Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Xây dựng và duy trì công tác bồi dưỡng học viên giỏi trong ngành học Giáo dục thường xuyên được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 14 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Lý do chọn đề tài
Đồng Nai là địa phương có nhiều khu công nghiệp tập trung lớn, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Nguồn nhân lực, phần lớn là lực lượng lao động trẻ từ mọi miền của đất nước hội tụ về đây lập nghiệp, đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về các mặt kinh tế - xã hội, hệ thống cơ sở giáo dục gồm các cấp học, bậc học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), trung tâm học tập cộng đồng; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề, ... đã liên tục được củng cố, phủ khắp địa bàn và phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân.
Góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh trong những năm qua, phải kể đến sự đóng góp to lớn của ngành học GDTX. Căn cứ các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai và tình hình thực tế của địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai đã quản lý, chỉ đạo các trung tâm GDTX, các trường BTVH và các đơn vị khác có giảng dạy chương trình GDTX hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh sự quan tâm và tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhiệt tình, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao, hoạt động giáo dục của ngành học GDTX còn gặp nhiều khó khăn. Phải kể đến các lý do sau đây:
Thứ nhất, chất lượng đầu vào của các lớp bổ túc văn hóa thấp, ý thức học tập của một bộ phận học viên chưa cao do học viên của các đơn vị giảng dạy chương trình GDTX chủ yếu là những học sinh không được tuyển vào các trường THPT. Đối tượng này thường có trình độ học lực yếu kém hoặc thuộc diện nghèo, không đủ học phí để học trường THPT tư thục, có học viên vừa học vừa lo kiếm tiền để tự nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình. Trong số đó, chiếm một số lớn các học viên (hơn 50%) là những học viên vừa học nghề, vừa học văn hóa. Nhóm này có trình độ văn hóa nói chung tốt hơn bộ phận còn lại, trong đó có nhiều học viên có khả năng tư duy rất tốt, tích cực trong học tập nhưng do vừa học nghề vừa học văn hóa nên không đủ thời gian để học tốt cả hai chương trình. Bên cạnh đó, một số ít là người lớn đi học. Đối tượng này gián đoạn việc học đã lâu, tiếp tục đi học lại sau một thời gian nghỉ học nên kiến thức đã vơi đi ít nhiều; nhiều người bận bịu chuyện gia đình, gánh nặng mưu sinh nên thời gian dành cho việc học rất hạn chế, dễ bỏ buổi học hoặc bỏ học do áp lực của việc kiếm sống.
Thứ hai, nhận thức của xã hội về ngành học GDTX chưa đúng tác động đến tâm lý của người học. Ngay bản thân người học cũng chưa xác định đúng động cơ học tập. Từ đó học viên không tích cực tham gia học tập. Hệ quả của tác động tiêu cực này làm ảnh hưởng đến kết quả chung của ngành học GDTX. Chất lượng học tập thấp của học viên GDTX lại làm cho đánh giá của xã hội đối với ngành ngày càng tệ hơn.
Từ những lý do nêu trên, việc xây dựng công tác bồi dưỡng học viên giỏi trong các đơn vị GDTX đã từng không được quan tâm và xem như một việc không tưởng.
Trên thực tế, như đã nêu trên, mặc dù đối tượng học viên bổ túc văn hóa có chất lượng đầu vào yếu, ý thức học tập của nhiều học viên chưa cao nhưng không phải là tất cả. Bên trong bộ phận này vẫn có những học viên có đủ tố chất của một học sinh giỏi. Những học viên này do hoàn cảnh nên không được theo học tại các trường phổ thông.
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Tự ngàn xưa, một nét đặc trưng của văn hóa Việt là trân trọng hiền tài. Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn coi trọng truyền thống ấy và Người đã nâng thành tư tưởng chiến lược trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nếu vì định kiến không tốt đối với ngành học mà bỏ qua đối tượng này trong các đơn vị GDTX thì đó là một sự thiệt thòi trước hết cho người học và sau đó là cho toàn xã hội.
Xuất phát từ suy nghĩ trên, tôi nhận thấy việc phát hiện, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh là những người học có năng lực trong các lĩnh vực trí tuệ, có óc sáng tạo… đang học trong các đơn vị GDTX là việc có thể thực hiện được và thật sự cần thiết. Những học sinh này cần có sự quan tâm đặc biệt và những tác động tích cực nhằm phát triển đầy đủ các năng lực vừa nêu trên. Đó là lý do tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng và duy trì công tác bồi dưỡng học viên giỏi trong ngành học giáo dục thường xuyên”
Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
1. Thuận lợi:
- Quy chế thi chọn học sinh giỏi kèm theo Quyết định số 52/2006/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 29/12/2006 xác định học viên trong các cơ sở GDTX là một trong các đối tượng được dự thi chọn học sinh giỏi.
- Năm học 2002 – 2003, lần đầu tiên học viên bổ túc văn hóa được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào danh sách các đối tượng tham gia cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay cấp Quốc gia. Điều này thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao của Nhà nước thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với vai trò của ngành học GDTX.
- Có sự quan tâm, ủng hộ của các cấp lãnh đạo và những người có trách nhiệm trong công tác bồi dưỡng học viên giỏi.
- Vẫn có nhiều cán bộ, giáo viên đang công tác tại các đơn vị GDTX có tâm huyết với nghề nghiệp, mong muốn xây dựng lớp học sinh có đủ năng lực học tập, có chí tiến thủ và có ước muốn hướng đến một tương lai rực rỡ.
- Có nhiều người học trong ngành học GDTX vẫn muốn vươn lên để có thể sánh vai với học sinh ở các trường phổ thông. Đó là những học viên say mê bộ môn, cần cù chăm chỉ. Các học viên này có thể chưa thật giỏi nhưng vì say mê, yêu thích bộ môn nên dễ trở thành học viên giỏi nếu được hướng dẫn và bồi dưỡng, nhất là khi được giáo viên giỏi bồi dưỡng.
Lý do chọn đề tài
Đồng Nai là địa phương có nhiều khu công nghiệp tập trung lớn, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Nguồn nhân lực, phần lớn là lực lượng lao động trẻ từ mọi miền của đất nước hội tụ về đây lập nghiệp, đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về các mặt kinh tế - xã hội, hệ thống cơ sở giáo dục gồm các cấp học, bậc học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), trung tâm học tập cộng đồng; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề, ... đã liên tục được củng cố, phủ khắp địa bàn và phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân.
Góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh trong những năm qua, phải kể đến sự đóng góp to lớn của ngành học GDTX. Căn cứ các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai và tình hình thực tế của địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai đã quản lý, chỉ đạo các trung tâm GDTX, các trường BTVH và các đơn vị khác có giảng dạy chương trình GDTX hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh sự quan tâm và tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhiệt tình, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao, hoạt động giáo dục của ngành học GDTX còn gặp nhiều khó khăn. Phải kể đến các lý do sau đây:
Thứ nhất, chất lượng đầu vào của các lớp bổ túc văn hóa thấp, ý thức học tập của một bộ phận học viên chưa cao do học viên của các đơn vị giảng dạy chương trình GDTX chủ yếu là những học sinh không được tuyển vào các trường THPT. Đối tượng này thường có trình độ học lực yếu kém hoặc thuộc diện nghèo, không đủ học phí để học trường THPT tư thục, có học viên vừa học vừa lo kiếm tiền để tự nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình. Trong số đó, chiếm một số lớn các học viên (hơn 50%) là những học viên vừa học nghề, vừa học văn hóa. Nhóm này có trình độ văn hóa nói chung tốt hơn bộ phận còn lại, trong đó có nhiều học viên có khả năng tư duy rất tốt, tích cực trong học tập nhưng do vừa học nghề vừa học văn hóa nên không đủ thời gian để học tốt cả hai chương trình. Bên cạnh đó, một số ít là người lớn đi học. Đối tượng này gián đoạn việc học đã lâu, tiếp tục đi học lại sau một thời gian nghỉ học nên kiến thức đã vơi đi ít nhiều; nhiều người bận bịu chuyện gia đình, gánh nặng mưu sinh nên thời gian dành cho việc học rất hạn chế, dễ bỏ buổi học hoặc bỏ học do áp lực của việc kiếm sống.
Thứ hai, nhận thức của xã hội về ngành học GDTX chưa đúng tác động đến tâm lý của người học. Ngay bản thân người học cũng chưa xác định đúng động cơ học tập. Từ đó học viên không tích cực tham gia học tập. Hệ quả của tác động tiêu cực này làm ảnh hưởng đến kết quả chung của ngành học GDTX. Chất lượng học tập thấp của học viên GDTX lại làm cho đánh giá của xã hội đối với ngành ngày càng tệ hơn.
Từ những lý do nêu trên, việc xây dựng công tác bồi dưỡng học viên giỏi trong các đơn vị GDTX đã từng không được quan tâm và xem như một việc không tưởng.
Trên thực tế, như đã nêu trên, mặc dù đối tượng học viên bổ túc văn hóa có chất lượng đầu vào yếu, ý thức học tập của nhiều học viên chưa cao nhưng không phải là tất cả. Bên trong bộ phận này vẫn có những học viên có đủ tố chất của một học sinh giỏi. Những học viên này do hoàn cảnh nên không được theo học tại các trường phổ thông.
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Tự ngàn xưa, một nét đặc trưng của văn hóa Việt là trân trọng hiền tài. Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn coi trọng truyền thống ấy và Người đã nâng thành tư tưởng chiến lược trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nếu vì định kiến không tốt đối với ngành học mà bỏ qua đối tượng này trong các đơn vị GDTX thì đó là một sự thiệt thòi trước hết cho người học và sau đó là cho toàn xã hội.
Xuất phát từ suy nghĩ trên, tôi nhận thấy việc phát hiện, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh là những người học có năng lực trong các lĩnh vực trí tuệ, có óc sáng tạo… đang học trong các đơn vị GDTX là việc có thể thực hiện được và thật sự cần thiết. Những học sinh này cần có sự quan tâm đặc biệt và những tác động tích cực nhằm phát triển đầy đủ các năng lực vừa nêu trên. Đó là lý do tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng và duy trì công tác bồi dưỡng học viên giỏi trong ngành học giáo dục thường xuyên”
Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
1. Thuận lợi:
- Quy chế thi chọn học sinh giỏi kèm theo Quyết định số 52/2006/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 29/12/2006 xác định học viên trong các cơ sở GDTX là một trong các đối tượng được dự thi chọn học sinh giỏi.
- Năm học 2002 – 2003, lần đầu tiên học viên bổ túc văn hóa được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào danh sách các đối tượng tham gia cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay cấp Quốc gia. Điều này thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao của Nhà nước thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với vai trò của ngành học GDTX.
- Có sự quan tâm, ủng hộ của các cấp lãnh đạo và những người có trách nhiệm trong công tác bồi dưỡng học viên giỏi.
- Vẫn có nhiều cán bộ, giáo viên đang công tác tại các đơn vị GDTX có tâm huyết với nghề nghiệp, mong muốn xây dựng lớp học sinh có đủ năng lực học tập, có chí tiến thủ và có ước muốn hướng đến một tương lai rực rỡ.
- Có nhiều người học trong ngành học GDTX vẫn muốn vươn lên để có thể sánh vai với học sinh ở các trường phổ thông. Đó là những học viên say mê bộ môn, cần cù chăm chỉ. Các học viên này có thể chưa thật giỏi nhưng vì say mê, yêu thích bộ môn nên dễ trở thành học viên giỏi nếu được hướng dẫn và bồi dưỡng, nhất là khi được giáo viên giỏi bồi dưỡng.