Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO TRONG CÁC TIẾT DẠY VĂN THƠ HỒ CHÍ MINH Ở LỚP 11,12. được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 18 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có thể nói, tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là sự kế thừa, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo từ các tiền đề: Một là chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hoá, giáo dục và tinh thần nhân ái Việt Nam, hai là triết lí giáo dục phương Đông đặc biệt là triết lý nhân sinh của Nho, Phật, Lão. Ba là những tiến bộ thời kỳ cận đại. Nhưng tiền đề quan trọng nhất, cái tạo nên sự phát triển về tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lê nin.
Được thế giới suy tôn là người anh hùng phóng dân tộc và danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã trở thành một nhà đạo đức chân chính, một tấm gương đạo đức tuyệt vời vì suốt đời Người không ngừng hoàn thiện mình theo lý tưởng: chân, thiện, mỹ.
Hồ Chí Minh là biểu tượng của sự kết hợp hài hoà tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hoá của nhân loại, Đông và Tây. Từ nhỏ, Người đã hấp thụ văn hoá nhân đạo và dân chủ của phương Tây, đặc biệt là tinh thần tự do, bình đẳng, bác ái của truyền thống văn hoá cách mạng Pháp. Chính trí tuệ siêu việt, vốn sống thực tế phong phú và vốn văn hoá của loài người. Người đã làm chủ được nhiều ngôn ngữ khác nhau, sử dụng một cách thành thạo trong viết văn làm báo, làm thơ, viết kịch. Trải qua nhiều năm học tập và rèn luyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng bước vươn lên tầm cao của trí tụê thời đại để từ đó vận dụng và phát triển, sáng tạo và đổi mới, đóng góp vào kho tàng văn hoá thế giới những giá trị văn hoá đặc sắc, in đậm dấu ấn Việt Nam-Hồ Chí Minh.
Là một nhà thơ lớn của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời là nhà văn lớn, là người mở đầu và đặt nền móng cho nền văn xuôi cách mạng Việt Nam. Người đã tìm tòi và viết nhiều thể loại: tiểu thuyết du ký, truyện ngắn, thư từ, ký, kịch, tiểu phẩm, văn chính luận. Ở lĩnh vực nào người cũng đạt được những thành tựu đặc sắc, đem lại những yếu tố rất mới, rất hiện đại và giữ nguyên giá trị trong sự đổi mới của văn học hôm nay.
“Văn học là nhân học” chức năng của văn chương là mang lại các giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mĩ.
Bản thân tôi là người giáo viên dạy văn, tôi nhận thấy khi dạy cho học sinh các tác phẩm văn thơ Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là hướng dẫn, giúp các em tiếp cận và hiểu sâu sắc cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật trong thơ Bác mà cần cho học sinh hiểu được văn thơ của người còn có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo đức cho học sinh. Sự đổi mới của giáo dục phải thông qua mổi giờ lên lớp của từng giáo viên bộ môn. Thông qua các tiết dạy văn thơ Hồ Chí Minh ở lớp 11, 12 học sinh nắm vững các tri thức hình thành kĩ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em. Việc chủ động tìm tòi, khám phá vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào các tiết dạy văn thơ Hồ Chí Minh còn giúp các em giải quyết được các vấn đề thực tế của cuộc sống sau này của mình, một cách gián tiếp đó cũng là giáo dục kĩ năng sống cho các em: không trông chờ, ỉ lại, biết yêu nước thương nòi, biết quý trọng người cần lao, biết Cần, Kiệm, Liêm, Chính…
Nhận thức được tính cấp thiết của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong tiết dạy thơ văn Hồ Chí Minh là điều vô cùng cần thiết bởi vì nó sẽ góp phần giảm bớt số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường về mặt đạo đức, giúp các em hiểu sâu hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh.
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào giúp các giáo viên tiến hành dạy văn thơ Hồ Chí Minh ở lớp 11, 12 được tốt hơn, học sinh tích cực, hứng thú hơn trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học, hiểu sâu sắc hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài này.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có thể nói, tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là sự kế thừa, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo từ các tiền đề: Một là chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hoá, giáo dục và tinh thần nhân ái Việt Nam, hai là triết lí giáo dục phương Đông đặc biệt là triết lý nhân sinh của Nho, Phật, Lão. Ba là những tiến bộ thời kỳ cận đại. Nhưng tiền đề quan trọng nhất, cái tạo nên sự phát triển về tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lê nin.
Được thế giới suy tôn là người anh hùng phóng dân tộc và danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã trở thành một nhà đạo đức chân chính, một tấm gương đạo đức tuyệt vời vì suốt đời Người không ngừng hoàn thiện mình theo lý tưởng: chân, thiện, mỹ.
Hồ Chí Minh là biểu tượng của sự kết hợp hài hoà tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hoá của nhân loại, Đông và Tây. Từ nhỏ, Người đã hấp thụ văn hoá nhân đạo và dân chủ của phương Tây, đặc biệt là tinh thần tự do, bình đẳng, bác ái của truyền thống văn hoá cách mạng Pháp. Chính trí tuệ siêu việt, vốn sống thực tế phong phú và vốn văn hoá của loài người. Người đã làm chủ được nhiều ngôn ngữ khác nhau, sử dụng một cách thành thạo trong viết văn làm báo, làm thơ, viết kịch. Trải qua nhiều năm học tập và rèn luyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng bước vươn lên tầm cao của trí tụê thời đại để từ đó vận dụng và phát triển, sáng tạo và đổi mới, đóng góp vào kho tàng văn hoá thế giới những giá trị văn hoá đặc sắc, in đậm dấu ấn Việt Nam-Hồ Chí Minh.
Là một nhà thơ lớn của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời là nhà văn lớn, là người mở đầu và đặt nền móng cho nền văn xuôi cách mạng Việt Nam. Người đã tìm tòi và viết nhiều thể loại: tiểu thuyết du ký, truyện ngắn, thư từ, ký, kịch, tiểu phẩm, văn chính luận. Ở lĩnh vực nào người cũng đạt được những thành tựu đặc sắc, đem lại những yếu tố rất mới, rất hiện đại và giữ nguyên giá trị trong sự đổi mới của văn học hôm nay.
“Văn học là nhân học” chức năng của văn chương là mang lại các giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mĩ.
Bản thân tôi là người giáo viên dạy văn, tôi nhận thấy khi dạy cho học sinh các tác phẩm văn thơ Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là hướng dẫn, giúp các em tiếp cận và hiểu sâu sắc cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật trong thơ Bác mà cần cho học sinh hiểu được văn thơ của người còn có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo đức cho học sinh. Sự đổi mới của giáo dục phải thông qua mổi giờ lên lớp của từng giáo viên bộ môn. Thông qua các tiết dạy văn thơ Hồ Chí Minh ở lớp 11, 12 học sinh nắm vững các tri thức hình thành kĩ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em. Việc chủ động tìm tòi, khám phá vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào các tiết dạy văn thơ Hồ Chí Minh còn giúp các em giải quyết được các vấn đề thực tế của cuộc sống sau này của mình, một cách gián tiếp đó cũng là giáo dục kĩ năng sống cho các em: không trông chờ, ỉ lại, biết yêu nước thương nòi, biết quý trọng người cần lao, biết Cần, Kiệm, Liêm, Chính…
Nhận thức được tính cấp thiết của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong tiết dạy thơ văn Hồ Chí Minh là điều vô cùng cần thiết bởi vì nó sẽ góp phần giảm bớt số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường về mặt đạo đức, giúp các em hiểu sâu hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh.
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào giúp các giáo viên tiến hành dạy văn thơ Hồ Chí Minh ở lớp 11, 12 được tốt hơn, học sinh tích cực, hứng thú hơn trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học, hiểu sâu sắc hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài này.