- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,348
- Điểm
- 113
tác giả
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: “KHẮC HỌA BIỂU TƯỢNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.” NĂM 2022-2023 được soạn dưới dạng file word gồm 22 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHUYÊN ĐỀ: “KHẮC HỌA BIỂU TƯỢNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Đổi mới phương pháp dạy- học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng, là nhiệm vụ quan trọng của chúng ta hiện nay. Đặc biệt là trách nhiệm của giáo viên bộ môn lịch sử - người trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và truyền thụ kiến thức cho học sinh. Trong mỗi bài học chúng ta đều phải xác định được nhiệm vụ, mục tiêu của bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Giữa các mục tiêu này phải có sự kết hợp hài hoà với nhau. Trong thời gian gần đây, khi áp lực của học sinh ngày càng lớn, bản thân học sinh chưa xác định được đúng động cơ học tập,lịch sử còn xem là “môn phụ”, năng lực tư duy của các em qua học tập bộ môn lịch sử nói chung và tạo biểu tượng nhân vật lịch sử nói riêng còn nhiều hạn chế , học sinh mới chỉ dừng lại là “biết” chứ chưa “hiểu”,nên học sinh chủ yếu học mang tính chất đối phó, “học vẹt” cốt để cho đủ điểm để rồi “chữ thầy lại trả cho thầy.”
Hơn nữa,quỹ thời gian dành cho bộ môn lịch sử còn ít, phương pháp giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu đặc trưng của bộ môn, trong bài giảng lịch sử nếu chúng ta đưa ra những sự kiện lịch sử khô khan, mà không “thổi hồn,” “truyền lửa”vào bài giảng hoặc lồng khăc họa biểu tượng nhân vật lịch sử, miêu tả những trận đánh, những chiến công oai hùng…một cách sinh động thì chắc chắn mục tiêu hình thành thái độ, tư tưởng tình cảm cho học sinh sẽ hạn chế rất nhiều.
Ở nước ta trong Nghị quyết Đại hội X (2006) của Đảng đã chỉ rõ nhiệm vụ giáo dục của Trường THCS là: Bồi dưỡng cho thế hệ trẻ có kiến thức văn hoá toàn diện, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo dục khoa học xã hội và nhân văn.
2. Cơ sở thực tế
Đổi mới phương pháp dạy- học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng, là nhiệm vụ quan trọng của chúng ta hiện nay. Đặc biệt là trách nhiệm của giáo viên bộ môn lịch sử - người trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và truyền thụ kiến thức cho học sinh.
Hiện nay nhiều học sinh còn rất mơ hồ về các nhân vật lịch sử các, anh hùng dân tộc, không hiểu bản chất của lịch sử những cống hiến của các nhân vật lịch sử đối với lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại.
Sẽ là sai lầm nếu chúng ta để cả một thế hệ thanh thiếu niên- chủ nhân tương lai của đất nước lại không có sự hiểu biết về lịch sử dân tộc, quên đi những vị anh hùng dân tộc đã xả thân hy sinh cho đất nước, e rằng truyền thống văn hoá dân tộc sẽ bị mai một.
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu tâm huyết, đã đưa ra nhiều nguyên nhân khiến tình trạng chất lượng dạy- học môn lịch sử chưa đạt hiệu quả cao. Một trong những nguyên nhân đó là giáo viên chưa để ý đến tầm quan trọng của việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong bài giảng nhằm gây hứng thú cho học sinh để hình thành thái độ, tư tưởng, tình cảm của các em thông qua các nhân vật lịch sử.Nên giáo viên chưa dành một dung lượng thời gian cần thiết để khắc họa nhân vật lịch sử trong bài giảng.
Vậy khắc họa nhân vật lịch sử là gì? Theo cách hiểu của những nhà nghiên cứu lịch sử thì khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử là “Biểu tượng về những hình ảnh nhân vật lịch sử, nó vừa mang sắc thái riêng của nhân vật vừa chứa đựng bản chất của giai cấp, tập đoàn xã hội mà nhân vật đó đại diện được phản ánh trong đầu học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất”
Trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, nhằm góp phần để khắc phục tình trạng trên góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Chúng tôi xin được mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và thông qua ý kiến tham khảo các đồng nghiệp về việc khắ họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong bài giảng lịch sử.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
CHUYÊN ĐỀ: “KHẮC HỌA BIỂU TƯỢNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Đổi mới phương pháp dạy- học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng, là nhiệm vụ quan trọng của chúng ta hiện nay. Đặc biệt là trách nhiệm của giáo viên bộ môn lịch sử - người trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và truyền thụ kiến thức cho học sinh. Trong mỗi bài học chúng ta đều phải xác định được nhiệm vụ, mục tiêu của bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Giữa các mục tiêu này phải có sự kết hợp hài hoà với nhau. Trong thời gian gần đây, khi áp lực của học sinh ngày càng lớn, bản thân học sinh chưa xác định được đúng động cơ học tập,lịch sử còn xem là “môn phụ”, năng lực tư duy của các em qua học tập bộ môn lịch sử nói chung và tạo biểu tượng nhân vật lịch sử nói riêng còn nhiều hạn chế , học sinh mới chỉ dừng lại là “biết” chứ chưa “hiểu”,nên học sinh chủ yếu học mang tính chất đối phó, “học vẹt” cốt để cho đủ điểm để rồi “chữ thầy lại trả cho thầy.”
Hơn nữa,quỹ thời gian dành cho bộ môn lịch sử còn ít, phương pháp giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu đặc trưng của bộ môn, trong bài giảng lịch sử nếu chúng ta đưa ra những sự kiện lịch sử khô khan, mà không “thổi hồn,” “truyền lửa”vào bài giảng hoặc lồng khăc họa biểu tượng nhân vật lịch sử, miêu tả những trận đánh, những chiến công oai hùng…một cách sinh động thì chắc chắn mục tiêu hình thành thái độ, tư tưởng tình cảm cho học sinh sẽ hạn chế rất nhiều.
Ở nước ta trong Nghị quyết Đại hội X (2006) của Đảng đã chỉ rõ nhiệm vụ giáo dục của Trường THCS là: Bồi dưỡng cho thế hệ trẻ có kiến thức văn hoá toàn diện, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo dục khoa học xã hội và nhân văn.
2. Cơ sở thực tế
Đổi mới phương pháp dạy- học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng, là nhiệm vụ quan trọng của chúng ta hiện nay. Đặc biệt là trách nhiệm của giáo viên bộ môn lịch sử - người trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và truyền thụ kiến thức cho học sinh.
Hiện nay nhiều học sinh còn rất mơ hồ về các nhân vật lịch sử các, anh hùng dân tộc, không hiểu bản chất của lịch sử những cống hiến của các nhân vật lịch sử đối với lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại.
Sẽ là sai lầm nếu chúng ta để cả một thế hệ thanh thiếu niên- chủ nhân tương lai của đất nước lại không có sự hiểu biết về lịch sử dân tộc, quên đi những vị anh hùng dân tộc đã xả thân hy sinh cho đất nước, e rằng truyền thống văn hoá dân tộc sẽ bị mai một.
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu tâm huyết, đã đưa ra nhiều nguyên nhân khiến tình trạng chất lượng dạy- học môn lịch sử chưa đạt hiệu quả cao. Một trong những nguyên nhân đó là giáo viên chưa để ý đến tầm quan trọng của việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong bài giảng nhằm gây hứng thú cho học sinh để hình thành thái độ, tư tưởng, tình cảm của các em thông qua các nhân vật lịch sử.Nên giáo viên chưa dành một dung lượng thời gian cần thiết để khắc họa nhân vật lịch sử trong bài giảng.
Vậy khắc họa nhân vật lịch sử là gì? Theo cách hiểu của những nhà nghiên cứu lịch sử thì khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử là “Biểu tượng về những hình ảnh nhân vật lịch sử, nó vừa mang sắc thái riêng của nhân vật vừa chứa đựng bản chất của giai cấp, tập đoàn xã hội mà nhân vật đó đại diện được phản ánh trong đầu học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất”
Trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, nhằm góp phần để khắc phục tình trạng trên góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Chúng tôi xin được mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và thông qua ý kiến tham khảo các đồng nghiệp về việc khắ họa biểu tượng nhân vật lịch sử trong bài giảng lịch sử.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!