Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
85,062
Điểm
113
tác giả
WORD+POWERPOINT Giáo án hđtn 10 cánh diều CHỦ ĐỀ 7: THÔNG TIN NGHỀ NGHIỆP được soạn dưới dạng file word, ppt gồm 2 file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHỦ ĐỀ 7: THÔNG TIN NGHỀ NGHIỆP


I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

Sau chủ đề này, HS sẽ:

- Xác định được những hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương và nêu được thông tin, yêu cầu cơ bản về các nhóm nghề này.

- Biết cách tìm hiểu các thông tin về nhóm nghề mình quan tâm, yêu cầu về năng lực, phẩm chất theo nhóm nghề.

- Tìm hiểu được những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

A. HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ

I. MỤC TIÊU

- Hiểu được những hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương và nêu được thông tin, yêu cầu cơ bản về các nhóm nghề này.

- Quan tâm và tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp mình yêu thích, lập kế haochj cá nhân phấn đấu học tập theo nghề mình chọn.

- Hiểu được những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

II. CHUẨN BỊ

1. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và giáo viên:


- Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động

- Tranh ảnh về các ngành nghề.

- Phối hợp với các lớp trực ban để chuẩn bị kịch bản hoạt động.

- Liên hệ với các chuyên gia giới thiệu xu hướng nghề nghiệp hiện nay.

- Phân công các lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ chào mừng.

2. Đối với học sinh:

-Tự tìm hiểu thông tin xu hướng nghề nghiệp hiện nay qua thực tế, các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tự đánh giá khả năng của bản thân về chọn nghề, nhóm nghề mình yêu thích.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Giao lưu với người lao động thành công trong nghề nghiệp ở địa phương


- Nhà trường, Đoàn thanh niên và các GV chủ nhiệm phối hợp mời người lao động thành công trong nghề nghiệp ở địa phương đến giao lưu với HS. Có thể là chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoặc đơn vị dịch vụ hoạt động hiệu quả và được mọi người ở địa phương biết.

- Tìm hiểu một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động hiệu quả và có đóng góp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

- Lấy ý kiến HS về lĩnh vực mà nhiều em quan tâm và liên hệ đại diện lao động trong lĩnh vực đó. Có thể tìm hiểu và mời cha mẹ HS của trường là những người thành công trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia và giao lưu với học sinh.

- Lập kế hoạch và thực hiện buổi giao lưu giữa người lao động thành công trong nghề nghiệp với HS. Có thể tập trung vào một số ý như quá trình lựa chọn ngành nghề đào tạo và nghề nghiệp, việc học tập ở trường, quá trình làm việc, khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp, cách khắc phục những khó hăn đó, yếu tố tạo nên thành công…

- Mời một số HS lên chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ khi tham gia buổi giao lưu với người lao động thành công trong nghề nghiệp.

2. Triển lãm về chủ đề An toàn cho người lao động

- Nhà trường, Đoàn thanh niên và GV chủ nhiệm hướng dẫn HS sưu tầm các bài viết, hình ảnh về vấn đề thực hiện an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động ở địa phương.

- HS sưu tầm những biểu hiện không đảm bảo an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp ở địa phương em sinh sống.

- Tập hợp các bài viết và tranh ảnh chia làm 2 khu vực triển lãm: Khu vực 1 là thực hiện nghiêm chỉnh, đảm bảo an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp; khu vực 2 là những biểu hiện mất an toàn lao động và ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động.

- Cử 1 HS thuyết trình về các hình ảnh an toàn lao động và mất an toàn lao động đã sưu tầm được.

3. Toạ đạm về phẩm chất và năng lực cần thiết của người lao động.

- Nhà trường, Đoàn thanh niên và GV chủ nhiệm tổ chức toạ đàm về phẩm chất và năng lực cần thiết của người lao động.

- Liên hệ và mời nhà tuyển dụng lao động, chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia toạ đàm về phẩm chất và năng lực cần thiết của người lao động. Nếu cha mẹ HS thuộc đối tượng nêu trên thì có thể mời họ tham gia toạ đàm.

- Khuyến khích HS nêu câu hỏi trong buổi toạ đàm. Câu hỏi có thể được HS nêu ra trước và ban tổ chức tập hợp lại hoặc HS có thể nêu câu hỏi trực tiếp trong buổi toạ đàm.

- Thảo luận về những điều cần lưu ý với người lao động để đáp ứng yêu cầu công việc.



B. HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP

I. MỤC TIÊU

- HS trình bày được các chia sẻ kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thông tin về các nhóm nghề.

- HS hiểu được về ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp.

- HS trình bày được kết quả thực hiện hoạt động tiếp nối sau khi tham gia buổi toạ đàm về xu hướng nghề nghiệp hiện nay.

- HS trình bày được những điều thu nhận được về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương

- Thiết kế được phiếu phỏng vấn người lao động.

II. CHUẨN BỊ

1. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và giáo viên:


- Tranh ảnh về các ngành nghề, những thông tin về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

- Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015.

- Một số tình huống về an toàn, vệ sinh lao động và mất an toàn lao động.

2. Đối với học sinh:

-Tự tìm hiểu Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015

- Tự đánh giá khả năng của bản thân về chọn nghề, nhóm nghề mình yêu thích.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Chia sẻ kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thông tin về các nhóm nghề

-
GV hướng dẫn HS trao đổi về nguồn cung cấp thông tin về các nhóm nghề mà các em đã tìm hiểu

- Trong quá trình tìm kiếm thông tin về các nhóm nghề, HS gặp những thuận lợi, khó khăn gì?

- Nêu rõ những nhóm nghề quan tâm của HS.

- có thể tiến hành hoạt động theo hình thức cá nhân chia sẻ hoặc chia nhóm thảo luận và chia sẻ chung theo nhóm.

2. Trao đổi về ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp

- GV hướng dẫn tìm hiểu Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015.

- Nêu một số tình huống về an toàn, vệ sinh lao động và mất an toàn lao động.

- Sưu tầm những thông tin về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

- Tổ chức cho HS trình bày quan điểm về ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp.

- GV kết luận:

Điều kiện đảm bảo an toàn:

+ Tuân thủ theo quy trình vận hành thiết bị sản xuất;

+ Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ khi làm việc;

+ Có kế hoạch sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lí;

+ Kiểm tra kĩ lưỡng máy móc, thiết bị trước khi vận hành và đảm bảo các thiết bị đều an toàn, hoạt động tốt…








* Ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp.

+ Ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc tử vong cho người lao động.

+ Ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp xúc trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao động….



C. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐỀ



I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:


- Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương.

- Tìm hiểu và chia sẻ cách thức tìm kiếm thông tin về nhóm nghề quan tâm.

- Tìm hiểu các điều kiện đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.

- Thực hành tìm kiếm và trao đổi thông tin về nhóm nghề quan tâm.

- Đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho con người lao động làm một số nghề cụ thể.

- Tuyên truyền về nghề nghiệp ở địa phương.

2. Năng lực:

- Tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu những hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thông tin yêu cầu đối với nghề nghiệp quan tâm và những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp thông qua các trang tin ở địa phương, qua trao đổi với người thân và những người lao động trong lĩnh vực liên quan.

-Giao tiếp hợp tác: Trao đổi, thảo luận và chia sẻ thông tin về nghề nghiệp quan tâm và các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với nghề đó.

3. Phẩm chất:

-Yêu nước: Yêu thích và tự hào về accs hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở địa phương, quan tâm tìm hiểu và yêu thích nghề nghiệp dự định.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm thảo luận, trao đổi đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho con người lao động thông qua các nghề cụ thể.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:


- Hướng dẫn Hs tìm hiểu và liệt kê các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hiện có ở địa phương.

-Tìm hiểu thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH nagỳ 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về các ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.

- Tìm hiểu website về các nhóm nghề để giới thiệu cho HS.

2. Đối với học sinh:

- Đọc thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH nagỳ 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về các ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.

-Tìm cách hiểu trước thông tin về nhóm nghề quan tâm trên các website liên quan haowcj tham quan các cơ sở, gặp gỡ trao đổi với người lao động trong lĩnh vực.

-Sưu tầm hoặc chụp ảnh biểu hiện đảm bảo an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp tại địa phương.

-Giấy A0, A4, bút dạ, băng dính, nam châm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về nghề nghiệp

b. Nội dung: Tổ chức HS hát 1 bài hát liên quan đến nghề nghiệp như: hát về cây lúa hôm nay

c. Sản phẩm: HS hát một bài hát bất kì liên quan đến nghề nghiệp

d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS bất kì hát 1 bài hát có liên quan đến nghề nghiệp. Sau đó, GV giới thiệu chủ đề.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THÚC

v Hoạt động 1: Tìm hiểu về các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương

a. Mục tiêu:
Xác định được các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương.

b. Nội dung:

1. Xác định các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ


-GV chia lớp thành 2 đội ( A và B). yêu cầu HS 2 đội tham gia trò chơi “Ai biết nhiều hơn”. Yêu cầu HS mỗi đội kể tên các ngành nghề liên quan đến động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vòng 2 phút. Sau 2 phút, đội nào kể được nhiều ngành nghề hơn thì là đội chiến thắng.

Hoạt độngĐội AĐội B
Sản xuất
Kinh doanh
Dịch vụ
2. Chia sẻ thông tin về yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề ở địa phương

- GV chia lớp thành 4 nhóm (8-10HS/1 nhóm), yêu cầu HS thảo luận nhóm, thựchiện theo kĩ thuật khăn trải bàn, HS suy nghĩ, ghi ý kiến cá nhân vào góc của mình rồi trao đổi nhóm để xác định thông tin, yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương theo các tiêu chí sau:

Nhóm nghề
Công việc đặc trưng
Yêu cầu trình độ
Nhu cầu tuyển dụng
Nơi làm việc


c. Sản phẩm:

1. Xác định các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ


Hoạt động
Sản xuấtChăn nuôi, trồng trọt, làm đồ gỗ….
Kinh doanhBán hàng tạp hoá, buôn bán nông sản, kinh doanh thời trang…
Dịch vụDịch vụ du lịch, tiệc cưới, chụp ảnh, vận chuyển hàng hoá….
2. Chia sẻ thông tin về yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề ở địa phương

Nhóm nghềdịch vụ du lịch
Công việc đặc trưngđiều hành du lịch, nghiên cứu thị trường du lịch, tìm hiểu nhu cầu của khách, đón tiếpkhách; tổ chức các hoạt động du lịch, giới thiệu tại các điểm du lịch, quản lí việc ăn ngủ, nghỉ, đi lại và giải quyết các vấn đề phát sinh, phục vụ nhà hàng, buồng phòng.
Yêu cầu trình độhọc trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành du lịch.
Nhu cầu tuyển dụngNgành du lịch đnag trên đà phát triển mạnh mẽ, lượng khách quốc tế cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Nhu cầu của các doanh nghiệp về nguồn nhân lực được đào tạo rất cao.
Nơi làm việckhu du lịch danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử, bảo tàng, các công ty cung ứng dịch vụ lữ hành, nhà hàng, khách sạn.


Nhóm nghềDịch vụ xây dựng
Công việc đặc trưngTìm hiểu công trình nhà cửa, tòa nhà
Thiết kế, xây dựng nhà
Yêu cầu trình độHọc trung cấp, cao đẳng, đại học
Nhu cầu tuyển dụngKinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu nhà ở của con người cũng được nâng cao, nên cần một đội ngũ kĩ sư xây dựng để có thể đáp ứng được nhu cầu nhà ở của người dân hiện nay.
Nơi làm việcCông trình
Công ty xây dựng
d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV, HS
Dự kiến sản phẩm
vBước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn”. Chia lớp thành 2 đội A và B.
- Yêu cầu HS kể tên các ngành nghề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong 2 phút.
- Chia lớp thành 4 nhóm (8-10HS/1 nhóm), yêu cầu HS thảo luận nhóm, thựchiện theo kĩ thuật khăn trải bàn, HS suy nghĩ, ghi ý kiến cá nhân vào góc của mình rồi trao đổi nhóm để xác định thông tin, yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương theo các tiêu chí sau:
Nhóm nghề
Công việc đặc trưng
Yêu cầu trình độ
Nhu cầu tuyển dụng
Nơi làm việc

v Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ. HS mỗi nhóm có thể thay nhau viết tên các ngành nghề vào bảng nhóm, hoàn thành sản phẩm trong thời gian 2 phút.
- HS hoạt động theo nhóm, hoàn thành yêu cầu của GV. Mỗi nhóm cử ra 1 thư kí nhóm để tổng hợp các ý kiến của các thành viên trong nhóm và ghi ý kiến chung của nhóm.
v Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
-GV gọi đại diện HS mỗi đội lên trình bày sản phẩm.
- HS đại diện của mỗi nhóm lên báo cáo. HS khác chú ý bổ sung, nhận xét.
v Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Dựa trên kết quả của HS, GV nhận xét, tổng kết các ngành nghề liên quan.
- GV nhận xét, chốt kiến thức về thông tin yêu cầu cơ bản của các nhóm ngành nghề.

1. Xác định các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ

Hoạt động
Sản xuấtChăn nuôi, trồng trọt, làm đồ gỗ….
Kinh doanhBán hàng tạp hoá, buôn bán nông sản, kinh doanh thời trang…
Dịch vụDịch vụ du lịch, tiệc cưới, chụp ảnh, vận chuyển hàng hoá….

- Hoạt động sản xuất: bao gồm các hoạt dộng làm ra các sản phẩm vật chất nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của con người. hoạt động sản xuất có nhiều ngành nghề khác nhau như sản xuất lương thực, thực phẩm, khai thác khoáng sản, sản xuất máy móc, nguyên vật liệu xây dựng, công cụ lao động, phương tiện đi lại…
- Hoạt động kinh doanh bao gồm các hoạt động kinh tế nhằm mục đích sinh lợi như các nghề bán hàng ( ăn uống, lương thực, thực phẩm, quần áo…), đại lí hàng hoá, buôn bán lẻ.
- Hoạt động dịch vụ bao gồm những hoạt động được thực hiện nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt tiêu dùng của tổ chức, cá nhân để thu tiền công. Hoạt động dịch vụ rất đa dạng, phong phú bao gồm dịch vụ tiêu dùng (thương mại, dịch vụ sửa chữa, nhà hàng-khách sạn…)dịch vụ sản xuất, dịch vụ cộng đồng…
2. Chia sẻ thông tin về yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề ở địa phương
- Nhóm nghề dịch vụ du lịch:
+ Công việc đặc trưng: điều hành du lịch, nghiên cứu thị trường du lịch, tìm hiểu nhu cầu của khách, đón tiếpkhách; tổ chức các hoạt động du lịch, giới thiệu tại các điểm du lịch, quản lí việc ăn ngủ, nghỉ, đi lại và giải quyết các vấn đề phát sinh, phục vụ nhà hàng, buồng phòng.
+ Yêu cầu trình độ: học trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành du lịch.
+ Nhu cầu tuyển dụng:Ngành du lịch đnag trên đà phát triển mạnh mẽ, lượng khách quốc tế cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Nhu cầu của các doanh nghiệp về nguồn nhân lực được đào tạo rất cao.
+ Nơi làm việc: khu du lịch danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử, bảo tàng, các công ty cung ứng dịch vụ lữ hành, nhà hàng, khách sạn.
word
1727325084236.png

ppt
1727325100636.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn-- GIAO AN HDTN 10 CD CHỦ ĐỀ 7.zip
    6.1 MB · Lượt tải : 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    chủ đề 6 hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều chủ đề 7: thông tin về các nhóm nghề cơ bản giáo án chủ đề 7: thông tin nghề nghiệp giáo an hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều giáo dục địa phương lớp 10 chủ đề 7 hoạt động trải nghiệm hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều chủ đề 8 hướng nghiệp 10 chủ đề 7 hđtn 10 cánh diều chủ đề 2
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    LIÊN HỆ HỖ TRỢ
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    39,148
    Bài viết
    40,588
    Thành viên
    154,406
    Thành viên mới nhất
    nguyendangkhoa1990
    Top