Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 43 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI- thế kỷ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa đã tạo ra cơ sở mới cho sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, nâng cao đời sống con người. Để theo được sự phát triển của khoa học công nghệ và tốc độ phát triển nhanh của các nước trên thế giới thì sự nghiệp giáo dục cũng phải được đổi mới nhằm đào tạo những con người có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ và chuyên môn cao, luôn năng động, sáng tạo, độc lập và tự chủ.
Hiện nay vấn đề giáo dục đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, chính giáo dục có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển con người - nhân tố quyết định cuả sự phát triển xã hội và góp phần thúc đẩy quá trình CNH- HĐH đất nước.
Ngày nay trước xu thế toàn cầu hoá, chất lượng giáo dục lại càng quan trọng và là điều kiện tiên quyết trong quá trình đấu tranh và hội nhập kinh tế giữa các nước trên thế giới. Vì vậy, các quốc gia, dân tộc đều quan tâm đến giáo dục.
Nhận thức được việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề bức thiết hiện nay ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng như Bộ GD & ĐT đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm thúc đẩy việc đổi mới PPDH ở tất cả các cấp học, bậc học một cách mạnh mẽ và toàn diện.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỷ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội”
Chính vì thế, mục tiêu của nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay là đào tạo con người mới, phát triển toàn diện, phù hợp với yêu cầu, điều kiện và hoàn cảnh của đất nước cũng như phù hợp với sự phát triển của thời đại. Mục tiêu của giáo dục phổ thông nước ta đã được cụ thể hoá trong luật giáo dục năm 2005 như sau:
“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.[2]
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 – 1996)…
Trong nhà trường, bên cạnh đổi mới nội dung, phải tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Điều 28.2 của Luật giáo dục (2005) “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. [ 2 ]
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI- thế kỷ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa đã tạo ra cơ sở mới cho sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, nâng cao đời sống con người. Để theo được sự phát triển của khoa học công nghệ và tốc độ phát triển nhanh của các nước trên thế giới thì sự nghiệp giáo dục cũng phải được đổi mới nhằm đào tạo những con người có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ và chuyên môn cao, luôn năng động, sáng tạo, độc lập và tự chủ.
Hiện nay vấn đề giáo dục đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, chính giáo dục có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển con người - nhân tố quyết định cuả sự phát triển xã hội và góp phần thúc đẩy quá trình CNH- HĐH đất nước.
Ngày nay trước xu thế toàn cầu hoá, chất lượng giáo dục lại càng quan trọng và là điều kiện tiên quyết trong quá trình đấu tranh và hội nhập kinh tế giữa các nước trên thế giới. Vì vậy, các quốc gia, dân tộc đều quan tâm đến giáo dục.
Nhận thức được việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề bức thiết hiện nay ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng như Bộ GD & ĐT đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm thúc đẩy việc đổi mới PPDH ở tất cả các cấp học, bậc học một cách mạnh mẽ và toàn diện.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỷ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội”
Chính vì thế, mục tiêu của nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay là đào tạo con người mới, phát triển toàn diện, phù hợp với yêu cầu, điều kiện và hoàn cảnh của đất nước cũng như phù hợp với sự phát triển của thời đại. Mục tiêu của giáo dục phổ thông nước ta đã được cụ thể hoá trong luật giáo dục năm 2005 như sau:
“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.[2]
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 – 1996)…
Trong nhà trường, bên cạnh đổi mới nội dung, phải tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Điều 28.2 của Luật giáo dục (2005) “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. [ 2 ]