Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA MỘT SỐ CHẤT HÓA HỌC TRONG SÁCH GIÁO KHOA MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 20 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A- Giới Thiệu Đề Tài.
Trong quá trình giảng dạy trên lớp, tôi nhận thấy trong Sách Giáo Khoa môn Hóa Học của chương trình hóa học ở cấp Trung Học Phổ Thông có đề cập đến những ứng dụng của các chất hóa học có trong bài học, nhưng chỉ dừng ở mức độ thông báo cho học sinh biết nên Học sinh nhiều lúc không thể hiểu được những ứng dụng hết sức quan trọng của các chất hóa học đó. Mặt khác có những ứng dụng thực tế khác mà Sách giáo khoa chưa cập nhật, đồng thời có những ứng dụng của các chất mà người giáo viên chưa chắc đã nắm rõ được nên phải tìm hiểu thêm qua các kênh khác nhau: báo chí, tạp chí khoa học, mạng internet…. Vì vậy tôi chọn đề tài này để giúp học sinh hiểu rõ thêm về ứng dụng của các chất đã được học từ đó nâng cao hứng thú học tập bộ môn hóa học, đồng thời giúp bản thân và đồng nghiệp nâng cao kiến thức về phần ứng dụng của các chất hóa học.
B- Nội Dung Đề Tài
Đề tài này đề cập đến và làm rõ một phần ứng dụng của một số chất hóa học có trong sách giáo khoa chương trình hóa học phổ thông, đồng thời bổ sung một số ứng dụng mới. Những ứng dụng này được trình bày thứ tự theo từng bài tương ứng trong sách giáo khoa 10 ; 11; 12.
PHẦN 1: HÓA HỌC 10
* BÀI : OXI
* BÀI : HALOGEN
PHẦN 2 : HÓA HỌC 11
* BÀI: NITƠ
* BÀI : PHOTPHO
* BÀI: CACBON & HỢP CHẤT CỦA CACBON
* BÀI : ANKEN
* BÀI : BENZEN
* BÀI : ANDEHIT- XETON
* BÀI : ANCOL
PHẦN 3: HÓA HỌC 12
* BÀI : CAO SU
PHẦN 1: HÓA HỌC 10
1/ Khử trùng bằng khí Ozone
Nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt, chế biến thực phẩm cần đảm bảo về mặt tiêu chuẩn hóa lý lẫn vi sinh.Tuy nhiên do các điều kiện khác nhau, nguồn nước của chúng ta sử dụng cho các mục đích trên luôn chưa đạt tiêu chuẩn.Hiện nay chúng ta thường dùng hóa chất như Chlorine, KMnO4, đèn cực tím... để tiệt trùng. Tuy nhiên do ngày càng có nhiều loại vi khuẩn mới phát triển, các vật liệu khử trùng trên bị hạn chế tác dụng nhiều, mặt khác việc định lượng cũng rất khó khăn. Hiện nay trên thị trường đã có công nghệ Ozone trong khử trùng nước tỏ ra có hiệu quả cao. Ozone là một loại khí được tạo ra từ khí Oxy tự nhiên (O3). Đặc điểm hóa học của nó là có tính oxi hóa mạnh và tác dụng nhanh, cho nên Ozone là loại khí có khả năng tiêu diệt triệt để vi khuẩn và vi rút. Mặt khác nó còn phân hủy được những hợp chất độc hại trong nguồn nước, thực phẩm như hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, tiêu diệt nhanh vi khuẩn lên men giúp cho thời gian bảo quản thực phẩm tươi sống kéo dài gấp nhiều lần so với các cách bảo quản thông thường.
Trên thế giới, các bác sĩ đã sử dụng Ozone trong việc chữa trị các ổ nhiễm trùng, đặc biệt là tại răng miệng. Việt Nam đã thành công trong việc khử trùng nước uống đóng chai, bảo quản trái cây lâu ngày, rửa rau quả, diệt vi sinh ký sinh và tách hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả… Ngoài ra Ozone còn được áp dụng trong khử trùng không khí trong phòng như các phòng tại bệnh viện, khu chế biến thủy sản, thực phẩm…
2/ Tác hại của khí ozone
Nồng độ khi ozone quá cao sẽ rất có hại cho sức khỏe con người: làm tổn thương thần kinh trung ương, phá hoại chức năng miễn dịch, làm giảm sút trí nhớ, gây ung thư.Khí ozone được sinh ra khi máy photocopy hoạt động, do đó cần chú ý sự thông thoáng khi sử dụng máy.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
A- Giới Thiệu Đề Tài.
Trong quá trình giảng dạy trên lớp, tôi nhận thấy trong Sách Giáo Khoa môn Hóa Học của chương trình hóa học ở cấp Trung Học Phổ Thông có đề cập đến những ứng dụng của các chất hóa học có trong bài học, nhưng chỉ dừng ở mức độ thông báo cho học sinh biết nên Học sinh nhiều lúc không thể hiểu được những ứng dụng hết sức quan trọng của các chất hóa học đó. Mặt khác có những ứng dụng thực tế khác mà Sách giáo khoa chưa cập nhật, đồng thời có những ứng dụng của các chất mà người giáo viên chưa chắc đã nắm rõ được nên phải tìm hiểu thêm qua các kênh khác nhau: báo chí, tạp chí khoa học, mạng internet…. Vì vậy tôi chọn đề tài này để giúp học sinh hiểu rõ thêm về ứng dụng của các chất đã được học từ đó nâng cao hứng thú học tập bộ môn hóa học, đồng thời giúp bản thân và đồng nghiệp nâng cao kiến thức về phần ứng dụng của các chất hóa học.
B- Nội Dung Đề Tài
Đề tài này đề cập đến và làm rõ một phần ứng dụng của một số chất hóa học có trong sách giáo khoa chương trình hóa học phổ thông, đồng thời bổ sung một số ứng dụng mới. Những ứng dụng này được trình bày thứ tự theo từng bài tương ứng trong sách giáo khoa 10 ; 11; 12.
PHẦN 1: HÓA HỌC 10
* BÀI : OXI
* BÀI : HALOGEN
PHẦN 2 : HÓA HỌC 11
* BÀI: NITƠ
* BÀI : PHOTPHO
* BÀI: CACBON & HỢP CHẤT CỦA CACBON
* BÀI : ANKEN
* BÀI : BENZEN
* BÀI : ANDEHIT- XETON
* BÀI : ANCOL
PHẦN 3: HÓA HỌC 12
* BÀI : CAO SU
PHẦN 1: HÓA HỌC 10
BÀI : OXI
1/ Khử trùng bằng khí Ozone
Nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt, chế biến thực phẩm cần đảm bảo về mặt tiêu chuẩn hóa lý lẫn vi sinh.Tuy nhiên do các điều kiện khác nhau, nguồn nước của chúng ta sử dụng cho các mục đích trên luôn chưa đạt tiêu chuẩn.Hiện nay chúng ta thường dùng hóa chất như Chlorine, KMnO4, đèn cực tím... để tiệt trùng. Tuy nhiên do ngày càng có nhiều loại vi khuẩn mới phát triển, các vật liệu khử trùng trên bị hạn chế tác dụng nhiều, mặt khác việc định lượng cũng rất khó khăn. Hiện nay trên thị trường đã có công nghệ Ozone trong khử trùng nước tỏ ra có hiệu quả cao. Ozone là một loại khí được tạo ra từ khí Oxy tự nhiên (O3). Đặc điểm hóa học của nó là có tính oxi hóa mạnh và tác dụng nhanh, cho nên Ozone là loại khí có khả năng tiêu diệt triệt để vi khuẩn và vi rút. Mặt khác nó còn phân hủy được những hợp chất độc hại trong nguồn nước, thực phẩm như hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, tiêu diệt nhanh vi khuẩn lên men giúp cho thời gian bảo quản thực phẩm tươi sống kéo dài gấp nhiều lần so với các cách bảo quản thông thường.
VD : Xử lý nước ngầm nhiễm lưu huỳnh bằng ozone : Vì lưu huỳnh trong nước ngầm tồn tại dưới dạng H2S, một loại khí độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do đó, phải cho nước ngầm tiếp xúc ozon trong một thời gian nhất định để ôxy hóa lưu huỳnh thành khí SO2 (sulfure). Ngoài lưu huỳnh, sắt và các kim loại nặng khác cũng bị ôxy hóa triệt để tạo thành ôxit kim loại lắng ở đáy bình. Nước được qua lọc trước khi đưa vào sử dụng.
Nhưng điều quan trọng hơn cả là sau khi phản ứng (thanh trùng, khử mùi, tẩy màu...), lượng ozon dư sẽ dễ dàng chuyển sang ôxy. Cơ chế đó hoàn toàn không gây ô nhiễm môi sinh như khi sử dụng các hoạt chất hóa học khác.Trên thế giới, các bác sĩ đã sử dụng Ozone trong việc chữa trị các ổ nhiễm trùng, đặc biệt là tại răng miệng. Việt Nam đã thành công trong việc khử trùng nước uống đóng chai, bảo quản trái cây lâu ngày, rửa rau quả, diệt vi sinh ký sinh và tách hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả… Ngoài ra Ozone còn được áp dụng trong khử trùng không khí trong phòng như các phòng tại bệnh viện, khu chế biến thủy sản, thực phẩm…
2/ Tác hại của khí ozone
Nồng độ khi ozone quá cao sẽ rất có hại cho sức khỏe con người: làm tổn thương thần kinh trung ương, phá hoại chức năng miễn dịch, làm giảm sút trí nhớ, gây ung thư.Khí ozone được sinh ra khi máy photocopy hoạt động, do đó cần chú ý sự thông thoáng khi sử dụng máy.