Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 22 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Định hướng đổi mới phương pháp Dạy - Học đã được xác định trong Nghị quyết TW 4 Khóa VII (Tháng 1/1993) chỉ ra yêu cầu đổi mới phương pháp, quan điểm này được nhấn mạnh trong Nghị quyết TW 2 Khóa VIII (Tháng 12–1996) “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”, được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005); được cụ thể hóa trong các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Luật Giáo dục; Điều 28.2 năm 2005 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Đổi mới giáo dục phổ thông nước ta hiện nay hơn bao giờ hết là đổi mới toàn diện trong đó đổi mới phương pháp giữ vai trò chủ yếu: “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực, giúp học sinh biết cách tự học và hợp tác trong học tập, tích cực, chủ động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh tri thức mới, hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động”.
Theo một nghĩa chung nhất thì: Đổi mới PPDH là sử dụng các PPDH theo cách mới, trong những điều kiện mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Nói một cách cụ thể thì: Đổi mới PPDH là sử dụng các PPDH một cách tích cực và hiệu quả, phát huy được tính tich cực, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm HS và đặc điểm của từng lớp học, môn học.
VỀ THỰC TIỄN
Xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh chóng với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão, đòi hỏi giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, dạy học chỉ bằng phương pháp thông báo những kiến thức có sẵn và học theo kiểu thụ động không còn phù hợp nữa mà phải dạy để học sinh hình thành năng lực tự thu nhận, xử lí, sử dụng thông tin để giải quyết tình huống đa dạng trong cuộc sống. Dạy cho học sinh biết cách tìm ra chân lí.
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nền kinh tế nhiều thành phần định hường XHCN. Để thích ứng với cơ chế thị trường, chuẩn bị cho cuộc sống và có việc làm ngày càng tốt hơn, đòi hỏi học sinh phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về mục đích, động cơ, thái độ học tập. Xã hội phát triển nhanh đòi hỏi con người phải thích ứng với những yêu cầu:
Khả năng thu nhận và xử lý thông tin.
Tự học suốt đời.
Năng động sáng tạo.
Tự lực giải quyết những vấn đề của cuộc sống.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Định hướng đổi mới phương pháp Dạy - Học đã được xác định trong Nghị quyết TW 4 Khóa VII (Tháng 1/1993) chỉ ra yêu cầu đổi mới phương pháp, quan điểm này được nhấn mạnh trong Nghị quyết TW 2 Khóa VIII (Tháng 12–1996) “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”, được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005); được cụ thể hóa trong các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Luật Giáo dục; Điều 28.2 năm 2005 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Đổi mới giáo dục phổ thông nước ta hiện nay hơn bao giờ hết là đổi mới toàn diện trong đó đổi mới phương pháp giữ vai trò chủ yếu: “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực, giúp học sinh biết cách tự học và hợp tác trong học tập, tích cực, chủ động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh tri thức mới, hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động”.
Theo một nghĩa chung nhất thì: Đổi mới PPDH là sử dụng các PPDH theo cách mới, trong những điều kiện mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Nói một cách cụ thể thì: Đổi mới PPDH là sử dụng các PPDH một cách tích cực và hiệu quả, phát huy được tính tich cực, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm HS và đặc điểm của từng lớp học, môn học.
VỀ THỰC TIỄN
Xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh chóng với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão, đòi hỏi giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, dạy học chỉ bằng phương pháp thông báo những kiến thức có sẵn và học theo kiểu thụ động không còn phù hợp nữa mà phải dạy để học sinh hình thành năng lực tự thu nhận, xử lí, sử dụng thông tin để giải quyết tình huống đa dạng trong cuộc sống. Dạy cho học sinh biết cách tìm ra chân lí.
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nền kinh tế nhiều thành phần định hường XHCN. Để thích ứng với cơ chế thị trường, chuẩn bị cho cuộc sống và có việc làm ngày càng tốt hơn, đòi hỏi học sinh phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về mục đích, động cơ, thái độ học tập. Xã hội phát triển nhanh đòi hỏi con người phải thích ứng với những yêu cầu:
Khả năng thu nhận và xử lý thông tin.
Tự học suốt đời.
Năng động sáng tạo.
Tự lực giải quyết những vấn đề của cuộc sống.