- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,135
- Điểm
- 113
tác giả
100 Đề thi học sinh giỏi ngữ văn 6 cấp huyện CÓ HƯỚNG DẪN MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 15 trang. Các bạn xem và tải đề thi học sinh giỏi ngữ văn 6 cấp huyện về ở dưới.
Câu 1. 4 điểm Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
a) Em hiểu nghĩa của từ "nắng mưa" trong câu thơ trên như thế nào ?
b) Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2 ?
Câu 2. 6 điểm
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
(Trích bài thơ “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy)
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.
Câu 3. 10 điểm
Đứng lặng giờ lâu trước nấm mồ của Dế Choắt, Dế Mèn nghĩ về bài học đường đời đầu tiên và ân hận vô cùng.
Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Sách Ngữ văn 6, tập hai – Nhà xuất bản Giáo dục), em hãy thay lời Dế Mèn kể lại bài học đường đời đầu tiên ấy.
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn).
Câu 1. 4 điểm
a) Giải nghĩa từ "nắng mưa" trong câu thơ: 2 điểm
- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa. 1điểm
- Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời. 1điểm
b) Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2
Học sinh có thể nêu các ý kiến khác nhưng phải làm rõ được nét đặc sắc về nghệ thuật dùng từ “lặn” trong câu thơ với nội dung cơ bản như sau:
- Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc đời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống; 1 điểm
- Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp… (nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm,... thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi...) 1 điểm
Câu 2. 6 điểm
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên…
Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất, cốt cách của một tầng lớp người hay một dân tộc là biện pháp nghệ thuật của văn học phương Đông nói chung, văn học Việt Nam nói riêng. Với học sinh lớp 6, không yêu cầu cao trong cảm thụ thơ, không yêu cầu học sinh phân tích đoạn thơ.
Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:
- Bài thơ “Tre Việt Nam” được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng. 1 điểm
- Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại “chuyện ngày xưa” trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam: 1 điểm
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh”
- Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt: 1 điểm
“Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi
- Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu… tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất về phẩm chất của con người Việt Nam: 1 điểm
“Ở đâu tre cũng xanh tươi
Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu”
- Ý khái quát: Chọn hình tượng cây tre làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất, vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, đoạn thơ đã thể hiện hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động của cây tre mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam… 2 điểm
Câu 3. 10 điểm
Học sinh thực hiện các yêu cầu sau:
1. Về kĩ năng:
- Bài văn có bố cục đầy đủ, chữ viết cẩn thận, đúng chính tả.
- Vận dụng đúng phương pháp làm văn tự sự (cụ thể: kể chuyện tưởng tượng).
- Bài văn có cảm xúc, có lời kể, đúng ngôi kể, thứ tự kể hợp lí và sáng tạo.
2. Về kiến thức:
- Yêu cầu hs nhập vai vào nhân vật của câu chuyện (Dế Mèn) để kể lại câu chuyện và nói lên cảm nghĩ, tâm trạng của Dế Mèn. Tâm trạng đó được biểu hiện qua suy nghĩ, cử chỉ, thái độ, những ăn năn của Dế Mèn…
3. Yêu cầu cụ thể:
Mở bài: 2 điểm
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
Thân bài: 6 điểm
- Kể lại diễn biến câu chuyện, tâm trạng qua suy nghĩ, cử chỉ, thái độ, những ăn năn của Dế Mèn… trong đó có kết hợp tự miêu tả và miêu tả các nhân vật khác trong câu chuyện, miêu tả cảnh…
Kết bài: 2 điểm
- Kết thúc câu chuyện. Khắc sâu bài học đường đời đầu tiên…
| KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn 6 |
“Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan”
Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan”
a) Em hiểu nghĩa của từ "nắng mưa" trong câu thơ trên như thế nào ?
b) Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2 ?
Câu 2. 6 điểm
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu !”
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu !”
(Trích bài thơ “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy)
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.
Câu 3. 10 điểm
Đứng lặng giờ lâu trước nấm mồ của Dế Choắt, Dế Mèn nghĩ về bài học đường đời đầu tiên và ân hận vô cùng.
Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Sách Ngữ văn 6, tập hai – Nhà xuất bản Giáo dục), em hãy thay lời Dế Mèn kể lại bài học đường đời đầu tiên ấy.
| HƯỚNG DẪN CHẤMBÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn: Ngữ văn 6NĂM HỌC 2022-2023 |
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn).
II. Đáp án và thang điểm
Câu 1. 4 điểm
a) Giải nghĩa từ "nắng mưa" trong câu thơ: 2 điểm
- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa. 1điểm
- Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời. 1điểm
b) Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2
Học sinh có thể nêu các ý kiến khác nhưng phải làm rõ được nét đặc sắc về nghệ thuật dùng từ “lặn” trong câu thơ với nội dung cơ bản như sau:
- Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc đời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống; 1 điểm
- Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp… (nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm,... thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi...) 1 điểm
Câu 2. 6 điểm
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên…
Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất, cốt cách của một tầng lớp người hay một dân tộc là biện pháp nghệ thuật của văn học phương Đông nói chung, văn học Việt Nam nói riêng. Với học sinh lớp 6, không yêu cầu cao trong cảm thụ thơ, không yêu cầu học sinh phân tích đoạn thơ.
Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:
- Bài thơ “Tre Việt Nam” được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng. 1 điểm
- Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại “chuyện ngày xưa” trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam: 1 điểm
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh”
- Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt: 1 điểm
“Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi
- Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu… tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất về phẩm chất của con người Việt Nam: 1 điểm
“Ở đâu tre cũng xanh tươi
Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu”
- Ý khái quát: Chọn hình tượng cây tre làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất, vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, đoạn thơ đã thể hiện hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động của cây tre mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam… 2 điểm
Câu 3. 10 điểm
Học sinh thực hiện các yêu cầu sau:
1. Về kĩ năng:
- Bài văn có bố cục đầy đủ, chữ viết cẩn thận, đúng chính tả.
- Vận dụng đúng phương pháp làm văn tự sự (cụ thể: kể chuyện tưởng tượng).
- Bài văn có cảm xúc, có lời kể, đúng ngôi kể, thứ tự kể hợp lí và sáng tạo.
2. Về kiến thức:
- Yêu cầu hs nhập vai vào nhân vật của câu chuyện (Dế Mèn) để kể lại câu chuyện và nói lên cảm nghĩ, tâm trạng của Dế Mèn. Tâm trạng đó được biểu hiện qua suy nghĩ, cử chỉ, thái độ, những ăn năn của Dế Mèn…
3. Yêu cầu cụ thể:
Mở bài: 2 điểm
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
Thân bài: 6 điểm
- Kể lại diễn biến câu chuyện, tâm trạng qua suy nghĩ, cử chỉ, thái độ, những ăn năn của Dế Mèn… trong đó có kết hợp tự miêu tả và miêu tả các nhân vật khác trong câu chuyện, miêu tả cảnh…
Kết bài: 2 điểm
- Kết thúc câu chuyện. Khắc sâu bài học đường đời đầu tiên…