước 3: Báo cáo, thảo luận
  • - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
  • - Các HS khác nhận xét, bổ sung.
  • Dự kiến sản phẩm
  • Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
Đề 1: Viết đoạn văn 5-7 câu, ghi lại cảm xúc về bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh. - BỘ CÁNH DIỀU
Hướng dẫn làm bài
*Mở đoạn:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ấn tượng nhất của em khi đọc bài thơ
*Thân đoạn:
- Cảm nhận hình ảnh người bà tần tảo, yêu thương (nghệ thuật)
- Hình ảnh đàn gà, ổ trứng
- Tình cảm bà cháu
Lưu ý: để làm nổi bật nội dung, cần cảm nhận những câu thơ hay, những biện pháp tu từ. (lồng giữa nội dung và nghệ thuật)
- Đánh giá tác giả: Khẳng định tài năng và tấm lòng của tác giả
+Tài năng: Lựa chọn hình ảnh thơ giản dị, giàu sức gợi, sử dụng thể thơ 5 chữ như lời kể tâm tình, thủ thỉ, cách biểu cảm trực tiếp, nhịp điệu chậm rãi, sâu lắng.
+Tấm lòng tác giả: yêu thương, biết ơn bà , yêu quê hương đất nước.
*Kết đoạn:
- Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ (nghẹn ngào, xúc động)
- Ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân (hiểu thêm những vất vả, hi sinh của bà, từ đó yêu thương, kính trọng và biết ơn bà)
Có thể viết đoạn văn như sau:
Mở đoạnÆ (1)
Trong những bài thơ viết về bà thì bài thơ "Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh là một trong những bài thơ để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu. Thân đoạnÆ (2) Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. (3) Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc về một thời thơ bé được sống trong tình yêu thương của bà. (4) Bà dành dụm, chắt chiu từng quả trứng, chăm đàn gà từng con một kể cả khi trời gió rét mưa dầm và những gì thu được từ đàn gà, bà đều dành cho cháu: nào là “cái quần chéo go”, “ống rộng dài quét đất”, nào là “cái áo cánh trúc bâu”(5) Chính tình yêu thương của bà đã trở thành động lực để người cháu “chiến đấu hôm nay”. (6) Tình cảm ấy đã khiến người ta có sức mạnh để bảo vệ những điều bình dị mà thiêng liêng: “…vì bà, vì tiếng gà, vì ổ trứng hồng”. Kết đoạnÆ (7) Tóm lại, qua bài thơ, người đọc cảm nhận tình bà cháu thắm thiết, đồng thời đó cũng là tình yêu gia đình, tình yêu Tổ quốc.
Đề 2: Viết đoạn văn (5-7 câu) ghi lại cảm xúc về bài thơ “Mẹ” của nhà thơ Đỗ Trung Lai.
Lập dàn ý:
*Mở đoạn
: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ấn tượng chung về tác phẩm
Có nhiều cách mở đoạn
Tham khảo các cách sau:
Cách 1:
Trong rất nhiều bài thơ viết về mẹ thì có lẽ bài thơ “Mẹ” của nhà thơ Đỗ Trung Lai là bài thơ để lại cho em nhiều ấn tượng nhất./ Hoặc Những bài thơ viết về mẹ luôn có sức lay động, truyền cảm đặc biệt là bài thơ Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai.
Cách 2: Đọc bài thơ “Mẹ” của tác giả Đỗ Trung Lai, em vô cùng xúc động trước nỗi xót xa, nghẹn ngào của người con khi chứng kiến mẹ già nua theo năm tháng.
Cách 3: Đã có rất nhiều bài thơ hay viết về mẹ nhưng có lẽ bài thơ “Mẹ” của tác giả Đỗ Trung Lai để lại trong em nhiều cảm xúc nhất./ Đã từ bao đời nay, hình ảnh người mẹ thường hiện hữu trong thơ ca và một trong những bài thơ hay viết về mẹ là bài “Mẹ” của nhà thơ Đỗ Trung Lai.
*Thân đoạn
- Cảm nhận cái hay về nội dung:
+ Hình ảnh người mẹ đang ngày một héo mòn theo quy luật cuộc đời.
+ Niềm thương cảm, xót xa đến nghẹn ngào của người con khi chứng kiến mẹ mỗi ngày một già đi mà không có cách nào níu giữ.
- Cảm nhận đặc sắc về nghệ thuật: Sử dụng yếu tố so sánh (xem phần tìm ý)
Lưu ý: Có thể lồng cảm nhận nội dung và nghệ thuật.
- Đánh giá tác giả
+Tài năng: Lựa chọn hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc nhưng lắng sâu bao cảm xúc…..
+Tấm lòng: yêu thương mẹ vô vàn.
*Kết đoạn:
- Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ (nghẹn ngào, xúc động)
-Ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân (trân trọng, nâng niu những tháng ngày có mẹ bên cạnh)
Bước 3: Viết bài
Có thể viết đoạn văn như sau:
Mở đoạnÆ (1)
Trong rất nhiều bài thơ viết về mẹ thì có lẽ bài thơ “Mẹ” của nhà thơ Đỗ Trung Lai là bài thơ để lại cho em nhiều ấn tượng nhất./ Hoặc Những bài thơ viết về mẹ luôn có sức lay động, truyền cảm đặc biệt là bài thơ Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai.Thân đoạnÆ (2)Bài thơ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi, tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh minh mẫn như ngày nào và bao nỗi đắng cay, buồn vui cuộc đời của mẹ đều được miếng trầu cau chứng kiến. (3)Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã chọn hình ảnh cây cau để ví von so sánh với mẹ là một phát hiện khá tinh tế, nhiều biểu cảm, không chỉ về hình thể bên ngoài mà cả sự sâu lắng bấm đốt thời gian thân phận của một đời người “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”. (4) Hai hình ảnh, hai hình dáng tương phản nhau đã nhấn mạnh và làm nổi bật tâm trạng thảng thốt cũng như nỗi đau thầm lặng, quặn thắt trong lòng tác giả khi nhận ra mẹ đã già “Cau gần với trời - Mẹ thì gần đất”. (5) Các khổ thơ cứ nối tiếp nhau với hai hình ảnh song song là mẹ và cau ấy để rồi tiếp theo đó, tác giả miêu tả mẹ gián tiếp bằng cách so sánh: "Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ" không những gây xúc động mà còn tinh tế và có thể coi là một cách để chủ thể trữ tình lảng tránh khỏi nỗi buồn của chính mình trước hình ảnh mẹ đã già. (6)Bao cảm xúc bị dồn nén để rồi buột ra câu cảm thán mang âm hưởng điệu hành trong thơ văn cổ cũng chính là tự vấn lòng mình “Ngẩng hỏi giời vậy - Sao mẹ ta già” và một sự cô đơn ngỡ như vô vọng: “Không một lời đáp - Mây bay về xa”. Kết đoạnÆ (7) Như vậy, bài thơ là cái nhìn tinh tế, là nỗi xót xa thương cảm của người con trước hình ảnh gầy guộc già nua của mẹ theo năm tháng.
Đề 3: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ “Lời của cây” của nhà thơ Trần Hữu Thung. – BỘ CHÂN TRỜI
*Mở đoạn:
Giới thiệu tác giả, bài thơ và ấn tượng chung về bài thơ.
*Thân đoạn:
- Cảm nhận cái hay về nội dung
+Hình ảnh cái cây thay đổi từng ngày: từ lúc là hạt mầm đến khi nhú lên khỏi vỏ, vươn mình trên mặt đất.
+Cảm nhận được niềm vui, háo hức, rộn ràng của mầm cây nhỏ
- Cảm nhận cái hay về nghệ thuật:
+ Sử dụng yếu tố tự sự khi cây tự kể về đời mình.
+ Biện pháp tu từ nhân hóa:
Lưu ý: Có thể lồng cảm nhận nội dung và nghệ thuật.
- Đánh giá tác giả
+ Tài năng: Trí tưởng tượng phong phú, hóa thân vào cây để kể về cuộc đời mình.
+ Tấm lòng: yêu mến, lắng nghe tiếng lòng của thiên nhiên, tạo vật.
*Kết đoạn:
- Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ (thích thú vì hình ảnh thơ, lời thơ sống động, tự nhiên, đẹp đẽ)
- Ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân (quan sát cuộc sống xung quanh, mở rộng tâm hồn để lắng nghe tiếng lòng của thiên nhiên, tạo vật)
1695957157263.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---TÀI LIỆU ÔN THI HSG văn 7.zip
    5.2 MB · Lượt xem: 5
Sửa lần cuối:
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    10 chuyên đề bồi dưỡng ngữ văn 7 7 chuyên đề lí luận văn học báo cáo chuyên đề ngữ văn 7 bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 7 bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn thcs lớp 7 bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 7 bồi dưỡng hsg văn 7 bồi dưỡng ngữ văn 7 bồi dưỡng ngữ văn lớp 7 bồi dưỡng toán 7 bồi dưỡng văn bồi dưỡng văn 6 bồi dưỡng văn 7 bồi dưỡng văn lớp 7 các chuyên đề bồi dưỡng toán 7 các chuyên đề chọn lọc ngữ văn 7 các chuyên đề ngữ văn 7 các chuyên đề văn lớp 7 chuyên de bồi dưỡng hsg văn 7 chuyên de bồi dưỡng văn 7 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi anh 7 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 7 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi lý 7 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 7 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 chuyên đề bồi dưỡng hsg anh 7 chuyên đề bồi dưỡng hsg toán 7 chuyên đề bồi dưỡng toán 7 chuyên đề cảm thụ văn học lớp 7 chuyên đề dạy học tích hợp văn 7 chuyên đề dạy văn nghị luận lớp 7 chuyên đề lớp 7 chuyên đề môn ngữ văn lớp 7 chuyên đề ngữ văn 7 chuyên đề ngữ văn 7 kì 1 chuyên đề ngữ văn lớp 7 chuyên đề tiếng việt 7 chuyên đề văn 7 chuyên đề văn 7 kì 1 chuyên đề văn 7 kì 2 chuyên đề văn bản nhật dụng lớp 7 chuyên đề văn lớp 7 chuyên đề văn nghị luận chuyên đề văn nghị luận 7 chuyên đề văn nghị luận lớp 7 chuyên đề văn nghị luận xã hội giáo án bồi dưỡng hsg văn 7 giáo án bồi dưỡng ngữ văn 7 giáo án bồi dưỡng ngữ văn 7 học kì 2 giáo án bồi dưỡng ngữ văn 7 violet giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 7 giáo án bồi dưỡng văn 7 giáo an bồi dưỡng văn 7 hay violet giáo án bồi dưỡng văn 7 kì 2 giáo án bồi dưỡng văn 7 theo chuyên de giáo an bồi dưỡng văn 7 violet giáo án chuyên đề ngữ văn 7 giáo án dạy bồi dưỡng ngữ văn 7 kế hoạch bồi dưỡng văn 7 sách bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 sách bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 7 sách bồi dưỡng ngữ văn 7 sách bồi dưỡng văn 7 tài liệu anh văn lớp 7 tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 7 tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 7 tài liệu bồi dưỡng hsg văn 7 tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7 tài liệu bồi dưỡng văn 7 tài liệu dạy học ngữ văn 7 tài liệu dạy học ngữ văn địa phương lớp 7 tài liệu dạy thêm ngữ văn 7 tài liệu dạy thêm ngữ văn 7 kì 2 tài liệu dạy thêm văn 7 tài liệu dạy thêm văn lớp 7 tài liệu học ngữ văn 7 tài liệu học văn lớp 7 tài liệu môn văn lớp 7 tài liệu ngữ văn 7 tài liệu ngữ văn lớp 7 tài liệu ôn học sinh giỏi văn 7 tài liệu ôn tập môn văn lớp 7 tài liệu on tập ngữ văn 7 tài liệu ôn tập ngữ văn 7 học kì 1 tài liệu on tập ngữ văn 7 học kì 2 tài liệu ôn tập ngữ văn 7 kì 2 tài liệu ôn tập ngữ văn lớp 7 tài liệu ôn tập văn 7 tài liệu ôn tập văn nghị luận lớp 7 tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn văn 7 tài liệu ôn thi học sinh giỏi văn 7 tài liệu ôn thi hsg văn 7 tài liệu soạn văn 7 tài liệu văn 7 tài liệu văn lớp 7 tài liệu đọc hiểu môn ngữ văn 7 tài liệu đọc hiểu ngữ văn 7
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,474
    Bài viết
    37,943
    Thành viên
    141,501
    Thành viên mới nhất
    Đặng Tấn Sang
    Top