- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,994
- Điểm
- 113
tác giả
BIỆN PHÁP “MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CHO HỌC SINH THCS” năm 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 27 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN BIỆN PHÁP:
Lĩnh vực/ Môn : Công tác chủ nhiệm
Cấp học : THCS
Tác giả : ....................
Chức vụ : Giáo viên
1.1. Cơ sở lý luận:
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”; vì thế, trong nhiều năm qua ngành Giáo dục đã phát động nhiều phong trào thi đua như: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Cuộc vận động “ Hai không” với nhiều nội dung như; cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” “Xây dựng nhà trường văn hóa – nhà giáo kiểu mẫu –học sinh thanh lịch”...
Chỉ thị số 40/2008/CT- BGD ĐT về việc phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cùng với Quyết định số 1299/QĐ - TTg ngày 3 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án: “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”. Trên cơ sở những văn bản chỉ đạo ấy, các Sở Giáo dục trong cả nước đã ban hành những văn bản chỉ đạo cụ thể về việc xây dựng kế hoạch: “Xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc”.
Việc xây dựng kế hoạch trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc đã trở thành mục tiêu, lý tưởng của tất cả các trường học, cấp học, lớp học trong cả nước. Khi xây dựng được trường học, lớp học hạnh phúc, chúng ta sẽ có được những sản phẩm con người đáp ứng được xu thế phát triển của thời đại. Tuy nhiên một thực tế hiện nay đang diễn ra đó là: Chất lượng công tác chủ nhiệm ở nhiều lớp học, trường học chưa cao, bầu không khí lớp chủ nhiệm luôn trong trạng thái căng thẳng, áp lực. Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh còn có nhiều khoảng cách. Trong các lớp chủ nhiệm còn tồn tại nhiều vấn đề không kịp xử lý như: bạo lực học đường, không duy trì được nề nếp, tình trạng bỏ học, bỏ giờ, có thái độ chưa tốt với các giáo viên giảng dạy bộ môn; niềm đam mê, hứng thú học tập giảm sút; tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong lớp học lỏng lẻo…
Để câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, bản thân tôi đã đặt ra câu hỏi : Liệu các em học sinh đã được yêu thương, được giáo dục một các toàn diện khi đến trường.Là giáo viên nắm được tâm sinh lý của các em học sinh và những thói quen của học sinh hàng ngày để có biện pháp giáo dục phù hợp.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Bản thân tôi ra trường đã 15 năm, thực hiện công tác chủ nhiệm nhiều năm, khi đứng trước nhiều đối tượng học trò với nhận thức, tính cách, hoàn cảnh sống khác nhau, tôi thật sự trăn trở: Làm như thế nào để xây dựng một môi trường học tập trong lớp học thực sự hạnh phúc, học sinh phải cảm thấy nó giống như một mái nhà chung và bản thân mỗi học trò là thành viên trong ngôi nhà ấy. Vâng, việc dạy dỗ các em không hề đơn giản như tôi từng ước mơ. Tất cả mọi thứ gọi là “niềm yêu nghề” chỉ là lời nói suông nếu chúng ta không hiểu, không từng ngày thật sự nổ lực và cố gắng. Nếu ai đó hỏi chúng tôi một câu: Nghề dạy học bây giờ thật sự áp lực không? Tôi xin thẳng thắn nói rằng: Nghề giáo trong bối cảnh hiện nay đối với chúng tôi thật sự áp lực. Áp lực từ yêu cầu ngày càng đổi mới của toàn ngành, áp lực từ lòng mong mỏi của phụ huynh, trọng trách “ trồng người” mà toàn xã hội giao phó. Đã có lúc bản thân tôi “bùng nổ” với ánh mắt vô cùng “giận dữ” khi các em chưa ngoan đùa nghịch, không giữ nề nếp lớp học, không chú ý nghe cô giáo hướng dẫn,ngồi trong chưa chú ý nên tôi đã kỷ luật các em học sinh.v.v.. Sự cầu toàn của tôi đặt ra bắt buộc các em học sinh phải theo “khuôn mẫu” mà tôi không hề nghĩ rồi sẽ có một ngày các em bức phá, làm theo những gì mà mình muốn. Và điều gì đến cũng đã đến, bởi bản thân mỗi học sinh là một thế giới quan sinh động, các em có quyền sáng tạo và thực hành trải nghiệm, sẽ thật là phản giáo dục nếu cứ mãi bắt ép các em vào những thứ rập khuôn. Tôi lặng ngồi xuống và đặt câu hỏi: Liệu rằng những học sinh của mình có hạnh phúc không khi cứ “ lập trình” các em cứ như một con robot như thế? Một người mẹ thứ hai thật sự phải là một người mẹ thứ hai người thầy giáo khiến cho các em hứng thú tham gia các hoạt động học mà chơi chơi mà học chứ không phải khiến cho các em sợ học và chơi trong áp lực. Từ đó, bản thân tôi tự nhủ mình phải thực sự thay đổi để xây dựng một lớp học hạnh phúc.Với tôi, hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác "muốn đến". Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm. Chính vì vậy, trong những năm tham gia công tác chủ nhiệm, tôi luôn khát khao và đặt ra mục tiêu: Xây dựng lớp học hạnh phúc. Và hiện nay cũng có rất ít tài liệu bàn sâu nghiên cứu và đưa ra các biện pháp về vấn đề này nên tôi mạnh dạn đưa ra và nghiên cứu xây dựng đề tài “ Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh THCS”.
THẦY CÔ XEM DEMO
tại đây
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ....................
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ....................
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ....................
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN BIỆN PHÁP:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CHO HỌC SINH THCS”
Lĩnh vực/ Môn : Công tác chủ nhiệm
Cấp học : THCS
Tác giả : ....................
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THCS ....................
Năm học 2022- 2023
MỤC LỤC | Trang |
A. ĐẶT VẤN ĐỀ | 2 |
Lý do chọn đề tài | 2 |
Cơ sở lý luận | 2 |
2.2. Cơ sở thực tiễn | 3 |
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu | 3 |
Mục đích nghiên cứu | 4 |
Thông tin chung về sáng kiến | 4 |
Phương pháp nghiên cứu | 4 |
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ | 5 |
1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết | 5 |
2. Biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm | 8 |
2.1.Biện pháp 1: Người giáo viên phải hiểu được khái niệm: thế nào là lớp học hạnh phúc, các tiêu chí để xây dựng lớp học hạnh phúc | 8 |
2.2.Biện pháp 2: Muốn xây dựng lớp học hạnh phúc, người giáo viên chủ nhiệm phải là người hạnh phúc và biết cách lan tỏa hạnh phúc tới học sinh. | 9 |
2.3. Biện pháp 3: Muốn xây dựng lớp học hạnh phúc, người giáo viên chủ nhiệm phải hướng dẫn học sinh tự tìm kiếm hạnh phúc và lan tỏa hạnh phúc tới những người bạn của mình. | 11 |
2.4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với các giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn để xây dựng các giờ học hạnh phúc, tạo động lực, môi trường để xây dựng lớp học hạnh phúc. | 13 |
2.5.Biện pháp 5: Giáo viên cần biết lắng nghe, biết thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm, nắm bắt được tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh. | 13 |
2.6.Biện pháp 6: Tạo niềm tin, sự tôn trọng và ghi nhận học trò, xây dựng các mối quan hệ tích cực. | 14 |
2.7.Biện pháp 7: Xây dựng lớp học an toàn không có bạo lực học đường, kỷ luật tích cực, yêu thương. | 14 |
2.8. Biện pháp 8: Phối kết hợp với phụ huynh. | 16 |
3. Mô tả thực nghiệm. | 16 |
3.1. Mô tả cách thức thực hiện. | 16 |
3.2. Kết quả đạt được. | 17 |
3.3. So sánh kết quả sau khi áp dụng. biện pháp. | 18 |
3.4. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm. | 19 |
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ | 19 |
Kết luận | 19 |
Khuyến nghị | 20 |
Tài liệu tham khảo | 22 |
Phụ lục ảnh | 23 |
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:1.1. Cơ sở lý luận:
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”; vì thế, trong nhiều năm qua ngành Giáo dục đã phát động nhiều phong trào thi đua như: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Cuộc vận động “ Hai không” với nhiều nội dung như; cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” “Xây dựng nhà trường văn hóa – nhà giáo kiểu mẫu –học sinh thanh lịch”...
Chỉ thị số 40/2008/CT- BGD ĐT về việc phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cùng với Quyết định số 1299/QĐ - TTg ngày 3 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án: “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”. Trên cơ sở những văn bản chỉ đạo ấy, các Sở Giáo dục trong cả nước đã ban hành những văn bản chỉ đạo cụ thể về việc xây dựng kế hoạch: “Xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc”.
Việc xây dựng kế hoạch trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc đã trở thành mục tiêu, lý tưởng của tất cả các trường học, cấp học, lớp học trong cả nước. Khi xây dựng được trường học, lớp học hạnh phúc, chúng ta sẽ có được những sản phẩm con người đáp ứng được xu thế phát triển của thời đại. Tuy nhiên một thực tế hiện nay đang diễn ra đó là: Chất lượng công tác chủ nhiệm ở nhiều lớp học, trường học chưa cao, bầu không khí lớp chủ nhiệm luôn trong trạng thái căng thẳng, áp lực. Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh còn có nhiều khoảng cách. Trong các lớp chủ nhiệm còn tồn tại nhiều vấn đề không kịp xử lý như: bạo lực học đường, không duy trì được nề nếp, tình trạng bỏ học, bỏ giờ, có thái độ chưa tốt với các giáo viên giảng dạy bộ môn; niềm đam mê, hứng thú học tập giảm sút; tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong lớp học lỏng lẻo…
Để câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, bản thân tôi đã đặt ra câu hỏi : Liệu các em học sinh đã được yêu thương, được giáo dục một các toàn diện khi đến trường.Là giáo viên nắm được tâm sinh lý của các em học sinh và những thói quen của học sinh hàng ngày để có biện pháp giáo dục phù hợp.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Bản thân tôi ra trường đã 15 năm, thực hiện công tác chủ nhiệm nhiều năm, khi đứng trước nhiều đối tượng học trò với nhận thức, tính cách, hoàn cảnh sống khác nhau, tôi thật sự trăn trở: Làm như thế nào để xây dựng một môi trường học tập trong lớp học thực sự hạnh phúc, học sinh phải cảm thấy nó giống như một mái nhà chung và bản thân mỗi học trò là thành viên trong ngôi nhà ấy. Vâng, việc dạy dỗ các em không hề đơn giản như tôi từng ước mơ. Tất cả mọi thứ gọi là “niềm yêu nghề” chỉ là lời nói suông nếu chúng ta không hiểu, không từng ngày thật sự nổ lực và cố gắng. Nếu ai đó hỏi chúng tôi một câu: Nghề dạy học bây giờ thật sự áp lực không? Tôi xin thẳng thắn nói rằng: Nghề giáo trong bối cảnh hiện nay đối với chúng tôi thật sự áp lực. Áp lực từ yêu cầu ngày càng đổi mới của toàn ngành, áp lực từ lòng mong mỏi của phụ huynh, trọng trách “ trồng người” mà toàn xã hội giao phó. Đã có lúc bản thân tôi “bùng nổ” với ánh mắt vô cùng “giận dữ” khi các em chưa ngoan đùa nghịch, không giữ nề nếp lớp học, không chú ý nghe cô giáo hướng dẫn,ngồi trong chưa chú ý nên tôi đã kỷ luật các em học sinh.v.v.. Sự cầu toàn của tôi đặt ra bắt buộc các em học sinh phải theo “khuôn mẫu” mà tôi không hề nghĩ rồi sẽ có một ngày các em bức phá, làm theo những gì mà mình muốn. Và điều gì đến cũng đã đến, bởi bản thân mỗi học sinh là một thế giới quan sinh động, các em có quyền sáng tạo và thực hành trải nghiệm, sẽ thật là phản giáo dục nếu cứ mãi bắt ép các em vào những thứ rập khuôn. Tôi lặng ngồi xuống và đặt câu hỏi: Liệu rằng những học sinh của mình có hạnh phúc không khi cứ “ lập trình” các em cứ như một con robot như thế? Một người mẹ thứ hai thật sự phải là một người mẹ thứ hai người thầy giáo khiến cho các em hứng thú tham gia các hoạt động học mà chơi chơi mà học chứ không phải khiến cho các em sợ học và chơi trong áp lực. Từ đó, bản thân tôi tự nhủ mình phải thực sự thay đổi để xây dựng một lớp học hạnh phúc.Với tôi, hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác "muốn đến". Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm. Chính vì vậy, trong những năm tham gia công tác chủ nhiệm, tôi luôn khát khao và đặt ra mục tiêu: Xây dựng lớp học hạnh phúc. Và hiện nay cũng có rất ít tài liệu bàn sâu nghiên cứu và đưa ra các biện pháp về vấn đề này nên tôi mạnh dạn đưa ra và nghiên cứu xây dựng đề tài “ Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh THCS”.
THẦY CÔ XEM DEMO
tại đây
WORD CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM BIỆN PHÁP “MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CHO HỌC SINH THCS” năm 2023 - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cấp học: THCS Môn: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Lớp: 6,7,8,9 Bộ sách: Không phân sách File: Loại: Word Số trang: 27
sangkienmoi.com
Sửa lần cuối: