- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
WORD MỘT SỐ BIỆN PHÁP Rèn cho học sinh lớp 5 kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo diện tích được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong các môn học ở bậc tiểu học, môn toán là một trong những môn có vị trí rất quan trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống và là cơ sở để học tiếp môn toán ở bậc học trên. Chương trình toán tiểu học có nhiều mảng kiến thức như: yếu tố hình học, yếu tố đo lường, yếu tố thống kê, tỉ lệ bản đồ, giải toán có lời văn. Trong đó yếu tố đo lường giữ vai trò quan trọng vì mảng kiến thức này sẽ giúp học sinh vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Đối với nội dung giảng dạy về đo lường, các em đã được làm quen từ lớp 1 và hoàn chỉnh ở lớp 5. Các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo lường mang tính khái quát cao. Đó là một trong những bài tập có tác dụng rèn luyện tư duy tốt. Song đối với lứa tuổi tiểu học, hoạt động nhận thức chủ yếu dựa vào hình dạng bên ngoài, chưa nhận thức rõ thuộc tính đặc trưng của sự vật. Do đó học sinh rất khó khăn trong việc nhận thức đại lượng và đổi đơn vị đo đại lượng. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học toán về đổi đơn vị đo lường, tôi đã chọn đề tài “Rèn cho học sinh lớp 5 kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo diện tích" để nghiên cứu. .
2. THỰC TRẠNG
2.1. Thuận lợi:
- Đa số các em yêu thích học toán, ham hiểu biết.
- Các em đã được học qua các dạng toán đổi đơn vị đo độ dài và đo diện tích ở các lớp dưới.
2.2. Khó khăn:
- Khả năng ghi nhớ của một số học sinh còn hạn chế, ít chịu khó suy nghĩ tìm tòi để nhớ kiến thức.
- Còn nhầm lẫn tên gọi, thứ tự vị trí của từng đơn vị đo và mối quan hệ giữa các đơn vị đo đại lượng.
- Các dạng toán đổi đơn vị đo lường có nhiều dạng, mỗi dạng lại có nhiều dạng nhỏ cũng gây khó khăn cho học sinh trong việc tiếp thu và vận dụng thực hành.
2.3. Một số biện pháp giúp học sinh học tốt đổi đơn vị đo đọ dài và đo diện tích:
2.3.1. Các phương pháp thường sử dụng khi dạy đổi đơn vị đo lường ở lớp 5:
Khi giảng dạy đo lường, thường sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp trực quan, Phương pháp đàm thoại, Phương pháp thảo luận nhóm, Phương pháp luyện tập thực hành, Phương pháp trò chơi. Tùy vào mục đích, đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp.
2.3.2. Phân loại bài tập đổi các đơn vị đo lường ở lớp 5:
Để rèn luyện kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo cho học sinh, giáo viên cần phân loại bài tập về đổi đơn vị đo lường. Có thể chia các bài tập dạng này thành các nhóm, trong mỗi nhóm có các dạng sau:
- Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé (Đổi từ danh số đơn sang danh số đơn; đổi từ danh số đơn sang danh số phức; đổi từ danh số phức sang danh số đơn).
- Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn (Đổi ttừ danh số đơn sang danh số đơn; đổi từ danh số đơn sang danh số phức; đổi từ danh số phức sang danh số đơn).
- Dạng 3: So sánh các đơn vị đo (điền dấu >, <, = vào ô trống).
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong các môn học ở bậc tiểu học, môn toán là một trong những môn có vị trí rất quan trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống và là cơ sở để học tiếp môn toán ở bậc học trên. Chương trình toán tiểu học có nhiều mảng kiến thức như: yếu tố hình học, yếu tố đo lường, yếu tố thống kê, tỉ lệ bản đồ, giải toán có lời văn. Trong đó yếu tố đo lường giữ vai trò quan trọng vì mảng kiến thức này sẽ giúp học sinh vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Đối với nội dung giảng dạy về đo lường, các em đã được làm quen từ lớp 1 và hoàn chỉnh ở lớp 5. Các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo lường mang tính khái quát cao. Đó là một trong những bài tập có tác dụng rèn luyện tư duy tốt. Song đối với lứa tuổi tiểu học, hoạt động nhận thức chủ yếu dựa vào hình dạng bên ngoài, chưa nhận thức rõ thuộc tính đặc trưng của sự vật. Do đó học sinh rất khó khăn trong việc nhận thức đại lượng và đổi đơn vị đo đại lượng. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học toán về đổi đơn vị đo lường, tôi đã chọn đề tài “Rèn cho học sinh lớp 5 kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo diện tích" để nghiên cứu. .
2. THỰC TRẠNG
2.1. Thuận lợi:
- Đa số các em yêu thích học toán, ham hiểu biết.
- Các em đã được học qua các dạng toán đổi đơn vị đo độ dài và đo diện tích ở các lớp dưới.
2.2. Khó khăn:
- Khả năng ghi nhớ của một số học sinh còn hạn chế, ít chịu khó suy nghĩ tìm tòi để nhớ kiến thức.
- Còn nhầm lẫn tên gọi, thứ tự vị trí của từng đơn vị đo và mối quan hệ giữa các đơn vị đo đại lượng.
- Các dạng toán đổi đơn vị đo lường có nhiều dạng, mỗi dạng lại có nhiều dạng nhỏ cũng gây khó khăn cho học sinh trong việc tiếp thu và vận dụng thực hành.
2.3. Một số biện pháp giúp học sinh học tốt đổi đơn vị đo đọ dài và đo diện tích:
2.3.1. Các phương pháp thường sử dụng khi dạy đổi đơn vị đo lường ở lớp 5:
Khi giảng dạy đo lường, thường sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp trực quan, Phương pháp đàm thoại, Phương pháp thảo luận nhóm, Phương pháp luyện tập thực hành, Phương pháp trò chơi. Tùy vào mục đích, đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp.
2.3.2. Phân loại bài tập đổi các đơn vị đo lường ở lớp 5:
Để rèn luyện kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo cho học sinh, giáo viên cần phân loại bài tập về đổi đơn vị đo lường. Có thể chia các bài tập dạng này thành các nhóm, trong mỗi nhóm có các dạng sau:
- Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé (Đổi từ danh số đơn sang danh số đơn; đổi từ danh số đơn sang danh số phức; đổi từ danh số phức sang danh số đơn).
- Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn (Đổi ttừ danh số đơn sang danh số đơn; đổi từ danh số đơn sang danh số phức; đổi từ danh số phức sang danh số đơn).
- Dạng 3: So sánh các đơn vị đo (điền dấu >, <, = vào ô trống).