Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,427
Điểm
113
tác giả
WORD + POWERPOINT GIÁO ÁN Giáo dục Kinh tế pháp luật 11 Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật sách Kết nối tri thức được soạn dưới dạng file word, PPT gồm 3 file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHỦ ĐỀ 7 QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT

BÀI 9. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT


(3 TIẾT)​

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:


- Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật (bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý).

- Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.

2. Về năng lực

Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

+ Có khả năng giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.

+ Có khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

– Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quy định pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi không phân biệt đối xử giữa các công dân trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ công dân và phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi phân biệt đối xử giữa các công dân trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ công dân và phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

+ Năng lực phát triển bản thân: Rút ra được bài học cho bản thân trong việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; tự đặt ra mục tiêu, kế hoạch rèn luyện để thực hiện tốt quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật trong đời sống thường ngày; thực hiện được và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện được các quy định của pháp luật về bình đẳng của công dân trước pháp luật.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Hiểu được kiến thức pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; có khả năng tham gia các hoạt động chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội bảo đảm được quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội liên quan đến quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

3. Về phẩm chất

Nhân ái, tôn trọng mọi người, có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

– SGK, SGV, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

– Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế... liên quan tới bài học;

– Một số điều luật liên quan đến nội dung bài học;

– Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint,... (nếu có điều kiện).

III. Tiến trình dạy học

1. Mở đầu

a) Mục tiêu
: Giới thiệu ý nghĩa của bài học; khai thác trải nghiệm, hiểu biết của HS quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật; tạo hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b) Tổ chức thực hiện:

- GV mời một số HS chia sẻ suy nghĩ của mình về câu nói của Bác Hồ “Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình”.

- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến cá nhân.

- GV nhận xét, kết luận.

- GV dẫn dắt vào bài học: Quyền bình đẳng là một trong những quyền cơ bản của con người, được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Không ai bị phân biệt đối xử trước pháp luật. Ai cũng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau và được pháp luật bảo vệ như nhau.

2. Khám phá

Hoạt động 1
: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

a) Mục tiêu
: Giới thiệu ý nghĩa của bài học, khai thác vốn sống, trải nghiệm và những hiểu biết ban đầu về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

b) Nội dung: HS làm việc cá nhân, đọc các thông tin, trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: HS nêu được các quy định thể hiện quyền bình đẳng giữa công dân về quyền và nghĩa vụ pháp lí, minh hoạ bằng những ví dụ mà HS biết được trong thực tiễn.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo cặp/bàn học, đọc các thông tin, trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi (trang 55)
1/ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí được thể hiện như thế nào ở mỗi thông tin, trường hợp trên?
2/ Em hãy nêu một số quy định pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí, cho ví dụ minh hoạ?
– GV mời một số HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung, góp ý.
– GV nhận xét, kết luận.
Gợi ý:
1/ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí được thể hiện trong mỗi thông tin,
trường hợp trên như sau:
+ Thông tin 2: Thanh niên nam và thanh niên nữ bình đẳng với nhau; thanh niên nam,
nữ của các dân tộc khác nhau tại địa phương Đ đều bình đẳng trong việc thực hiện
đăng kí nghĩa vụ quân sự.
+ Trường hợp 3: Các con của ông C, bà M không phân biệt con chung, con riêng đều
bình đẳng trong việc hưởng quyền thừa kế tài sản của cha mẹ.
+ Trường hợp 4: Con trai, con gái đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa
vụ học tập.
+Thông tin 5: Người già hay người trở nam hay nữ đều bình đẳng trong việc chấp hành
pháp luật giao thông đường bộ.
2/ HS căn cứ vào các quy định của Hiến pháp và một số văn bản quy phạm pháp luật khác nêu được các quy định thể hiện quyền bình đẳng giữa công dân về quyền và nghĩa vụ pháp lí, minh hoạ bằng những ví dụ mà HS biết được trong thực tiễn.
- GV mời một số HS phát biểu ý kiến, các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV kết luận, chốt lại nội dung cần ghi nhớ về quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của CD
- HS ghi KL vào vở
1.Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật được hiểu là công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín
ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, nghề nghiệp, độ tuổi,... trước
pháp luật đều được đối xử ngang bằng nhau, có cơ hội như nhau, không ai bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ công dân và phải chịu trách
nhiệm pháp lí khi vi phạm pháp luật.
a. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, độ tuổi.... nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Hiến pháp, pháp luật thì đều được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí mà Hiến pháp, pháp luật đã quy định.
Hoạt động 2: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

a) Mục tiêu
: - Giúp học sinh hiểu được thế nào là bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

- Hiểu được những hành vi vi phạm PL khác nhau phải chịu trách nhiệm pháp lý khác nhau.

b) Nội dung: Học sinh tiến hành làm việc theo nhóm để cùng tìm hiểu và trao đổi với các bạn xung quang để tìm ra bản chất của khái niệm : Trách nhiệm pháp lý và phân biệt được 1 số loại trách nhiệm pháp lý khác nhau.

c) Sản phẩm: Học sinh báo cáo kết quả thảo luận, ghi chép được khái niệm: bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý áp dụng với cá nhân, tổ chức có hành vi làm trái quy định của pháp luật, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Trách nhiệm pháp lý bao gồm: + trách nhiệm hình sự.

+ trách nhiệm dân sự.

+ trách nhiệm hành chính..

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Chuyển giao nhiệm vụ:
GV tổ chức thảo luận lớp:
- GV cho hs thảo luận nhóm các thông tin, tình huống trong sgk tr56, trả lời các câu hỏi SGK
Tìm hiểu tình huống sau:
Bạn Nam kể: Hôm trước đi học về tớ thấy ở ngã tư gần trường mình một chị đi xe máy vượt đèn đỏ bị chú cảnh sát giao thông giữ lại. Chị ấy dúi vào tay chú cảnh sát tờ 200 nghìn và được chú cảnh sát cho đi. Chị ấy chắc chắn là vi phạm pháp luật rồi nhưng sao lại không bị xử lí nhỉ, mà còn chú công an kia nữa, chú ấy nhận tiền như vậy có phải là vi phạm pháp luật không?
Một số bạn có ý kiến như sau:
• Bạn Hoà: chú công an không VPPL vì chị đưa 200 nghìn coi như đã mất tiền để nộp phạt rồi.
• Bạn Trang: hành vi nhận tiền của chú công an là VPPL vì chú ấy nhận tiền để không lập biên bản xử lí vi phạm kia, như vậy là hối lộ, là VPPL và phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Em đồng ý với ý kiến của bạn nào ? Vì sao?
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ Học sinh nhận nhiệm vụ học tập
+ Cùng nhau đọc tình huống và chú ý những đơn vị kiến thức liên quan đến nhiệm vụ được giao
Báo cáo và thảo luận:
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác cùng đóng góp ý kiến và bổ sung
Kết luận và nhận định:
Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở
-Ý kiến của bạn Trang là hoàn toàn đúng, hành vi của người công an kia là VPPL, cụ thể đây là hành vi tham nhũng, đã được qui định tại Điều 3 của Luật phòng chống tham nhũng. Người công an này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ để vụ lợi, nhận tiền không xử lí vi phạm.
- GV đưa câu hỏi cho HS trao đổi:
+ Theo các em, những hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm pháp lý gì?
- HS trả lời:
- GV chốt lại sau khi HS trả lời:
+ Người có hành vi tham nhũng bị xã hội lên án, bị pháp luật xử lí, Hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
- GV mở rộng kiến thức: Tuỳ vào nội dung, tính chất và mức độ vi phạm mà ng vi phạm có thể phải chịu các loại trách nhiệm pháp lý khác nhau: Hình sự, dân sự, hành chính.
HS lấy thêm ví dụ về một số trách nhiệm pháp lý trong thực tế?

b.Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý:

- Khái niệm: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ của các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
- Bất kì công dân nào VPPL đều bị xử lí theo quy định của pháp luật. Không phân biệt giới tính, địa vị, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng...
- Xét xử những người VPPL phải dựa trên quy định của PL về tính chất mức độ vi phạm chứ không phải căn cứ vào giới tính, dân tộc …
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

a)Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật với đời sống con người và xã hội.

b) Nội dung:
Học sinh làm việc theo nhóm, cùng nhau tìm hiểu một số tình huống để hiểu được ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

c) Sản phẩm:
Học sinh thảo luận báo cáo, ghi chép được ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên tổ chức trò chơi: Đội nào nhanh hơn.
Chia lớp thành 2 đội cùng nhau đi giải quyết tình huống SGK tr 57
- Giáo viên sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề để học sinh tìm hiểu khám phá kiến thức
Khi giải quyết vấn đề này các đội cần lấy các ví dụ để minh họa thêm.
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ Học sinh nhận nhiệm vụ học tập
+ Cùng nhau chia nhóm nhỏ và phân công công việc giữa các thành viên để thực hiện nhiệm vụ giải quyết vấn đề
Báo cáo và thảo luận:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh tự thực hiện nhiệm vụ học tập
Cùng nhau lấy ví dụ và phân tích ví dụ để giải quyết được vấn đề
Kết luận và nhận định:
Giáo viên chốt một số kiến thức cơ bản.
- Nhận xét – cho điểm đội nhanh và trả lời đúng.
2. ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

- Với Công dân:
+ CD được tôn trọng các quyền cở bản và sự khác biệt của CD.
+ Tạo điều kiện mỗi công dân được phát triển toàn diện.
--Với xã hội:
+ Đảm bảo công bằng, dân chủ.
+ Đảm bảo cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
3. Hoạt động luyện tập: Làm bài tập 1 + phiếu bài tập

a) Mục tiêu:
Giúp học nắm vững được khái niệm, nội dung bài học, vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng giải quyết 1 số tình huống trong thực tiễn.

b) Nội dung: Học sinh trả lời các câu hỏi phiếu bài tập do giáo viên đưa ra, làm câu hỏi SGK.

c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra đáp án, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao phiếu bài tập cho học sinh, hướng dẫn học sinh làm bài tập

+ NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP:

Câu 1. Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về

A. quyền và nghĩa vụ. B. quyền và trách nhiệm.

C. nghĩa vụ và trách nhiệm. D. trách nhiệm và pháp lý.

Câu 2. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lý. B. quyền và nghĩa vụ.

C. thực hiện pháp luật. D. trách nhiệm trước Tòa án.

Câu 3. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân ?

A. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ. B. Bình đẳng về thành phần xã hội.

C. Bình đẳng tôn giáo. D. Bình đẳng dân tộc.

Câu 4. Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng

A. về quyền và nghĩa vụ. B. trong sản xuất.

C. trong kinh tế. D. về điều kiện kinh doanh.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ ?

A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện.

C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.

D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử.

Câu 6. Một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

A. ai cũng có quyền và nghĩa vụ như nhau.

B. quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

C. quyền và nghĩa vụ công dân là một thể thống nhất.

D. mọi người đều có quyền ưu tiên như nhau.

Câu 7. M – 13 tuổi đi xe đạp và N – 18 tuổi đi xe máy cùng vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe; N bị phạt tiền, c chỉ bị nhắc nhở. Việc làm này của Cảnh sát giao thông có thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý không ? Vì sao

A. Không, vì cả hai đều vi phạm như nhau. B. Không, vì cần phải xử phạt nghiêm minh.

C. Có, vì M chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý. D. Có, vì M không có lỗi.

Câu 8. Một trong những ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là:

A. công dân được đảm bảo mọi quyền và lợi ích của mình.

B. công dân được thực hiện trách nhiệm pháp lý.

C công dân được đảm bảo các quyền tự do, dân chủ.

D. công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước xã hội.

Câu 9. Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ. Ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ sổ vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Ông A và ông T. B. Ông A và ông B.

C. Ông B và bố con ông A. D. Ông A, ông B và ông T.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh tiến hành làm bài tập trắc nghiệm vào vở ghi, chú ý vận dụng các kiến thức đã học trả lời, cũng như thời gian quy định do giáo viên đặt ra

- Báo cáo, thảo luận: Giáo viên có thể gọi mỗi học sinh trả lời một câu, hoặc nhiều học sinh cùng lên trình bày kết quả để có cơ sở so sánh và đối chiếu cũng như đánh giá mức độ nhận thức chung của các học sinh với bài học

- Kết luận, nhận định: Giáo viên đưa ra các kết quả chính xác nhất, nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học

Gv cho điểm với hs trả lời nhanh nhất và đúng nhất.

4. Hoạt động vận dụng: Vận dụng nội dung kiến thức đã học để giải thích một số tình huống cụ thể trong thực tiễn.

a) Mục đích: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để biết giải quyết một tình huống cụ thể, từ đó có cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn

b) Nội dung: Học sinh chủ động giải quyết tình huống theo kiến thức và hiểu biết của bản thân. Khuyến khích đề xuất các cách giải quyết hợp lý

c) Sản phẩm: Học sinh viết thành một bài viết hoàn chỉnh trình bày cách giải quyết của mình đối với tình huống đó

d) Cách thức tiến hành:

Giáo viên giao nhiệm vụ học sinh làm bài tập tình huống sau:

1. Ba bạn H, A, L đều là học sinh lớp 12 và K mới 13 tuổi em trai của bạn L được chị M một người quen của bạn H rủ rê bán pháo nổ với những lời mời chào rất hấp dẫn. Bạn A nhất quyết không tham gia vì cho rằng như thế là phạm pháp, còn bạn H, bạn L và em K thì đồng ý ngay. Một hôm trong lúc bạn H, bạn L và em K vừa vận chuyển pháo nổ vào đến nhà kho của ông S thì bị công an phát hiện lập biên bản và đưa về trụ sở công an huyện để xử lý. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý? Vì sao?

2. Hoặc GV giao nhiệm vụ theo nhóm xây dựng nội dung phản ánh vấn đề: Một số bạn hiện nay có suy nghĩ phân biệt đối xử với những bạn học sinh nghèo, khuyết tật. Rút ra bài học cho bản thân?

- Báo cáo, thảo luận: Giáo viên sử dụng thời gian kiểm tra bài cũ ở tiết sau để yêu cầu học sinh trình bày sản phẩm

- Kết luận, nhận định: Giáo viên đưa ra các kết quả chính xác nhất, nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học

5. Rút kinh nghiệm tiết dạy:

1706453718962.png


1706453734307.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--Bài 9. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.zip
    903.3 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,416
Bài viết
37,885
Thành viên
141,127
Thành viên mới nhất
hchang

Thành viên Online

Top