Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,419
Điểm
113
tác giả
Word+ powerpoint văn 10 cánh diều bài 5 thơ văn Nguyễn Trãi được soạn dưới dạng file word, PPT gồm 2 file trang. Các bạn xem và tải văn 10 cánh diều bài 5 thơ văn nguyễn trãi về ở dưới.


BÀI 5: THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI

Thời gian thực hiện: 11 tiết​

I. Mục tiêu

1. Về năng lực


1.1. Năng lực ngôn ngữ và văn học

‣ Vận dụng hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hóa, về tác giả và thể loại vào việc đọc hiểu các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi.

‣ Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật một số tác phẩm của Nguyễn Trãi, qua đó thấy được vẻ đẹp con người và thơ văn Nguyễn Trãi, những đóng góp của ông cho sự nghiệp phát triển của văn học dân tộc.

‣ Thực hành và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong văn bản.

‣ Viết được bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

‣ Biết thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội.

1.2. Năng lực chung

Bài học góp phần phát triển các năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học (Chủ động trong cuộc sống, tự tin vào bản thân, bình thản trước khó khăn; có ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng và phấn đấu vươn lên, có hành xử đúng đắn; ý thức được giá trị của bản thân, ý nghĩa của cuộc sống.)

- Năng lực giao tiếp và hợp tác (Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp; biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày thuyết phục một vấn đề, một ý tưởng; tự tin, chủ động trong giao tiếp.)

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo (Biết phân tích, đánh giá vấn đề; hình thành kết nối các ý tưởng; có tư duy phản biện.)

2. Về phẩm chất

- Yêu nước: Yêu thiên nhiên, tự hào về truyền thống văn hóa, truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc; truyền thống nhân nghĩa, nhân văn của người Việt.

- Nhân ái: Biết yêu thương, bao dung, tha thứ; biết cảm thông, chia sẻ; biết đấu tranh loại trừ cái ác, cái xấu.

- Trung thực: Biết nhận thức và hành động theo lẽ phải; dũng cảm đấu tranh bảo vệ lẽ phải và những điều tốt đẹp.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị:
Máy chiếu, máy tính; Phiếu học tập; Giấy A4, A3, A0, giấy màu, giấy nhớ; Bộ bút màu, bút dạ; Hộp thư, bảng phụ… để HS làm việc nhóm.

2. Học liệu: SGK Ngữ văn 10, Cánh Diều, tập 2; sách bài tập Ngữ văn 10, tập 2; sách giáo viên Ngữ Văn 10, sách tham khảo…

III. Tiến trình dạy học





  • DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Văn bản 1 : NGUYỄN TRÃI – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

(01 tiết)

1. TRƯỚC GIỜ HỌC

Trước giờ học, GV yêu cầu HS thực hiện theo các hướng dẫn sau:

2. TRÊN LỚP

Hoạt động 1: Khởi động và xác định nhiệm vụ học tập


1.1. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; xác định nhiệm vụ đọc hiểu văn bản.

1.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
- Tạo không khí cho giờ học: GV chiếu video giới thiệu về tiểu sử, cuộc đời của Nguyễn Trãi theo link sau: (thời gian 1:35)

- Hoặc GV trình chiếu trích đoạn phim tài liệu về chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để từ đó dẫn dắt, tạo tâm thế cho HS vào bài mới.



Xem, theo dõi, cảm nhận và suy ngẫm
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới

2.1. Mục tiêu: giúp HS nhận biết và phân tích được các thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.

2.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức:

Hoạt động của GV- HS
Sản phẩm cần đạt
I. Đọc và tìm hiểu chung
- Yêu cầu HS trình bày lại cách thức đọc hiểu văn bản Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp theo gợi ý của SGK.
- GV Nhận xét.
- Mời một số HS, mỗi HS đọc đoạn trong SGK
1. Đọc





2. Hoàn cảnh lịch sử nửa đầu TK XV.

Thời đại đau thương và quật khởi:
+ Đất nước bị giặc Minh xâm lược.
+ Truyền thống yêu nước trỗi dậy mãnh liệt: Khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Nguyễn Trãi là người đóng góp lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và xây dựng đất nước sau chiến thắng giặc Minh




3. Bố cục: 2 phần
- Phần I – Nguyễn Trãi – người anh hùng dân tộc: Giới thiệu quê hương, gia đình và cuộc đời Nguyễn Trãi, giới thiệu sự nghiệp chính trị, quân sự, ngoại giao của ông.
- Phần II – Nguyễn Trãi – nhà văn hóa kiệt xuất:
+ Giới thiệu những đóng góp về văn hóa quan trọng của ông cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho việc phục hồi và xây dựng mới nền văn hóa Đại Việt đã bị kẻ thù xâm lược hủy hoại.
+ Giới thiệu Nguyễn Trãi với tư cách của một nhà văn, nhà thơ, người có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển văn học dân tộc, đặc biệt vai trò của ông trong việc xây dựng cơ sở cho một nền văn học mới.
4. Nhan đề của văn bản nêu bật được hai nội dung chính: Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.
- Mời một số HS chia sẻ những thông tin tìm hiểu được về hoàn cảnh lịch sử, văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỷ XV, những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi. Nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp.
- Nhận xét và chốt lại một số kiến thức.
- Mời HS chia sẻ những nội dung tiếp nhận được theo các gợi ý đọc trong SGK gắn với từng đoạn mà các em đã tiến hành ở nhà.
- Yêu cầu từng HS suy nghĩ và trả lời 02 câu hỏi đầu tiên (Hoạt động cá nhân):
(1) Văn bản Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần, mỗi phần giới thiệu cho người đọc nội dung gì?










(2) Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được nội dung chính nào?
II. Đọc hiểu văn bản
Hoạt động của GV, HS
Sản phẩm cần đạt
  • 1. Nguyễn Trãi – Người anh hùng dân tộc
  • PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hoạt động của GV, HS
Sản phẩm cần đạt
*HĐ1: Tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp Nguyễn Trãi
B1: Giao nhiệm vụ học tập: Hoàn thành PHT 1
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
B3: Báo cáo kết quả
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày theo từng câu hỏi, phản biện, bổ sung.
B4: Nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá, biểu dương, cho điểm
1. Dấu ấn nổi bật về thân thế của Nguyễn Trãi: dòng họ bên nội, bên ngoại đều có truyền thống yêu nước và truyền thống văn hóa, văn học.
2. - Hai từ biểu đạt đặc điểm nổi bật của thời đại Nguyễn Trãi sống – thế kỷ XV: đau thương và quật khởi
- Hai thể loại văn học mà Nguyễn Trãi sáng tác: Cáo và thơ chữ Nôm/thơ chữ Hán hoặc nghị luận xã hội trung đại và trữ tình trung đại…
3. Vai trò, vị trí của Nguyễn Trãi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: dâng kế sách đuổi giặc Minh, vạch ra đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa, soạn thảo chiếu lệnh, văn thư, đấu tranh ngoại giao… đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
4. Đóng góp của Nguyễn Trãi trong công cuộc xây dựng đất nước: đem hết tài năng, tâm huyết, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước.
5. Con người Nguyễn Trãi qua những đóng góp của ông với đất nước và qua vụ án Lệ Chi Viên:
- Con người nhập cuộc, nhập thế tích cực, vì dân, vì nước.
- Con người luôn khát vọng dân giàu đủ khắp đòi phương.
- Con người bi kịch và oan khiên nhất trong lịch sử dân tộc.
6. HS viết hoặc nói theo cảm nhận cá nhân.
*Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ tư duy: Những ảnh hưởng từ bối cảnh xã hội, cuộc đời đến thơ văn Nguyễn Trãi.

B1: GV giao nhiệm vụ học tập: (chia lớp thành 2 đội, mỗi đội gồm có những nhóm HS 2 thành viên)
+ Giai đoạn 1: các nhóm thuộc đội 1 trả lời câu hỏi 1-2; các nhóm thuộc đội 2 trả lời câu hỏi 3-4
+ Giai đoạn 2: các nhóm đôi ở đội 1 ghép với nhóm đôi ở đội 2 để tạo thành nhóm 4 thành viên. Các thành viên lần lượt trình bày sản phẩm của mình để cùng nhau thống nhất và vẽ thành sơ đồ tư duy.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
B3: Báo cáo kết quả
B4: GV nhận xét, đánh giá.

1. Trước và trong cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn:
- Nhà Trần suy yếu, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần và tiến hành xây dựng lại thể chế.
- Nhà Minh xâm lược và thống trị Đại Việt, thực hiện chế độ đàn áp, bóc lột dã man, hủy hoại triệt để nền văn hóa Đại Việt.
- Các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đều thất bại.
- Lê Lợi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.
  • Cuộc đời Nguyễn Trãi luôn gắn bó với số phận của dân tộc; có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
  • Thơ văn Nguyễn Trãi luôn là vũ khí lợi hại góp phần quan trọng vào chiến thắng của dân tộc trước quân Minh xâm lược, với khát vọng giải phóng dân tộc, với mong muốn đem lại nền hòa bình cho cả hai dân tộc Việt - Trung. Ông giúp Lê Lợi xây dựng một đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, nhân đạo, thực hiện phương thức “công tâm”; các bức thư của ông “có sức mạnh hơn mười vạn quân” làm tan rã tinh thần kẻ địch, giúp cho cuộc kháng chiến nhanh chóng thắng lợi.
2. Sau Khởi nghĩa Lam Sơn:
- Xây dựng một chính quyền vững mạnh, một quốc gia hùng cường.
- Tiếp thu tinh hoa của văn hóa khu vực. Trong đó việc xây dựng nền móng cho một nền văn học mới là quan trọng.
3. Thời kỳ xây dựng đất nước và bi kịch của Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi đã có lúc đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong triều đình. Thơ văn của ông thời kì này luôn thể hiện những khát vọng lớn lao với mong muốn xây dựng một xã hội “vua sáng, tôi hiền”, người dân được ấm no, hạnh phúc, đất nước luôn phồn vinh, giàu đẹp.
  • Mối liên hệ mật thiết giữa những sự kiện và dấu mốc trong cuộc đời Nguyễn Trãi với sự nghiệp văn học của ông.
  • Các tác phẩm của ông là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền văn hóa, văn học mới.
SƠ ĐỒ TƯ DUY

II. Nguyễn Trãi – Nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất
Hoạt động của GV, HS​
Sản phẩm cần đạt​
1. Nguyễn Trãi – nhà văn hóa kiệt xuất
(3) GV hướng dẫn HS đọc thầm văn bản (mục II, đoạn 1,2 – SGK, trang 7) và tổ chức cho HS hoàn thành sơ đồ tư duy (Hoạt động cá nhân)
+ Nguyễn Trãi có đóng góp trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học...
+ Có công lớn trong việc giúp Lê Lợi xây dựng một đường lối chính trị và quân sự đúng đắn.
+ Giúp Lê Lợi mở kì thi, lựa chọn nhân tài phục vụ cho công cuộc kiến thiết đất nước dài lâu.
+ Có kế hoạch mới mẻ về việc xây dựng hình luật, âm nhạc, khoa cử...
Là nhà văn hóa khai sáng, tạo ra bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển văn hóa Việt Nam.
2. Nguyễn Trãi – nhà văn kiệt xuất
  • (Hoạt động nhóm: theo phiếu học tập 2)
  • Hoạt động của GV, HS
Sản phẩm cần đạt​
  • *HD3: Tìm hiểu nội dung chính thơ văn Nguyễn Trãi
  • B1: Giao nhiệm vụ học tập số 1
  • GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập 2.
  • B2: Thực hiện nhiệm vụ
  • B3: Báo cáo kết quả
  • - GV tổ chức cho HS trình bày, bổ sung câu 1-2 (nội dung chính của thơ văn Nguyễn Trãi; con người Nguyễn Trãi qua thơ văn).
  • B4: Đánh giá, nhận xét
  • - Nhận xét, biểu dương, tích điểm thưởng



















1. Nội dung chính của thơ văn Nguyễn Trãi và con người Nguyễn Trãi qua thơ văn:
a. Nội dung chính của thơ văn Nguyễn Trãi:
- Thơ văn Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa vì dân, đề cao vai trò của người dân, cùng với niềm suy tư thế sự và tình yêu thiên nhiên, đất nước. Đó là một con người luôn gắn yêu nước với thương dân, biết ơn người dân.
b. Con người Nguyễn Trãi qua thơ văn:
- Thơ văn Nguyễn Trãi phản ánh bức chân dung con người Nguyễn Trãi với vẻ đẹp của sự hài hoà giữa một vĩ nhân và một con người hết sức đời thường.
+ Một người con hiếu thảo, một người bạn chân tình.
+ Một người gắn bó với quê hương, đất nước. Ông sống hết mình với lợi ích của dân tộc cả trong cuộc kháng chiến chống quân Minh và trong thời bình khi nhiệm vụ xây dựng đất nước được đặt ra cấp thiết.
+ Luôn nâng niu, giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu thiên nhiên, sống chan hoà cùng tạo vật.
- Nguyễn Trãi yêu tình yêu của con người và cũng đau nỗi đau của con người. Thơ ông chứa đựng nhiều chiêm nghiệm về thói đen bạc của lòng người.
Đặc biệt, Nguyễn Trãi đau khi thấy con người chưa hoàn thiện là để mong ước về sự hoàn mĩ của con người. Đó chính là biểu hiện tình yêu người sâu sắc, tha thiết ở Ức Trai.
*HD4: Đặc sắc nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Trãi
  • B1: Giao nhiệm vụ học tập số 2
  • GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn thành tiếp mục (3)
  • B2: Thực hiện nhiệm vụ
  • B3: Báo cáo kết quả
B4: Đánh giá, nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm


















- GV chốt lại: Nguyễn Trãi là nhà văn kiệt xuất bằng sơ đồ tư duy:
Thơ văn Nguyễn Trãi là sự kết tinh nghệ thuật của nhiều thế kỉ văn học Việt Nam. Ông có công lớn trong việc hoàn thiện, phát triển, khởi đầu nhiều thể loại văn học.
- Ông là một nhà văn chính luận xuất sắc, đưa thể văn nghị luận ở giai đoạn này đạt đến độ hoàn thiện.
- Với thể phú, ngòi bút của Nguyễn Trãi cũng đã đạt được những thành công lớn.
- Về thi ca, Nguyễn Trãi là một nhà thơ trữ tình sâu sắc.
+ Với Ức Trai thi tập, ông đã đưa thơ chữ Hán Việt Nam đạt đến độ nhuần nhuỵ, tạo ra một thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trí tuệ, hào hùng, lại vữa trữ tình, lãng mạn.
+ Đặc biệt, với tập thơ chữ Nôm Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã khẳng định tiếng Việt là một ngôn ngữ văn học có khả năng phản ánh sâu sắc thế giới nội tâm của con người, cũng như đời sống xã hội.
+ Ông đã đưa vào thơ Nôm một hệ thống thẩm mĩ mới, đưa vào thơ tục ngữ, ngôn ngữ, hình ảnh đời thường. Trong Quốc âm thi tập có tới 186 bài được viết theo hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn. Nhà thơ rất có ý thức trong việc sáng tạo một “lối thơ riêng của Việt Nam”
+ Những sự vật bình dị, dân dã, đời thường như quả núc nác, lảnh mùng tơi, bè rau muống, con đòng đòng,… cũng đều được Nguyễn Trãi đưa vào thơ một cách tự nhiên, tạo nên những rung động thẩm mĩ mới.
SƠ ĐỒ TƯ DUY
3. Tổng kết

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
- GV yêu cầu HS nêu khái quát các vấn đề cơ bản đáng ghi nhớ của văn bản Nguyễn Trãi - cuộc đời và sự nghiệp. Từ đó, GV khái quát và tổng hợp lại cho đầy đủ hơn.
- Hướng dẫn đọc và chuẩn bị bài học tiếp theo.
- Về nội dung: giới thiệu Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, nhà văn hóa, nhà thơ nổi tiếng của đất nước. Xót thương cho số phận bi kịch của danh nhân. Học tập tinh thần yêu nước, vì dân và đề cao công lao của Nguyễn Trãi.
- Tìm hiểu và phân tích các yếu tố luận đề, luận điểm, chứng cứ trong bài.
- Chuẩn bị cho việc đọc hiểu thơ văn Nguyễn Trãi ở các bài tiếp theo: Đại cáo bình Ngô, Gương báu khuyên rănThư dụ Vương Thông lần nữa.
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng

3.1. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

3.2. Nội dung, sản phẩm, cách thức tổ chức:

- Luyện tập củng cố bài bằng câu hỏi trắc nghiệm: GV chiếu câu hỏi dạng trắc nghiệm, HS hoạt động cá nhân: phản ứng nhanh – lựa chọn phương án trả lời:
(?) Dựa trên cơ sở nào để bài viết khẳng định: “Nguyễn Trãi là nhà văn hoá kiệt xuất”?
A. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị như: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, Phú núi Chí Linh, Lam Sơn thực lục, Ức tra thi tập...
B. Các tác phẩm của ông sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.
C. Những đóng góp của ông đã tạo ra bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển văn hóa, văn học Việt Nam.
D. Thơ văn Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng yêu nước và nhân nghĩa, vì dân.












Đáp án C


(?) Vì sao nói: “Nguyễn Trãi là nhà văn kiệt xuất”?
A. Thơ văn Nguyễn Trãi kết tinh truyền thống quý báu của dân tộc; kết tinh nghệ thuật của nhiều thế kỷ văn học.
B. Ông để lại một di sản to lớn trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học...
C. Thơ văn Nguyễn Trãi luôn tha thiết một tình yêu với thiên nhiên, với cuộc đời.
D. Ông chủ trương xây dựng một thể chế chính trị thân dân vững mạnh kết hợp truyền thống dân chủ, đoàn kết của dân tộc và mặt tích cực của Nho giáo.






Đáp án A
(6) Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi gợi cho em những suy nghĩ, tình cảm gì?
HS tự do trình bày những suy nghĩ, tình cảm mà mình đã cảm nhận được từ cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.
HS cần thể hiện được các nội dung sau trong bài viết:
- Cảm phục và yêu mến tinh thần yêu nước, tấm gương hi sinh, hết lòng vì nước, vì dân.
- Những bài học đúc kết được từ cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi vẫn còn nguyên tính thời sự trong thời đại ngày nay khi mà sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước vẫn luôn là nhiệm vụ thường trực và tuổi trẻ luôn là lực lượng xung kích, đi đầu trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với Tổ quốc.
- Để có thể xứng đáng với tấm gương của Anh hùng dân tộc – Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, mỗi cá nhân luôn phải phấn đấu trong học tập, rèn luyện để mong muốn trở thành người có ích, có thể cống hiến tài năng, sức lực của mình cho xã hội, cho đất nước.
3. SAU GIỜ HỌC

- GV hướng dẫn HS thiết kế 01 poster cho bộ phim tài liệu giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi. Lưu ý: poster phải thể hiện được dấu ấn riêng của Nguyễn Trãi cũng như ấn tượng của bản thân em về ông.




Người soạn: Bùi Thị Luyến – THPT Chuyên Thái Bình

Nguyễn Thị Liên – THPT Tùng Thiện – Hà Nội


Đỗ Thị Hương Thơm – THPT Yên Mô B – Ninh Bình



Văn bản 2: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ

(03 tiết)

Nguyễn Trãi

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức


Giúp học sinh tìm hiểu và nắm được đặc điểm của thể loại cáo, hoàn cảnh sáng tác và những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Đại cáo bình Ngô

2.Năng lực

- Hình thành và rèn luyện năng lực vận dụng những kiến thức lịch sử, văn hóa, xã hội vào định hướng giá trị tác phẩm nghị luận trung đại

- Nhận biết và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ, thủ pháp nghệ thuật thường dùng trong văn nghị luận

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết vận dụng ngôn ngữ để trình bày quan điểm, suy nghĩ; trao đổi và thống nhất chung trong nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết tự chủ nhận diện, phân tích, đánh giá và phản biện với những vấn đề tiếp nhận được.

3.Phẩm chất

Rèn luyện những phẩm chất nhân hậu, kiên cường, trách nhiệm…

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học


SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy, Máy tính, Máy chiếu, Bảng phụ, …

2. Học liệu

Tư liệu tham khảo, Kho học liệu số, …

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. TRƯỚC GIỜ HỌC


Trước giờ học, GV yêu cầu HS thực hiện theo các hướng dẫn sau:


2. TRÊN LỚP

Hoạt động 1: Khởi động và xác định nhiệm vụ học tập


1.1. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; xác định nhiệm vụ đọc hiểu văn bản.

1.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức:

Hoạt động của GV và HS​
Sản phẩm cần đạt​
- GV chiếu video hoặc phim ngắn, hình ảnh về bài Đại cáo bình Ngô, yêu cầu hs theo dõi và chia sẻ những điều thấy, suy nghĩ và mong muốn được hiểu thêm về tác phẩm.
-HS theo dõi, chia sẻ những cảm nhận về video
- GV dẫn dắt vào bài mới
- Video cho biết về tình trạng đất nước bị xâm lược, nhân dân bị tàn sát
- Lê Lợi đã lãnh đạo khởi nghĩa chống giặc, dù gặp nhiều khó khăn nhưng bằng lòng yêu nước và quyết tâm đã chiến thắng, giành lại nền độc lập cho dân tộc
- Bài Đại cáo bình Ngô được sử dụng thành lời dẫn trong video


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới


2.1. Mục tiêu: giúp HS tìm hiểu và nắm vững những nội dung và thành công nghệ thuật của bài cáo theo đặc trưng thể loại

2.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức:

Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
1.Đọc và tìm hiểu chung
Chia HS trong lớp thành 4 nhóm
Bước 1:Giao nhiệm vụ
GV đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm,
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS từng nhóm theo dõi và chọn đáp án
Bước 3: báo cáo kết quả
HS cử đại diện trình bày đáp án của nhóm
Bước 4: GV chốt đáp án và tóm lược kiến thức

Câu 1
: Diễn đạt nào sau đây đúng và đầy đủ nhất
Thơ văn Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa vì dân cùng với niềm suy tư thế sự và tình yêu thiên, đất nước
Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện tư tưởng yêu nước, thương dân và tình yêu thiên nhiên, đất nước.
Yêu nước thương dân là cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm thơ văn của Nguyễn Trãi
Câu 2: Điền những từ còn thiếu vào chỗ trống
Nguyễn Trãi có công lớn trong việc (…) nhiều thể loại văn học
Kế thừa, cách tân và phát triển
Sáng tạo, phát triển và hoàn thiện
Khởi đầu, phát triển và hoàn thiện
Câu 3: Điền những từ còn thiếu vào chỗ trống
Thơ văn Nguyễn Trãi bám chắc trên hai trụ cầu (…) và (…), từ đó nối xưa với nay, Việt Nam với nhân loại.
Yêu nước, thương dân
Dân tộc, nhân bản
Nhân nghĩa, dân tộc
Đ.A: Câu 1 – A; Câu 2 – C; Câu 3 – B
B1: Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu hs thực hiện phiếu học tập số (1.a)
(Đặc điểm của thể cáo) đã được giao và quan sát kết quả các nhóm còn lại, nhận xét




B2: Hs làm việc nhóm
B3: Các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị
Đại diện nhóm nhận xét phần chuẩn bị của nhóm khác
B4: GV đánh giá (theo rubic) và chốt kiến thức


B1: Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu hs theo dõi SGK, kết hợp phần chuẩn bị trước khi lên lớp, trình bày hoàn cảnh sáng tác bài cáo
- năm sáng tác
- Bối cảnh lịch sử, xã hội
B2: HS theo dõi SGK, tư duy và tìm đáp án
B3: HS trả lời (làm việc cá nhân)
B4: GV nhận xét, tóm tắt lại tri thức
1.1.Đặc điểm của thể cáo





=>Thể cáo vừa mang đầy đủ những đặc điểm của văn nghị luận trung đại vừa có sự linh hoạt kết hợp giữa tự sự và trữ tình tạo nên sức hấp dẫn riêng.










1.2.Hoàn cảnh sáng tác

2.Đọc hiểu văn bản
B1: GV hướng dẫn cách đọc văn bản; giao HS thực hiện phiếu học tập số (1.b) (ở nhà)
B2: HS đọc đoạn trích tiêu biểu; xem lại bài chuẩn bị
B3: Trình bày phần thống kê đã chuẩn bị
B4: GV nhận xét, đánh giá
2.1.Đọc và giải thích từ khó
(1) Tóm tắt nội dung cơ bản của từng phần trong bài Đại cáo bình Ngô. Chỉ ra mối liên hệ giữa các phần.
B1: GV yêu cầu Hs đọc nhẩm văn bản, thực hiện phiếu học tập số (1.c)ở nhà)


B2: HS đọc và xem lại phần nhiệm vụ được giao
B3: Đại diện các nhóm treo phần trình bày, đại diện 1 nhóm báo cáo, nhóm còn lại nhận xét
B4: GV nhận xét, tóm lại kiến thức cần nhớ
2.2. Bố cục của tác phẩm




(2) Tư tưởng nổi bật xuyên suốt Đại cáo bình Ngô là gì? Hãy làm sáng tỏ tư tưởng ấy?

B1: GV đọc 2 câu mở đầu, gợi mở vấn đề, yêu cầu hs thực hiện phiếu học tập số (1.d)


B2: Hs thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập
B3: Các nhóm dán kết quả, đại diện một nhóm trình bày, đại diện nhóm khác nhận xét
B4: GV nhận xét, tóm tắt lại kiến thức cần nhớ
Tư tưởng xuyên suốt: NHÂN NGHĨA
-N
ho giáo: Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa con người trong cộng đồng
-Nguyễn Trãi:
+Từ ngữ: cốt ở, trước lo
+Biểu hiện: yên dân, trừ bạo
=>Tư tưởng nhân nghĩa có cốt lõi là thương dân, vì dân
- GV chia lớp thành 4 đội, mỗi đội thực hành phân tích 1 đoạn trong văn bản theo gợi ý từ sơ đồ những sơ đồ do GV chuẩn bị. GV tổ chức quá trình thực hành phân tích theo kĩ thuật Think – Pair – Share (Suy nghĩ – Bắt cặp – Chia sẻ): Với nhiệm vụ học tập được giao, HS suy nghĩ trong 3 phút, sau đó bắt cặp với bạn cùng bàn để thảo luận theo nhóm đôi.
(3) Chọn một đoạn tiêu biểu trong bài Đại cáo, phân tích để thấy được nghệ thuật lập luận, việc lựa chọn hình ảnh, ngôn từ, nghệ thuật đối và nhịp điệu của câu văn biền ngẫu đã tạo nên âm hưởng của Đại cáo bình Ngô.
Trong cả bài Đại cáo có một số đoạn có thể lựa chọn để phân tích, ở các đoạn đó HS phải chỉ ra được:
- Nghệ thuật lập luận thể hiện qua hệ thống quan điểm, lí lẽ, chứng cứ
- HS lựa chọn, phân tích hình ảnh tiêu biểu có tính nghệ thuật, mang tính điển hình.

B1: GV yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập số (1.e)


B2: Hs thảo luận nhóm, hoàn thiện sơ đồ và bài viết
B3: Đại diện các nhóm treo kết quả sơ đồ, trình bày phần nhận xét ngắn gọn bằng hình thức thuyết trình.
-Hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp nghệ thuật: liệt kê, so sánh, đối lập,…
- Quan niệm về quốc gia của Nguyễn Trãi
B4: GV đánh giá, nhận xét là tóm tắt lại kiến thức

B1: GVđọc và phát vấn nội dung 4 câu cuối
-Nguyễn Trãi đã chỉ ra những nguyên nhân và kết cục nào trong hành động của quân giặc?
- Nhận xét về giọng điệu của đoạn trích?
- Mục đích của nhà thơ là gì?
B2: HS tư duy cá nhân
B3: Hs trình bày quan điểm
B4: GV đánh giá, nhận xét và khái quát kiến thức
3.Thực hiện nhiệm vụ

(3a) Tiền đề chính nghĩa

-Những căn cứ xác lập nền độc lập dân tộc
+Phép liệt kê: những căn cứ xác lập nền độc lập dân tộc đầy đủ, chuẩn xác, thuyết phục
+ Phép so sánh: Như nước Đại Việt ta từ trước
+Phép đối: tạo thế cân bằng giữa phương Nam – phương Bắc, tạo giọng điệu chắc nịch, hùng hồn
+ Đưa tiêu chí văn hiến, phong tục tập quán nên hàng đầu -> thể hiện tầm nhìn, tư tưởng tiến bộ của nhà văn.















-Lời nhắc nhở, cảnh cáo kẻ thù
+ Nguyễn Trãi chỉ ra những nguyên nhân và kết cục thất bại của quân giặc phương Bắc trong lịch sử xâm lược phương Nam
+Giọng điệu mỉa mai khi hướng tới quân giặc, tự hào khi nhắc đến truyền thống quật cường anh hùng của dân tộc
+ Tác giả cảnh cáo hành động xâm lược của giặc là phi nghĩa, sẽ nhận lấy kết cục thảm hại.

Lên án tội ác của giặc Minh:

+ Mỗi HS trong 1 bàn sẽ lựa chọn phân tích tội ác của quân xâm lược hoặc cảnh sống của nhân dân ta, sau đó 2 HS thảo luận và thống nhất về nghệ thuật lựa chọn hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu câu văn...

- GV gợi ý, hướng dẫn HS:
+ Tìm và phân tích ngôn từ thể hiện qua việc lựa chọn các từ ngữ cụ thể phù hợp với cảm xúc của tác giả: hùng hồn, căm phẫn, bi thiết, uất hận, cảm thương...
+ Phân tích nghệ thuật đối và nhịp của câu văn biền ngẫu: chỉ ra các phép đối và nhịp điệu trong câu văn biền ngẫu ở các đoạn được chọn phân tích


- GV tổ chức cho 1-2 nhóm HS ở mỗi đội trình bày, thảo luận
- Đánh giá nhận xét, biểu dương, khen thưởng, chốt kiến thức

(3b).Lên án tội ác của giặc Minh:

- Đoạn thứ hai hiện lên như một bản cáo trạng chi tiết, cặn kẽ về những tội ác mà quân Minh đã gây ra đối với dân tộc Đại Việt. Đồng thời, đoạn văn cũng là hồi chuông gióng lên đòi quyền sống của người dân vô tội:
+ Lừa dối: Nhân, thừa cơ, dối trời lừa dân…
+ Tàn sát người dã man: nướng dân đen, vùi con đỏ, thằng há miệng, đứa nhe răng…
+ Bóc lột, vơ vét,đàn áp tàn tệ: sạch không đầm núi, nát cả đất trời,
+ Hủy diệt môi trường sống: tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ…
- Lời văn trong bản cáo trạng đanh thép, thống thiết, khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc lại nghẹn ngào chua xót được tạo nên bởi:
+ Sử dụng câu văn biền ngẫu, câu văn giàu hình ảnh, gợi cảm: nhiều hình ảnh đổi lập, tính chất phóng đại, hình ảnh tiêu biểu vừa cụ thể vừa khái quát, chân thực.
+ Câu hỏi tu từ, phép liệt kê khái quát tính chất độc ác, vô nhân tính của kẻ thù.
Đoạn văn làm sống lại thời kì đau thương, đen tối của dân tộc. Qua đó, thể hiện nỗi căm giận ngút trời và nỗi đau xé lòng của tác giả.


Với nhóm 3, mỗi HS trong bàn sẽ lựa chọn phân tích chiến thắng của quân ta hoặc thất bại của kẻ thù, sau đó thảo luận, thống nhất về nghệ thuật lựa chọn hình ảnh, ngôn từ, nghệ thuật đối và nhịp điệu được sử dụng trong đoạn


- HS nhóm 4 thảo luận theo nhóm đôi và hoàn thành phiếu học tập

- GV tổ chức cho 1-2 nhóm HS ở mỗi đội trình bày, thảo luận
- Đánh giá nhận xét, biểu dương, khen thưởng, chốt kiến thức
(3c). Quá trình kháng chiến gian khổ giành thắng lợi:






(3d). Tuyên bố nền độc lập:





Hãy phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo qua các dẫn chứng cụ thể.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi dựa trên gợi ý sau:


- Thực hiện nhiệm vụ, trình bày, bổ sung, phản biện
-GV nhận xét, chốt lại kiến thức
4) Vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài cáo
+ Những tình cảm, cảm xúc lớn lao
+ Vai trò của yếu tố biểu cảm trong việc chuyển tải tư tưởng và các giá trị nhân đạo của bài Đại cáo, góp phần tích cực vào việc làm sáng tỏ các giá trị đó, thu hút người đọc với những tình cảm lớn lao.
+ Bút pháp chính luận sắc sảo, bút pháp miêu tả tái hiện lịch sử là bút pháp trữ tình sâu đậm, bút pháp anh hùng ca hào sảng với giọng văn biền ngẫu gây xúc động lòng người.

GV phát vấn: Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo như thế nào? Hãy chỉ ra bước tiến trong tư tưởng của Nguyễn Trãi.
Tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ theo phiếu học tập

- GV yêu cầu HS trình bày, chốt kiến thức.
- Mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV hướng dẫn HS so sánh quan niêm về quốc gia, dân tộc trong hai bản tuyên ngôn với quan niệm về quốc gia, dân tộc trong thời đại hiện nay (ví dụ quan niệm của UNESCO) để qua đó thấy được những đóng góp mang tính nhân loại và giá trị bền vững trong quan niệm của Nguyễn Trãi.

5) Quan niệm về quốc gia, dân tộc



-Gv yêu cầu thực hiện phiếu học tập (thuyết trình bằng đoạn văn ngắn)
+Nhóm 1+3: Tại sao bài cáo được coi là van kiện lịch sử, chính trị quan trọng?
+ Nhóm 2+4: Tại sao bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc?
-Hs chuẩn bị phiếu học tập
-Hs trình bày
6) Ý nghĩa của Đại cáo bình Ngô
a) Là một văn kiện lịch sử, chính trị quan trọng
:
+ Tuyên bố kết thúc cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ và anh dũng của dân tộc trước một kẻ thù hung bạo, nước Đại Việt đã giành lại được độc lập, tự do và có quyền quyết định vận mệnh của mình.
- Là lời bố cáo trước toàn dân về chiến thắng lịch sử của dân tộc: giúp cho cả dân tộc Đại Việt được hồi sinh, vĩnh viễn thoát khỏi sự đồng hóa của kẻ thù, trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
- Là văn kiện tổng kết các bài học quan trọng, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
b) Đại cáo bình Ngô là “bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai” của dân tộc
+ Tư tưởng độc lập dân tộc được thể hiện xuyên suốt văn bản, rõ nét nhất ở đoạn đầu và đoạn kết của bài Đại cáo
+ Đây là văn bản có tính chất quốc gia, bố cáo trước thiên hạ và trời đất, tổ tiên về vấn đề trọng đại - nền độc lập dân tộc đã được thiết lập trên đất nước Đại Việt, cương vực, lãnh thổ đã được xác lập trở lại.


III . Tổng kết
Hoạt động của GV​
Hoạt động của HS và sản phẩm cần đạt​
- GV hướng dẫn HS tổng kết về nội dung, nghệ thuật, đặc biệt là cách đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội trung đại như bài Đại cáo bình Ngô trên cơ sở nắm bắt các đặc điểm của thể loại này (theo sơ đồ bài học)
Sơ đồ tổng kết bài học:

Thực hiện nhiệm vụ, hoàn thiện sơ đồ tổng kết bài học.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, vẽ sơ đồ khái quát cách đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội trung đại – thể Cáo.
- GV mời 1-2 nhóm trình bày sản phẩm.
- GV nhận xét và kết luận.

-Nội dung: Trên cơ sở chính nghĩa tất thắng, Đại cáo bình Ngô là một bản anh hùng ca đề cao sức mạnh của truyền thống yêu nước và tinh thần độc lập tự cường, nêu bật sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc khởi nghĩa, đập tan cuộc xâm lăng phi nghĩa của giặc, mở ra kỉ nguyên hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc
-Nghệ thuật: Với nghệ thuật đối thanh, đối ý, tiết tấu nhịp nhàng, xen kẽ các cặp câu ngắn với các cặp câu dài, biểu cảm sinh động, bài cáo đã thể hiện sự thống nhất hài hòa giữa yếu tố chính luận sắc sảo và yếu tố văn chương nghệ thuật đặc sắc

Hoạt động 3: Luyện tập

3.1. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về bài cáo

3.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức:

Hoạt động của GV- HS
Sản phẩm cần đạt
- GV giao nhiệm vụ theo yêu cầu của câu hỏi trắc nghiệm
1. Chữ “cáo” trong han đề tác phẩm có ý nghĩa gì?
Tố cáo tội ác trời không dung đất không tha của quân xâm lược.
B. Công bố rộng rãi về một việc gì đó cho mọi người cùng biết.
C. Lời khuyến cáo, sai bảo của vua đối với các quan.
D. Lời tấu trình lên vua của quan lại dưới quyền.
2. Một bài cáo thường được chia làm mấy phần?
A. Hai phần
B. Ba phần
C. Bốn phần
D. Năm phần
3. Nội dung của phần thứ hai của bài cáo là...
A. Tố cáo tội ác của giặc

B. Nêu luận đề chính nghĩa.
C. Kể lại quá trình chiến đấu và chiến thắng.
D. Tuyên bố, khẳng định sự thắng lợi.
4. Đại cáo bình Ngô được sáng tác vào thời điểm nào ?
A. Sa
u cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thắng lợi.
B. Sau cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi.
C. Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.
D. Sau cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ thắng lợi.
5. Trận đánh nào mà quân giặc thất bại “thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”?
A. Trà Lân
B. Tốt Động
C. Bồ Đằng
D. Ninh Kiều
6. Qua bài cáo, em nhận thấy điều nào sau đây nhận định không chính xác về Lê Lợi?
A. Xuất thân bình thường, có khát vọng cứu nước mạnh mẽ.
B. Xuất thân quyền quý, mong muốn lập công danh
C. Biết tập hợp nhân dân, hoài bão lớn lao.
D. Yêu nước, thương dân, căm thù giặc.
7. Đại cáo bình Ngô được xem là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ mấy?
A. Lần thứ nhất
B. Lần thứ hai
C. Lần thứ ba
8. Đại cáo bình Ngô được xem là thiên cổ hung văn, thiên cổ hùng văn có nghĩa là gì?
A. Áng văn hào hùng của muôn đời
B. Áng văn muôn đời của người anh hùng
C. Áng văn ca ngợi người anh hùng cả muôn đời
- Hình thức: ghi nhanh đáp án các câu hỏi trắc nghiệm
HS làm việc cá nhân
Trình bày sản phẩm
B
C
A
C
B
B
B
A




Hoạt động 4: Vận dụng

3.1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết một vấn đề trong đời sống được rút ra từ văn bản.

3.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức:

Hoạt động của GV-HS
Sản phẩm cần đạt
- GV giao nhiệm vụ theo yêu cầu của phiếu học tập
- Hình thức: điền phiếu, chia sẻ trực tiếp…
- HS chủ động thể hiện sự tiếp thu bài học một cách cụ thể qua đó thể hiện trình độ và nhận thức của các em về tư tưởng của Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo.
(7) Những bài học lịch sử nào được Nguyễn Trãi thể hiện trong Đại cáo bình Ngô? Bài học nào em thấy ý nghĩa với ngày nay?
HS thực hiện theo phiếu học tập 4



HS có thể đề xuất các bài học lịch sử khác, nhất là những bài học còn có ý nghĩa tích cực với thời đại ngày nay.
HS làm việc cá nhân
Trình bày sản phẩm







Bài Đại cáo đã đặt ra một số bài học:
- Nguyên nhân cơ bản trong thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là luôn giương cao lá cờ nhân nghĩa vì dân, biết dựa vào sức dân.
- Nêu cao tinh thần yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, ý chí chiến thắng kẻ thù xâm lược, quyết tâm giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ. Khích lệ niềm tự hào về nền văn hiến, văn hóa và phát huy truyền thống lịch sử của dân tộc.
- Phát huy tinh thần đoàn kết sức dân, quý trọng người tài, yêu thương quân sĩ như ruột thịt.
- Khích lệ tinh thần chiến đấu, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, lòng căm thù giặc sâu sắc và niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của dân tộc trước kẻ thù hung bạo.
- Phát huy sức mạnh truyền thống của dân tộc (Cách nói tâm linh: Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới được như vậy. Có thể so sánh mở rộng với câu thơ của Nguyễn Đình Thi: “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất – Những buổi ngày xưa vọng nói về”, câu thơ của Tố Hữu: “Bốn mươi thế kỉ cùng ra trận”, v.v...)
Các bài học trên đều hết sức có ý nghĩa với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, trong đó, thấm thía nhất vẫn là bài học vì dân, vì nước, vì độc lập, tự do của dân tộc, bài học về sự đoàn kết, nhất trí để vượt qua khó khăn, gian khổ, vì mục đích chung. Tất cả điều đó sẽ giúp chúng ta tạo nên sức mạnh trong thời đại mới.
3. SAU GIỜ HỌC:

GV hướng dẫn HS tìm đọc các tác phẩm thơ văn của Nguyễn Trãi, lựa chọn 1 tác phẩm thơ hoặc 1 tác phẩm văn xuôi của ông làm ngữ liệu để thực hiện câu 7 ở nhà: Vận dụng những hiểu biết về cuộc đời Nguyễn Trãi, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) triển khai ý chính sau đây: “Nguyễn Trãi không chỉ là người anh hùng đánh giặc mà còn là nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc”.






Người soạn: Nguyễn Thị Liên; Trần Thị Thương Huyền – THPT Nguyễn Quốc Trinh

B. DẠY THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

Văn bản: GƯƠNG BÁU KHUYÊN RĂN (bài 43)

(01 tiết)

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:


- HS nhận biết được đặc điểm hình thức của thể loại thơ Nôm Đường luật và nội dung của chùm thơ Gương báu khuyên răn .

- HS nhận biết và phân tích được giá trị nội dung đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Gương báu khuyên răn (Bài 43). Từ đó biết cách đọc hiểu một bài thơ Nôm Đường luật.

- HS hiểu được tầm vóc tư tưởng, vẻ đẹp tâm hồn của tác giả thể hiện trong bài thơ.

2. Năng lực

-
Năng lực ngôn ngữ và văn học

+ Vận dụng hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hóa, về tác giả và thể loại vào việc đọc hiểu tác phẩm thơ trung đại tiêu biểu của Nguyễn Trãi.

+ Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, qua đó thấy được vẻ đẹp con người và thơ văn Nguyễn Trãi, những đóng góp của ông cho sự nghiệp phát triển của văn học dân tộc.

- Năng lực chung

+ Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động trong cuộc sống, tự tin vào bản thân, bình thản trước khó khăn; có ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng và phấn đấu vươn lên, có hành xử đúng đắn; ý thức được giá trị của bản thân, ý nghĩa của cuộc sống.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày thuyết phục một vấn đề, một ý tưởng; tự tin, chủ động trong giao tiếp.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, đánh giá vấn đề; hình thành kết nối các ý tưởng; phản biện với những vấn đề tiếp nhận được.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Yêu thiên nhiên, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước.

- Nhân ái: Biết yêu thương, bao dung, biết cảm thông, chia sẻ với mọi người.

- Trung thực: Biết nhận thức và hành động theo lẽ phải; dũng cảm đấu tranh bảo vệ lẽ phải và những điều tốt đẹp.

I.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học


SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy, Máy tính, Máy chiếu, Bảng phụ, …

2. Học liệu

Tư liệu tham khảo, Kho học liệu số, …

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TRƯỚC GIỜ HỌC


GV hướng dẫn HS thực hiện theo các chỉ dẫn trong phần Chuẩn bị.



2. TRÊN LỚP

Hoạt động 1: Khởi động và xác định nhiệm vụ học tập


1.1. Mục tiêu: Kết nối kiến thức về thể loại trong mục Kiến thức Ngữ văn để đọc hiểu một văn bản viết theo thể thơ Nôm Đường luật - thất ngôn xen lục ngôn.

1.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
-
Mời một số HS chia sẻ thông tin về thơ Nôm Đường luật đã tìm hiểu trong mục Kiến thức Ngữ văn; đã học trong bài Nguyễn Trãi, cuộc đời và sự nghiệp (Theo phiếu học tập 1)
B2: Thực hiện nhiệm vụ (Theo phiếu học tập 1)
B3: Báo cáo kết quả
- HS chia sẻ, trình bày sản phẩm
B4: Nhận xét, đánh giá kết quả
- Nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.

- Điểm nổi bật của câu lục ngôn trong bài thơ Nôm Đường luật:
+ Cô đọng, hàm súc
+ Tạo nhịp điệu và âm hưởng riêng – khác thơ Đường luật chữ Hán
+ Nhịp điệu cấu trúc gần gũi, quen thuộc như câu tục ngữ 6 chữ của văn học dân gian Việt Nam
- Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc vì:
+ Đưa thơ chữ Hán Việt Nam đạt đến độ nhuần nhụy
+ Tạo ra một thế giới thẩm mĩ phong phú: vừa trí tuệ, hào hùng; vừa trữ tình, lãng mạn
+ Khẳng định tiếng Việt là ngôn ngữ có khả năng phản ánh sâu sắc thế giới nội tâm con người, cũng như đời sống xã hội.
- Quốc âm thi tập phản ánh chân dung tâm hồn, nhân cách cao đẹp của nhà nho Nguyễn Trãi.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

2.1. Mục tiêu: Giúp HS biết cách đọc hiểu một bài thơ Nôm Đường luật – thất ngôn xen lục ngôn.

2.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức:

I. Tìm hiểu chung
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV mời một hoặc hai HS đọc văn bản.
- Mời HS chia sẻ những kết quả đọc theo các chỉ dẫn của SGK ở bên phải văn bản.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
B3: Báo cáo kết quả

- Chia sẻ, trình bày
B4: Nhận xét, đánh giá kết quả
- Nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.

1. Bài thơ
- Xuất xứ: Là bài thơ Nôm Đường luật số 43 nằm trong mục Gương báu khuyên răn (61 bài) của tập thơ Quốc âm thi tập
- Thể thơ: Thất ngôn xen lục ngôn.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi:
(1) Tìm hiểu nhan đề và nội dung chính của bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43).
B2: Thực hiện nhiệm vụ
B3: Báo cáo kết quả

- Chia sẻ, trình bày
B4: Nhận xét, đánh giá kết quả
- Mục Gương báu khuyên răn trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi tập hợp những bài thơ mang tính giáo huấn đạo đức. Điểm đặc biệt là đa số các bài thơ trong mục này vượt ra khỏi khuôn khổ của những bài dạy bảo, khuyên răn đạo đức thông thường. Đây là những bài thơ hết sức gần gũi với cuộc sống, với người dân thường, với những khát vọng lớn lao của nhà thơ mong muốn cho đất nước mãi mãi phồn vinh và cuộc sống của người dân luôn bình yên, no ấm.
- Bài thơ vốn không có nhan đề, người biên soạn tập thơ lấy nhan đề chung đặt tên cho bài thơ, và đây là bài thơ số 43 trong mục Gương báu khuyên răn. Trong bài thơ này, ý nghĩa khuyên răn là mong muốn kẻ cầm quyền hãy học theo vua Thuấn, xây dựng đất nước trở thành một nơi mà người dân có cuộc sống tươi đẹp, con người hài hòa với thiên nhiên.
- Từ đó có thể thấy nhan đề của bài thơ có sự gắn bó với nội dung chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và khát vọng về một cuộc sống ấm no, hanh phúc cho người dân của Nguyễn Trãi.
2. Ý nghĩa nhan đề
- Nhan đề: Gương báu khuyên răn: giáo huấn đạo đức, dạy bảo, khuyên răn đạo đức.
- Nội dung:
+ Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước
+ Khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân của Nguyễn Trãi


























II. Đọc hiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 4 thành viên để trả lời câu hỏi (2) – (3) dưới hình thức phiếu học tập (PHT2):
(2) Phân tích vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.
(3) Theo em, bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước gì của Nguyễn Trãi? Những thông tin nào về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi giúp em hiểu rõ hơn điều đó?

B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS hoàn thành phiếu học tập 2
- Chia sẻ thông tin, cảm nhận, ấn tượng riêng
- HS tìm hiểu, trao đổi và thuyết trình


B3: Báo cáo kết quả
- GV mời 1-2 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, góp ý.
- Trình bày sản phẩm:
B4: Nhận xét, đánh giá kết quả
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
- GV mở rộng một số câu thơ viết về buổi chiều của Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Du:
+ “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
””
+ Chim hôm thoi thót về rừng
Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành”

=> tĩnh lặng, héo úa, buồn bã >< Cảnh ngày hè
- GV bình giảng hình ảnh lửa lựu: So sánh Nguyễn Du
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
-
GV bình giảng bức tranh ngày hè, so sánh:
+
Sức sống của bức tranh trong Cảnh ngày hè khác hẳn với cái nóng nực của mùa hè mà các nhà thơ trong “Hồng Đức quốc âm thi tập” đã biểu hiện:
Nước nồng sừng sực đầu rô trỗi
Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè

hay thơ của Nguyễn Khuyến:
Tháng tư đầu mùa hạ
Tiết trời thực oi ả
Tiếng dế kêu thiết tha
Đàn muỗi bay tơi tả

+ Qua bức tranh cảnh ngày hè sinh động, tràn đầy sức sống, ta thấy được sự giao cảm mạnh mẽ và tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật. Nhà thơ đã đón nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng. Tất cả cho thấy tấm lòng yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của Ức Trai thi sĩ.

- Những thông tin về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi giúp lí giải rõ hơn:
+ Lí tưởng của Nguyễn Trãi là sống hết mình vì đất nước, nhân dân, mong muốn xây dựng một triều đại “vua sáng, tôi hiền”. Cả cuộc đời ông phấn đấu và hi sinh cho lí tưởng và mục đích đó, cả khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, khi hòa bình lập lại và những ngày tháng ẩn dật ở Côn Sơn.
+ Mọi hành động và suy nghĩ của Nguyễn Trãi là vì cuộc sống tươi đẹp cho người dân
- GV bình giảng, mở rộng: Tấm lòng ưu dân ái quốc của Nguyễn Trãi mà trong một bài thơ khác:
“Dân Nghiêu Thuấn, vua Nghiêu Thuấn
Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền.”

+Tư tưởng thân dân (dĩ dân vi bản) trong Đại cáo bình Ngô => Sợi chỉ dỏ xâu chuỗi cả 8 câu thơ lại. Nguyễn Trãi đặt lợi ích của quốc gia của dân tộc lên hàng đầu
1. Bức tranh cảnh ngày hè
a. Bức tranh thiên nhiên


+ Các tính từ chỉ màu sắc: lục, đỏ, hồng cho thấy màu sắc rực rỡ, tươi tắn của các loại hoa nở vào mùa hè.
+ Các động từ mạnh: đùn, phun, tiễn gợi trạng thái vận động của tạo vật với sức sống căng trào, mạnh mẽ.
+ Các từ chỉ âm thanh: lao xao, dắng dỏi diễn tả những âm thanh xao động, rộn rã, náo nhiệt của mùa hè.
+ Việc sử dụng các từ láy: đùn đùn (láy toàn phần), lao xao (láy âm)… làm tăng tính biểu cảm của từ ngữ, cho thấy sức sống mãnh liệt của tạo vật.
+ Các phép đối được thực hiện ở hai câu thực và hai câu luận khiến cho hình ảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người trở nên nhộn nhịp, thể hiện một cuộc sống yên vui.
=>
+ Bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ, sống động, căng tràn sức sống đang trổ dáng, khoe sắc, tỏa hương.
+ Tình yêu thiên nhiên tha thiết.
b. Bức tranh cuộc sống
- Âm thanh:
+ Tiếng ve inh ỏi – âm thanh đặc trưng của ngày hè.
+ Tiếng lao xao của chợ cá: âm thanh đặc trưng của làng chài.
- Thời gian: Cuối ngày, lúc mặt trời sắp lặn, nhưng sự sống dường như không dừng lại.
=>+ Bức tranh cuộc sống thanh bình, rộn rã, nhiều niềm vui.
+ Tình yêu cuộc sống thiết tha.















. 2. Tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi
+ Tâm trạng tràn đầy niềm vui trước cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, viên mãn và cuộc sống sung túc của người dân. Nỗi niềm trăn trở ngày đêm của ông về đất nước, con người.
+ Mơ ước niềm hạnh phúc, sự ấm no sẽ trường tồn và được sẻ chia cho tất cả mọi người ở khắp muôn phương của đất nước. Đó là tình cảm của tác giả đối với muôn dân - tư tưởng, tình cảm thân dân sâu sắc của Nguyễn Trãi.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi (4) dưới dạng phiếu học tập (áp dụng kĩ thuật Think – Pair – Share): 1 HS suy nghĩ về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bức tranh thiên nhiên ngày hè, 1 HS tìm hiểu mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bức tranh cuộc sống con người. Sau đó, 2 HS thảo luận và thống nhất với nhau để hoàn thành phiếu học tập số 3.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- Hoàn thành phiếu học tập 3

(4) Phân tích mối quan hệ giữa cảnhtình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43).
- Tổ chức trao đổi, thảo luận, phát vấn
B3: Báo cáo kết quả
- Trình bày, chia sẻ
- Mời HS khác chia sẻ, bổ sung
B4: Nhận xét, đánh giá
- Nhận xét, biểu dương, tích điểm thưởng
+ Đặc trưng nổi bật về thi pháp của thơ ca trung đại là phát huy tối đa hiệu quả của bút pháp tả cảnh ngụ tình. Bài thơ số 43 – Gương báu khuyên răn là minh chứng tiêu biểu:
+ Chốt lại kiến thức cần đạt qua sơ đồ sau:



























- Ở bốn câu thơ đầu, bức tranh thiên nhiên ngày hè hiện lên tươi mới, sống động nhưng qua đó vẫn có thể thấy được niềm vui, tâm trạng viên mãn của nhà thơ trước vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên, cảnh vật. Trước không khí thái bình, thịnh vượng của đất nước, Nguyễn Trãi thể hiện niềm vui và niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước. Đó có lẽ là những ngày tháng hạnh phúc nhất của cuộc đời Nguyễn Trãi, trước khi bi kịch xảy ra.
- Trong bốn câu tiếp theo, nhất là hai câu kết, có thể thấy rõ tình cảm của tác giả được thể hiện trực tiếp.
+ Đến hai câu luận, có sự chuyển đổi từ miêu tả thiên nhiên sang miêu tả cảnh vật và sinh hoạt của con người. Đó là một không khí đầy sôi động, nhộn nhịp trong cuộc sống của người dân.
+ Hai câu kết gửi gắm trực tiếp mong ước của tác giả về một cuộc sống thái bình, giàu đủ của muôn dân.
Quan hệ giữa cảnhtình trong cả bài thơ là quan hệ gắn bó, tương hỗ. Tả cảnh không phải chỉ để ca ngợi vẻ đẹp thuần túy của thiên nhiên, cảnh vật mà còn thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhà thơ.
III. Tổng kết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
- GV tiến hành nhận xét về việc HS đã vận dụng các tri thức cơ bản, các kĩ năng đọc hiểu và phân tích, tìm hiểu các giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản một bài thơ Nôm Đường luật; các phương diện của văn bản cần chú trọng, sự khác biệt của bài thơ so với thơ Đường luật nói chung.
- GV yêu cầu HS tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ qua sơ đồ tư duy sau:
Hoàn thành sơ đồ

SẢN PHẨM
- Em hãy rút ra cách đọc một bài thơ Nôm Đường luật
- GV nhận xét, có thể chốt lại bằng sơ đồ
Cách đọc một bài thơ Nôm Đường luật:
- Huy động những hiểu biết về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, đề tài/thể loại, ngôn ngữ,…)
- Đọc văn bản, xác định thể loại và bố cục; vần, nhịp; nhân vật trữ tình…
- Đọc, phân tích nội dung và hình thức của văn bản theo bố cục; bám sát các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,… để nêu được bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Đánh giá văn bản; vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào thực tiễn.
Hoạt động 3: Luyện tập

3.1. Mục tiêu: Giúp HS nhận xét, đánh giá được bài thơ.

3.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức:

(5) Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Nêu ý nghĩa của sự khác biệt đó.
- GV giao nhiệm vụ cho HS (chia lớp thành 4 nhóm) thực hiện theo kỹ thuật khăn trải bàn: Mỗi HS sẽ suy nghĩ về câu hỏi trong 3 phút rồi viết ý kiến của mình lên phiếu thảo luận. Sau đó, các thành viên sẽ trao đổi, thảo luận và thống nhất ý kiến chung.
- GV tổ chức cho HS phản biện, nhận xét chéo
- GV đánh giá và chốt lại kiến thức

- HS thực hiện nhiệm vụ theo phiếu học tập
- Ghi nhanh các ý kiến cá nhân
- Chia sẻ, trình bày sản phẩm
Đây là bài thơ được viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn (câu sáu chữ xen với các câu thơ bảy chữ) nên có điểm khác với các bài thơ thất ngôn bát cú quen thuộc của thơ Đường luật:
- Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn là sự sáng tạo của Nguyễn Trãi và các nhà thơ Việt Nam thời trung đại nhằm dân tộc hóa một thể thơ vay mượn của nước ngoài, bằng cách lồng các câu sáu chữ vào các vị trí khác nhau trong bài thơ thất ngôn bát cú. Các câu lục được đặt nhiều ở câu mở đầu và câu cuối. Khi nằm ở các vị trí then chốt, các câu lục sẽ đóng vai trò là các câu “đột sáng” của cả bài thơ, nhấn mạnh cô đọng cảm xúc, suy tư của tác giả trong bài thơ, tạo nên nhịp điệu mang âm hưởng dân tộc (rất nhiều câu tục ngữ Việt Nam có sáu chữ; câu lục sau này cũng là thành phần cấu tạo nên câu thơ lục bát).
- Sự sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn cho thấy Nguyễn Trãi rất có ý thức trong việc xây dựng một thể thơ cho văn học dân tộc.
PHIẾU THẢO LUẬN
Hoạt động 4: Vận dụng

4.1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng vào thực tiễn sau khi học xong bài thơ.

4.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem video tư liệu.
- Mong ước của anh/chị là gì khi chứng kiến cảnh tượng đồng bào miền Trung đang oằn mình trong cơn bão? Anh/ chị sẽ làm gì để giúp đỡ đồng bào miền Trung vượt qua thiên tai?












Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nhớ.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
- Học sinh dán câu trả lời lên cây sơ đồ.
- 1 Học sinh lên đọc một số thông điệp, suy nghĩ của HS trong lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức



- Mong ước đồng bào miền Trung sớm vượt qua thiên tai bão lũ.

- Hành động của bản thân:
+ Khuyên góp, ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền Trung.
+ Kêu gọi, tuyên truyền….





3. SAU GIỜ HỌC

- Sau giờ học, GV hướng dẫn HS tìm đọc mở rộng thêm 1-2 bài thơ khác của Nguyễn Trãi trong tập thơ Quốc âm thi tập.




C. DẠY THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

(01 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


Giúp học sinh ôn lại kiến thức về biện pháp tu từ liệt kê, các kiểu liệt kê và vận dụng vào giải quyết bài tập Thực hành phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong văn bản gắn với hoàn cảnh giao tiếp của ngữ liệu văn bản đọc hiểu trong bài dạy “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi).

Năng lực

- Hình thành và rèn luyện năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê.

- Phân tích giá trị của phép liệt kê trong văn bản.

- Sử dụng phép liệt kê trong nói và viết.

Phẩm chất

- Rèn luyện những phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học


SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập; máy tính, máy chiếu, bảng phụ, …

2. Học liệu

Tư liệu tham khảo, Kho học liệu số, …

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. TRƯỚC GIỜ HỌC


GV hướng dẫn HS chuẩn bị:

- Đọc nội dung Biện pháp liệt kê trong phần Kiến thức Ngữ văn.

- Với mỗi nội dung trên, nêu 1 câu hỏi hoặc băn khoăn, thắc mắc.

2. TRÊN LỚP

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ


1.1. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; xác định nhiệm vụ học tập.

1.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức:

Hoạt động của GV và HS​
Sản phẩm cần đạt​
* GV chia lớp thành 4 nhóm (4 tổ) hoạt động theo cặp đôi - TL câu hỏi:
- CH1: Kể tên các cầu thủ trong đội tuyển bóng đá Quốc gia U23 Việt Nam 2022?



-CH2: Nhìn vào bức tranh, kể tên các hoạt động của hs trong giờ ra chơi, các màu áo học sinh đang mặc?

-CH3:Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng?
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng! (Tố Hữu)
- CH4: Trong câu văn sau, tác giả đã liệt kê sự vật nào, theo cách nào? Nêu tác dụng?
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” (Hồ Chí Minh).
*HS tìm hiểu, trao đổi, chia sẻ.
* GVchốt lại kiến thức và dẫn dắt vào bài: Thực hành phép liệt kê
-
- Các em học sinh chơi rất nhiều trò chơi như cầu lông, nhảy dây, đá bóng...
→ liệt kê không theo cặp, tăng tiến từ trò chơi đơn lẻ, đến tập thể nhỏ, đến tập thể lớn
+ Trên sân trường, có đủ các màu sắc của quần áo: xanh, đỏ, trắng, vàng...
→ liệt kê không theo cặp, không tăng tiến
- Phép liệt kê:
+Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
+Ý nghĩa: các cụm động từ sắp xếp nối tiếp nhau diễn tả hành động tra tấn dã man của bọn giặc đối với chị Lí. Thể hiện sự tàn bạo của quân thù và sự kiên cường của chị Lí.
- Tác giả liệt kê sự vật theo từng cặp: tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải
+
Ý nghĩa: làm nổi quyết tâm của dân tộc ta bảo vệ nền độc lập bằng cả sức mạnh tinh thần và vật chất, sẵn sàng hi sinh cả tính mạng và tài sản của mình.


2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI- THỰC HÀNH

2.1. Mục tiêu: Hiểu được kiến thức tiếng Việt về các biện pháp tư từ lệt kê đã được học ở bậc THCS, Thực hành phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong văn bản, gắn với hoàn cảnh giao tiếp của ngữ liệu đọc hiểu trong bài dạy.

2.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức:

Hoạt động của GV và HS​
Sản phẩm cần đạt​
* Bước 1: GV mời HS chia sẻ những thông tin về Biện pháp liệt kê trong phần Kiến thức Ngữ văn mà em đã chuẩn bị.
- GV yêu cầu HS đọc SGK
- Mời HS khác nêu 1 câu hỏi hoặc băn khoăn, thắc mắc đã chuẩn bị.
- HS nêu câu hỏi băn khoăn, thắc mắc đã chuẩn bị trước
- GV giảng giải thêm và chốt kiến thức.
- HS nghe và ghi chép.
Biện pháp tu từ liệt kê:
- Khái niệm: Liệt kê là phép tu từ, theo đó, người nói, người viết kể ra nhiều sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái,...trong cùng một câu, một đoạn để tạo nên ấn tượng mạnh, hiệu quả cao trong miêu tả, kể chuyện hoặc biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
- Phép liệt kê được dùng trong cả văn xuôi và văn vần
- Các kiểu liệt kê:
+ Cấu tạo: Liệt kê theo cặp
Liệt kê không theo cặp
+ Ý nghĩa: Liệt kê tăng tiến
Liệt kê không tăng tiến
*Bước 2:GV hướng dẫn HS thực hành các bài tập SGK
- GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi (1):
(1)
Hai câu in đậm dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào để khẳng định chủ quyền quốc gia và nền độc lập của nước ta? Tên các triều đại Việt Nam, Trung Hoa được sắp xếp như thế nào?
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Xong hào kiệt đời nào cũng có.
(Nguyễn Trãi)

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV mời HS trình bày kết quả và nhận xét- kết luận.
Luyện tập
Bài tập 1
-
Hai câu in đậm sử dụng biện pháp tu từ liệt kê.
- Tên các triều đại Việt Nam, Trung Hoa trong đoạn trích Triệu, Đinh, Lý, Trần; Hán, Đường, Tống, Nguyên được sắp xếp theo thứ tự thời gian và không gian. Đó cũng là cách sắp xếp của phép liệt kê tăng tiến mà Nguyễn Trãi đã sử dụng trong đoạn trích để nhấn mạnh tính nhất quán trong phân định rành rành ranh giới của Việt Nam qua nhiều triều đại phong kiến trong lịch sử khi “núi sông bờ cõi đã chia”.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 thành viên để hoàn thành bài tập 2 dưới hình thức phiếu học tập (SỐ 1).





- GV mời mỗi nhóm trình bày 1 câu, các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét và kết luận.
Bài tập 2
(2a) Lên án giặc ngoại xâm
-
Từ ngữ được liệt kê: được dùng trong trích đoạn thứ (2) của SGK (trang 12) như Nướng dân đen, Vùi con đỏ, Dối trời, lừa dân, Gây binh, kết oán…
- Tác dụng của biện pháp liệt kê: Nguyễn Trãi đã liên tiếp chỉ ra các hành động vô luân, xâm phạm đến chủ quyền, tính mạng của nhân dân ta bằng biện pháp liệt kê tăng tiến, dồn đạp, gây ấn tượng mạnh và có tính biểu cảm cao.
(2b) Thể hiện quyết tâm giành lại non sông của chủ tướng Lê lợi
- Từ ngữ được liệt kê: được dùng trong trích đoạn thứ (3a) của SGK (trang 13) như: há đội trời chung, thề không cùng sống, Đau lòng nhức óc, Nếm mật nằm gai, Quên ăn vì giận
- Tác dụng của biện pháp liệt kê: Nhấn mạnh thêm những trằn trọc, quyết tâm giành lại non song đất nước của Lê Lợi thông qua miêu tả các hành động cụ thể của vị chủ tướng Cách liệt kê này làm tăng tính hình tượng và biểu cảm.
(2c) Khó khăn và thử thách của nghĩa quân Lam Sơn
- Từ ngữ được liệt kê: được dùng nhiều trong trích đoạn 3a của SGK (trang 13) như: lương hết mấy tuần, quân không một đội.
- Tác dụng của biện pháp liệt kê: đánh giá được đóng góp của ngòi bút Nguyễn trãi trên phương diện đỉnh cao nghệ thuật, có tác dụng biểu cảm trong diễn đạt.
(2d) Sự thất bại thảm hại của quân giặc
- Từ ngữ được liệt kê: được dùng nhiều trong trích đoạn 3b của SGK (trang 14) như: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân….
Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã Yên(9), Liễu Thăng cụt đầu.
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong,
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn
.
- Tác dụng của biện pháp liệt kê: Cách viết liệt kê của Nguyễn trãi trong đoạn trích này có tác dụng biểu cảm trong diễn đạt, tăng tính hình tượng trong cách miêu tả hành động thất bại của quan giặc.
(2e) Ca ngợi chiến thắng vang dội của quân dân Đại Việt
- Từ ngữ được liệt kê: được dùng nhiều trong trích đoạn 3b của SGK (trang 15) như:
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông

- Tác dụng của biện pháp liệt kê: Qua ngòi bút Nguyễn Trãi, hình ảnh về chiến thắng vang dội của quân ta được liệt kê đầy đủ, hào hùng, có tính hình tượng và biểu cảm cao.
- GV tổ chức hoạt động: “Khảo sát thần tốc”:
+ GV chia lớp thành 2 đội: GV chuẩn bị 3 mẫu phiếu khảo sát (tương ứng câu a,b,c bài tập 3 - SGK) và phát ngẫu nhiên cho thành viên 2 đội. Các thành viên làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu khảo sát.
+ Sau 3 phút, GV thu lại phiếu khảo sát của 2 đội và tổ chức cho 2 đội chấm chéo kết quả khảo sát của nhau.
+ GV mời HS phát biểu và chữa 3 câu hỏi.
+ HS chấm điểm cho phiếu khảo sát của bạn mình dựa trên kết quả chữa bài.
+ GV tổng hợp lại phiếu khảo sát, tính tổng điểm của mỗi đội và tuyên bố đội chiến thắng trong hoạt động.
Bài tập 3
(3a)
-Từ ngữ được liệt kê: chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam.
- Nhận xét về trật tự liệt kê trong đoạn: người viết đã cải biên thành ngữ quen thuộc: “đầu đội trời, chân đạp đất”. Vậy nên, trật tự này được người viết dùng rất sáng tạo, phản ảnh được tầm vóc của Nguyễn Trãi.
=> Có thể sắp xếp khác: Nguyễn Trãi là người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam,
tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.
(3b) - Từ ngữ được liệt kê: người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ.
- Nhận xét về trật tự liệt kê trong đoạn: Tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng phép liệt kê qua các từ ngữ: người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ theo quy luật tăng tiến để nhấn mạnh vai trò của Nguyễn Trãi được thể hiện trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, lịch sử, thơ văn, vì vậy, cần được tìm hiểu một cách toàn diện.
=> Có thể sắp xếp khác: người làm chính trị, người làm quân sự, người làm văn, làm thơ,
người nghiên cứu lịch sử nước nhà đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.
(3c) - Từ ngữ được liệt kê: tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh.
- Nhận xét về trật tự liệt kê trong đoạn: Từ ngữ được liệt kê trong câu này được tác giả Vũ Khoan là theo từng cặp không tăng tiến: tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh. Cách liệt kê này có tác dụng nhấn mạnh đến các phẩm chất vốn có của con người Việt Nam, trong đó “tính cần cù” được đặt đầu tiên với dụng ý quan trọng nhất. Vì có thể “cần cù bù thông minh” như cha ông ta đã nói.
=> Có thể sắp xếp khác: trí thông minh, tính cần cù và lòng hiếu học
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Tìm biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn sau. Có thể sắp xếp lại như thế nào? Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em?

a) Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc.
Tìm biện pháp liệt kê?
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
...............................................
Sắp xếp lại theo cách bản thân?
..............................................
..............................................
..............................................
..............................................
.............................................
....................................................
Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em?
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
............................................


b) Kỉ niệm Nguyễn Trãi là nhớ Nguyễn Trãi, nhắc Nguyễn Trãi, làm quen với Nguyễn Trãi hơn nữa: người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa. (Phạm Văn Đồng).
Tìm biện pháp liệt kê?
.......................................
.......................................
........................................
........................................
.......................................
............................................
Sắp xếp lại theo cách bản thân?
..............................................
...............................................
...............................................
...............................................
..............................................
....................................................
Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em?
........................................
........................................
........................................
........................................
........................................
............................................


c) Muốn biến hoài bão đó thành hiện thực thì trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh. (Vũ Khoan).
Tìm biện pháp liệt kê?
........................................
.......................................
........................................
........................................
........................................
............................................
Sắp xếp lại theo cách bản thân?
..............................................
..............................................
...............................................
...............................................
...............................................
....................................................
Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em?
........................................
........................................
........................................
........................................
........................................
............................................
3. HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ

3.1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức về Biệp pháp tu từ liệt kê

3.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức:

Hoạt động của GV và HS​
Sản phẩm cần đạt​
- GV tổ chức HS thực hành làm bài tập 4 ( Có thể ra đề bài khác): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) bàn về giá trị nội dung của Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi); trong đoạn văn có sử dụng biện pháp liệt kê. Nhận xét về tác dụng của biện pháp này.
- HS viết tại lớp hoặc
- Gọi 1-2 HS trình bày kết quả và nhận xét.
Bài tập 4: Đoạn văn của HS cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Dung lượng đoạn văn: từ 8 đến 10 dòng.
- Nội dung đoạn văn: phân tích, cảm nhận được về giọng văn hào hùng của Đại cáo bình Ngô trong phần trích đọc hiểu.
- Đoạn văn có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ liệt kê.


C. SAU GIỜ HỌC

GV hướng dẫn HS thực hành củng cố và nâng cao qua việc làm các bài tập tiếng Việt trong Sách Bài tập Ngữ văn 10, tập 1.

THAM KHẢO

"Đại cáo bình Ngô" là một trong số những tác phẩm lấp lánh chủ nghĩa yêu nước sâu sắc của Nguyễn Trãi. Bắt nguồn từ niềm tự hào dân tộc, từ sức mạnh làm nên chiến thắng, chất hào hùng trong Bình Ngô đại cáo đã trở thành một biểu tượng tinh thần của một thời đại đấu tranh bảo vệ chủ quyền của quốc gia Đại Việt. Tác giả nói về tư tưởng nhân nghĩa và độc lập, chủ quyền dân tộc bằng giọng điệu khẳng định chắc nịch, hùng hồn. Hùng hồn, khẳng khái khi xưng danh hiệu tên nước: “Như nước Đại Việt ta từ trước”; hùng hồn đầy tự hào trong việc đưa ra những yếu tố khẳng định chân lý độc lập với văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, các triều đại lịch sử, anh hùng hào kiệt...Chất hào hùng ấy còn được Nguyễn Trãi chuyển tải bằng ngôn ngữ hào sảng, giọng văn đanh thép, khi vạch trần tội ác của kẻ thù xâm lược, khi biểu đạt một lòng căm thù sục sôi trong huyết quản...





Người soạn: Nguyễn Thị Liên; Trần Thị Thương Huyền – THPT Nguyễn Quốc Trinh



  • DẠY HỌC VIẾT
VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI

(03 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-
Giúp học sinh Viết được bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

2. Năng lực

- Hình thành và rèn luyện năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

Phẩm chất

- Rèn luyện những phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học


SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập; máy tính, máy chiếu, bảng phụ, …

2. Học liệu

Tư liệu tham khảo, Kho học liệu số, …

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. TRƯỚC GIỜ HỌC


GV hướng dẫn HS chuẩn bị:

* Định hướng chuẩn bị viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội:

- Đọc lại mục III - Học viết trong SGK Ngữ văn 10, tập 1 (trang 8) để nắm được yêu cầu rèn kỹ năng viết đối với kiểu văn bản nghị luận;

- Sưu tầm 2-3 bài nghị luận về một vấn đề xã hội theo cách hiểu của mình;

- Nêu nhận xét chung về đặc điểm nội dung và hình thức phổ biến của các văn bản đã sưu tầm trên;

- Đọc văn bản và các yêu cầu của phần Định hướng trong SGK Ngữ văn 10, tập 2 (trang 21) và trả lời 5 câu hỏi được chỉ dẫn ở bên phải

* Thực hành viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội:

- Thực hành kỹ năng viết theo quy trình bốn bước: a) chuẩn bị; b) Tìm ý và lập dàn ý; c) Viết; d) Kiểm tra và chỉnh sửa.

- Chia sẻ bài viết của cá nhân

2. TRÊN LỚP

Hoạt động 1: Khởi động và xác định vấn đề học tập


1.1. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối những bài học trước đó.

1.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức:

Hoạt động của GV - HS
Sản phẩm cần đạt
B1: Giao nhiệm vụ
- GV đưa ra một số văn bản nghị luận xã hội/tranh ảnh
- Tổ chức cho HS thi giữa các nhóm: đặt tiêu đề cho văn bản/bức tranh, ảnh

B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận nhiệm vụ
- Suy nghĩ, thảo luận và đặt tên.
B3: Báo cáo kết quả
B4: Đánh giá kết quả

+ HS Nghe và suy ngẫm
+ GV: Nêu vấn đề: bằng cách đặt câu hỏi
Khi đứng trước một hiện tượng trong đời sống, làm thế nào để nhận diện vấn đề một cách đầy đủ, sâu sắc? Làm thế nào để trình bày chính kiến, quan điểm của bản thân một cách thuyết phục? Làm thế nào để rèn được tư duy lập luận và tạo lập được một văn bản hoàn chỉnh? Tất cả những băn khoăn đó sẽ được giải đáp trong giờ thực hành viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Mục tiêu: Giúp học sinh viết được bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

2.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức:

Hoạt động của GV- HS
Sản phẩm cần đạt
  • Định hướng – yêu cầu
B1: Giao nhiệm vụ
- GV mời 1 số HS trình bày nội dung đã chuẩn bị ở nhà. GV nhận xét, đánh giá phần chuẩn bị của HS.
- GV yêu cầu HS đọc phần Định hướng, trả lời câu hỏi chỉ dẫn bên phải SGK từ câu 1-5.
(1) Văn bản bàn về vấn đề gì?

(2) Xác định luận đề và luận điểm của văn bản

(3) Chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng
B2: Thực hiện nhiệm vụ
B3: Báo cáo kết quả

- Trình bày.
- Sản phẩm: Bài chuẩn bị ở nhà theo các nội dung hướng dẫn của GV.

B4: Đánh giá kết quả

- GV nhận xét và chốt lại các kiến thức cần thiết cho HS.
- Trình bày.


+ Văn bản bàn về: sự nghiệp anh hùng của một dân tộc bao gồm sự nghiệp của những người trí thức.
+ Luận đề: đóng góp của những người trí thức cho sự nghiệp của một dân tộc anh hùng.
+ Luận điểm: Đóng góp vẻ vang của Nguyễn Trãi vào sự nghiệp của dân tộc anh hùng.
+ Lí lẽ, bằng chứng:
* Ưu hoạn của Nguyễn Trãi là ưu hoạn của người gắn bó với nhân dân...
* Nguyễn Trãi suốt đời suy tư trước nỗi khổ đau của nhân dân...
Bài viết kết hợp các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh...Vận dụng các tri thức về bối cảnh lịch sử, văn hóa thời đại Nguyễn Trãi để khẳng định vai trò và đóng góp to lớn của ông cho thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và công cuộc xây dựng đất nước.
B1: Giao nhiệm vụ
Từ kiến thức phần Định hướng, hãy xác định yêu cầu viết một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Nhận diện được vấn đề nghị luận về tư tưởng đạo lí
- Tìm và lập ý cho bài viết theo sơ đồ: (GV yêu cầu HS vận dụng để nêu ra Luận đề, luận điểm và các lập luận (luận cứ, luận chứng) của văn bản phần Định hướng)

B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS rút ra sau khi tiếp cận, tìm hiểu văn bản phần Định hướng
- Ghi những nội dung cần lưu ý.
- Nhận nhiệm vụ, lập sơ đồ, tìm và điền thông tin
B3: Báo cáo kết quả
- Trình bày
- Phản biện, bổ sung,
B4: Đánh giá kết quả
- GV nhận xét, đánh giá.



Hoạt động 3: Thực hành

3.1. Mục tiêu: Giúp HS thực hành luyện tập và biết vận dụng kiến thức, kỹ năng để viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội và thực hiện vào các bài tập.

3.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức:

Hoạt động của GV - HS
Sản phẩm cần đạt
  • Thực hành viết bài nghị luận về tư tưởng đạo lý
B1: Giao nhiệm vụ
Mời 1 HS đọc đề văn và các nội dung hướng dẫn để cả lớp có hiểu biết chung.
a) Chuẩn bị:
- Yêu cầu HS thực hiện theo mục a) Chuẩn bị và gọi một số HS trình bày.
- Nhận xét, góp ý.
b) Tìm và lập ý:
- Yêu cầu HS tìm ý và lập dàn ý theo hướng dẫn của mục b) và chia sẻ.
- Nhận xét, góp ý.
c) Viết:
- Tổ chức cho HS viết bài theo hướng dẫn ở mục c).
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- Nghe và theo dõi trong SGK.
- Thực hiện theo mục a). Chuẩn bị. Sản phẩm: Phần ghi ra vở theo yêu cầu và ảnh (nếu có). VD:…
- Tìm ý và lập dàn ý theo hướng dẫn của mục b) và chia sẻ. Sản phẩm: Dàn ý của bài viết.
- Viết bài. Sản phẩm: bản thảo bài viết.
B3: Báo cáo kết quả
- Mời 1 số HS trình bày nội dung
B4: Đánh giá kết quả
- GV Chỉnh sửa Sản phẩm: nội dung sửa theo Phiếu, rút kinh nghiệm chung.
- HS Nghe và ghi chép thêm các lưu ý của thầy/cô giáo
- Chỉnh sửa theo Phiếu.
Nội dung kiểm tra
Yêu cầu cụ thể






Bố cục ba phần​
- Mở bài: đã giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận chưa?
- Thân bài:
+ Có nêu được quan niệm và lí giải về lòng yêu nước?
+ Có đưa ra được dẫn chứng và phân tích thuyết phục chưa?
+ Có nêu được quan niệm mới về lòng yêu nước trong thời đại ngày nay?
- Kết bài: đã khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của lòng yêu nước và phát biểu cảm nghĩ của cá nhân về vấn đề yêu nước chưa?

Các lỗi còn mắc​
- Lỗi về ý: thiếu ý, lặp ý, lạc ý...
- Lỗi về trình bày, chính tả, dùng từ và diễn đạt


Đánh giá chung
- Bài viết đáp ứng yêu cầu đạt mức độ nào?
- Em thấy hứng thú hoặc khó khăn nhất khi thực hiện phần nào trong tiến trình thực hành viết?
3. Tổng kết
Hoạt động của GV
Sản phẩm cần đạt
B1: Giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi để tổng kết bài học trên hai phương diện nội dung và hình thức dựa vào hai sơ đồ sau:
- Hình thức của bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Rút ra yêu cầu cụ thể về hình thức khi viết 1 bài nghị luận xã hội
+ Về bố cục: ba phần (mở bài, thân bài, kết bài)
+ Sử dụng phối hợp các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh...
+ Tạo lập kiểu đoạn: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp...
+ Liên kết chặt chẽ, chuyển ý, chuyển đoạn linh hoạt
+ Đảm bảo chuẩn quy tắc tiếng Việt
- Nội dung của bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội cần được triển khai bằng cách đặt các câu hỏi để lập ý như sau:

B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận theo nhóm đôi để hoàn thành hai sơ đồ
- Hoàn thiện sơ đồ
- HS lập dàn ý bằng cách trả lời các câu hỏi
B3: Báo cáo kết quả
- GV mời 1-2 nhóm trình bày sản phẩm.
B4: Đánh giá kết quả
- GV nhận xét và kết luận.
- Nội dung của bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội cần được triển khai bằng cách đặt các câu hỏi để lập ý như sau:

+ Là gì?: Nêu và giải thích vấn đề nghị luận
+ Như thế nào?: Những biểu hiện tiêu biểu của vấn đề nghị luận
+ Tại sao?: Phân tích các phương diện, khía cạnh, bàn luận làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận
+ Ý nghĩa/ ảnh hưởng/ tác động như thế nào?: Khẳng định ý nghĩa/ giá trị của vấn đề; phản đề
+ Làm thế nào để?: giải pháp, cách thức điều chỉnh...; liên hệ bản thân, bài học.
+ Thông điệp, ý nghĩa gì?: Rút ra điều thấm thía; khẳng định vấn đề.
  • SAU GIỜ HỌC
Hoạt động của GV
Sản phẩm cần đạt
GV hướng dẫn HS:
- Thực hành củng cố kỹ năng viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội và mở rộng với các bài tập trong Sách Bài tập Ngữ văn 10, tập 1.

Làm bài tập
- GV yêu cầu HS lựa chọn 1 trong 2 đề bài sau để luyện tập viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.


HS chọn 1 trong 2 đề, luyện viết bài văn
Hoàn chỉnh bài văn, nộp cho GV chấm






E. DẠY HỌC NÓI – NGHE

  • THUYẾT TRÌNH VÀ THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI
  • (1,5 tiết)
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


- Giúp học sinh ôn lại kiến thức thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội.

2. Năng lực

- HS nhận biết được yêu cầu mục đích của bài nói; tiếp tục rèn luyện và phát triển kĩ năng nói và nghe qua việc thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện những phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học


SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập; máy tính, máy chiếu, bảng phụ, …

2. Học liệu

Tư liệu tham khảo, Kho học liệu số, …

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TRƯỚC GIỜ HỌC


GV hướng dẫn HS chuẩn bị:

  • Thế nào là thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội?
  • Để thuyết trình về một vấn đề xã hội, ta cần làm gì?
  • Để thảo luận về một vấn đề xã hội, người tham gia cần chú ý những gì?
  • TRÊN LỚP
Hoạt động 1: Khởi động và xác định vấn đề học tập

1.1. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối những bài học trước đó.

1.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức:

Hoạt động của GV - HS
Sản phẩm cần đạt
B1: Giao nhiệm vụ
- Chiếu video về một bài hùng biện hoặc tranh biện về một vấn đề xã hội trong cuộc thi của học sinh/sinh viên.
- Qua video, em có nhận xét gì về phong thái, cách trình bày, lập luận của nhân vật trong video?
- Xem, tạo hứng thú
- Nghe và suy ngẫm.
B3: Báo cáo kết quả
B4: Đánh giá kết quả, dẫn dắt vào bài

Nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi​
(?) Bạn có là người tự tin trong giao tiếp?
(?) Bạn có bản lĩnh bày tỏ chính kiến, quan điểm của bản thân?
(?) Bạn có tin rằng: cách trình bày, lập luận của mình đủ sức thuyết phục?
(?) Nếu giao cho bạn thuyết trình về một vấn đề xã hội, bạn sẽ làm như thế nào?
Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong giờ học thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội.





Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành kiến thức, kĩ năng để sử dụng đạt hiệu quả khi thuyết trình về một vấn đề xã hội.

2.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức:

Hoạt động của GV- HS
Sản phẩm cần đạt
  • Định hướng
B1: Giao nhiệm vụ
- GV gọi 1 HS đọc toàn bộ nội dung mục 1. Định hướng.
- GV nêu lại lần lượt các câu hỏi đã gợi ý cho phần chuẩn bị trước giờ học và gọi HS trình bày, bổ sung.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
B3: Báo cáo kết quả

- Trình bày.
- Sản phẩm: Nội dung chuẩn bị
- GV mời HS nêu các câu hỏi, băn khoăn và giải đáp thêm (nếu có).
B4: Đánh giá kết quả, chốt kiến thức
- Nhận xét và chốt kiến thức.
Để thuyết trình, thảo luận một vấn đề xã hội cần:
- Lựa chọn vấn đề thuyết trình (đã gợi ý trong phần viết)
- Tìm hiểu kỹ nội dung thuyết trình
- Xác định rõ đối tượng nghe để thuyết trình phù hợp
- Xác định thời gian trình bày bài thuyết trình
- Chuẩn bị dàn ý, các tư liệu, thiết bị hỗ trợ
- Người nghe chuẩn bị câu hỏi để thảo luận
Hoạt động 3: Thực hành

3.1. Mục tiêu: Giúp HS thực hành luyện tập và biết vận dụng kiến thức về cách thức kể lại một trải nghiệm vào thực hiện các bài tập.

3.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức:

GV giao nhiệm vụ​
Những điểm cần lưu ý​
  • Thực hành thuyết trình và thảo luận
Yêu cầu cả lớp đọc và thực hiện yêu cầu của bài tập theo nhóm (4-6 HS hoặc theo tổ)Mỗi nhóm sẽ suy nghĩ, thảo luận và chọn 1 đề tài.
- Yêu cầu HS thực hiện theo mục a, b trong phần Gợi ýHS xây dựng Tìm ý và lập dàn ý
- Gọi một số nhóm trình bày dàn ý, thảo luận và góp ý, rút kinh nghiệm chung.Trình bày, nghe góp ý và chỉnh sửa, bổ sung dàn ý.
- Yêu cầu HS xây dựng bài thuyết trình theo dàn ý, khuyến khích HS sử dụng phần mềm trình chiếu (VD: Powerpoint)Xây dựng bài thuyết trình theo dàn ý.
- Trước khi mời các nhóm HS trình bày, yêu cầu HS đọc lại mục a, b của phần Định hướng và lưu ý HS chuẩn bị các công cụ ghi chép và tâm thế để trao đổi, thảo luận. Có thể cử 1 HS có khả năng tổ chức làm người điều hành buổi báo cáo và thảo luận.Đọc lại mục b) của phần Định hướng; chuẩn bị các công cụ ghi chép và tâm thế để trao đổi, thảo luận. 1 HS điều hành buổi báo cáo và thảo luận.
- Yêu cầu HS điều hành, đại diện nhóm thuyết trình và các nhóm khác nghe, ghi chép, nêu câu hỏi, thảo luậnĐiều hành, đại diện nhóm thuyết trình và các nhóm khác nghe, ghi chép, nêu câu hỏi, thảo luận.
- Yêu cầu HS đọc rút kinh nghiệm và tiến hành việc tự đánh giá trong nhóm.Rút kinh nghiệm và tự đánh giá trong nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm nêu nội dung chỉnh sửa, rút kinh nghiệm và góp ý thêm cho HS.Đại diện các nhóm nêu nội dung chỉnh sửa, rút kinh nghiệm, lắng nghe và ghi chép thêm phần góp ý của GV.
B1: Giao nhiệm vụ
- GV đưa vấn đề, hướng dẫn HS thuyết trình, thảo luận

Nhận xét, trao đổi theo hai phiếu đánh giá sau:


B2: Thực hiện nhiệm vụ
- Thể hiện rõ quan điểm, lựa chọn cách thuyết trình, đặt câu hỏi, phản biện phù hợp với các tiêu chí nhận xét, đánh giá
B3: Báo cáo kết quả
- Trình bày.
- Sản phẩm: Nội dung chuẩn bị
- GV mời HS khác nêu các câu hỏi, băn khoăn và giải đáp thêm (nếu có).
B4: Đánh giá kết quả, chốt kiến thức
- Nhận xét và chốt kiến thức.
- Tập trung làm rõ ý nghĩa, sức mạnh của tình yêu thương: cứu vớt con người trong hoàn cảnh trớ trêu, nghịch cảnh nghiệt ngã; làm cho con người hoàn lương; nuôi dưỡng niềm tin, ước mơ, lí tưởng; bồi đắp ý chí, nghị lực…
- Phản biện: Nếu tước bỏ tình yêu thương thì con người sẽ bị tha hóa, mất nhân tính, dấn thân vào tội ác.
- Nếu biết nuôi dưỡng, lan tỏa tình yêu thương thì cuộc sống sẽ nảy mầm điều tốt đẹp.
- Cần nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, sức mạnh của tình yêu thương: Cần có hành động cụ thể, thiết thực, gần gũi: bắt đầu từ tình yêu thương trong gia đình à tình yêu thương đồng loại à tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, tạo vật…
à Khẳng định: Tình yêu thương tiếp sức mạnh, năng lượng sống; xóa nhòa mọi rào cản, ươm mầm sự sống…
+ Vì tình yêu thương nuôi dưỡng tâm hồn con người à niềm tin, sức mạnh kì diệu giúp con người chiến thắng nghịch cảnh, vượt lên khó khăn…
+ Vì tình yêu thương luôn hướng thiện, tốt đẹp, biết trân trọng cuộc sống, cái đang có, nâng niu, quý trọng cái hiện tại, sống nhân hậu, bao dung.
3. SAU GIỜ HỌC

GV yêu cầu HS hoàn thiện bài thuyết trình và có thể trình bày cho người thân nghe.




Họ tên: Trần Ngọc Tuấn

Đơn vị: THPT Nguyễn Huệ - Tây Sơn, Bình Định

Gmail:
tranngoctuannh@gmail.com

Đt: 0914572540

G. TỰ ĐÁNH GIÁ​

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:
Văn bản Tự đánh giá: là văn bản nghị luận trung đại - Thư dụ Vương Thông lần nữa (Tái dụ Vương Thông thư).

® Học sinh nêu được hoàn cảnh ra đời của Thư dụ Vương Thông lần nữa.

® Học sinh phân tích được quan điểm và nghệ thuật lập luận được Nguyễn Trãi thể hiện trong bức thư.

2. Về năng lực:

® Học sinh vận dụng
năng lực rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu và kĩ năng viết để tự học.

3. Về phẩm chất: Rút ra các bài học đề cao về tinh thần yêu nước, niềm tự hào về văn hóa và lịch sử dân tộc, về người Anh hùng dân tộc – Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Học liệu:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Thiết bị: Máy tính, bảng, dụng cụ khác nếu cần.

III. Tiến trình dạy học

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ
a. Mục tiêu hoạt động:
Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học.
b. Nội dung thực hiện:
- GV chia sẻ video: Tái dụ Vương Thông thư (Nguyễn Trãi)
(
)
HS theo dõi và quan sát video
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi và chia sẻ video Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh suy nghĩ và trả lời
Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên dẫn dắt vào bài học
Học sinh chia sẻ sau khi xem video
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu hoạt động:

- Học sinh nêu được hoàn cảnh ra đời của Thư dụ Vương Thông lần nữa.
- Học sinh phân tích được quan điểm và nghệ thuật lập luận được Nguyễn Trãi thể hiện trong bức thư.
- Học sinh phân tích được một số từ ngữ, hình ảnh trong bức thư.
- Học sinh nêu được ý nghĩa về những hiểu biết tư tưởng và tài năng của Nguyễn Trãi
b. Nội dung thực hiện: Học sinh thực hiện bài đọc trong phần tự đánh giá
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên giao nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu tự đánh giá qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ở sách giáo khoa, trang 114, 115.
Câu 1. Sắp xếp lại các câu sau cho đúng với trình tự: luận điểm – lí lẽ - dẫn chứng mà Nguyễn Trãi đã trình bày trong bức thư:
a. Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoả ra yếu, yên lại chuyển thành nguy.
b. Trước đây, các ông bề ngoài thì giả cách giảng hoà, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ đào hào, đắp luỹ, ngồi đợi viện binh, tâm tính không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến ta tin tưởng mà không nghi ngờ cho được.
c. Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi.
Câu 2. Bức thư của Nguyễn Trãi chỉ ra sáu điều phải thua của quân Minh. Em hãy điền những nội dung còn thiếu ở cột B rồi ghép thứ tự điều phải thua ở cột A với các nội dung Ở cột B sao cho chính xác.

Câu 3.
Tìm hiểu cách xưng hô của Nguyễn Trãi với quân Minh trong bức thư, cho biết nhận định nào sau đây không đúng?
A. Nguyễn Trãi đã quá nhún nhường trước kẻ thù khi quân ta đang ở thế mạnh hơn chúng.
B. Nguyễn Trãi có lúc tỏ ra tôn trọng kẻ thù nhưng rất kiên quyết khi chúng động chạm đến quyền lợi dân tộc.
C. Ông đã phân loại kẻ thù để có cách xưng hô tỏ thái độ rõ ràng với từng loại người. Ngay với Tổng binh Vương Thông, khi cần thiết Nguyễn Trãi vẫn có cách xưng hô cứng rắn mang tính cảnh cáo.
D. Mục đích của bức thư là nhằm mở đường cho kẻ thù rút quân về nước, chấm dứt chiến tranh, đem lại hoà bình, độc lập cho dân tộc nên sự nhún nhường trong cách xưng hô là hợp lí.
Câu 4. Trong Tải dụ Vương Thông thư, có đoạn viết: “Trước, Phương Chính, Mã Kỳ chuyên làm điều hà khắc, bạo ngược, dân chúng lầm than, thiên hạ bản thân. Đào phần mộ làng ấp ta, bắt vợ con của dân ta, người sống bị hại, người chết ngậm oan. Nếu các ông biết xét kĩ sự thế, nhận rõ thời cơ, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp trước cửa quân, thì sẽ tránh cho người trong thành khỏi bị giết, hàn gắn vết thương trong nước, hoà hảo lại thông, cán qua dứt hẳn.". Em hãy cho biết câu nào sau đây thể hiện đúng mục đích của đoạn thư trên?
A. Việc đòi chém Phương Chính, Mã Kỳ là điều kiện để hai bên giảng hoà, chấm dứt chiến tranh.
B. Đoạn văn kể tội Phương Chính, Mã Kỳ trong bức thư nhằm chia rẽ nội bộ kẻ địch, khiến chúng nghi kị, sát phạt lẫn nhau.
C. Đoạn này của bức thư nhằm lên án tội ác quân Minh, chỉ đích danh thủ phạm để người dân và binh lính người Việt trong thành căm phẫn nổi dậy, kết hợp trong ngoài cùng đánh thành.
D. Viết những câu đó, Nguyễn Trãi thể hiện ý chí và quyết tâm của quân dân Đại Việt trong việc tiêu diệt quân Minh nếu chúng không chịu giảng hoà và rút quân về nước.
Câu 5. Từ những tư liệu mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của Tái dụ Vương Thông thư và cho biết quan điểm của Nguyễn Trãi được thể hiện trong bức thư.
Câu 6. Phân tích nghệ thuật lập luận được Nguyễn Trãi thể hiện trong bức thư (từ quan niệm thời thế, chỉ rõ âm mưu và tình thế của đối phương, vạch ra các nguyên nhân dẫn đến thất bại của chúng đến việc đưa ra giải pháp kết thúc chiến tranh) để làm rõ chiến lược “mưu phạt, tâm công” của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.
Câu 7. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh trong bức thư để làm nổi bật tư thế, niềm tin, ý chí và tinh thần yêu chuộng hoà bình của cha ông ta trước kẻ thù xâm lược.
Câu 8. Bức thư giúp em hiểu biết thêm điều gì về tư tưởng và tài năng của Nguyễn Trãi?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện bài đọc trong phần tự đánh giá
- Học sinh làm việc cá nhân và làm việc theo cặp từng bàn.
- Giáo viên định hướng giúp đỡ học sinh
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần bài làm
Bước 4. Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét, chốt những kiến thức
- Giáo viên hướng dẫn tự học:

+ Ở Mục 1 và Mục 2, hướng dẫn HS cách tìm đọc tham khảo các tài liệu, sách vở khác liên quan đến các tác giả, tác phẩm được học, tìm đọc các tác phẩm chưa được học và một số bài viết nghiên cứu về Nguyễn Trãi, về cuộc đời và sự nghiệp của ông.
+ Câu 8. Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thiện đoạn/bài viết và có thể trình bày cho người thân nghe.
G. TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Trắc nghiệm:



Câu 1.
Sắp xếp đúng trình tự: Luận điểm – lí lẽ - dẫn chứng mà Nguyễn Trãi trình bày trong bức thư là: c – a – b.











Câu 2
. Điền những nội dung còn thiếu ở cột B:
Ghép thứ tự điều phải thua ở cột A với các nội dung ở cột B:
a - 3
d - 1
b - 4
đ – 2
c - 6
e - 5




















Câu 3. Nhận định không đúng: A

Câu 4
. Câu thể hiện đúng mục đích của đoạn thư là: D









2. Tự luận:
Câu 5.

- Hoàn cảnh ra đời của Thư dụ Vương Thông lần nữa:
+ Cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo và Nguyễn Trãi tham mưu chính sự, vượt qua muôn vàn khó khăn để nghĩa quân Lam Sơn giành được ưu thế trên chiến trường, quân Minh liên tiếp thua trận và phải cố thủ trong thành Đông Quan chờ viện binh và lương thực. Tình thế quân địch rơi vào nguy khốn.
+ Trước bối cảnh đó, Nguyễn Trãi nhân danh Lê Lợi gửi cho Vương Thông, chủ tướng của quân địch khi y và quân Minh đang bị quân ta vây hãm trong thành Đông Quan. Bức thư phân tích tình hình nguy khốn mọi mặt của quân Minh.
+ Vương Thông viết thư xin giảng hoà nhưng thực ra vẫn ngoan cố hi vọng vào quân tiếp viện
- Trước bức thư này Nguyễn Trãi đã viết 12 bức và sau đó là 4 bức (tổng cộng 17 bức ) gửi cho Vương Thông. Đây là lá thư thứ 35 trong Quân trung từ mệnh tập.
- Quan điểm của Nguyễn Trãi thể hiện trong bức thư: Với tư tưởng nhân nghĩa cao cả, muốn nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, giảm thiểu sự hi sinh xương máu cho cả hai dân tộc Việt - Trung, Nguyễn Trãi đã vạch rõ thất bại tất yếu của quân Minh nếu chúng vẫn ngoan cố giữ thành, vạch ra cho chúng con đường sống và thể hiện sự kiên quyết chiến đấu đến cùng để giành lại non sông, đất nước của quân dân Đại Việt.
Câu 6.


- Nêu quan niệm về thời thế (tiền đề để triển khai lập luận).
- Chỉ rõ âm mưu và tình thế của quân Minh.
- Vạch ra các nguyên nhân dẫn đến thất bại tất yếu của chúng.
- Đưa ra giải pháp tốt nhất để kết thúc chiến tranh,...
-> Đây là bức thư kêu gọi giặc Minh đầu hàng nên Nguyễn Trãi đã hết sức chú trọng đến nghệ thuật hùng biện nhằm thuyết phục kẻ thù, đánh vào tâm lí đang hoảng loạn, lo sợ của chúng trong tình thế lương thực ngày một cạn kiệt, quân tiếp viện không biết đến bao giờ mới đến.
- “Mưu phạt, tâm công” là dùng mưu lược để đập tan mọi âm mưu, quỷ kế của địch và đánh vào tâm lí, dùng lí lẽ nhân nghĩa để làm tan rã tư tưởng, tinh thần đối phương. Đây là tư tưởng xuyên suốt cuộc kháng chiến, ít nhiều đã được nói đến trong bài Đại cáo bình Ngô. Ở đây cần làm rõ hơn những lập luận lô-gic và lí lẽ có sức lay chuyển lòng người của bức thư.
- Tính hệ thống của các lí lẽ, lập luận:
+ Kết cấu mạch lạc, chặt chẽ, có tính thuyết phục cao (bốc cục, nêu luận đề, lập luận, chứng cứ)
+ Vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức lịch sử, quân sự, ngoại giao
+ Giọng điệu linh hoạt: giảng giải, chất vấn, công kích, vạch trần, phân tích, mềm mỏng hứa hẹn, khích tướng, có giá trị đánh vào tâm lí địch.
+ Văn biền ngẫu đăng đối, giàu hình ảnh nhạc tính tăng tính luận chiến tạo sức tác động sâu sắc.
→ đỉnh cao của nghệ thuật viết văn đánh giặc.
Câu 7.

Câu 8.
Hình thức đoạn văn:

+ Tư tưởng yêu nước, quyết tâm giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của ngoại bang với phương châm vì dân, vì nước.
+ Những đóng góp của Nguyễn Trãi: ông không chỉ là nhà chính trị, tư tưởng, quân sự, văn hóa, văn học thiên tài, ông còn là nhà ngoại giao, nhà chiến lược và nhà tâm lí, “viết thư, thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời”, thực hiện tư tưởng chiến lược “mưu phạt tâm công” trên lợi ích của đất nước, nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, giảm thiểu xương máu của cả hai dân tộc Việt - Trung.



PPT

1706455029827.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---BÀI 5. THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI.docx
    24.7 MB · Lượt xem: 0
  • YOPO.VN-PP.BÀI 5. THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI.zip
    819.6 MB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giải giáo án ngữ văn lớp 10 giáo án anh văn 10 giáo án anh văn 10 unit 11 language focus giáo án anh văn 10 violet giáo án anh văn lớp 10 giáo án anh văn lớp 10 unit 1 giáo án anh văn lớp 10 unit 11 giáo án anh văn lớp 10 unit 11 language focus giáo án anh văn lớp 10 unit 5 giáo án cảnh ngày hè ngữ văn lớp 10 giáo án dạy văn 10 giáo án môn văn 10 giáo án môn văn lớp 10 bài cảnh ngày hè giáo án môn văn lớp 10 bài tỏ lòng giáo án ngữ văn 10 bài cảm xúc mùa thu giáo án ngữ văn 10 bài cảnh ngày hè giáo án ngữ văn 10 bài tam đại con gà giáo án ngữ văn 10 bài tỏ lòng giáo án ngữ văn 10 bài tỏ lòng violet giáo án ngữ văn 10 ca dao hài hước giáo án ngữ văn 10 cảm xúc mùa thu giáo án ngữ văn 10 cảnh ngày hè giáo án ngữ văn 10 chí khí anh hùng giáo án ngữ văn 10 cơ bản học kì 2 giáo án ngữ văn 10 học kì 2 giáo án ngữ văn 10 học kì 2 violet giáo án ngữ văn 10 hồi trống cổ thành giáo án ngữ văn 10 mới nhất 2020 giáo án ngữ văn 10 phú sông bạch đằng giáo án ngữ văn 10 tại lầu hoàng hạc giáo án ngữ văn 10 tam đại con gà giáo án ngữ văn 10 uy lít xơ trở về giáo án ngữ văn lớp 10 bài cảnh ngày hè giáo án ngữ văn lớp 10 bài tỏ lòng giáo án soạn bài cảnh ngày hè ngữ văn 10 giáo án soạn bài tỏ lòng ngữ văn 10 giáo án soạn văn 10 giáo án soạn văn 10 bài tấm cám giáo án soạn văn 10 bài đại cáo bình ngô giáo án soạn văn 10 tấm cám giáo án soạn văn lớp 10 bài tỏ lòng giáo án truyện kiều tác giả ngữ văn 10 giáo án tự chọn văn 10 violet giáo án văn 10 giáo án văn 10 bài 3 giáo án văn 10 bài ca dao hài hước giáo án văn 10 bài ca dao than thân giáo án văn 10 bài cảm xúc mùa thu giáo án văn 10 bài cảnh ngày hè giáo án văn 10 bài chí khí anh hùng giáo án văn 10 bài chiến thắng mtao mxây giáo án văn 10 bài nhàn violet giáo án văn 10 bài phú sông bạch đằng giáo án văn 10 bài phương pháp thuyết minh giáo án văn 10 bài tại lầu hoàng hạc giáo án văn 10 bài tam đại con gà giáo án văn 10 bài tỏ lòng giáo án văn 10 bài trao duyên giáo án văn 10 bài trình bày một vấn đề giáo án văn 10 bài uy-lít-xơ trở về giáo án văn 10 bài văn bản giáo án văn 10 bài vận nước giáo án văn 10 bài viết quảng cáo giáo án văn 10 bình ngô đại cáo giáo án văn 10 bình ngô đại cáo phần 2 giáo án văn 10 ca dao hài hước giáo án văn 10 ca dao than thân giáo án văn 10 cảm xúc mùa thu giáo án văn 10 cảnh ngày hè giáo án văn 10 cảnh ngày hè violet giáo án văn 10 chí khí anh hùng giáo án văn 10 chiến thắng mtao mxây giáo án văn 10 chuẩn giáo án văn 10 học kì 2 giáo án văn 10 hồi trống cổ thành giáo án văn 10 khái quát lịch sử tiếng việt giáo án văn 10 khái quát văn học dân gian giáo án văn 10 khái quát văn học dân gian vn giáo án văn 10 khái quát văn học việt nam giáo án văn 10 kì 2 giáo án văn 10 lập kế hoạch cá nhân giáo án văn 10 lập luận trong văn nghị luận giáo án văn 10 lời tiễn dặn giáo án văn 10 nâng cao giáo án văn 10 nhàn giáo án văn 10 nhưng nó phải bằng hai mày giáo án văn 10 phong cách ngôn ngữ nghệ thuật giáo án văn 10 phong cách ngôn ngữ sinh hoạt giáo án văn 10 phú sông bạch đằng giáo án văn 10 phụ đạo giáo án văn 10 phương pháp thuyết minh giáo án văn 10 ra ma buộc tội giáo án văn 10 tại lầu hoàng hạc giáo án văn 10 tấm cám giáo án văn 10 tam đại con gà giáo án văn 10 tập 1 giáo án văn 10 tập 2 giáo án văn 10 thực hành các phép tu từ giáo án văn 10 tỏ lòng giáo án văn 10 trao duyên giáo án văn 10 trình bày một vấn đề giáo án văn 10 truyện kiều giáo án văn 10 truyện kiều trao duyên giáo án văn 10 tựa trích diễm thi tập giáo án văn 10 uy-lít-xơ trở về giáo án văn 10 văn bản giáo án văn 10 vietjack giáo án văn 10 violet giáo án văn học 10 giáo án văn lớp 10 giáo án văn lớp 10 bài 1 giáo án văn lớp 10 bài ca dao hài hước giáo án văn lớp 10 bài tấm cám giáo án văn lớp 10 bài đại cáo bình ngô giáo án điện tử ngữ văn 10 bài tỏ lòng giáo án điện tử văn 10 bài cảnh ngày hè giáo án điện tử văn 10 cảnh ngày hè soạn giáo án văn 10 bài nhàn soạn giáo án văn 10 bài nỗi thương mình soạn văn 10 bài cảnh ngày hè giáo án soạn văn 10 bài tỏ lòng giáo án soạn văn 10 cảnh ngày hè giáo án soạn văn lớp 10 bài cảnh ngày hè giáo án
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,408
    Bài viết
    37,877
    Thành viên
    141,090
    Thành viên mới nhất
    Đức Khiêm

    Thành viên Online

    Top