Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TÁC PHẨM TỰ SỰ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 43 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Những năm gần đây, ngành giáo dục đã trải qua sự thay đổi quan trọng. Từ đó nhiều phương pháp giáo dục cũng phải đổi mới. Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đã nêu rõ: “phải phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng học sinh phương pháp tự học khả năng hợp tác rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn”. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK môn Ngữ Văn lớp 12 đã giới thiệu một số phương pháp dạy học theo định hướng tích cực như: thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại, phát hiện và giải quyết vấn đề………
Ngữ Văn là một trong những môn học chính trong nhà trường, được coi là một môn nghệ thuật mang tính khoa học. Đó là một loại hình nghệ thuật phản ánh chân thực cuộc sống bằng hình tượng thông qua ngôn ngữ, góp phần bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, hình thành kĩ năng giao tiếp, ứng xử làm phong phú tâm hồn và vẻ đẹp nhân cách. Những năm qua, ngành giáo dục đã chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học trong đó có môn Ngữ Văn. Giảng dạy môn Ngữ Văn nói chung không chỉ đơn thuần dạy cho học sinh biết về cái hay cái đẹp của tác phẩm, mà còn giúp cho học sinh hiểu, cảm thụ sâu sắc hơn, cũng như biết cách khám phá, phát hiện ra những cái hay cái đẹp trong tác phẩm văn chương. Vì vậy, việc đổi mới dạy học bắt đầu từ việc thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh để các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp, biết yêu thương chia sẻ với chính cuộc đời từ trong mỗi trang sách là điều hết sức cần thiết.
Việc dạy học theo định hướng tích cực đã được giáo viên giảng dạy vận dụng vào thực tế. Tuy nhiên việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong việc tổ chức giờ đọc hiểu văn bản tác phẩm tự sự vẫn còn nhiều hạn chế.
Bản thân tôi là giáo viên đứng lớp, luôn đặt ra câu hỏi làm sao để nâng cao chất lượng của giờ đọc hiểu văn bản, làm sao để học sinh hứng thú hơn với các tác phẩm tự sự và việc vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực, đặc biệt là phương pháp nêu vấn đề như thế nào cho phù hợp để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh , vừa phù hợp với nội dung bài dạy, với từng đối tượng học sinh.
Vậy việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề như thế nào để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc học bộ môn Ngữ Văn nói chung và việc học tác phẩm tự sự nói riêng?
- Do nội dung khuôn khổ của sáng kiến, bản thân tôi không đi sâu vào việc trình bày chi tiết lí thuyết về phương pháp nêu vấn đề, mà chuyên đề đi vào nội dung cụ thể của một số tác phẩm, một số cách thức vận dụng phương pháp nêu vấn đề - câu hỏi nêu vấn đề sao cho hiệu quả trong một số tác phẩm cụ thể, nhằm mục đích phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc học môn Ngữ Văn. Qua đó hình thành cho các em biết nhận thức vấn đề, giải quyết vấn đề từ trong những tác phẩm tự sự, hình thành kỹ năng đọc hiểu văn bản văn học theo đặc trưng thể loại cho các em học sinh, góp phần nâng cao chất lượng trong việc dạy học tác phẩm tự sự.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục mang một vị trí quan trọng trong việc xây dựng một xã hôi phát triển vì vậy việc đổi mới phương pháp giáo dục để không ngừng nâng cao đổi mới về mọi mặt.Những năm gần đây, ngành giáo dục đã trải qua sự thay đổi quan trọng. Từ đó nhiều phương pháp giáo dục cũng phải đổi mới. Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đã nêu rõ: “phải phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng học sinh phương pháp tự học khả năng hợp tác rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn”. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK môn Ngữ Văn lớp 12 đã giới thiệu một số phương pháp dạy học theo định hướng tích cực như: thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại, phát hiện và giải quyết vấn đề………
Ngữ Văn là một trong những môn học chính trong nhà trường, được coi là một môn nghệ thuật mang tính khoa học. Đó là một loại hình nghệ thuật phản ánh chân thực cuộc sống bằng hình tượng thông qua ngôn ngữ, góp phần bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, hình thành kĩ năng giao tiếp, ứng xử làm phong phú tâm hồn và vẻ đẹp nhân cách. Những năm qua, ngành giáo dục đã chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học trong đó có môn Ngữ Văn. Giảng dạy môn Ngữ Văn nói chung không chỉ đơn thuần dạy cho học sinh biết về cái hay cái đẹp của tác phẩm, mà còn giúp cho học sinh hiểu, cảm thụ sâu sắc hơn, cũng như biết cách khám phá, phát hiện ra những cái hay cái đẹp trong tác phẩm văn chương. Vì vậy, việc đổi mới dạy học bắt đầu từ việc thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh để các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp, biết yêu thương chia sẻ với chính cuộc đời từ trong mỗi trang sách là điều hết sức cần thiết.
Việc dạy học theo định hướng tích cực đã được giáo viên giảng dạy vận dụng vào thực tế. Tuy nhiên việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong việc tổ chức giờ đọc hiểu văn bản tác phẩm tự sự vẫn còn nhiều hạn chế.
Bản thân tôi là giáo viên đứng lớp, luôn đặt ra câu hỏi làm sao để nâng cao chất lượng của giờ đọc hiểu văn bản, làm sao để học sinh hứng thú hơn với các tác phẩm tự sự và việc vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực, đặc biệt là phương pháp nêu vấn đề như thế nào cho phù hợp để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh , vừa phù hợp với nội dung bài dạy, với từng đối tượng học sinh.
Vậy việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề như thế nào để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc học bộ môn Ngữ Văn nói chung và việc học tác phẩm tự sự nói riêng?
MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
Từ thực tiễn giảng dạy, tôi đã mạnh dạn “vận dụng phương pháp nêu vấn đề để phát huy tính tích cực của học sinh trong việc giảng dạy tác phẩm tự sự” với mục đích nâng cao hiệu quả dạy học văn và rèn luyện một số kỹ năng cảm thụ, tiếp nhận văn bản văn học cho học sinh thông qua việc phát hiện và giải quyết vấn đề trong tác phẩm tự sự.GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Phương pháp nêu vấn đề có thể vận dụng vào việc giảng dạy tác phẩm tự sự cũng như trữ tình. Nhưng trong phạm vi tìm hiểu và thực tế giảng dạy. Chuyên đề sáng kiến giới hạn trong việc “vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong việc giảng dạy tác phẩm tự sự” trong chương trình Ngữ Văn 12 để phát huy tính tính cực chủ động của học sinh trong việc học tác phẩm tự sự nói riêng và học bộ môn Ngữ Văn nói chung.- Do nội dung khuôn khổ của sáng kiến, bản thân tôi không đi sâu vào việc trình bày chi tiết lí thuyết về phương pháp nêu vấn đề, mà chuyên đề đi vào nội dung cụ thể của một số tác phẩm, một số cách thức vận dụng phương pháp nêu vấn đề - câu hỏi nêu vấn đề sao cho hiệu quả trong một số tác phẩm cụ thể, nhằm mục đích phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc học môn Ngữ Văn. Qua đó hình thành cho các em biết nhận thức vấn đề, giải quyết vấn đề từ trong những tác phẩm tự sự, hình thành kỹ năng đọc hiểu văn bản văn học theo đặc trưng thể loại cho các em học sinh, góp phần nâng cao chất lượng trong việc dạy học tác phẩm tự sự.