- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,141
- Điểm
- 113
tác giả
WORD “HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM TỪ ATLAT TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 8” ĐẠT GIẢI TỈNH được soạn dưới dạng file word gồm 28 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay trước sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người. Lĩnh vực giáo dục nói chung và môn địa lí nói riêng cũng không bỏ qua cơ hội sử dụng những thành tựu ấy vào trong quá trình dạy học. Ngày càng nhiều phương tiện, thiết bị kỹ thuật được sử dụng rộng rãi theo những phương pháp dạy học phù hợp. Nhờ vào việc sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học mà việc dạy học đã mang lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, việc đổi mới nội dung dạy học đã dẫn tới việc phải đổi mới cả phương pháp dạy học, một trong những hướng mới của phương pháp dạy học hiện nay là việc khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan trong dạy học một cách có hiệu quả. Nghĩa là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả, phát huy hết vai trò, ý nghĩa của phương tiện trực quan trong dạy học nói chung và đối với phân môn địa lý nói riêng. Một trong những phương tiện dạy học hiện nay được thầy và trò đón nhận và sử dụng rộng rãi trong chương trình địa lí 8, 9 chính là Atlat địa lí Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng các phương tiện trực quan nói chung và Atlat nói riêng trong dạy học hiện nay chưa thực sự khai thác đúng mục đích và chưa phát huy hết vai trò ý nghĩa của chúng trong dạy học. Đó là niềm trăn trở của những con người đang trực tiếp giảng dạy hàng ngày và của nhiều nhà giáo dục.
Trong việc dạy và học Địa lý ở trường phổ thông Atlat địa lý Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng, có thể coi đó là “cuốn sách giáo khoa Địa lý đặc biệt” mà nội dung của nó được thể hiện bằng ngôn ngữ Bản đồ. Nhưng cho đến nay việc khai thác và vận dụng kiến thức từ Atlat vào học tập của học sinh còn ít, nhiều em học sinh lớp 8, lớp 9 hiện nay vẫn còn chưa biết khai thác hoặc còn rất lúng túng khi sử dụng Atlat đặc biệt là phần địa lý tự nhiên Việt Nam, trong khi các câu hỏi kiểm tra liên quan đến Atlat ngày càng nhiều.
Là một giáo viên giảng dạy môn Địa lý tôi luôn suy nghĩ làm sao để giúp các em học sinh của mình không chỉ biết sử dụng mà còn phải sử dụng thật tốt Atlat Địa lý Việt Nam. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM TỪ ATLAT TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 8”
Mục đích của đề tài: Giúp cho học sinh tự rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức tự nhiên từ Atlat trong giờ học trên lớp, ở nhà và tự trả lời các câu hỏi về địa lý, từ đó đáp ứng được yêu cầu của các kỳ thi và kiểm tra môn Địa lý.
Đối tượng và Phạm vi áp dụng: Đề tài này thực hiện cho đối tượng là học sinh trong học tập môn địa lý và áp dụng cho một số bài học thuộc phần địa lý tự nhiên Việt Nam ( Học kỳ 2 lớp 8) .
Với đề tài này hy vọng rằng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực cho các em học sinh trong học tập môn Địa lý. Bản thân tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay trước sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người. Lĩnh vực giáo dục nói chung và môn địa lí nói riêng cũng không bỏ qua cơ hội sử dụng những thành tựu ấy vào trong quá trình dạy học. Ngày càng nhiều phương tiện, thiết bị kỹ thuật được sử dụng rộng rãi theo những phương pháp dạy học phù hợp. Nhờ vào việc sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học mà việc dạy học đã mang lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, việc đổi mới nội dung dạy học đã dẫn tới việc phải đổi mới cả phương pháp dạy học, một trong những hướng mới của phương pháp dạy học hiện nay là việc khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan trong dạy học một cách có hiệu quả. Nghĩa là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả, phát huy hết vai trò, ý nghĩa của phương tiện trực quan trong dạy học nói chung và đối với phân môn địa lý nói riêng. Một trong những phương tiện dạy học hiện nay được thầy và trò đón nhận và sử dụng rộng rãi trong chương trình địa lí 8, 9 chính là Atlat địa lí Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng các phương tiện trực quan nói chung và Atlat nói riêng trong dạy học hiện nay chưa thực sự khai thác đúng mục đích và chưa phát huy hết vai trò ý nghĩa của chúng trong dạy học. Đó là niềm trăn trở của những con người đang trực tiếp giảng dạy hàng ngày và của nhiều nhà giáo dục.
Trong việc dạy và học Địa lý ở trường phổ thông Atlat địa lý Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng, có thể coi đó là “cuốn sách giáo khoa Địa lý đặc biệt” mà nội dung của nó được thể hiện bằng ngôn ngữ Bản đồ. Nhưng cho đến nay việc khai thác và vận dụng kiến thức từ Atlat vào học tập của học sinh còn ít, nhiều em học sinh lớp 8, lớp 9 hiện nay vẫn còn chưa biết khai thác hoặc còn rất lúng túng khi sử dụng Atlat đặc biệt là phần địa lý tự nhiên Việt Nam, trong khi các câu hỏi kiểm tra liên quan đến Atlat ngày càng nhiều.
Là một giáo viên giảng dạy môn Địa lý tôi luôn suy nghĩ làm sao để giúp các em học sinh của mình không chỉ biết sử dụng mà còn phải sử dụng thật tốt Atlat Địa lý Việt Nam. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM TỪ ATLAT TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 8”
Mục đích của đề tài: Giúp cho học sinh tự rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức tự nhiên từ Atlat trong giờ học trên lớp, ở nhà và tự trả lời các câu hỏi về địa lý, từ đó đáp ứng được yêu cầu của các kỳ thi và kiểm tra môn Địa lý.
Đối tượng và Phạm vi áp dụng: Đề tài này thực hiện cho đối tượng là học sinh trong học tập môn địa lý và áp dụng cho một số bài học thuộc phần địa lý tự nhiên Việt Nam ( Học kỳ 2 lớp 8) .
Với đề tài này hy vọng rằng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực cho các em học sinh trong học tập môn Địa lý. Bản thân tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.