- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
WORD + POWERPOINT Báo cáo biện pháp thi giáo viên chủ nhiệm giỏi thcs CHUẨN UPDATE được soạn dưới dạng file word, PDF, PPT gồm các file trang. Các bạn xem và tải báo cáo biện pháp thi giáo viên chủ nhiệm giỏi thcs về ở dưới.
NỘI DUNG TRANG
1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 2
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp 2
1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp 3
1.3. Mục tiêu của giải pháp 4
1.4. Các căn cứ đề xuất giải pháp 4
1.5. Phương pháp thực hiện 4
1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng 5
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP 6
2.1. Quá trình hình thành 6
2.2. Nội dung của giải pháp 9
3. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 19
3.1. Thời gian áp dụng 19
3.2. Hiệu quả đạt được 19
3.3. Khả năng triển khai, áp dụng của giải pháp 20
3.4. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp 20
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 22
4.1. Kết luận 22
4.2. Đề xuất và kiến nghị 22
Tài liệu tham khảo 24
1. Lý do chọn các biện pháp
Trong các cấp học phổ thông, bên cạnh những em học sinh ngoan hiền, chăm học thì vẫn còn một số em không tuân theo nội quy của nhà trường và thường làm theo ý của bản thân mình. Các em hay quậy phá, nghịch ngợm, đánh nhau, gây mất trật tự, thường xuyên bỏ học, trốn tiết, trêu ghẹo các bạn trong lớp và trong trường. Những em học sinh này thường được gọi là học sinh cá biệt.
Như chúng ta đã biết lứa tuổi học sinh THCS đa phần đang ở độ tuổi giáp ranh giữa trẻ em và người lớn. Với những biến đổi về tâm sinh lí, sức khỏe, nhận thức, tính “cá biệt” của một bộ phận học sinh ở lứa tuổi này có thể gây hậu quả đáng tiếc nếu nhà trường và gia đình không có những biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, khắc phục, các em học sinh này dễ dàng bị người xấu lôi kéo, dẫn đến các tệ nạn xã hội. Vì ở lứa tuổi các em chưa có đủ tự tin để tự bảo vệ chính mình, chống lại những cái xấu đang từng giờ, từng ngày hoành hành trong xã hội. Muốn các em trở thành con ngoan, trò giỏi cần có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để làm tốt công tác giáo dục học sinh nhằm ngăn chặn, hạn chế học sinh cá biệt trong nhà trường. Trong những năm làm công tác chủ nhiệm lớp, đã bao lần tôi đã băn khoăn, trăn trở suy nghĩ, tìm tòi nhiều giải pháp để giáo dục học sinh chưa ngoan giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi.
Với những suy nghĩ trên, tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm “GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM”
2. Phạm vi và đối tượng thực hiện
- Đối tượng áp dụng: Học sinh trường THCS Phan Chu Trinh.
Phạm vi áp dụng: Công tác chủ nhiệm giáo dục học sinh cá biệt lớp 8.3 (năm học 2019 – 2020) và lớp 9.1 (năm học 2020 – 2021) của trường THCS Phan Chu Trinh.
3. Mục đích của giải pháp
Nhằm làm tốt công việc mà tôi phải theo đuổi trong suốt những năm tháng làm việc tại ngôi trường THCS Phan Chu Trinh, xây dựng những phương pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.
* Cơ sở lí luận:
Theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác- Lê nin: "Bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội", như vậy những hiện tượng học sinh cá biệt được nêu trên đây không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên hoặc tình cờ mà có.
Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, lứa tuổi mà nhiều người cho rằng "Ăn chưa no, lo chưa đến", suy nghĩ còn non nớt, nhận thức chưa cao chính vì thế các em có những hành vi thiếu chuẩn xác là điều không thể tránh khỏi.
Những HS cá biệt thường gặp phần lớn là những em có năng lực học tập yếu kém, điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi nhận thức của các em kém thì làm sao có hành động tốt được. Việc hạn chế trong tiếp thu kiến thức của các em cũng dẫn đến sự lười biếng, chán nản, muốn phá phách, nhất là đối với những HS nam. Xét ở một khía cạnh khác thì cũng có thể các em vì tự ái về sự chê cười của thầy cô và bè bạn. Các em muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng mình học không tốt nhưng mình lại giỏi về mặt khác, hoặc các em muốn thầy cô chú ý mình hơn, chính vì thế mà các em có những hành động nông nổi vượt ra khỏi những quy định chung.
* Cơ sở thực tiễn:
Ở lứa tuổi học sinh THCS, lứa tuổi đang có sự mất cân bằng về mặt tâm sinh lí, việc các em mong muốn trở thành người lớn trong khi các em chưa có sự hiểu biết tương ứng , hoàn cảnh sống mỗi em cũng khác nhau, có em may mắn nhận được sự quan tâm kịp thời của cha mẹ khi ở trong trạng thái mất cân bằng ấy, có em không được sự quan tâm đúng mức, có em thì lại được gia đình quá chiều chuộng... Từ sự khác biệt trên nảy sinh ra những hiện tượng cá biệt trong học sinh và chính một bộ phận học sinh này đã gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Những biểu hiện cá biệt của học sinh lại rất khác nhau về mặt hình thức cũng như mức độ nên giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp cũng rất khó trong việc phát hiện và có biện pháp xử lí thích hợp.
Thông thường, khi làm công tác chủ nhiệm lớp, GVCN thường quan tâm đến những học sinh cá biệt nổi trội mà ai cũng nhìn thấy được, từ đó GVCN tìm hiểu tính cách cá biệt của các em do những nguyên nhân nào để có biện pháp giáo dục phù hợp. Có những trường hợp học sinh cá biệt nhưng không có biểu hiện rõ, khó phát hiện nhiều khi GVCN cũng lầm tưởng nên chưa có được phương pháp giáo dục thích hợp.
Ở lứa tuổi các em cần có sự hỗ trợ, tư vấn của người lớn hay nói cách khác các em cần có sự qaun tâm từ cha mẹ, thầy cô , bạn bè, các em rất cần đến chúng ta. Không việc gì phải bi quan về hiệu quả giáo dục của mình, muốn đạt được hiệu quả cao chúng ta cần có tâm huyết, năng động sáng tạo đồng thời có sự kiên trì, nhất định chúng ta sẽ thành công.
1. Trình bày các bước/quy trình thực hiện
1.1.Thời gian nghiên cứu và áp dụng SKKN
- Tôi chọn đề tài nghiên cứu: từ ngày 20 tháng 08 năm 2019 đến ngày 01 tháng 05 năm 2020.
Thời gian áp dụng nghiên cứu thực tế: từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020.
Thời gian tôi xây dựng đề cương: từ tháng 05 năm 2019 đến tháng 08 năm 2020.
Thời gian viết đề tài nghiên cứu: từ tháng 09 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020
1.2.Phương pháp thực hiện
- Phương pháp quan sát:
+ Quan tâm, tìm hiểu nguyên nhân và lí do chính để trả lời câu hỏi: Vì sao các em đó trở thành học sinh cá biệt?
+ Quan sát, theo dõi quá trình học tập và hoạt động của các em cá biệt (trước, trong và sau khi áp dụng các biện pháp giáo dục)
- Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, phụ huynh học sinh (gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại), hội cha mẹ học sinh, bạn bè của HS.
- Phương pháp phân tích, tổng kết và nhận xét: Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng tuần của đội.
- Phương pháp tham khảo: Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong nhà trường.
- Phương pháp khen thưởng, trách phạt.
- Phương pháp tác động cá biệt, tác động song song (giáo dục tập thể).
1.3.Quy trình thực hiện giải pháp mới:
1.3.1. Quy trình thực hiện
* Tìm hiểu hoàn cảnh
Một lớp có 45 học sinh thì có 45 hoàn cảnh gia đình và tính cách khác nhau.Có những em được sinh ra trong một gia điình hạnh phúc, điều kiện kinh tế khá giả, gia mẹ luôn quan tâm, yêu thương chăm sóc con cái. Nhưng cũng có những em lại sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó nhăn, cha mẹ do phải kiếm sống nên không có thời gian quan tâm chăm sóc con cái. Có những em phải sống trong một gia đình mà cha mẹ thường xuyên cãi vã nhau, không quan tâm đến những thay đổi hang ngày của con mình hoặc cha mẹ lục đục, li dị.
Điều các em cần nhất ở lứa tuổi này là được sống trong một gia đình hạnh phúc, cha mẹ luôn quan tâm, yêu thương và lo lắng cho con cái, luôn lắng nghe và thấu hiểu cho những tâm tư, nguyện vọng của con mình. GVCN cần phải xác định em nào có một gia đình chưa hoàn toàn hạnh phúc, có xung đột giữa các thành viên trong gia đình... vì đó có thể là nguyên nhân khiến cho các em trở nên hư hỏng hoặc cũng có thể trở thành trẻ tự kỉ, sống xa lánh bạn bè, cha mẹ và thầy cô.
Đã có những gia đình trong đó, cha mẹ đều là những người thành đạt nhưng con của họ lại là những "học sinh cá biệt về đạo đức" do người cha và mẹ đi công tác liên tục, không có thời gian chăm sóc, gần gũi con để con có thể tâm sự, trao đổi, để hỏi han tình hình học tập, vui chơi của con.
Người lớn chỉ biết đáp ứng đầy đủ, thậm chí là dư dả nhu cầu tiền bạc, vật chất cho con và xem đây là điều kiện tiên quyết cho con học hành, thực sự thì hành động này đã có thể vô tình đầy con của mình vào con đường lêu lỏng, ăn chơi và trở thành học sinh cá biệt, đến lúc phát hiện được thì có thể đã muộn r
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 2
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp 2
1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp 3
1.3. Mục tiêu của giải pháp 4
1.4. Các căn cứ đề xuất giải pháp 4
1.5. Phương pháp thực hiện 4
1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng 5
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP 6
2.1. Quá trình hình thành 6
2.2. Nội dung của giải pháp 9
3. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 19
3.1. Thời gian áp dụng 19
3.2. Hiệu quả đạt được 19
3.3. Khả năng triển khai, áp dụng của giải pháp 20
3.4. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp 20
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 22
4.1. Kết luận 22
4.2. Đề xuất và kiến nghị 22
Tài liệu tham khảo 24
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn các biện pháp
Trong các cấp học phổ thông, bên cạnh những em học sinh ngoan hiền, chăm học thì vẫn còn một số em không tuân theo nội quy của nhà trường và thường làm theo ý của bản thân mình. Các em hay quậy phá, nghịch ngợm, đánh nhau, gây mất trật tự, thường xuyên bỏ học, trốn tiết, trêu ghẹo các bạn trong lớp và trong trường. Những em học sinh này thường được gọi là học sinh cá biệt.
Như chúng ta đã biết lứa tuổi học sinh THCS đa phần đang ở độ tuổi giáp ranh giữa trẻ em và người lớn. Với những biến đổi về tâm sinh lí, sức khỏe, nhận thức, tính “cá biệt” của một bộ phận học sinh ở lứa tuổi này có thể gây hậu quả đáng tiếc nếu nhà trường và gia đình không có những biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, khắc phục, các em học sinh này dễ dàng bị người xấu lôi kéo, dẫn đến các tệ nạn xã hội. Vì ở lứa tuổi các em chưa có đủ tự tin để tự bảo vệ chính mình, chống lại những cái xấu đang từng giờ, từng ngày hoành hành trong xã hội. Muốn các em trở thành con ngoan, trò giỏi cần có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để làm tốt công tác giáo dục học sinh nhằm ngăn chặn, hạn chế học sinh cá biệt trong nhà trường. Trong những năm làm công tác chủ nhiệm lớp, đã bao lần tôi đã băn khoăn, trăn trở suy nghĩ, tìm tòi nhiều giải pháp để giáo dục học sinh chưa ngoan giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi.
Với những suy nghĩ trên, tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm “GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM”
2. Phạm vi và đối tượng thực hiện
- Đối tượng áp dụng: Học sinh trường THCS Phan Chu Trinh.
Phạm vi áp dụng: Công tác chủ nhiệm giáo dục học sinh cá biệt lớp 8.3 (năm học 2019 – 2020) và lớp 9.1 (năm học 2020 – 2021) của trường THCS Phan Chu Trinh.
3. Mục đích của giải pháp
Nhằm làm tốt công việc mà tôi phải theo đuổi trong suốt những năm tháng làm việc tại ngôi trường THCS Phan Chu Trinh, xây dựng những phương pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.
* Cơ sở lí luận:
Theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác- Lê nin: "Bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội", như vậy những hiện tượng học sinh cá biệt được nêu trên đây không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên hoặc tình cờ mà có.
Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, lứa tuổi mà nhiều người cho rằng "Ăn chưa no, lo chưa đến", suy nghĩ còn non nớt, nhận thức chưa cao chính vì thế các em có những hành vi thiếu chuẩn xác là điều không thể tránh khỏi.
Những HS cá biệt thường gặp phần lớn là những em có năng lực học tập yếu kém, điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi nhận thức của các em kém thì làm sao có hành động tốt được. Việc hạn chế trong tiếp thu kiến thức của các em cũng dẫn đến sự lười biếng, chán nản, muốn phá phách, nhất là đối với những HS nam. Xét ở một khía cạnh khác thì cũng có thể các em vì tự ái về sự chê cười của thầy cô và bè bạn. Các em muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng mình học không tốt nhưng mình lại giỏi về mặt khác, hoặc các em muốn thầy cô chú ý mình hơn, chính vì thế mà các em có những hành động nông nổi vượt ra khỏi những quy định chung.
* Cơ sở thực tiễn:
Ở lứa tuổi học sinh THCS, lứa tuổi đang có sự mất cân bằng về mặt tâm sinh lí, việc các em mong muốn trở thành người lớn trong khi các em chưa có sự hiểu biết tương ứng , hoàn cảnh sống mỗi em cũng khác nhau, có em may mắn nhận được sự quan tâm kịp thời của cha mẹ khi ở trong trạng thái mất cân bằng ấy, có em không được sự quan tâm đúng mức, có em thì lại được gia đình quá chiều chuộng... Từ sự khác biệt trên nảy sinh ra những hiện tượng cá biệt trong học sinh và chính một bộ phận học sinh này đã gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Những biểu hiện cá biệt của học sinh lại rất khác nhau về mặt hình thức cũng như mức độ nên giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp cũng rất khó trong việc phát hiện và có biện pháp xử lí thích hợp.
Thông thường, khi làm công tác chủ nhiệm lớp, GVCN thường quan tâm đến những học sinh cá biệt nổi trội mà ai cũng nhìn thấy được, từ đó GVCN tìm hiểu tính cách cá biệt của các em do những nguyên nhân nào để có biện pháp giáo dục phù hợp. Có những trường hợp học sinh cá biệt nhưng không có biểu hiện rõ, khó phát hiện nhiều khi GVCN cũng lầm tưởng nên chưa có được phương pháp giáo dục thích hợp.
Ở lứa tuổi các em cần có sự hỗ trợ, tư vấn của người lớn hay nói cách khác các em cần có sự qaun tâm từ cha mẹ, thầy cô , bạn bè, các em rất cần đến chúng ta. Không việc gì phải bi quan về hiệu quả giáo dục của mình, muốn đạt được hiệu quả cao chúng ta cần có tâm huyết, năng động sáng tạo đồng thời có sự kiên trì, nhất định chúng ta sẽ thành công.
PHẦN NỘI DUNG
1. Trình bày các bước/quy trình thực hiện
1.1.Thời gian nghiên cứu và áp dụng SKKN
- Tôi chọn đề tài nghiên cứu: từ ngày 20 tháng 08 năm 2019 đến ngày 01 tháng 05 năm 2020.
Thời gian áp dụng nghiên cứu thực tế: từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020.
Thời gian tôi xây dựng đề cương: từ tháng 05 năm 2019 đến tháng 08 năm 2020.
Thời gian viết đề tài nghiên cứu: từ tháng 09 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020
1.2.Phương pháp thực hiện
- Phương pháp quan sát:
+ Quan tâm, tìm hiểu nguyên nhân và lí do chính để trả lời câu hỏi: Vì sao các em đó trở thành học sinh cá biệt?
+ Quan sát, theo dõi quá trình học tập và hoạt động của các em cá biệt (trước, trong và sau khi áp dụng các biện pháp giáo dục)
- Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, phụ huynh học sinh (gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại), hội cha mẹ học sinh, bạn bè của HS.
- Phương pháp phân tích, tổng kết và nhận xét: Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng tuần của đội.
- Phương pháp tham khảo: Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong nhà trường.
- Phương pháp khen thưởng, trách phạt.
- Phương pháp tác động cá biệt, tác động song song (giáo dục tập thể).
1.3.Quy trình thực hiện giải pháp mới:
1.3.1. Quy trình thực hiện
* Tìm hiểu hoàn cảnh
Một lớp có 45 học sinh thì có 45 hoàn cảnh gia đình và tính cách khác nhau.Có những em được sinh ra trong một gia điình hạnh phúc, điều kiện kinh tế khá giả, gia mẹ luôn quan tâm, yêu thương chăm sóc con cái. Nhưng cũng có những em lại sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó nhăn, cha mẹ do phải kiếm sống nên không có thời gian quan tâm chăm sóc con cái. Có những em phải sống trong một gia đình mà cha mẹ thường xuyên cãi vã nhau, không quan tâm đến những thay đổi hang ngày của con mình hoặc cha mẹ lục đục, li dị.
Điều các em cần nhất ở lứa tuổi này là được sống trong một gia đình hạnh phúc, cha mẹ luôn quan tâm, yêu thương và lo lắng cho con cái, luôn lắng nghe và thấu hiểu cho những tâm tư, nguyện vọng của con mình. GVCN cần phải xác định em nào có một gia đình chưa hoàn toàn hạnh phúc, có xung đột giữa các thành viên trong gia đình... vì đó có thể là nguyên nhân khiến cho các em trở nên hư hỏng hoặc cũng có thể trở thành trẻ tự kỉ, sống xa lánh bạn bè, cha mẹ và thầy cô.
Đã có những gia đình trong đó, cha mẹ đều là những người thành đạt nhưng con của họ lại là những "học sinh cá biệt về đạo đức" do người cha và mẹ đi công tác liên tục, không có thời gian chăm sóc, gần gũi con để con có thể tâm sự, trao đổi, để hỏi han tình hình học tập, vui chơi của con.
Người lớn chỉ biết đáp ứng đầy đủ, thậm chí là dư dả nhu cầu tiền bạc, vật chất cho con và xem đây là điều kiện tiên quyết cho con học hành, thực sự thì hành động này đã có thể vô tình đầy con của mình vào con đường lêu lỏng, ăn chơi và trở thành học sinh cá biệt, đến lúc phát hiện được thì có thể đã muộn r
THẦY CÔ TẢI NHÉ!