Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
VẬN DỤNG TRI THỨC LÍ LUẬN VỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC VÀO DẠY ĐỌC HIỂU CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM SAU NĂM 1975 Ở TRƯỜNG THPT được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 24 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng cho rằng: “Văn học, một hình thái ý thức đặc biệt của xã hội, là nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ một cách tài tình và sáng tạo để nhận thức và phản ánh đời sống xã hội, để biểu hiện tâm tư con người. Văn học đã trở thành công cụ để giáo dục con người, cải tạo xã hội rất mạnh mẽ, nó là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén có tác dụng to lớn, sâu rộng và bền bỉ mà lịch sử loài người từ trước đến nay đã xác nhận”. Môn văn ngoài “dạy sống, dạy người, dạy mở mang trí tuệ”, còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết một cách có hệ thống về lí luận văn học. Đây là những tri thức khái quát rất quan trọng bởi lẽ dạy văn không chỉ dừng lại ở chỗ giúp người học cảm thụ được vẻ đẹp của từng tác phẩm văn chương (TPVC) cụ thể, mặt khác góp phần trang bị cho các em những kiến thức công cụ để có thể tự mình tiếp nhận văn học một cách có lý luận, tiếp nhận văn học một cách văn học.
Dạy học không phải là rót kiến thức vào cái bình chứa, hay nhồi nhét cho HS một mớ kiến thức hỗn độn mà điều quan trọng là phải làm sao trang bị cho các em phương pháp nghiên cứu, học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề. Để đọc hiểu TPVC, đòi hỏi ở người đọc không chỉ là trực cảm thẩm mĩ, thưởng thức rung cảm mà còn ở khả năng phân tích, lí giải, đánh giá. Trong dạy học tác phẩm, không thể đối lập giữa cảm và hiểu, giữa khả năng cảm thụ thẩm mĩ và tri thức lí luận văn học. Muốn vậy, “không thể không vũ trang cho HS một vốn liếng lí luận cần thiết”. Tri thức lí luận văn học là tri thức công cụ, tri thức phương pháp, là kiến thức siêu kiến thức, giúp cho việc đọc văn có phương pháp, phù hợp với bản chất đặc trưng của văn học, đồng thời giúp phân tích, lí giải TPVC một cách đầy đủ và sâu sắc. Nếu không, những kiến thức mà HS có được cũng chỉ là những kiến thức vụn vặt, cảm tính, mang tính tư liệu.
Mục đích cuối cùng và cao nhất của dạy học trong nhà trường hiện đại là phát triển toàn diện HS. Mục đích của dạy đọc hiểu văn bản là rèn luyện và phát triển khả năng tự học, tự đọc và tạo lập văn bản ở các em. Tri thức lí luận văn học góp phần nâng cao trình độ “quan niệm” trong tiếp nhận văn học, củng cố và mở rộng vốn văn hóa đọc cũng như phát triển năng lực, kĩ năng đọc văn cho HS.
Như vậy, lí luận văn học trong nhà trường phổ thông giữ một vị trí quan trọng vì đó là những kiến thức cơ bản nhất về lí thuyết để cung cấp bước đầu cho HS tìm hiểu, tiếp xúc với từng TPVC cụ thể. Nó được xem như là những kiến thức nhập môn có tính chất mở đường hướng dẫn cho học sinh đi sâu vào bản thể từng tác phẩm và nâng cao cảm thụ thẩm mĩ.
Từ sau năm 1975, đặc biệt là từ năm 1986, văn học Việt Nam bước vào thời kì đổi mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, đổi mới quan niệm về nhà văn, về văn học, đưa ra những cái nhìn mới mẻ trong quan niệm nghệ thuật về con người, phát huy cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn với những tìm tòi, thể nghiệm mới. Văn học không còn chỉ là tiếng nói chung của dân tộc, thời đại, cộng đồng mà còn có thể và cần phải là phát ngôn của mỗi cá nhân. Cho đến nay dẫu có nhiều ý kiến khác nhau nhưng không còn ai phủ nhận những thành tựu lớn của văn học giai đoạn này. Đây là một giai đoạn rất quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc. Văn học giai đoạn này đã đáp ứng yêu cầu của một đối tượng người đọc mới. Sự phát triển ý thức và trình độ thẩm mỹ trong tiếp nhận văn học buộc văn học phải đổi mới nhiều mặt. Sự thức tỉnh trở lại ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới, làm thay đổi cái nhìn của nhà văn về hiện thực, về con người. Thế giới bên trong của con người được chú trọng hơn với những diễn biến phức tạp hơn, đa dạng hơn và nhân văn hơn mà trước đây văn học chưa có điều kiện nói kĩ đến.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng cho rằng: “Văn học, một hình thái ý thức đặc biệt của xã hội, là nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ một cách tài tình và sáng tạo để nhận thức và phản ánh đời sống xã hội, để biểu hiện tâm tư con người. Văn học đã trở thành công cụ để giáo dục con người, cải tạo xã hội rất mạnh mẽ, nó là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén có tác dụng to lớn, sâu rộng và bền bỉ mà lịch sử loài người từ trước đến nay đã xác nhận”. Môn văn ngoài “dạy sống, dạy người, dạy mở mang trí tuệ”, còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết một cách có hệ thống về lí luận văn học. Đây là những tri thức khái quát rất quan trọng bởi lẽ dạy văn không chỉ dừng lại ở chỗ giúp người học cảm thụ được vẻ đẹp của từng tác phẩm văn chương (TPVC) cụ thể, mặt khác góp phần trang bị cho các em những kiến thức công cụ để có thể tự mình tiếp nhận văn học một cách có lý luận, tiếp nhận văn học một cách văn học.
Dạy học không phải là rót kiến thức vào cái bình chứa, hay nhồi nhét cho HS một mớ kiến thức hỗn độn mà điều quan trọng là phải làm sao trang bị cho các em phương pháp nghiên cứu, học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề. Để đọc hiểu TPVC, đòi hỏi ở người đọc không chỉ là trực cảm thẩm mĩ, thưởng thức rung cảm mà còn ở khả năng phân tích, lí giải, đánh giá. Trong dạy học tác phẩm, không thể đối lập giữa cảm và hiểu, giữa khả năng cảm thụ thẩm mĩ và tri thức lí luận văn học. Muốn vậy, “không thể không vũ trang cho HS một vốn liếng lí luận cần thiết”. Tri thức lí luận văn học là tri thức công cụ, tri thức phương pháp, là kiến thức siêu kiến thức, giúp cho việc đọc văn có phương pháp, phù hợp với bản chất đặc trưng của văn học, đồng thời giúp phân tích, lí giải TPVC một cách đầy đủ và sâu sắc. Nếu không, những kiến thức mà HS có được cũng chỉ là những kiến thức vụn vặt, cảm tính, mang tính tư liệu.
Mục đích cuối cùng và cao nhất của dạy học trong nhà trường hiện đại là phát triển toàn diện HS. Mục đích của dạy đọc hiểu văn bản là rèn luyện và phát triển khả năng tự học, tự đọc và tạo lập văn bản ở các em. Tri thức lí luận văn học góp phần nâng cao trình độ “quan niệm” trong tiếp nhận văn học, củng cố và mở rộng vốn văn hóa đọc cũng như phát triển năng lực, kĩ năng đọc văn cho HS.
Như vậy, lí luận văn học trong nhà trường phổ thông giữ một vị trí quan trọng vì đó là những kiến thức cơ bản nhất về lí thuyết để cung cấp bước đầu cho HS tìm hiểu, tiếp xúc với từng TPVC cụ thể. Nó được xem như là những kiến thức nhập môn có tính chất mở đường hướng dẫn cho học sinh đi sâu vào bản thể từng tác phẩm và nâng cao cảm thụ thẩm mĩ.
Từ sau năm 1975, đặc biệt là từ năm 1986, văn học Việt Nam bước vào thời kì đổi mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, đổi mới quan niệm về nhà văn, về văn học, đưa ra những cái nhìn mới mẻ trong quan niệm nghệ thuật về con người, phát huy cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn với những tìm tòi, thể nghiệm mới. Văn học không còn chỉ là tiếng nói chung của dân tộc, thời đại, cộng đồng mà còn có thể và cần phải là phát ngôn của mỗi cá nhân. Cho đến nay dẫu có nhiều ý kiến khác nhau nhưng không còn ai phủ nhận những thành tựu lớn của văn học giai đoạn này. Đây là một giai đoạn rất quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc. Văn học giai đoạn này đã đáp ứng yêu cầu của một đối tượng người đọc mới. Sự phát triển ý thức và trình độ thẩm mỹ trong tiếp nhận văn học buộc văn học phải đổi mới nhiều mặt. Sự thức tỉnh trở lại ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới, làm thay đổi cái nhìn của nhà văn về hiện thực, về con người. Thế giới bên trong của con người được chú trọng hơn với những diễn biến phức tạp hơn, đa dạng hơn và nhân văn hơn mà trước đây văn học chưa có điều kiện nói kĩ đến.