Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Ứng dụng đường tròn lượng giác để giải các bài toán dao động điều hòa được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 11 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1) LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong vật lý học, đặc biệt là cơ học, việc xác định các vị trí và thời gian để tìm ra quy luật chuyển động của vật là rất quan trọng. Trong chương trình vật lý 12 có rất nhiều các bài tập liên quan tới giải các hàm dao động điều hòa (sine, cosine) để tính thời gian, quãng đường... Nhưng việc giải các hàm sine và cosine để từ đó xác định khoảng thời gian và quãng đường dẫn tới nhiều khó khăn. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Ứng dụng đường tròn lượng giác để giải các bài toán dao động điều hòa”
2) MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm giúp các em học sinh có một cách tiếp cận mới, nhẹ nhàng về mặt toán học, có cái nhìn trực quan hơn về các bài toán dao động và đặc biệt rút ngắn thời gian khi làm bài thi.
3) ĐỒI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Các tiết bài tập vật lý về dao động điều hòa, một số các bài tập dòng điện xoay chiều và dao động điện từ.
- Chú trọng các khó khăn khi giải các bài toán liên quan tới lập phương trình dao động, xác định thời gian, quãng đường…
4) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp điều tra: Thực trạng các tiết dạy trong chương trình vật lý lớp 12 ( cả cơ bản và nâng cao).
- Phương pháp gợi mở phát huy tính tích cực của học sinh.
- Phương pháp thống kê so sánh.
5) NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Áp dụng phương pháp đường tròn lượng giác để giải bài tập dao động điều hòa.
Chương 4: Kết luận và kiến nghị.
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
1) Cơ sở lý luận:
- Môn học vật lý cũng như các môn học khác ở bậc THPT đóng một vai trò rất quan trong trong việc hình thành kiến thức phổ thông. Các kiến thức và kỹ năng này rất cần thiết để các em có thể tiếp cận nhanh với các chương trình học ở bậc cao hơn, cũng như giúp các em có một nền tảng kiến thức để có thể học và trở thành các kỹ sư, kỹ thuật viên lành nghề, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của một xã hội công nghiệp hiện đại.
- Việc giải tốt các bài tập vật lỳ có thể giúp các em hiểu rõ bản chất của những vấn đề lý thuyết mà các em còn khúc mắc trong các tiết bài học. Ngoài ra việc giải tốt các bài tập vật lý còn giúp các em tăng niềm say mê học tập và nghiên cứu vật lý.
2) Cơ sở thực tiễn:
- Theo nhận định các bài thi tốt nghiệp THPT, đại học môn vật lý những năm gần đây tương đối dài và khó. Vì vậy việc tìm các phương pháp giải nhanh và chính xác là rất cần thiết, có thể giúp các em tiết kiệm được thời gian làm bài mà vẫn hiểu rõ bản chất vật lý của bài toán.
- Thống kê điểm thi giữa kỳ và cuối kỳ I môn vật lý ở trường THPT Thống Nhất B hai năm gần còn thấp so với một số môn học khác.
- Kịnh nghiệm giải bài toán dao động bằng đường tròn lượng giác này, đã được tôi chia sẻ trên trang web thuvienvatly.com từ năm 2007. Qua đó tôi đã nhận được nhiều sự hưởng ứng và đồng tình của nhiều em học sinh và quý các thầy cô ở các trường THPT khác.
Vì vậy việc vận dụng các phương pháp phù hợp để giải các bài toán vật lý sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn vật lý.
PHẦN I: MỞ ĐẦU.
1) LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong vật lý học, đặc biệt là cơ học, việc xác định các vị trí và thời gian để tìm ra quy luật chuyển động của vật là rất quan trọng. Trong chương trình vật lý 12 có rất nhiều các bài tập liên quan tới giải các hàm dao động điều hòa (sine, cosine) để tính thời gian, quãng đường... Nhưng việc giải các hàm sine và cosine để từ đó xác định khoảng thời gian và quãng đường dẫn tới nhiều khó khăn. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Ứng dụng đường tròn lượng giác để giải các bài toán dao động điều hòa”
2) MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm giúp các em học sinh có một cách tiếp cận mới, nhẹ nhàng về mặt toán học, có cái nhìn trực quan hơn về các bài toán dao động và đặc biệt rút ngắn thời gian khi làm bài thi.
3) ĐỒI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Các tiết bài tập vật lý về dao động điều hòa, một số các bài tập dòng điện xoay chiều và dao động điện từ.
- Chú trọng các khó khăn khi giải các bài toán liên quan tới lập phương trình dao động, xác định thời gian, quãng đường…
4) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp điều tra: Thực trạng các tiết dạy trong chương trình vật lý lớp 12 ( cả cơ bản và nâng cao).
- Phương pháp gợi mở phát huy tính tích cực của học sinh.
- Phương pháp thống kê so sánh.
5) NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Áp dụng phương pháp đường tròn lượng giác để giải bài tập dao động điều hòa.
Chương 4: Kết luận và kiến nghị.
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
1) Cơ sở lý luận:
- Môn học vật lý cũng như các môn học khác ở bậc THPT đóng một vai trò rất quan trong trong việc hình thành kiến thức phổ thông. Các kiến thức và kỹ năng này rất cần thiết để các em có thể tiếp cận nhanh với các chương trình học ở bậc cao hơn, cũng như giúp các em có một nền tảng kiến thức để có thể học và trở thành các kỹ sư, kỹ thuật viên lành nghề, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của một xã hội công nghiệp hiện đại.
- Việc giải tốt các bài tập vật lỳ có thể giúp các em hiểu rõ bản chất của những vấn đề lý thuyết mà các em còn khúc mắc trong các tiết bài học. Ngoài ra việc giải tốt các bài tập vật lý còn giúp các em tăng niềm say mê học tập và nghiên cứu vật lý.
2) Cơ sở thực tiễn:
- Theo nhận định các bài thi tốt nghiệp THPT, đại học môn vật lý những năm gần đây tương đối dài và khó. Vì vậy việc tìm các phương pháp giải nhanh và chính xác là rất cần thiết, có thể giúp các em tiết kiệm được thời gian làm bài mà vẫn hiểu rõ bản chất vật lý của bài toán.
- Thống kê điểm thi giữa kỳ và cuối kỳ I môn vật lý ở trường THPT Thống Nhất B hai năm gần còn thấp so với một số môn học khác.
- Kịnh nghiệm giải bài toán dao động bằng đường tròn lượng giác này, đã được tôi chia sẻ trên trang web thuvienvatly.com từ năm 2007. Qua đó tôi đã nhận được nhiều sự hưởng ứng và đồng tình của nhiều em học sinh và quý các thầy cô ở các trường THPT khác.
Vì vậy việc vận dụng các phương pháp phù hợp để giải các bài toán vật lý sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn vật lý.